Bài Thơ: Khi Con Tu Hú (Tố Hữu - Nguyễn Kim Thành) - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
- Tên tác giả/dịch giả
- Tên bài thơ @Tên tác giả
- Nội dung bài thơ @Tên tác giả
- Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
- Tên chủ đề diễn đàn
- Tìm với Google
- Tác giả
- Danh sách tác giả
- Tác giả Việt Nam
- Tác giả Trung Quốc
- Tác giả Nga
- Danh sách nước
- Danh sách nhóm bài thơ
- Thêm tác giả...
- Thơ
- Các chuyên mục
- Tìm thơ...
- Thơ Việt Nam
- Cổ thi Việt Nam
- Thơ Việt Nam hiện đại
- Thơ Trung Quốc
- Đường thi
- Thơ Đường luật
- Tống từ
- Thêm bài thơ...
- Tham gia
- Diễn đàn
- Các chủ đề mới
- Các chủ đề có bài mới
- Tìm bài viết...
- Thơ thành viên
- Danh sách nhóm
- Danh sách thơ
- Khác
- Chính sách bảo mật thông tin
- Thống kê
- Danh sách thành viên
- Từ điển Hán Việt trực tuyến
- Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập
Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký ☆☆☆☆☆ 3074.34Thể thơ: Lục bátThời kỳ: Hiện đại9 bài trả lời: 8 thảo luận, 1 bình luận31 người thích Từ khoá: thơ trong tù (209) mùa hè (88) tu hú (2) tự do (21) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 8 [1990-2002] (23) Ngữ văn 8 [2003-2017] (15)Tuyển tập chung
- 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (2007)- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
- Tài liệu đính kèm 1
Một số bài cùng từ khoá
- Thi nghé (Huy Cận)- Trần khoa viên lai thám (Hồ Chí Minh)- Đăng cao (Đỗ Phủ)- Lai Tân (Hồ Chí Minh)- Cửu bất đệ giải (Hồ Chí Minh)Một số bài cùng tác giả
- Hát trên dàn khoan dầu- Chiều- Sta-lin-grát anh hùng- Quyết hy sinh- Chân trời mớiMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Đi (Tố Hữu)- Duyên ý (Hồ Dzếnh)- Không đề (Nguyễn Bính)- Nhớ người (Tố Hữu)- Lại khuyên vợ đi lấy chồng (Trần Cung)Đăng bởi Vanachi vào 17/05/2006 11:44, đã sửa 4 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 09/10/2009 23:45
Giọng đọc Hướng DươngKhi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không...Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!Ngột làm sao, chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Huế, tháng 7-1939Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.Tu hú là loài chim lông màu đen (con mái lông đen có đốm trắng), lớn hơn chim sáo, thường kêu và đầu mùa hè.[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 1 trong tổng số 1 trang (9 bài trả lời)[1]
Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu
Gửi bởi Trang Vịt ngày 09/10/2009 11:20Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Trang Vịt ngày 09/10/2009 11:23
Tố Hữu là một con chim đầu đàn của nền thơ ca Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Thơ Tố Hữu tràn đầy lý tưởng sống cao đẹp đồng thời thể hiện tinh thần sáng tạo không mệt mỏi trên bước đường nghệ thuật. Chính vì vậy, bài thơ Khi con tu hú trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu - đã có sức cuốn hút độc giả yêu thơ, say thơ, một cách mãnh liệt.Mở đầu bài thơ là những âm thanh sống động, mở ra một không gian tươi đẹp, thoáng đãng:
Khi con tu hú gọi bầyTrong thi ca Việt Nam, mỗi loài chim kêu, mỗi loài hoa nở,... báo hiệu một mùa khác nhau. Tiếng chim cuốc kêu trong thơ Nguyễn Trãi báo hiệu mùa xuân đã muộn. Tiếng chim quyên nô nức gọi hè dưới trăng thanh trong thơ Nguyễn Du,... Riêng Tố Hữu, tiếng chim tu hú đi vào thơ khắc khoải báo hiệu mùa hạ đã bước sang. Tiếng chim làm sống dậy những ngày tự do, êm đềm, hạnh phúc. Thuở ấy, Tố Hữu hãy còn bên ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Phải là một trái tim nhạy cảm, rạt rào nhựa sống mới có được cái nghiêng tai tinh tế như thế giữa bốn bức tường hôi hám, chật hẹp, tối tăm,... Tố Hữu hay lắng nghe những âm thanh của cuộc sống đời thường:
Cô đơn thay là cảnh thân tù!Tai mở rộng và lòng sôi rạo rựcTôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nứcỞ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!Nghé chim reo trong gió mạnh lên triềuNghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánhNghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnhDưới đường xa nghe tiếng guốc đi về.(Tâm tư trong tù)Có thể nói, từ tiếng chim tu hú, Tố Hữu đã lắng đọng lòng mình, tập hợp các giác quan và tài năng của người nghệ sĩ để vẽ lên một bức tranh thiên nhiên mùa hè của miền Trung thân yêu:
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không...Đây là một bức tranh lóng lánh sắc màu: màu vàng óng ả của lúa chín; màu vàng tươi roi rói của hoa quả; màu xanh dịu mát của khu vườn nhiều cây; màu vàng đặc trưng của bắp; màu nắng; màu xanh bao la của da trời. Như vậy hai gam màu vàng và xanh đã tô điểm cho bức tranh thơ thêm những đường nét mỹ miều, rực rỡ, đậm chất đồng quê. Bên cạnh đó, có thanh âm của tiếng ve rộn ràng lảnh lót. Tiếng ve ngân là đặc trưng của mùa hè. Các chú ve dạo bản đồng ca chào đón đức vua mùa hạ đến ngự trị. Nếu thiếu tiếng ve thì nét sinh động, nhộn nhịp của bức tranh thơ giảm đi nhiều lắm. Hình ảnh “đôi con diều sáo lộn nhào từng không” là nét chấm phá độc đáo làm cho cuộc sống nơi thôn quê trở nên có hồn và thi vị hơn. Nhà thơ lấy cái hữu hạn (con diều sáo) đế biểu thị cái vô hạn (từng không). Không gian của bức tranh thơ được mỏ’ ra thoáng đãng và tiến tới vô tận.Trên đây chỉ là bức tranh mùa hè được vẽ trong tâm tưởng của một con người trẻ tuổi đắm say lý tưởng đẹp. Dù chỉ một chút tình quê nhưng rất đáng được nâng niu, quý trọng. Còn thực tế thì sao?Nhà thơ đang đối diện với bốn bức tường nóng bức ngột ngạt:
Ta nghe hè dậy bền lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! (câu 8)Ngột làm sao, chết uất thôi (câu 9)Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!Từ “dậy” trong tiếng Việt, theo từ điển của Nguyễn Văn Xô có ba nghĩa chính: cất mình lên; nổi lên; vang ầm. Chúng ta có thể hiểu mùa hè đã nổi lên trong lòng nhà thơ ở đỉnh điểm. Hoà với nhịp thơ ỏ’ câu 8 là 6/2; ở câu 6 là 3/3 gợi cảm giác phẫn uất, bực bội, căng thẳng tột độ của hệ thống thần kinh trung ương đồng thời cũng thể hiện được sức mạnh và ý chí anh hùng của tuổi trẻ. Bởi thế, Tản Đà nói: “Tài cao phận thấp chí khí uất”. Điều đó cũng không sai đối với Tố Hữu. Riêng câu thơ “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi” gợi cho chúng ta nhớ tâm trạng của Nguyễn Hữu Cầu:
Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu, HánPhá vòng vây bạn với kim ô.Phải chăng giữa Nguyễn Hữu Cầu và Tố Hữu có cùng chung một ước vọng anh hùng của đấng nam nhi? Tiếng kêu “Ngột làm sao, chết uất thôi” của Tố Hữu cũng là một tiếng kêu xé lòng của một lớp thanh niên ham sống, đầy nhiệt huyết, mong muốn đối đời của xã hội ta lúc ấy.Cả bài thơ, Tố Hữu không nhắc đến chữ “tự do” nào nhưng qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng, chúng ta hiểu được nhà thơ nhận biết cái tất yếu đến tầng bậc nào rồi bởi lẽ “Tự do là nhận biết được cải tất yếu” (Các Mác).Bài thơ khép lại theo lối “đầu cuối tương ứng”. Nếu câu mỏ’ đầu gợi tiếng chim tu hú khoẻ khoắn mời gọi hè thì câu kết thúc tiếng chim tu hú kêu hoài, kêu mãi giữa bầu trời mênh mông như “tiếng gọi hối thúc của thực tại”. Cái kết cấu ấy làm day dứt, xốn xang cõi lòng người đọc.Tóm lại, Khi con tu hú là một bài thơ hay, lời lẽ mộc mạc, bình dị, dễ hiểu, câu chữ ít nhưng cô đọng, hàm súc. Bức tranh tả cảnh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng hiện lên rất cân xứng. Kết hợp với thể thơ cổ truyền của dân tộc uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu đã để lại sức rung, sức gợi sâu xa, bền bỉ trong lòng những độc giả yêu thơ, say thơ suốt mấy mươi năm qua.☆☆☆☆☆ 514.47Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Gửi Điệp luyến hoa
Gửi bởi hai_au ngày 05/11/2008 20:58Có 2 người thích
Ngày đi học tôi còn nhớ : "Trời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều biếc lộn nhào từng không" thì chính xác hơn Điệp luyến hoa ạ
Lang thang ngoài trời khuya, hạt mưa rơiMưa ơi gợi lòng nhớ phút năm xưa...☆☆☆☆☆ 503.28Trả lờiSai sót
Gửi bởi Vanachi ngày 05/11/2008 21:59Có 1 người thích
Là "đôi con diều sáo". Cảm ơn bạn nhé :D
Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh.☆☆☆☆☆ 383.76Trả lờihai_au chỉ nhớ là con diều thôi :D
Gửi bởi hai_au ngày 07/11/2008 00:32
hai_au chỉ nhớ là con diều thôi. Học từ hồi lớp mấy ấy.Diều biếc là trong câu : Quê hương là con diều biếc. Tuổi thơ con thả ... của Đỗ Trung Quân. Trí nhớ kém quá!
Lang thang ngoài trời khuya, hạt mưa rơiMưa ơi gợi lòng nhớ phút năm xưa...☆☆☆☆☆ 284.21Trả lờiDiều sáo
Gửi bởi Vanachi ngày 07/11/2008 01:11Có 2 người thích
Bài này viết trước bài của Đỗ Trung Quân tới 40 năm mà :-)Bạn hãy xem tạm link này: http://www.sggp.org.vn/va...oavannghe/2007/12/136881/
Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh.☆☆☆☆☆ 323.72Trả lờiNguyên bản
Gửi bởi Diệp Y Như ngày 09/10/2009 23:18Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Diệp Y Như ngày 09/10/2009 23:42Có 1 người thích
Quyển "Thơ Tố Hữu", NXB Giáo dục, 2003 ghi là "đôi con diều sáo", SGK cũng ghi như vậy.Bài này chỉ cần viết vào thế kỷ 20 là thuộc thời hiện đại rồi.Câu thứ ba đáng nhẽ phải là: "Vườn râm dậy tiếng ve ngân" mới đúng ạ :)
Môn toả hoàng hôn, Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.☆☆☆☆☆ 193.68Trả lờiĐôi con diều sáo
Gửi bởi lovely ori ngày 15/12/2010 19:33
Phải là "đôi con diều sáo" mới đúng, vì đây ko phải là con diều hâu, con chim sáo mà là cánh diều và sáo diều í :)
☆☆☆☆☆ 243.88Trả lờiQuào
Gửi bởi Maiiiii ngày 17/01/2022 15:07Có 1 người thích
Ui trời năm 2008 là năm t sinh ra;-; không ngờ trang web này lâu dị á
☆☆☆☆☆ 94.44Trả lờiTrời y chang
Gửi bởi Lammmm ngày 13/03/2022 23:27
Tui cũng 2008:) mai thi văn h vô đây tìm tài liệu hay quá trời lunn, mà web này có nhiều bài hay cực.
Hehe☆☆☆☆☆ 54.20Trả lời© 2004-2024 VanachiRSS
Ngô. Nắng hồng. Ở đây là phòng giam.Từ khóa » Bài Thơ Con Tu Hú Lớp 8
-
Bài Thơ Khi Con Tu Hú (Tố Hữu) - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022)
-
Bài Thơ Khi Con Tu Hú Tháng 7 Năm 1939, Tố Hữu
-
Khi Con Tu Hú - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Bài Thơ: Khi Con Tu Hú (Tố Hữu) - Nội Dung Bài Thơ, Hoàn Cảnh Sáng ...
-
Khi Con Tu Hú - Tố Hữu - Ngữ Văn 8 - Hoc247
-
Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú Của Tố Hữu – Văn Mẫu Lớp 8
-
Cảm Nhận Về Bài Thơ Khi Con Tu Hú Của Nhà Thơ Tố Hữu – Văn Mẫu ...
-
Nội Dung Bài Thơ: Khi Con Tu Hú (Tố Hữu) | Văn Học Lớp 8
-
Xuất Xứ Và Chủ đề Bài Thơ Khi Con Tu Hú - Cunghocvui
-
Khi Con Tu Hú
-
Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú Của Tố Hữu - SoanBai123
-
Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú Của Tố Hữu - Thủ Thuật
-
Bài Văn Mẫu Lớp 8: Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú Của Tố Hữu