Bài Thơ: Lượm - Lý Thuyết Ngữ Văn 6
Có thể bạn quan tâm
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Lượm được chúng tôi tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài thơ: Lượm
- 1/ Tìm hiểu chung bài thơ Lượm
- 2/ Đọc - hiểu văn bản Lượm
- 3/ Bài tập minh họa bài Lượm
- 4/ Trắc nghiệm bài thơ Lượm
1/ Tìm hiểu chung bài thơ Lượm
a/ Tác giả
- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành (1920-2002)
- Quê quán: Thừa Thiên- Huế.
- Là nhà cách mạng, là người mở đầu cho thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.
b/ Tác phẩm
- Hoàn cảnh: Viết năm 1949- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, in trong tập Việt Bắc.
- Thể thơ: Thể thơ 4 chữ.
- Phương thức biểu đạt: kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Nhân vật chính: Lượm.
- Tóm tắt: Bài thơ viết về Lượm - một chú bé liên lạc hồn nhiên, hi sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ.
Các bạn có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt bài thơ Lượm
- Bố cục: Gồm 3 phần
+ Phần 1: (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả.
+ Phần 2: (7 khổ tiếp): Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh.
+ Phần 3: (2 khổ cuối): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
2/ Đọc - hiểu văn bản Lượm
a/ Hình ảnh của Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với tác giả
- Hoàn cảnh: Ngày Huế đổ máu ở Hàng Bè.
- Dáng điệu - cử chỉ:
+ Từ ngữ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh → là những từ láy gợi hình ảnh một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.
+ Hình ảnh: cười híp mí, má đỏ bồ quân, như con chim chích.
- Trang phục:
+ Ca lô đội lệch
+ Cái xắc xinh xinh
→ Thể hiện tính chất công việc làm liên lạc của chú bé Lượm. Vì Lượm còn nhỏ tuổi nên cái xắc đeo bên mình chỉ “xinh xinh” với chiếc mũ ca lô đội lệch rất hiên ngang, hiếu động.
- Lời nói:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà.
→ Lời trò chuyện cho ta hiểu chú bé rất yêu thích công việc kháng chiến, tự nguyện tham gia kháng chiến (niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách Mạng Tháng Tám).
→ hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, chân thật.
→ Thông qua việc khắc họa chân dung Lượm trong 5 khổ thơ đầu → thể hiện rõ tình cảm của tác giả: yêu mến, trân trọng chú bé.
- Từ láy, phép so sánh gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên.
b/ Lượm trong lần gặp gỡ cuối cùng với tác giả
- Hoàn cảnh: khó khăn, nguy hiểm "vụt qua mặt trận - đạn bay vèo vèo".
- Hình ảnh Lượm: dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái trong nhiệm vụ "Vụt qua mặt trận... Sợ chi hiểm nghèo".
- Tư thế khi hi sinh: "Cháu nằm trên lúa... Hồn bay giữa đồng".
→ Dù hồn đã lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện với đồng lúa quê hương.
→ Hình ảnh miêu tả vừa thực vừa lãng mạn.
c/ Hình ảnh Lượm sống mãi
- "Lượm ơi còn không?": bộc lộ sự đau xót, ngỡ ngàng (như không muốn tin rằng Lượm không còn nữa).
- Câu hỏi tu từ, phép lặp: khẳng định Lượm hi sinh nhưng vẫn còn sống mãi trong tâm trí mọi người.
* Tổng kết
- Nghệ thuật: Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
- Nội dung: Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
3/ Bài tập minh họa bài Lượm
Đề bài: Nêu cảm nghĩ về nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu.
1/ Mở bài
- Một trong những bài thơ hay viết về đề tài thiếu nhi làm liên lạc chính là bài Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Tác giả sáng tác bài thơ này vào năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bài thơ đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt, hình ảnh nhân vật Lượm đã làm rung cảm tâm hồn em bởi sự hồn nhiên, ngây thơ và sự hi sinh anh dũng của Lượm trong một lần chuyển thư “thượng khẩn”.
2/ Thân bài
a) Em yêu thích Lượm trước hết vì Lượm là cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh.
- Lượm có dáng người bé nhỏ “loắt choắt”, chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng Lượm thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó.
- Lượm hiện lên trước mắt em thật ngộ nghĩnh và đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
- Một loạt từ láy "loắt choắt”, “xinh xinh” ''thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cộng với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả hết sức đặc sắc. Nó có tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.
- Sự hồn nhiên, ngây thơ của Lượm còn được thế hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Lời đối thoại của Lượm với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà
Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí
Cháu đi xa dần.
- Bằng những từ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười”, "má đỏ”..., một lần nữa, tác giả khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam.
b) Em yêu thích Lượm vì Lượm là người có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ được giao
- Lượm rất dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề Thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo
→ Giữa làn đạn giặc bay vèo vèo Lượm dũng cảm vượt qua mặt trận.
- Để thư “Thượng khẩn” nhanh tới tay người nhận, Lượm đâu quản hiểm nguy. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Đẹp biết bao hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng.
- Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ đưa thư “Thượng khẩn”:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng mẫu tươi
- Lời thơ như nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm. Lượm ngã xuống nhưng hồn Lượm vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
→ Đây là khổ thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những người chiến sĩ. Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trổ đòng... Tất cả dang rộng vòng tay đón Lượm trở về với đất mẹ.
3/ Kết bài
- Với nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Lượm. Lượm là người hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất dũng cảm. Lượm đã hi sinh anh dũng trong khi làm liên lạc. Anh chính là tấm gương sáng ngời cho tất cả chúng em noi theo.
- Tác phẩm đã khép lại nhưng hình ảnh Lượm mãi mãi lưu giữ trong trái tim em. Em yêu quý và cảm phục người thiếu niên anh hùng đã hi sinh vì quê hương đất nước.
4/ Trắc nghiệm bài thơ Lượm
Câu 1: Tác giả của bài thơ Lượm là ai?
A. Tô Hoài
B. Tế Hanh
C. Tố Hữu
D. Xuân Quỳnh
Câu 2: Những yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?
A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.
B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu.
C. Biện pháp so sánh.
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời gian nào?
A. Trước Cách Mạng Tháng Tám
B. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
C. Khi đất nước hòa bình thống nhất
D. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
Câu 4: Bài thơ Lượm được làm theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ.
B. Sáu chữ.
C. Năm chữ.
D. Bảy chữ.
Câu 5: Bài thơ Lượm được kể bằng lời của ai?
A. Nhân vật Lượm
B. Người chú
C. Người bạn
D. Người mẹ của Lượm
Câu 6: Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?
A. Du kích.
B. Dân công.
C. Liên lạc.
D. Bộ đội.
Câu 7: Vẻ đẹp của chú bé Lượm trong bài thơ thể hiện ở khổ thơ thứ hai và thứ ba là vẻ đẹp
A. rắn rỏi, cương nghị
B. hiền lành, dễ thương
C. hoạt bát, hồn nhiên
D. khỏe mạnh, cứng cáp
Câu 8: Ý nghĩa của khổ thơ sau là gì?
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…
A. Tâm hồn Lượm hòa vào hương lúa, đồng quê
B. Tâm hồn Lượm ngát thơm như hương lúa
C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Trong bài thơ "Lượm", tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả, tự sự, biểu cảm
B. Tự sự, biểu cảm
C. Miêu tả, tự sự
D. Biểu cảm
Câu 10: Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi!) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?
A. Sự hồi hộp, lo lắng
B. Sự bàng hoàng, xót xa
C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ
D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
Đáp án
1 - C | 2 - D | 3 - B | 4 - A | 5 - B | 6 - C | 7 - C | 8 - D | 9 - A | 10 - D |
-------------------------------------------
Với nội dung bài Lượm trên đây được VnDoc giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh ra đời, giá trị nghệ thuật và nhân đạo của bài thơ Lượm do Tố Hữu sáng tác...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Lượm. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.
Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Lớp 6 Bài Lượm
-
Đọc Hiểu Văn Bản: Lượm. - Hoc24
-
Ngữ Văn 6 Bài 23 Hướng Dẫn đọc Hiểu Văn Bản Lượm
-
Câu Hỏi Giữa Bài Phần đọc Hiểu Bài: Lượm - Tech12h
-
Đọc Hiểu Văn Bản: "Lượm" (Tố Hữu)
-
Soạn Bài Lượm - Tố Hữu - Ngữ Văn 6 Tập 2 - I Đọc Hiểu Văn Bản:
-
PHIẾU BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ 2 (PHẦN 2) CHẤT ...
-
Lượm Trang 12 Sách Bài Tập Ngữ Văn 6 - Cánh Diều
-
Soạn Bài Lượm - Cánh Diều 6 Ngữ Văn Lớp 6 Trang ...
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Lượm Sgk Ngữ Văn 6 Tập 2
-
Sách Bài Tập Ngữ Văn 6 Lượm - Cánh Diều - Haylamdo
-
Lượm - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Soạn Bài Lượm Sách Cánh Diều | Soạn Văn 6 Chi Tiết
-
Xem Nhiều 7/2022 # Ngữ Văn 6 Bài 23 Hướng Dẫn Đọc Hiểu Văn ...
-
Ngữ Văn 6 Tập 2 Cánh Diều - Lượm - HOC247