Bài Thơ: Miếu Sầm Thái Thú (Hồ Xuân Hương - 胡春香) - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
- Tên tác giả/dịch giả
- Tên bài thơ @Tên tác giả
- Nội dung bài thơ @Tên tác giả
- Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
- Tên chủ đề diễn đàn
- Tìm với Google
- Tác giả
- Danh sách tác giả
- Tác giả Việt Nam
- Tác giả Trung Quốc
- Tác giả Nga
- Danh sách nước
- Danh sách nhóm bài thơ
- Thêm tác giả...
- Thơ
- Các chuyên mục
- Tìm thơ...
- Thơ Việt Nam
- Cổ thi Việt Nam
- Thơ Việt Nam hiện đại
- Thơ Trung Quốc
- Đường thi
- Thơ Đường luật
- Tống từ
- Thêm bài thơ...
- Tham gia
- Diễn đàn
- Các chủ đề mới
- Các chủ đề có bài mới
- Tìm bài viết...
- Thơ thành viên
- Danh sách nhóm
- Danh sách thơ
- Khác
- Chính sách bảo mật thông tin
- Thống kê
- Danh sách thành viên
- Từ điển Hán Việt trực tuyến
- Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập
Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký ☆☆☆☆☆ 314.06Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệtThời kỳ: Nguyễn2 bài trả lời: 2 bình luận12 người thích Từ khoá: thơ sách giáo khoa (670) thơ trào phúng (179) Sầm Nghi Đống (2) Thăng Long (368)- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
Một số bài cùng từ khoá
- Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)- Khi con tu hú (Tố Hữu)- Làm trai cho đáng sức trai (Khuyết danh Việt Nam)- Chúc ông (Bùi Huy Phồn)- Vịnh nằm ngủ (Hồ Xuân Hương)Một số bài cùng tác giả
- Hỏi cô hàng sách- Tái ngoại văn châm- Tát nước- Thu dạ hữu hoài- Thơ tự tìnhMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Không chồng mà chửa (Hồ Xuân Hương)- Huyền Thiên quán thần chung (Nguyễn Hành)- La Thành trúc ổ (Đoàn Nguyễn Tuấn)- Vịnh đời người (Hồ Xuân Hương)- Chiêu chử ngư can (Phạm Đình Hổ)Đăng bởi Vanachi vào 01/10/2005 18:38, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi karizebato vào 19/06/2009 22:10
Ghé mắt trông lên thấy bảng treo,Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.Ví đây đổi phận làm trai được,Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
(Theo bản khắc 1922)Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống, viên tướng giặc Thanh đóng đồn ở Loa Sơn (núi Ốc, tục gọi gò Đống Đa). Do hoảng hốt trước sức tấn công thần tốc của quân Tây Sơn, vào sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30-1-1789), viên Thái thú họ Sầm đã treo cổ tự tử ngay tại Chỉ huy sở. Vua nhà Nguyễn (có tài liệu nói vua Quang Trung) muốn giao hảo với nhà Thanh đã cho lập miếu thờ Sầm Nghi Đống trên gò Đống Đa. Nhưng về sau nhân dân Hà Nội đã dựng miếu Trung Liệt trên gò Đống Đa để thờ các vị anh hùng đã hy sinh anh dũng khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX. Còn Sầm Nghi Đống thì được Hoa kiều đưa về lập đền thờ tại một ngõ hẻm nơi họ cư trú bên cạnh phố Hàng Buồm, sau ngõ đó thành tên là ngõ Sầm Công. Ngõ Sầm Công nay là ngõ Đào Duy Từ. Trong một ngách nhỏ của ngõ này hiện còn một am thờ nhỏ bên cây hoa đại ở ngay đầu ngách, đó chính là di tích của miếu Sầm Công ngày xưa. Tuy nhiên, hiện nay am này không thờ Sầm Nghi Đống nữa, mà đã chuyển thành miếu thờ Phật bà Quan Âm với dòng chữ Hán “Quan Âm linh miếu”.[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 1 trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)[1]
Đề đền Sầm Nghi Đống
Gửi bởi Ý Như ngày 02/03/2010 05:24Có 1 người thích
Viết về bọn Thái thú phương Bắc, bọn tướng tá xâm lược của Thiên triều thì bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống của Hồ Xuân Hương là đặc sắc nhất, thú vị nhất:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,Kìa đền Thái thú đứng cheo leo;Ví đây đổi phận làm trai đượcThì sự anh hùng há bấy nhiêu?Bài thơ nhắc người đọc nhớ đến một sự kiện lịch sử oanh liệt của dân tộc ta. Tết Kỷ Dậu 1789, Vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Xác giặc chất cao như núi tại gò Đống Đa: “Thành Nam thập nhị kình nghê quán” (Phía Nam thành (Thăng Long) mười hai gò xác giặc). Đồn Khương Thượng bị tiêu diệt, tướng giặc Sầm Nghi Đống thất trận, khiếp đảm đã thắt cổ chết thảm hại, Hàng vạn giặc bị giết: “Một trận rồng lửa giặc tan tành” (Ngô Ngọc Du).Mấy chục năm sau, Hồ Xuân Hương đi qua ngôi đền tên tướng giặc Sầm Nghi Đống do Hoa kiều dựng lên, tức cảnh làm bài thơ này. Bài thơ biểu lộ một thái độ khinh bỉ được thể hiện bằng giọng thơ chế giễu đa nghĩa.Hai câu đầu tả ngôi đền và cách nhìn của nữ sĩ. Hồ Xuân Hương nhân tiện đi qua, vô tình “trông ngang” mà chợt “thấy” ngôi đền của quan Thái thú. Bà mỉm cười và nghĩ: một tướng giặc đi cướp nước người thất trận (vô dũng, vô mưu) đã hèn hạ thắt cổ chết. “Trăm năm bia đá chẳng mòn – Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Bà ứng khẩu thành thơ: “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”.“Ghé mắt trông ngang” là một cái nhìn bằng nửa con mắt, khinh dẻ. Ngôn từ và giọng điệu thơ bỡn cợt, khinh thị, sắc nhọn.Nữ sĩ tả qua ngôi đền, tả thực bằng hai nét: mặt tiền là cái “bảng treo”; thế đứng của ngôi đền rất “cheo leo”, không chút uy nghi, vững vàng, lại heo hút! Những đền đài tráng lệ thường treo đại tự, hoành phi sơn son thiếp vàng, nhưng đền Sầm Nghi Đống chỉ có cái “bảng treo”, tầm thường quá! Một nét vẽ châm biếm thân tình – Hai tiếng “Thái thú” là một lời kết tội đanh thép đối với bọn quan lại tướng tá Thiên Triều, lũ con cháu của Tô Định, Mã Viện… ngày xưa. Giọng điệu mỉa mai bật lên chính ở 2 tiếng “Thái thú” ấy:
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo“Kìa” là đại từ để trỏ một vật từ xa. Trong văn cảnh từ “kìa” biểu cảm sự ngạc nhiên đến khó hiểu. Sầm Nghi Đống cầm quân bị đánh tơi tả, thắt cổ chết nhục nhã mà nay lại được đền thờ ư? Khó hiểu quá! Hài hước quá!Nếu hai câu đầu nói lên một cách nhìn, một cách tả khinh rẻ, phủ định thì hai câu cuối nêu lên sự giả định – so sánh hết sức sâu sắc thú vị. Nữ sĩ vận dụng cách nói mỉa mai, nói kháy của dân gian để chế giễu cái nhân cách tầm thường, đớn hèn của vị “hổ tướng” thiên triều:
Ví đây đổi phận làm trai đượcThì sự anh hùng há bấy nhiêu?“Đây” là đại từ nhân xưng, chỉ dùng trong đối ngoại suồng sã, thân mật giữa những người cùng vai phải lứa, ngang hàng. Đối thoại với quan Thái thú thần linh mà nữ si xưng là “đây”, thế là xược, rất coi thường. Ngang tàng quá! Rồi nữ sĩ lại đem mình ra, một người đàn bà Giao Chỉ, so sánh với vị tướng Thiên triều về cái “sự anh hùng” mới lạ chứ? Hồ Xuân Hương không viết: “sự nghiệp anh hùng” vì trang trọng, không hợp giọng điệu và thái độ cần có nên có đối với vị “thần” ấy. “Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?” – câu thơ châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc. Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hước nhân lên mười lần.Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống còn mang một hàm nghĩa sâu xa. Đanh giá nhân cách - sự anh hùng - của Sầm Nghi Đống, nữ sĩ muốn nói lên “tầm vóc” của nữ sĩ phương Nam. Bà đã ý thức và tự hào về tài năng, phẩm hạnh của mình, của giới mình. Bà đã chế giễu nhân cách tầm thường, cách xử sự tầm thường của những kẻ mày râu, những “trang nam nhi”, “bậc quân tử” bất tài, vô hạnh trong xã hội.Đề đền Sầm Nghi Đống là bài thơ tức cảnh độc đáo. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hoá cao độ từ giọng điệu, ngôn từ đến ý thơ. Cách nhìn, cách tả, cách so sánh và suy nghĩ cho thấy một lối nói trào phúng, sắc nhọn. Bài thơ đa nghĩa, hóm hỉnh, sâu sắc. Hồ Xuân Hương đã đứng trên lập trường dân tộc để tức cảnh làm thơ Đề đền Sầm Nghi Đống.Trần Trịnh Ý Như☆☆☆☆☆ 174.35Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Phân tích bài thơ “Đề đền Sầm Nghi Đống”
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 28/09/2015 05:30
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ phóng khoáng, thích thăm thú, du ngoan, cũng thường vung bút đề thơ. Đây là trường hợp hiếm có đối với một người phụ nữ trong xa hội phong kiến. Bài thơ đề nơi nào phải đúng với tình cảm, sự tích nơi đó, xem như cảm nghĩ về nơi được đề.Đề thơ là một phong tục của Trung Quốc xưa, đến đời Đường đã rất thịnh hành. Khách du sơn ngoạn thuỷ, thăm thú thắng cảnh đền đài, hứng làm thơ, vung bút đề thơ để lưu bút tích và bày tỏ cảm xúc, chí khí của mình. Ta đã biết tương truyền bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Liệu để ở lầu Hoàng Hạc đã làm thơ tiên Lý Bạch bối rối. Hoặc Đề đô thánh nam trang của Thôi Hộ đề trên cánh của một trang văn vắng bóng người đẹp. Ở nước ta, tục này cũng thịnh hành, trên nhiều hang động đẹp đều lưu bút tích thi nhân.Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ phóng khoáng, thích thăm thú, du ngoan, cũng thường vung bút đề thơ. Đây là trường hợp hiếm có đối với một người phụ nữ trong xa hội phong kiến. Bài thơ đề nơi nào phải đúng với tình cảm, sự tích nơi đó, xem như cảm nghĩ về nơi được đề.Sầm Nghi Đống là thái thú đất Diễn Châu, Trung Quốc, tuỳ tướng của Tôn Sĩ Nghị trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1789. Ông được giao giữ đồn Khương Thượng, Đống Đa. Khi bị quân Tây Sơn đánh, ông không chống cự được nên đã thắt cổ tự tử. Để giữ mối quan hệ bang giao hai nước, Quang Trung cho người Hoa lập miếu thờ Sầm Nghi Đống tại phía sau phố Hàng Buồm ngày nay. Theo sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, thì ghi chú có hơi khác: Đống được giao trấn thủ Ngọc Hồi, đồn Ngọc Hồi thất thủ, Đống tự tử. Về sau có đền thờ ở gò láng Ngọc Hồi.Nhân một dịp đi qua, Hồ Xuân Hương đã làm bài thơ này. Mở đầu bài thơ, Hồ Xuân Hương đã biểu thị một cái nhìn thiếu trân trọng đối với ngôi đền:
Ghé mắt trong ngang thấy bảng treoKìa đền thái thú đứng cheo leoNhững ai được lập đền, dù là quân giặc, đều được coi là thần, đề mọi người đến thắp hương cúng bái, cầu vọng. Nhưng Hồ Xuân Hương thì chỉ ghé mắt trông ngang. Ghé mắt, theo Từ điển Tiêng Việt, là nghiêng đầu và đưa mắt nhìn, chỉ thuần tuý là động tác, không hàm ý kính trọng. Ghé mắt trông ngang chớ không phải trông lên, đã thể hiện một thái độ bất kính đối với vị thần xâm lược thất bại. Đền Thái, thú đứng cheo leo hẳn là đền xây trên gò, và người ta không dễ trông ngang. Rõ ràng Hồ Xuân Hương cố tình chọn một cái nhìn coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này. Chữ cheo leo là một từ đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ ụp xuống. Chữ kìa cũng hàm ý bất kính, bởi nó kèm theo các động tác chỉ trỏ, mà đối với các nơi đền đài linh thiêng người đến viếng không được nói to, giơ tay chỉ trỏ như đối với đồ vật. Với hai câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền.Hồ Xuân Hương không chỉ nhìn ngang chỉ trỏ trước một ngôi đền, bà lại còn tự ví mình, so sánh mình với người được thờ nữa:
Ví đây đổi phận làm trai đượcSự nghiệp anh hùng há bấy nhiêuCái ý nghĩa đổi phận làm trai đã thể hiện cái mặc cảm phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến đã áp đặt vào ý thức nhà thơ. Nhưng mặt khác, nó cũng thế hiện nhu cầu đổi phận, không chịu an phận của bà. Cái cách bà tự xưng là đây để đổi lại với Sầm Nghi Đống là đấy, thì dù bà chưa đổi phận được, bà cũng đã rất coi thường vị nam nhi họ Sầm. Câu kết há bấy nhiêu có thể nghĩ rằng Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của Sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu: sự nghiệp của ông có bấy nhiêu thôi ư, nó quá ít đối với một đấng nam nhi đấy!Bài thơ là một khái vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ “bất kính’ của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 54.60Chia sẻ trên FacebookTrả lời
© 2004-2024 VanachiRSS
Theo bản khắc ván in năm Khải Định thứ 7 (1922), chữ “lên” 𨖲 gồm chữ “liên” 連 ghi âm và chữ “thăng” 升 chỉ ý lên, không thể đọc “ngang” như nhiều bản quốc ngữ đã in.Từ khóa » Bài Thơ Về Sâm
-
Ca Dao Tục Ngữ Về Nhân Sâm
-
Bài Thơ Về Sâm | VFO.VN
-
Những Bài Thơ Của Nhà Thơ Sâm Nguyễn - TKaraoke
-
Thơ Sâm Cầm - Tuổi Trẻ Online
-
Thơ Sâm Cầm: Ở Ngoài Kia Buồn Lắm, Thôi Mình Thương Nhau đi
-
Thơ Sấm - Kipkis
-
Tình Yêu Như Sấm Sét - Phạm Bá Chiểu - Thư Viện Thơ Hay
-
Nước Hồng Sâm Nhung Hươu Hàn Quốc - Cuộc Sống 365 Day
-
Về Quê Thèm Một Chén Sương Sâm Mát Lành | Writing Mentor & Blogger
-
Trang Thơ - Huyện Nam Trà My
-
Chùm Thơ Viết Về Biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) Hay Nhất | KyUc.Net
-
Bài Thơ Về Cây Nhân Sâm (sưu Tầm) - Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường
-
Lại Văn Sâm Chia Sẻ Bài Thơ Về Quê Hương Rung động Lòng Người