Bài Thơ Mùa Xuân Chín được Viết Theo Thể Thơ Nào? - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Mùa xuân chín là một trong những thi phẩm viết về mùa xuân hay nhất, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh xuân tươi sáng, tràn đầy sức sống. Mỗi tiếng thơ thốt lên là cả một bầu trời thương yêu, đặc biệt một trong những yếu tố góp phần làm nên âm hưởng nhẹ nhàng, tinh tế đó là thể thơ, vậy Bài thơ Mùa xuân chín được viết theo thể thơ nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung 1. Bài thơ Mùa xuân chín được viết theo thể thơ nào?2. Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt3. Bình luận bài thơ Mùa xuân chín4. Những bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt nổi tiếng1. Bài thơ Mùa xuân chín được viết theo thể thơ nào?
“Mùa xuân chín” là một bài thơ mang âm hưởng thật nhẹ nhàng, ngôn ngữ dù giản dị nhưng được nhà thơ chọn lọc rất tinh tế. Mỗi tiếng thơ thốt lên là cả một bầu trời thương yêu vừa mang nỗi thương cảm vừa mang nỗi nhớ mênh mang chốn quê nhà vất vả, gian nan. Một yếu tố góp phần làm nên âm hưởng nhẹ nhàng, tinh tế đó là thể thơ. Bài thơ Mùa xuân chín được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.
2. Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt
- Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
- Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
- Luật:
"Nhất tam ngũ bất luận
Nhị tứ lục phân minh"
Nghĩa: Câu 1, 3, 5, không bàn luận. Còn câu 2, 4, 6 bàn luận đến.
- Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.
- Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.
- Hiệp vần chữ cuối của các câu 1, 2, 4.
3. Bình luận bài thơ Mùa xuân chín
Hàn Mặc Tử là nhà thơ tài hoa. Ông để lại cho đời không nhiều thi phẩm nhưng tác phẩm nào của ông cũng đáng trân trọng, nâng niu như Mùa xuân chín:
Trong làn nắng ứng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy.
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Ngay tên bài thơ đã cho thấy tác giả là người dụng công với câu chữ. Câu chữ của ông luôn được chắt lọc tìm tòi.Sột soạt gió trêu tào áo biếc
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.
Câu thơ thật gợi mở. Trên những mái nhà tranh vách đất của làng quê ngày xưa lấm tấm những làng quê tấm tấm những nụ hoa thiên lý nở vàng, xen giữa màu xanh tươi của lá. Lá và hoa thiên lý là niềm đặc sắc của hương vị quê hương.
Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông lý, nấu chè hạt sen
(Ca dao)
Của quý như vậy, xanh tươi mơn mởn như vậy nên mới được gió trêu, gió đùa, gió mơn man. Làm bất chợt mùa xuân ào tới.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Mùa xuân từ trong nhà đã lan xa ra vùng đồi núi, từ cây cảnh sang tới người. Con người của mùa xuân thật trẻ trung, hồn nhiên, đầy sức sống. Bao cô thôn nữ trên đồi. Hát rằng:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Ở lại làng chơi với các cô thật vui, song ai đó được đi lấy chồng cũng vui không kém, thậm chí đây còn là sự phát triển của mùa xuân.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây...
Những từ vắt vẻo, hổn hển được tác giả dùng thật tài tình. Vắt vẻo ở câu trên chỉ sự thơ ngây, hổn hển ở câu dưới nói lên sự hồi hộp, đợi chờ trong lồng ngực của những cô gái đang căng tròn sức sống. Làm cho ai đó đang ngồi dưới trúc (trong bối cảnh này mà chịu ngồi yên dưới trúc thì chắc không còn ở tuổi thanh xuân nữa) cũng phải rộn ràng:
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
Thấy mùa xuân ở quê người lại nhớ tới cảnh làng mình, một cảnh làng mùa hạ có nắng chói chang và bao nhiêu người thân đang oằn lưng lao động giữa nắng. Đây là nét rất nhân bản của con người luôn nặng tình với quê hương xứ sở. Nhớ làng là nhớ những gì cần phải suy nghĩ, sẻ chia.
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Chị ấy là ai vậy? Rất có thể đây là người bạn gái ngày xưa của khách- đang là lao động chính ở quê nhà. Dọc bờ sông trắng nắng chang chang nên được xem là câu thơ thần tình nhất của Hàn Mặc Tử. Ta hay nói sông xanh, sông đỏ, đây nhà thơ nói sông trắng. Nắng đến trắng cả sông thì phải biết nắng gay gắt như thế nào. Các cặp vần trắng - nắng; chang - chang kết hợp với năm phụ âm “ng” đứng cuối mỗi từ làm cho câu thơ được kéo dài và ngân nga mãi.
Đúng là Mùa xuân chín, một mùa xuân đầy đặn nên thơ.
4. Những bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt nổi tiếng
Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta…
Thương vợ (Trần Tế Xương)
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Thu điếu (Nguyễn Khuyến)
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Từ khóa » Thơ Bỏ Cuộc Chơi
-
Tìm Bài Thơ Với Lời "bỏ Cuộc" (kiếm được 200 Bài)
-
Tìm Bài Thơ Với Lời "Cuộc Chơi" (kiếm được 200 Bài) - TKaraoke
-
Stt Từ Bỏ Cuộc Chơi Hay Nhất - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Stt Từ Bỏ Cuộc Chơi, Tình Yêu, Người Mình Yêu ❤️ Tất Cả
-
Thơ Dân Chơi Chế Vui ❤️️ Chùm Thơ Ăn Chơi Hài Hước
-
Stt Từ Bỏ Cuộc Chơi Hay Nhất - Blog Thú Vị
-
QUÁN THƠ BỰA - [Thơ] Thế Là Em Bỏ Cuộc Chơi Ta Về Căng...
-
Có Kẻ Theo Chồng Bỏ Cuộc Chơi - Edu Dị Truyện
-
100+ Hình ảnh Từ Bỏ Cuộc Chơi
-
Status Bỏ Cuộc, Những Câu Danh Ngôn Và STT Bỏ Cuộc Hay, Ý ...
-
#555 Bài Thơ Hay Về Cuộc Sống ý Nghĩa Giúp Bạn Không Ngừng Nỗ Lực
-
Đề Xuất 7/2022 # Stt Từ Bỏ Cuộc Chơi, Tình Yêu, Người Mình Yêu ...
-
Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Chín Của Hàn Mặc Tử - Thủ Thuật