Bài Thơ: Mùa Xuân Nho Nhỏ (Thanh Hải - Phạm Bá Ngoãn) - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
Tuyển tập chung
- Thơ Việt Nam 1945-1985 (1985)- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
- Tài liệu đính kèm 2
Một số bài cùng từ khoá
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)- Nắng (Mai Văn Hai)- Đất nước là gì? (Huỳnh Mai Liên)- Nơi tuổi thơ em (Nguyễn Lãm Thắng)- Thương ông (Tú Mỡ)Một số bài cùng tác giả
- Từ trên máy bay- Tám năm nay mới gặp nhau- Chiếc cồn cỏ- Bên bếp lửa mùa đông- Bài ca nghĩa quânMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Đường ra mặt trận (Chính Hữu)- Ê-mi-ly, con (Tố Hữu)- Chợ hoa miền biên giới (Lâm Quý)- Nấm mộ và cây trầm (Nguyễn Đức Mậu)- Việt Nam, máu và hoa (Tố Hữu)Đăng bởi Vanachi vào 18/09/2005 02:57, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 25/02/2024 00:08
Một mùa xuân nho nhỏ - Nhạc sĩ: Trần Hoàn; Biểu diễn: Anh ThơĐang tải...
Một mùa xuân nho nhỏ - Nhạc sĩ: Trần Hoàn; Biểu diễn: NSUT Kim PhúcMọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi, con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng.Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy bên lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao...Đất nước bốn ngàn nămVất vả và gian laoĐất nước như vì saoCứ đi lên phía trước.Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hoà caMột nốt trầm xao xuyến.Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc,Mùa xuân - ta xin hátCâu Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế.
11-1980Bài thơ này được tác giả viết trên giường bệnh trước khi mất không lâu, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả. Bài thơ được in trong tập thơ Huế mùa xuân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát cùng tên.[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 1 trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)[1]
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:37Có 2 người thích
Thanh Hải là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Là con người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được nhiều âm thanh của cuộc sống, Thanh Hải đã dâng cho đời nhiều áng thơ có giá trị. Ngòi bút của ông đã góp phần xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tâm sự của ông trong những ngày cuối của cuộc đời. Tình cảm dạt dào và suy nghĩ sâu lắng trong tâm tư của ông đã gởi gắm vào bài thơ. Đó là tình yêu đất nước bao la, niềm yêu mến thiết tha đối với cuộc sống đang bước vào thời kì xây dựng.Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đưa ta về với thiên nhiên tươi đẹp, về với đất trời đang bước vào mùa xuân mới:
Mọc giữa dòng sông xanh,Một bông hoa tím biếc,Ơi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trời.Mùa xuân được miêu tả bằng những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc cùng với tiếng hót trong trẻo của chim chiền chiện. Cảnh mùa xuân ấy gợi ra một không gian tươi mát, dịu dàng và đằm thắm. Cảnh vật mùa xuân đã làm tác giả dâng lên một niềm cảm xúc. Tiếng ơi trong câu thơ là hô ngữ, là từ gợi cảm biểu lộ sự thân thiết, yêu thương. Hai tiếng hót chi là cách, nói dịu ngọt của người dân xứ Huế đã làm tăng tính biểu cảm của vần thơ. Tác giả đã mượn tiếng chim hót để biểu lộ cảm xúc của mình về bức tranh mùa xuân. Tác giả không chỉ biểu lộ sự trân trọng, nâng niu những cái đẹp trong mùa xuân ấy:
Từng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng.Động từ hứng đã diễn tả được tâm trạng của tác giả trước cảnh sắc mùa xuân. Có ai ngờ tiếng chim hót vang trời lại đọng thành giọt long lanh rơi xuống? Phải chăng đây không chỉ là âm thanh của tiếng chim mà là âm thanh của mùa xuân, âm thanh của cuộc sống đang khơi dậy trong lòng tác giả? Tâm hồn nhà thơ đang chan hoà cùng cuộc sống, cùng mùa xuân tươi đẹp một cách bất ngờ.Từ mùa xuân của đất trời, cảm xúc thơ chuyển sang mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên:
Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy quanh lưngMùa xuân người ra đồngLộc trài dài nương mạ.Đây là hình ảnh của đất nước với hai nhiệm vụ chiến lược: chiến đấu và sản xuất. Mùa xuân của đất nước hoà cung niềm vui trong chiến đấu và niềm vui trong lao động sản xuất. Lộc là hình ảnh của mùa xuân. Đó là chồi non, cành biếc mơn mởn. Lộc là sự sinh sôi, nảy nở, là sức sống mãnh liệt đang vươn lên. Trong chiến đấu, lộc giắt đầy quanh lưng là hình ảnh người lính khoác trên lưng vành lá nguỵ trang xanh biếc để che mắt quân thù và còn là biểu tượng của sức sống mùa xuân, là sức mạnh của dân tộc. Trong sản xuất, lộc trải dài nương mạ là hình ảnh của sự lao động cần cù đã làm nên một màu xanh bát ngát ruộng đồng. Người nông dân đã góp phần tô điểm cho mùa xuân đất nước. Hậu phương và tiền tuyến luôn song hành. Người cầm súng và người nông dân lao động, đều đem đến mùa xuân cho đất nước giữa mùa xuân của đất trời. Cả dân tộc đang bước vào mùa xuân với tâm thế khẩn trương và hào hứng:
Tất cả như hổi hảTất cả như xôn xao.Hối hả, xôn xao là những từ láy diễn tả sự gấp gáp, khẩn trương, náo nhiệt. Cặp từ láy ấy cùng với điệp ngữ tất cả như... làm cho câu thơ vang lên nhịp diệu vui tươi, mạnh mẽ. Đó là hình ảnh đất nước và dân tộc đang bước vào mùa xuân của thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Trong mùa xuân tươi đẹp ấy tác giả không quên suy ngẫm về quá khứ của đất nước và cội nguồi dân tộc:
Đất nước bốn ngàn nămVất vả và gian laoĐất nước như vì saoCứ đi lên phía trước.Tác giả đã bộc lộ niềm cảm thụ và tự hào về đất nước. Chặng đường lịch sử đã qua với bao gian lao, vất vả. Bốn nghìn năm lập quốc toả sáng nền văn hiến Đại Việt, sức mạnh dân tộc được khẳng định, đất nước vẫn trường tồn và đi lên. Đất nước như vì sao là sự so sánh đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng vô tận, là vẻ đẹp của vũ trụ, vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Đây là niềm tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng, bất diệt.Đất nước ấy luôn lớn mạnh, đi lên từng ngày. Hành trình đi tới tương lai của đất nước vẫn không ngừng, cứ đi lên là sự thể hiện chí khí, quyết tâm của dân tộc Việt Nam.Trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, sự đi lên của cuộc sống, tác giả khát khao được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước:
Ta làm con chim hótTa làm một cành hoa.Ta nhập vào hoà caMột nốt trầm xao xuyến.Điều tâm niệm của tác giả thật chân thành sâu sắc. Con chim hót, một cành hoa là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Một nốt trầm trong giàn hợp xướng là âm thanh mà mọi người đều thích nghe. Tác giả muốn làm việc, muốn cống hiến cho cuộc đời, cống hiến cho đất nước. Điệp từ một trong đoạn thơ diễn tả sự ít ỏi, khiêm tốn nhưng hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm cuối cùng dã dồn vào hình ảnh thật đặc sắc:
Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.Khát vọng của tác giả tuy ẩn chứa sự khiêm nhường qua hình ảnh nho nhỏ, lặng lẽ nhưng thể hiện một tiếng lòng cao cả, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé, và phải không ngừng cống hiến cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Một xã hội tốt đẹp thì mỗi con người phải tốt đẹp. Đây là điều tâm niệm và khát vọng của nhà thơ trước lúc đi xa vĩnh biệt cuộc đời.Cảm xúc chân thành của nhà thơ không chỉ dừng lại ở khát vọng về cuộc sống, tâm niệm về cuộc đời, tình cảm đối với quê hương, đất nước mà còn thể hệ qua khúc hát yêu thương:
Mùa xuân ta xin hátCâu Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế.Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế, phách tiền là một nhạc cụ dân tộc điểm nhịp cho lời ca. Hình ảnh xin hát diễn tả tình yêu thương, gắn bó với quê hương, sự khao khát về cuộc sống mùa xuân. Tiếng hát ở đây cũng là tiếng lòng của tác giả, nó ngọt ngào sâu lắng và gây được sự đồng cảm với tất cả mọi người.Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ đặc sắc. Với thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang, âm hưởng nhẹ nhàng xuyên khổ thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muôn được dâng hiến cho cuộc đời trước lúc đi xa.(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 1314.51Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Lời bài hát "Một mùa xuân nho nhỏ" của nhạc sĩ Trần Hoàn
Gửi bởi Vanachi ngày 18/09/2005 02:58Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi ngày 18/09/2007 05:43Có 1 người thích
Một mùa xuân nho nhỏMọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay hứng về Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy quanh lưngMùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương lúaĐất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian laoĐất nước như vì sao Vững vàng phía trướcTa làm con chim hót Ta làm một nhành hoaMột nốt trầm xao xuyến Ta hát trong hoà ca Mùa xuân, mùa xuânMột mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đờiMùa xuân mùa xuânMùa xuân tôi xin hát Khúc Nam Ai Nam BằngNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhĐất Huế nhịp phách tiền.
Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh.☆☆☆☆☆ 1093.39Trả lờiNguyên tác
Gửi bởi Diệp Y Như ngày 03/03/2009 05:58Có 1 người thích
Bài này được đưa vào SGK lớp 9 khổ cuối còn mấy câu nữa.Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế...
Môn toả hoàng hôn, Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.☆☆☆☆☆ 783.40Trả lờiđoạn thơ cuối
Gửi bởi zjk ngày 03/05/2009 22:08Có 2 người thích
Mùa xuân-ta xin hátCâu Nam ai Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế
phần cuối trong sgk lớp 9☆☆☆☆☆ 633.11Trả lờithiếu
Gửi bởi Vanachi ngày 04/05/2009 00:29Có 1 người thích
Uh, bài này hồi đó học giờ vẫn thuộc mà ko hiểu sao lại gửi thiếu :D
Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh.☆☆☆☆☆ 703.17Trả lờiBài thơ " Mùa xuân nho nhỏ "
Gửi bởi Mi Ko ngày 12/06/2016 05:34Có 1 người thích
Hay thật =))
☆☆☆☆☆ 763.97Trả lờiPhân tích bài thơ
Gửi bởi Nam Trinh ngày 25/04/2022 22:51Có 1 người thích
PHÂN TÍCH BÀI THƠMB:- Thanh Hải là nhà thơ hiện đại VN, sự nghiệp sáng tác gắn liền với hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Những sáng tác để lại không nhiều nhưng tạo được ấn tượng trong lòng người đọc bởi vẻ đẹp trong sáng giản dị, ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.- Khi nhắc đến thơ ông, người đọc không thể không nhắc tới bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”- Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.THÂN BÀI1. Khái quát chung về bài thơ Bài thơ ra đời vào tháng 11/ 1980- 5 năm sau đất nước giành được độc lập, thống nhất. Đây cũng là hoàn cảnh đặc biệt đối với nhà thơ Thanh Hải- ông đang bị bệnh nặng phải nằm điều trị tại BV Trung ướng thành phố Huế và một tháng sau ông qua đời. Đặt vào hoàn cảnh của nhà thơ khi đang nằm trên giường bênh ta mới thấu hiểu hết được tình yêu sự gắn bố thiết tha sâu nặng với thiên nhiên với đất nước và cuộc đời của nhà thơ.2. Phân tích _ CM bài thơ2.1 LĐ 1: Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên. (k1)a. Bức tranh TN mùa xuân- Hình ảnh:+ bông hoa: nhà thơ không nói rõ hoa gì, người đọc liên tưởng đén bông hoa lục bình (hay hoa súng tím)- một hình ảnh thân thuộc ta thường gặp trên các ao hồ sông nước làng quê.+ Dòng sông - liên tưởng đến dòng sống Hương- dòng sông mở ra không rộng lớn tươi tắn, chảy hiền hoà+ Con chim chiền chiện trên bầu trời--> Nt liệt kê, có lựa chọn hình ảnh thân thuộc gần gũi, mang nét đặc trưng của xứ Huế--> Gợi ra không gian rộng lớn thoáng đãng trải từ mặt đất lên bầu trời, trải rộng theo chiều dài của dòng sông.- Màu sắc: nhà thơ lấy hai màu chủ đạo+ Màu xanh (sông)- đặc trưng xứ Huế+ Màu tím (bông hoa): màu sắc không lẫn vào đâu được , mang màu sắc thân thương xứ Huế--> Sự phối hợp màu sắc hài hoà, xanh + tím là hai gam màu lạnh phối hợp tạo nên màu trầm ấm, thuỷ chung sâu sắc--> Không chỉ có màu, nhà thơ tô đậm sắc biếc (của hoa): hoa không chỉ có màu tím mà là “tím biếc” - gợi sự tươi non, tràn đầy sức sống- Âm thanh: của tiếng chim chiền chiện:+ Chim chiền chiện là loài chim nhỏ, gần gũi với làng quê xứ Huế, âm thanh báo hiệu màu xuân. Âm thanh của tiếng chim có sức lan toả đến diệu kì, nó “hót vang trời”. Âm thanh của tiếng chim làm cho bức tranh trở nên náo động, tươi vui.- Sự chuyển động của các hình ảnh:+ Ngay câu đầu tiên nhà thơ sử dụng NT đảo:“Mọc” được đặt lên đầu câu- tạo ra cấu trúc thơ đặc biệt. Nhấn mạnh khóm hoa trên dòng sống không phải troopi nổi, phiêu dạt mà có cội rễ, bám chặt lấy lòng đất mẹ. ĐT “mọc” nhấn mạnh sức sống của bông hoa đang vươn lên mãnh liệt; ta tưởng như bông hoa đang từ từ mọc lên, vươn ra xoè nở trên mặt nước sống xanh.==> BT thiên nhiên xứ Huế là một bức tranh đẹp, màu sắc hài hoà, âm thanh tươi vui náo động và tràn đầy sức sống.b. Cảm xúc của nhà thơ- Gọi con chim " ơi con chim chiền chiện”- Hỏi con chim “hót chi mà vang trời”--> Lời gọi thiết tha, nhà thơ đang nói chuyện với con chim để bày tỏ cảm xúc trong lòng mình. Lời gọi ấy cất lên từ trong sâu thẳm tình yêu thiên nhiên- một cảm xúc vỡ oà ra thành lời, ngỡ ngàng thích thú.--> Câu hỏi tu từ: thể hiện cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước âm thanh xao động của con chim- Tâm trạng: “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”+ Cum từ “từng giọt long lanh”: gợi liên tưởng phong phú và thi vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua khe lá của buổi sớm mùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt nắng bên thềm. Nhưng theo mạch cảm xúc của bài thơ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui rơi xuống cõi lòng rộng mở của nhà thơ+ Cử chỉ “đưa tay hứng” - thể hiện sự nâng niu trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của TN, đất trời lúc vào xuân với cảm xúc : say sưa, xốn xang, rạo rực.+ Nhà thơ đã dùng tất cả mọi giác quan để đón nhận mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên:--> Lắng nghe âm thanh tiếng chim : thính giác--> Nhìn thấy âm thanh tiếng chim đọng lại thành từng giọt: thị giác--> Đưa tay ra hứng lấy: xúc giácCâu thơ sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác-- thể hiện được tâm trạng vui sướng, say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật.- Đặt trong hoàn cảnh sáng tác của bài thơ tháng 11/1980- khi ấy đang là mùa đông giá rét. Như vậy hình ảnh mùa xuân Tn được miêu tả ở đây là mùa xuân trong tâm tưởng của nhà thơ. NT đang phải đối mặt với bệnh tật với cái chết vậy mà nhà thơ vẫn hướng đến mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Qua đó thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời, niềm khát khao sống đến vô bờ.--> Đọc những vần thơ của ông ta càng trân trọng và yêu hơn một hồn nghệ sĩ, một tình yêu quê hương đất nước đến vô bờ.2. LĐ 2: Hình ảnh mùa xuân đất nước. Từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, Thanh Hải tiếp tục bộc lộ cảm xúc của mình trước mùa xuân của đất nước (khổ 2-3)a. Hình ảnh con người trong mùa xuân:- Hình ảnh “người cầm súng”- hoán dụ chỉ người chiến sĩ cầm súng chiến đấu- Hình ảnh “người ra đồng”- hoán dụ chỉ người nông dân lao động sản xuất--> NT liệt kê những hình ảnh tiêu biểu “người cầm sung - người ra đồng” , họ là những con người cụ thể với nhiệm vụ cụ thể: chiến đấu và sản xuất; bảo vệ và xây dựng TQ.--> hai hình ảnh xuất hiện trong tư thế đang làm nhiệm vụ, trong tâm thế sẵn sàng cống hiến- Chính người cầm súng, người ra đồng đã mang lại mùa xuân, mang lại lộc cho đất nước: “Mùa xuân...Lộc giắt .......trải dài nương mạ”+ Điệp từ “mùa xuân” - lặp đi lặp lại hai lần ở đầu câu: chỉ thời điểm cụ thể trong một năm (mùa xuân). Vừa gợi bước đi của thời gian trong không gian trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống chiến đấu và lao động+ Điệp từ “lộc”--> Nghĩa thực: lá non, lộc non chồi biếc (của cành lá nguỵ trang, của cây lúa cay mạ)-- gợi sự sung mãn căng tràn sức sống của cây lá thiên nhiên--> Nghĩa ẩn dụ gợi liên tưởng:những điều may mắn tốt đẹp, thành quả viên mãn như ý, là ước vọng đầu xuân Đối với người chiến sĩ: “lộc” là cành lá nguỵ trang che mắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc đầy cam go ác liệt Đối với người nông dân Một nắng hai sương: “lộc” - là những mầm xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu--> ĐT “lộc” + với C động từ “trải dài” " Giắt đầy” --. mang nhiều điều may mắn--> “Lộc” còn gợi sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, đầy những hoài bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ trong mỗi tâm hồn con người- tâm hồn của những người lính dũng cảm kiên cường nơi lửa đạn bom rơi; tâm hồn của người nông dân cần cù, hăng say tăng gia sản xuất- Hai câu cuối khổ 2: “tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao”+ Điệp từ + điệp cấu trúc câu + từ láy “hối hả, xôn xao” --> nhà thơ khái quát được cả một thời đại của dân tộc : khẩn trương tất bật trong công cuộc xây dựng CNXHTừ láy “xôn xao” còn bộ lộ tâm trạng náo nức rộn ràng khi cả dân tộc vào xuân==> Nhà thơ khẳng định một điều: không chỉ cá nhân nào vội vã mà cả đất nước đang hối hả, khẩn trương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên của đất nước=> Thanh Hải rất lạc quan, say mê và tin yêu vào con người trong mùa xuân.b. Hình ảnh đất nước vào xuân . (Khổ 3) Cảm xúc trước mùa của đất nước, nhà thơ Thanh Hải có cái nhìn sâu sắc và tự hào về lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc: “Đất nước bốn ngàn năm .......... Cứ đi lên phía trước.*/ Hình ảnh đất nước trong quá khứ:- Đất nước trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước: đất nước có quá trình xây dựng và phát triển lâu đời, giàu truyền thống- Đất nước cũng trải qua nhiều “vất vả, gian lao” - NT nhân hoá, ví TQ như một người mẹ tần tảo, vất vả gian lao - đã làm nổi bật lên sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu mồ hôi, nước mắt của các thế hệ , của những năm tháng đằng đẵng hưng thịnh, thăng trầm. Nhưng dù các trở lực có mạnh mẽ đến đâu cũng không khuất phục được ý chí của con người của dân tộc VN.*/ Hình ảnh đất nước trong tương lại: “Đất nước như ....phía trước”- NT so sánh: đất nước như vì sao: sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà; là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm; là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ--> So sánh để khẳng định ngợi ca sự trường trường tồn bất diệt của đất nước, có vẻ đẹp lung linh ngời sáng--> Tác giả thể hiền miềm tự hào về đất nước.- NT nhân hoá: “đất nước cứ đi lên” - NT nhân hoá + phó từ “cứ” khẳng định không có một trở lực nào ngăn cản được sự mạnh mẽ đi lên phía trước của đất nước--> KĐ niềm tin vào tương lai của đất nước sẽ phát triển vững mạnh2.3. LĐ 3: Ước nguyện của nhà thơ Từ cảm xúc về mùa xuân của đất nước, nhà thơ bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống và ý nghĩa của đời đời mỗi con ng: “Ta làm con chim .......xao xuyến”*/ Khổ 4: khát vọng được cống hiến và hoá thân- NT: Điệp “ta làm” + điệp cấu trúc câu + liệt kê--> KĐ mong muốn được cống hiến của nhà thơ- Khổ thơ có sự thay đổi từ ngữ xưng hô “tôi” (khổ 1) --> Ta (khổ 4)- thể hiện ước nguyện không chỉ riêng của cá nhân mà là của chung tất cả mọi người . Từ “ta” làm cho câu thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng và cao quý.- Sử dụng các động từ " làm + nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ hoá thân để sống đẹp, sống có ích cho cuộc đời.- NT liệt kê: các hình ảnh mong được hoá thân+ Con chim: đóng góp tiếng hót làm vui cho cuộc đời, mang xuân đến cho mọi nhà+ Cành hoa: dâng hương khoe sắc làm đẹp cho cuộc đời--> Con chim hót, cành hoa thể hiện mong muốn được hoá thân sống có ích làm vui làm đẹp cho cuộc đời+ Nốt trầm: làm nốt trầm trong bản hoà ca, nốt nhạc ấy không tan biến đi mà làm say đắm lòng người- Sử dụng số từ “một” - lặp đi lặp lại 2 lần --> thể hiện ước nguyện giản dị, khiêm nhường--> Dù nguyện ước giản dị khiêm nhường nhưng có ý nghĩa lớn lao - đây là ước nguyện chân thành đáng quý: nhà thơ nguyện hiến tất cả những gì nhở bé, những đẹp đẽ nhất cho cuộc đời.*/ Khổ 5: Lí tưởng cống hiến cao đẹp “một mùa xuân nho nhỏ .................tóc bạc”- Hình ảnh “một mùa xuân nho nhỏ” là hình ảnh thơ đặc biệt:+ Chọn làm nhan đề (bỏ đi số từ ‘một”)+ Hình ảnh ẩn dụ: cho vẻ đẹp tinh tuý nhất của cuộc đời con người--> Là ẩn dụ đầy sáng tạo: bộc lộ một cuộc đời đẹp , một khát vọng sống đẹp: mỗi con người hãy làm một mùa xuân, đem tất cả những gì tốt đẹp ấy, đem tất cả vẻ đẹp tinh tuý của mình (dẫu là nhỏ bé) để góp phần làm đẹp cho mùa xuân chung của dân tộc.- Lí tưởng cống hiến: “lặng lẽ dâng cho đời:+ Từ láy “lặng lẽ” - cống hiến không ồn khoa trương+ Động từ “dâng” - thái độ cống hiến một cách tự nguyện- tấm lòng chân thành trao đi- ước nguyện thiêng liêng- Thời gian cống hiến: “Dù là tuổi 20 . Dù là khi tóc bạc”+ NT: Điệp từ “dù là” + Điệp cấu trúc+ NT: hoán dụ “tuổi 20” chỉ tuổi trẻ - tuổi thành xuân Hoán dụ” khi tóc” - chỉ tuổi già--> Cống hiến cao đẹp không chỉ của riêng ai, không phải khi ta còn trẻ, hay khi đã già, mà la cống hiến ở mọi thời điểm khi ta có khả năng. (Tố Hữu : Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phải biết hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình)--> Nhà thơ đang trong hoàn cảnh bệnh tật , sắp từ giã cõi đời vẫn có những nguyện thuỷ chung sắt son, ông vẫn dặn mình đinh ninh: dẫu ở giai đoạn nào của cuộc đời, dù tuổi hai mươi tràn đầy sức tẻ, hay khi đã già bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, làm đẹp cho đất nước.2.4. LĐ 4: Lời ngợi ca quê hương đất nước (qua làn điệu dân ca) BT kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca.*/ Cả bài thơ mang âm hưởng khúc hát- Hình thức: Bt viết theo thể thơ 5 chữ - gần với dân ca Trung Bộ Giọng thơ, ngắt nhịp linh hoạt- Nội dung:+ Khúc hát ngợi ca thiên nhiên+ Khúc hát cuộc đời: hối hả, xôn xao, nốt trầm xao xuyến+ Khúc hát bật lên từ trái tim của nhà thơ*/ Khúc hát ấy tác động đến lòng người- Cội nguồn của lời hát, cội nguồn của cảm hứng là vì mùa xuân, mùa xuân đến tác dộng đến lòng người - con người “mùa xuân ta xin hát” : hát ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca đất nước.- Giai điệu của bài hát:+ Nam ai: giai điệu buồn thương+ Nam Bình: giai điệu dịu dàng trìu mến--> Là khúc nhạc quen thuộc của dân ca xứ Huế , là làn điệu quê hương đậm sắc dân tộc : làn điệu trìu mến thân thương vô cùng, không nổi bật không phô trương mà vô cùng sâu lắng- Cảm hứng nội dung khúc hát: “nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình”+ NT: Điệp từ “nước non ngàn dặm” - nhấn mạnh ngợi ca giang sơn đất nước tươi đẹp--> “Nước non ngàn dặm mình”: giang sơn đất nước ấy là của mình của dân tộc mình --> Câu thơ thể gần gũi thân thương thương là niềm tự hào về dân tộc mình--> “Nước non ngàn dặm tình” - nghĩa tình sâu nặng - nước non trở thành nghĩa, là tình - trở thành một phần quan trọng trong ta, gắn bó thiết tha sâu nặng3. Đánh giá*/ NT:- Thể thơ: 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ: giản dị, tự nhiên, có những hình ảnh mang tính biểu trưng, khái quát- Cấu trúc (cấu tứ)” chặt chẽ: từ mùa xuân của thiên nhiên --> mùa xuân đất nước --> nguyện ước tác giả- Giọng điệu thơ: thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả, có sự biến đổi phù hợp trong từng đoạn: say sưa, ngây ngất, đoạn tha thiết trầm lắng trang nghiêm, thể hiện được tâm niệm của nhà thơ, đoạn thì sôi nổi...- Các biện pháp NT: nhiều biện pháp: đảo ngữ, ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, liệt kê, điệp....* / NDBài thơ “mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.KẾT BÀI:- “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ có tứ thơ độc đáo, cảm hứng xuân phơi phới, hình ảnh sáng tạo, nhạc điệu vui tươi tha thiết.- Đọc “mùa xuân nho nhỏ”, trái tim ta dường như xao xuyến, một cảm xúc thanh cao, trong sáng từ từ dâng ngập hồn ta. Bài thơ đem đến cho chúng ta bao cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi cho ta suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng khiến ta cảm phục và tin yêu. Còn gì đẹp hơn mùa xuân ? Có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước ? Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của của nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình.- Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, muốn học thành tài để hiến dâng cho đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.
☆☆☆☆☆ 394.23Trả lờiTừ khóa » Mot Mua Xuan Nho Nho Tho
-
Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ - Tác Giả
-
Văn Mẫu Lớp 9: Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải ...
-
Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022) | Ngữ Văn ...
-
Lời Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ - Thanh Hải - Áo Kiểu đẹp
-
Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải - TopLoigiai
-
Một Mùa Xuân Nho Nhỏ - Anh Thơ - Zing MP3
-
Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Từ Con Mắt Của Người đọc
-
Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải
-
3 Bài Văn Phân Tích Bài Thơ “Mùa Xuân Nho Nhỏ” Của Thanh Hải Lớp ...
-
Top 8 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Siêu Hay
-
Bài Thơ: MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải) - YouTube
-
Phân Tích Mùa Xuân Nhỏ Nhỏ - Thanh Hải - Thích Văn Học
-
Soạn Bài: Mùa Xuân Nho Nhỏ - Ngữ Văn 9 Tập 2
-
Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải | Văn Mẫu 9