Bài Thơ: Nguyên Tiêu - 元宵 (Hồ Chí Minh - 胡志明) - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
- Tên tác giả/dịch giả
- Tên bài thơ @Tên tác giả
- Nội dung bài thơ @Tên tác giả
- Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
- Tên chủ đề diễn đàn
- Tìm với Google
- Tác giả
- Danh sách tác giả
- Tác giả Việt Nam
- Tác giả Trung Quốc
- Tác giả Nga
- Danh sách nước
- Danh sách nhóm bài thơ
- Thêm tác giả...
- Thơ
- Các chuyên mục
- Tìm thơ...
- Thơ Việt Nam
- Cổ thi Việt Nam
- Thơ Việt Nam hiện đại
- Thơ Trung Quốc
- Đường thi
- Thơ Đường luật
- Tống từ
- Thêm bài thơ...
- Tham gia
- Diễn đàn
- Các chủ đề mới
- Các chủ đề có bài mới
- Tìm bài viết...
- Thơ thành viên
- Danh sách nhóm
- Danh sách thơ
- Khác
- Chính sách bảo mật thông tin
- Thống kê
- Danh sách thành viên
- Từ điển Hán Việt trực tuyến
- Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập
Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký ☆☆☆☆☆ 2274.33Ngôn ngữ: Chữ HánThể thơ: Thất ngôn tứ tuyệtThời kỳ: Hiện đại29 bài trả lời: 19 bản dịch, 6 thảo luận, 4 bình luận30 người thích Từ khoá: nguyên tiêu (21) thơ sách giáo khoa (670) Ngữ văn 7 [2003-2017] (30)Tuyển tập chung
- 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (2007)- Thơ Việt Nam 1945-1985 (1985)- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
Một số bài cùng từ khoá
- Màu xanh (Khuyết danh Việt Nam)- Thượng nguyên nhật ký Hồ Hàng nhị tòng sự (Lý Dĩnh)- Bài hát tới trường (Nguyễn Trọng Tạo)- Tiếng sáo Thiên Thai (Thế Lữ)- Khi trang sách mở ra (Nguyễn Nhật Ánh)Một số bài cùng tác giả
- Thơ chúc Tết năm 1951 (Tân Mão)- Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ- Mậu Thân xuân tiết- Đề Ba Mông động- Được tin thắng lợi cả hai miềnMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ (Hồ Chí Minh)- Đáo trưởng quan bộ (Hồ Chí Minh)- Lương Hoa Thịnh tướng quân thăng nhậm phó tư lệnh (Hồ Chí Minh)- Đáo Đệ tứ chiến khu Chính trị bộ (Hồ Chí Minh)- Vô đề (I) (Hồ Chí Minh)Đăng bởi Vanachi vào 29/06/2005 19:59, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi hongha83 vào 14/06/2014 09:04
元宵
今夜元宵月正圓,春江春水接春天。煙波深處談軍事,夜半歸來月滿船。
Nguyên tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch nghĩa
Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.
元宵 Nguyên tiêu Rằm tháng giêng
今夜元宵月正圓,Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
春江春水接春天。Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
煙波深處談軍事,Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
夜半歸來月滿船。Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.
Tháng 2 năm 1948.[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 123 trong tổng số 3 trang (29 bài trả lời)[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối
Bản dịch của Xuân Thuỷ
Ngôn ngữ: Chưa xác địnhGửi bởi Vanachi ngày 30/06/2005 19:59Có 6 người thích
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.Giữa dòng bàn bạc việc quân,Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh.☆☆☆☆☆ 1474.34Chia sẻ trên FacebookTrả lờiBản dịch của Thiềng Đức
Ngôn ngữ: Chưa xác địnhGửi bởi Vanachi ngày 29/08/2007 14:48Có 3 người thích
Tháng giêng trăng sáng tỏ đêm rằmSông nước trời khuya lộng sắc xuânTrên sóng mờ sương bàn chiến sựĐêm tàn thuyền ngập trăng trong ngần.
Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh.☆☆☆☆☆ 843.79Chia sẻ trên FacebookTrả lờiBản dịch của Hoàng Tâm
Gửi bởi Vanachi ngày 29/08/2007 14:48Có 2 người thích
Trăng sáng vừa tròn rằm tháng giêng,Trời xuân lồng lộng nước sông in.Nơi quân bàn bạc dầy sương khói,Vừa lúc nửa đêm trăng ngợp thuyền.
Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh.☆☆☆☆☆ 643.25Chia sẻ trên FacebookTrả lờiBản dịch của Nam Long
Gửi bởi Vanachi ngày 09/03/2008 07:53Có 1 người thích
Nay tối nguyên tiêu vẻ nguyệt tròn,Một bầu xuân sắc đượm vùng sông.Nơi mờ khói sóng bàn quân vụ,Thuyền nửa đêm về trăng ngập lòng.
Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh.☆☆☆☆☆ 653.14Chia sẻ trên FacebookTrả lờiBình luận bài thơ “Nguyên tiêu”
Gửi bởi Ligong Jin ngày 14/09/2009 04:59Có 2 người thích
Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948), miêu tả cảnh đêm trăng, và buổi họp bàn việc quân của Bác bí mật trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc, khởi đầu kế hoạch cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lúc đó đang bước sang năm thứ ba. Bài thơ Rằm tháng Giêng còn là một bài thơ tả cảnh để tả tình-bài thơ của một bậc thi nhân - bài thơ của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc.Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ Rằm tháng Giêng là một bức tranh, sao vô cùng khoáng đạt:
Rằm xuân lồng lộng trăng soiSông xuân nước lẫn màu trời thêm xuânChỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng - Sông - Bầu trời. Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ “lồng lộng” và “lẫn” chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danh tiếng có tài pha màu, phác thảo cảnh vật... vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.Mùa xuân đến không chỉ trên những chồi non lá biếc, mà tất cả vầng trăng đến dòng sông, bầu trời trong thơ Bác lúc này đều đầy sức sống của mùa xuân: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”.Rằm xuân cũng là ngày Rằm tháng Giêng - một đêm trăng rằm tuyệt đẹp - một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng.Trăng trở thành trung tâm kỳ vĩ của vũ trụ trong đêm rằm xuân - trăng trải rộng trên dòng sông - đem mùa xuân kỳ diệu đến cho dòng sông. Mùa xuân có chiều cao và chiều sâu tận cùng trong ánh trăng soi. Một mùa xuân bát ngát trong tầm mắt của Bác. Vượt ra khỏi khung cảnh Việt Bắc trở thành hình tượng đẹp đẽ của bầu trời tự do, của mùa xuân đất nước mà Bác cảm nhận thấy từ ánh trăng rằm trong những tháng ngày còn gian khổ. Có nghĩ đến điều ấy, ta mới càng thấy được phong thái ung dung và lạc quan cao đẹp của Bác. ẩn sau cảnh trăng xuân đó là hình ảnh của ngày mai tươi sáng đang đến gần. Ngày mai đó được bắt đầu bằng những kế hoạch và công việc rất cụ thể, rất thực tế của Đảng ta và của Bác:
Giữa dòng bàn bạc việc quânKhuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.Đêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và thơ mộng bởi có sự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. Ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà thơ và người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang “bàn bạc việc quân”. Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Đêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn tuyệt đẹp - con thuyền như chở đầy ánh trăng. Đó là hình ảnh của con thuyền cách mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầy niềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy hoàng.Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câu thơ bất ngờ và tuyệt đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.Nguyễn Duy Cách☆☆☆☆☆ 503.86Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng giêng”
Gửi bởi khang27031997 ngày 08/12/2009 20:59Có 1 người thích
Mỗi dòng sông, ngọn cỏ, nhành hoa, ánh trăng... gần gũi, mộc mạc đi vào thơ Hồ Chí Minh lại trở nên có hồn và ấm áp yêu thương. Đọc thơ Bác chúng ta yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu những gì bình dị nhất. Bài thơ Rằm tháng giêng ra đời trong một đêm trăng tháng Giêng, giữa khung cảnh trời mây hữu tình, nên thơ và trong không khí bàn việc quân căng thẳng. Tuy nhiên người đọc vẫn nhận ra được chữ “tình” thật đầy, thật dạt dào qua từng câu thơ Người viết.Rằm tháng giêng có tiếng Hán là Nguyên tiêu được Xuân Thuỷ dịch thành thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển. Có lẽ dịch giả Xuân Thuỷ đã khiến cho người đọc như đang ở trong khung cảnh lãng mạn giữa sông nước mênh mông tràn đầy ánh trăng đó. Không phải là ánh trăng của những ngày thường mà là ánh trăng ngày rằm tháng giêng, ánh trăng giữa không gian cuộc chiến tranh đang ác liệt.Chỉ với 4 câu thơ lục bát, bằng nét bút tài tình Hồ CHí Minh đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp.Mở đầu bài thơ là hình ảnh mùa xuân thật đẹp, thật trữ tình:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)Đêm trăng rằm tháng giêng là đêm trăng thiêng liêng, đêm trăng đẹp nhất trong năm vì nó mang hơi thở và sức sống của mùa xuân tươi mới, ấm áp. Đọc câu thơ Bác, chúng ta như đang chìm đắm trong sắc xuân, khí xuân, vị xuân nồng nàn và tràn đầy sức sống nhất. Ánh trăng xuân “lồng lộng” mang vẻ đẹp hữu tình, lung linh, rực rỡ. Với cách đảo từ láy “lồng lộng” trên trước đã nhấn mạnh vẻ đẹp rạng ngờ của đêm trăng rằm tháng giêng. Phải thật khéo, thật tinh tế Hồ Chí Minh mới có thể nhận ra vẻ đẹp mê hồn đó.
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)Một câu thơ làm toát lên được thần thái của mùa xuân, người đọc có cảm giác như mùa xuân và ánh trăng ngày xuân bao trùm lên nơi đây. Mùa xuân có sự nối tiếp từ đất đến nước và đến trời thật hữu tình. Đây là cách diễn tả từ gần đến xa rất có dụng ý của Hồ Chí Minh. Ánh trăng đêm rằm tháng giêng như dát xuống mặt sông một màu sắc lung linh, mơ hồ. Mùa xuân toát lên qua câu thơ của Hồ Chí Minh tràn đầy sức sống mãnh liệt nhưng cũng không kém phần thi vị, nên thơ. Ở câu thơ này, đường nét của mùa xuân hiện nên thật rõ ràng, không còn mơ hồ nữa. Thật vậy, thiên nhiên trong thơ Người luôn có thần thái, có linh hồn như vậy. Những cảnh vật gần gũi trong thơ Bác cũng khiến người ta phải ngỡ ngàng. Cách điệp từ “xuân” trong câu thơ tiếng Hán của người dường như đã nhấn mạnh thêm vẻ đẹp thi vị của mùa xuân. Tuy dịch giả không dịch được sát ý tứ thơ của Người nhưng đã phần nào thổi vào đó linh hồn của mùa xuân.Hai câu thơ đầu tiên không hề xuất hiện hình ảnh con người, nhưng chuyển tiếp đến câu thơ thứ ba, người đọc nhận ra có sự hiển hiện của những con người, hay nói đúng hơn là hình ảnh của Bác:
Giữa dòng bàn bạc việc quânKhuya về bat ngát trăng ngân đầy thuyềnCâu thơ đã tái hiện lại khung cảnh “bàn việc quân” ngay giữa dòng sông tràn ngập ánh trăng. Một khung cảnh hữu tình và một công việc liên quan đến vận mệnh của đất nước. Dường như có vẻ trái ngược nhau nhưng thực ra chính sự đối lập này đã làm nổi bật lên hình ảnh của những con người đang ngày đêm cống hiến cho đất nước. Ánh trăng ngày xuân dường như đá “tràn” vào khoang thuyền, nơi Bác đang “bàn việc”. Dịch giả đã dùng từ “trăng ngân đầy thuyền” đã diễn tả được thần thái và nên thơ của khung cảnh nơi đây. Ánh trăng trong thơ Bác như được đẩy đến đỉnh điểm, một mức mà có lẽ cái đẹp đã thoát tục.Con thuyền xuôi mái giữa dòng sông trăng, tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang đàm quân sự. Ánh trăng đêm này là ánh trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm được nhân dân đón đợi với bao tình cảm nồng hậu. Trăng đêm nay không phải là ánh trăng bình thường trước sân nhà, đầu ngõ. Bác thưởng trăng trên khói sóng, người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là người đang hoạt động cách mạng với trọng trách nặng nề.Đọc hai câu thơ cuối, người đọc lắng mình để cảm nhận về hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại. Dù việc quân bận rộn nhưng lòng bác luôn tràn đầy lòng yêu thiên nhiên, yêu sông núi Việt Nam. Những vần thơ chữ Hán của người khiến chúng ta liên tưởng đến thơ Đường của Trung Quốc, ý tại ngôn ngoại.Nguyên tiêu thực sự là áng thơ hay tuyệt bút về mùa về, về trăng xuân, về tình yêu nước và yêu thiên nhiên nồng nàn. Giọng thơ nhẹ nhàng, tứ thơ uyển chuyển đã mở ra trước mắt người đọc khung cảnh xuân nên thơ nhất.☆☆☆☆☆ 464.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Bản dịch của Hà Ngọc Hoàng
Ngôn ngữ: Chưa xác địnhGửi bởi canhcuarooc ngày 18/08/2010 08:34Có 1 người thích
Trăng sáng đêm nay rằm tháng riêng Xuân sông xuân nước tiếp xuân thiên Giữa dòng sương khói bàn quân sự Chở ánh trăng nghiêng giữa mạn thuyền
Làm trai chí lớn xưa nay hiếmThiếu nữ trong Tranh được mấy người☆☆☆☆☆ 363.22Chia sẻ trên FacebookTrả lờiBản dịch của Hà Ngọc Hoàng
Ngôn ngữ: Chữ HánGửi bởi canhcuarooc ngày 24/08/2010 04:57Đã sửa 10 lần, lần cuối bởi canhcuarooc ngày 20/10/2024 05:14Có 1 người thích
Trăng sáng vừa tròn rằm tháng riêngXuân sông xuân nước tiếp xuân thiênGiữa dòng sương khói bàn quân sựChở ánh trăng nghiêng giữa mạn thuyền
Làm trai chí lớn xưa nay hiếmThiếu nữ trong Tranh được mấy người☆☆☆☆☆ 352.69Chia sẻ trên FacebookTrả lờiCảm nhận về bài thơ “Rằm tháng giêng”
Gửi bởi inspiron ngày 06/07/2011 08:00
Nguyên tiêu nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: Nguyên tiêu, Báo tiệp, Thu dạ,... Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ Nguyên tiêu của Bác Hồ xuất hiện trên báo Cứu quốc như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền.Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu / Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến... Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”,... mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm cho bài thơ Nguyên tiêu mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:
Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền.(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:
Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?Trăng nước như xưa chín với mười.(Triệu Hỗ – Đường thi)
Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,Một vầng trăng trong vắt lòng sông...(Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành)
Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu,...(Nguyễn Trãi)Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.Qua bài thơ Nguyên tiêu, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.Nguyên tiêu được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh... Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt...” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.Nguyên tiêu là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận...☆☆☆☆☆ 354.20Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Bản dịch của Phạm Thanh Cải
Gửi bởi Phạm Thanh Cải ngày 09/04/2012 19:19Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Phạm Thanh Cải ngày 09/04/2012 19:21Có 2 người thích
Đêm Tết Nguyên tiêu nguyệt sáng ngờiXuân sông, xuân nước, lẫn xuân trờiKhói sương nơi vắng bàn quân sựĐêm xuống thuyền đầy ánh nguyệt soi.
☆☆☆☆☆ 293.24Chia sẻ trên FacebookTrả lờiTrang 123 trong tổng số 3 trang (29 bài trả lời)[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối
© 2004-2024 VanachiRSS
Từ khóa » Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Của Tác Giả Nào
-
Đọc Lại Bài Thơ "Rằm Tháng Giêng" - Báo Bắc Giang
-
Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Nguyên Tiêu, Hồ Chí Minh
-
Bài Thơ Rằm Tháng Giêng - Nội Dung, Dàn ý, Giá Trị, Bố Cục, Tác Giả
-
Rằm Tháng Giêng - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Rằm Tháng Giêng - Hồ Chí Minh | Tác Giả - Tác Phẩm Văn 7
-
Tác Giả Của Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Là Ai - Thả Rông
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Cảnh Khuya, Rằm Tháng Giêng - TopLoigiai
-
Bài Thơ Rằm Tháng Giêng, Nguyên Tiêu ❤️️ Trọn Bộ - SCR.VN
-
Bài Thơ Rằm Tháng Giêng - Nội Dung, Dàn ý, Giá Trị, Bố Cục, Tác Giả
-
Rằm Tháng Giêng Thể Thơ Gì
-
Top 16 Bài Thơ Rằm Tháng Giêng đầy đủ Nhất
-
Nội Dung Và Nghệ Thuật Bài Thơ Rằm Tháng Giêng - Tech12h
-
Thực Hành Viết: Phân Tích Bài Thơ "Rằm Tháng Giêng" Của Tác Giả Hồ ...
-
Top 15 Hai Bài Thơ Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng Là Của Tác Giả Nào