Bài Thơ: Nhớ Rừng (Thế Lữ - Nguyễn Thứ Lễ) - Thi Viện

Thi Viện ×
  • Tên tác giả/dịch giả
  • Tên bài thơ @Tên tác giả
  • Nội dung bài thơ @Tên tác giả
  • Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
  • Tên chủ đề diễn đàn
  • Tìm với Google
Toggle navigation
  • Tác giả
    • Danh sách tác giả
    • Tác giả Việt Nam
    • Tác giả Trung Quốc
    • Tác giả Nga
    • Danh sách nước
    • Danh sách nhóm bài thơ
    • Thêm tác giả...
  • Thơ
    • Các chuyên mục
    • Tìm thơ...
    • Thơ Việt Nam
    • Cổ thi Việt Nam
    • Thơ Việt Nam hiện đại
    • Thơ Trung Quốc
    • Đường thi
    • Thơ Đường luật
    • Tống từ
    • Thêm bài thơ...
  • Tham gia
    • Diễn đàn
    • Các chủ đề mới
    • Các chủ đề có bài mới
    • Tìm bài viết...
    • Thơ thành viên
    • Danh sách nhóm
    • Danh sách thơ
  • Khác
    • Chính sách bảo mật thông tin
    • Thống kê
    • Danh sách thành viên
    • Từ điển Hán Việt trực tuyến
    • Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập ×

Đăng nhập

Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký 5724.32Thể thơ: Thơ tự doThời kỳ: Hiện đại25 bài trả lời: 19 thảo luận, 6 bình luận68 người thíchTừ khoá: hổ (3) rừng (12) thiên nhiên (6) vườn bách thú (4) thơ sách giáo khoa (670) Ngữ văn 8 [2003-2017] (15)

Tuyển tập chung

- Thi nhân Việt Nam 1932-1941 (1942)- 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (2007)
  • Chia sẻ trên Facebook
  • Trả lời
  • In bài thơ
  • Tài liệu đính kèm 4

Một số bài cùng từ khoá

- Lên sáu (Tản Đà)- Mẹ (Trần Quốc Minh)- Xuân hiểu (Trần Nhân Tông)- Bận (Trinh Đường)- Cây tre là cây tre già (Khuyết danh Việt Nam)

Một số bài cùng tác giả

- Tiếng gọi bên sông- Ngày xưa còn nhỏ- Truỵ lạc- Sáng- Khúc hát bên sông

Một số bài cùng nguồn tham khảo

- Giục giã (Xuân Diệu)- Trăng mơ (Thúc Tề)- Vạn lý tình (Huy Cận)- Khúc hát bên sông (Thế Lữ)- Cảnh đoạn trường (Thái Can)

Đăng bởi Vanachi vào 03/12/2005 13:28, đã sửa 4 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 06/06/2019 08:35

GS Trần Văn Khê ngâm bài Hổ nhớ rừng (dựa trên bài của Thế Lữ) mừng xuân Canh Dần 2010

Đang tải...

Giọng đọc Trung Nghị

Đang tải...

Giọng đọc Hoa Phong Lan

Đang tải...

Huy Trạch đọc thơ

(Lời con hổ ở vườn Bách thú)Tặng Nguyễn Tường TamGậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dội,Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,Là khiến cho mọi vật đều im hơi.Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? *Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòngLen dưới nách những mô gò thấp kém;Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vuCủa chốn ngàn năm cao cả, âm u.Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,Nơi ta không còn được thấy bao giờ!Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớnĐể hồn ta phảng phất được gần ngươi,- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Bài thơ này được cho là lấy cảm hứng từ bài Der Panther (Con báo) của Rainer Maria Rilke (Áo, 1875-1926) và bài Tyger (Con hổ) của William Blake (Anh, 1757-1827).Trên đây là bài thơ theo bản in lần thứ 2 năm 1941 sau khi đã được tác giả sửa chữa. Dưới đây là bản đầu in năm 1935:
(Lời con hổ ở vườn Bách thú)Tặng Nguyễn Tường TamGậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,Giương mắt bé diễu oai rừng thẳm,Nay bị sa cơ, nhục nhằn tù hãm, Làm một trò lạ mắt, thứ đồ chơi. Bị ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.Nhớ cõi sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dội,Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,Vờn những đám âm thầm, lá dài, cỏ sắc.Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,Là khiến cho mọi vật đều im hơi.Ta biết ta chúa tể cả muôn loài, Trong chốn cỏ hoa không tên, không tuổi.Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển động bốn phương ngàn,Ta lặng ngắm cảnh giang san ta đổi mới?Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những buổi chiều lênh láng máu sau rừng.Ta đợi tắt mảnh mặt trời gay gắt,Để chiếm lấy phần tối tăm bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? *Nay ta ôm nỗi hận ngàn thâu,Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Lẩn lút bên những mô gò thấp kém;Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vuCủa chốn ngàn năm cao cả, âm u.Hỡi cảnh oai linh nước non hùng vĩ!Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị. Là nơi ta thênh thang vùng vẫy ngày xưa,Nơi ta chẳng còn mong được thấy bao giờ!Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớnĐể hồn ta phảng phất được gần ngươi, Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 123 trong tổng số 3 trang (25 bài trả lời)[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ Nhớ rừng

Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:12

Nhớ rừng là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ, nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới (1932 – 1941). Với nhạc điệu du dương, với cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, đặc biệt với hình tượng con hổ, bài thơ Nhớ rừng đã chinh phục mỗi chúng ta, đã chiếm lĩnh nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn bao người trong hơn nửa thế kỷ qua.Con hổ được thi sĩ nói đến với bao cảm thông và ngưỡng mộ. Nó đang nằm trong cũi sắt vườn Bách thú. Chúa sơn lâm trong cảnh tù hãm vô cùng cay đắng uất ức căm hờn đã tích tụ, đã chứa chất thành một khối. Không căm hờn sao được khi phải nằm dài, trông ngày tháng dần qua trong cũi sắt? Không uất ức, cay đắng sao được khi chúa sơn lâm đang bị lũ người giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm, đang trở thành thứ đồ chơi, với cặp báo vô tư lự trong vườn bách thảo? Thế Lữ đã thể hiện tâm trạng cay đắng, căm hờn của con hổ mất tựu do đầy ám ảnh:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắtTa nằm dài trông ngày tháng dần qua...(...)Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm...
Qua đó, ta càng thấy rõ: Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn (Truyện Kiều – Nguyễn Du); ta càng thấm thía: trên đời nghìn vạn điều cay đắng- Cay đắng chi bằng mất tự do (Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh).Năm tháng dần trôi qua, chúa sơn lâm có bao giờ nguôi được nỗi nhớ rừng. Nhớ thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây giàVới tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi...
Như tư thế cao sang, oai hùng của ta. Một cái bước chân, một tấm thân lượn sóng, một cái vờn bóng... Tất cả đều dõng dạc, đường hoàng. Một chữ ta vang lên đầy tự hào của chúa sơn lâm:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàngLượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàngVờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Quyền uy của ta là tuyệt đối. Mọi vật đều phải khiếp sợ, phải im hơi khi mắt thần của ta đã quắc, ta biết giữa chốn thảo hoa, ta là chúa tể cả muôn loài:
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,Là khiến cho mọi vật đều im hơi.Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi
Nỗi nhớ rừng thiêng, nhớ quyền uy... của chúa sơn lâm chính là nhớ những năm tháng không thể nào quên. Nỗi nhớ ấy chính là khát vọng sống, khát vọng tự do cháy bỏng.Hổ nhớ rừng là nhớ đến những kỉ niệm chói lọi một thời vàng son, một thời oanh liệt. Cảnh vật tráng lệ. Nhạc của thơ cũng là nhạc của rừng.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngànTa lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gộiTiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật!Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu?
Các luyến láy, điệp ngữ: đâu những đêm vàng..., đâu những ngày mưa.. đâu những bình minh..., đâu những chiều..., nay còn đâu? xuất hiện nối tiếp trong năm câu hỏi tu từ tạo nên nhạc điệu du dương, triền miên, da diết, thể hiện sâu sắc tình thương nỗi nhớ của hùm thiêng sa cơ, nhớ rừng, tiếc nuối một thời oanh liệt nay đã trở thành hoài niệm, thành dĩ vãng. Chúa sơn lâm nhớ đêm, nhớ ngày, nhớ bình minh, nhớ chiều tà, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ cảnh giang sơn trong màn mưa rừng, nhớ cây xanh nắng gội, nhớ chim hót tưng bừng lúc bình minh, nhớ mặt trời gay gắt trong khoảnh khắc hoàng hôn... Nỗi nhớ tiếc ấy là nỗi đau buồn bị tước đoạt mất tự do, cũng là nỗi khao khát tự do. Thế Lữ đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu, dào dạt cảm xúc để thể hiện nỗi nhớ rừng của con hổ... Một tiếng than như xiết lấy lòng người, khêu gợi và lay tĩnh:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Bị sa cơ, bị tù hãm trong cũi sắt. Phải xa rừng nên nhớ rừng. Đau đớn và uất hận biết bao giờ nguôi? Như một tiếng thở dài ngao ngán:
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu.
Vị chúa sơn lâm, nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già rồi uất hận căm ghét những cảnh không đời nào thay đổi tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa tầm thường giả dối nhỏ bé:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòngLen dưới nách những mô gò thấp kém.
Uất hận cảnh tù hãm, chán ghét những cảnh vật tầm thường nhỏ bé do lũ người kia ngạo mạn bày ra, hổ lại nhớ day dứt, nhớ khôn nguôi cảnh nước non hùng vĩ. Nhớ rừng là nhớ vương quốc tự do ngày nào:
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trịNơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa.
Trước thực tại đau đớn, hổ chỉ còn biết thả hồn mình theo giấc mộng ngàn. Chúa sơn lâm cất tiếng gọi rừng thiêng với bao nhớ thương bồi hồi, da diết:
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Nhớ rừng là một trong mười bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới (1932 – 1941). Thể thơ tự do, lời thơ đẹp, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ. Nhạc điệu du dương, cảm xúc dào dạt. Hình tượng con hổ sa cơ, đau đớn uất hận, da diết nhớ rừng được khắc hoạ sâu sắc, đầy ám ảnh.Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời (1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận... của con hể nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống, khao khát tự do. Bài thơ như một lời nhắn gửi kín đáo, thiết tha về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là giá trị của tự do. Hình tượng con hổ nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư tưởng vĩ đại ấy.

(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại 523.96Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích bút pháp lãng mạn trong bài thơ Nhớ rừng

Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:51

Nhớ rừng là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào Thơ mới (1932-1941). Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc bút chiến giữa thơ mới và thơ cũ đang diễn ra hết sức gay gắt. Và sự xuất hiện của Nhớ rừng trên thi đàn đã làm cho cả hàng ngủ thơ xưa phải tan vỡ (Hoài Thanh).Cái gì đã làm cho bài thơ Nhớ rừng có một uy lực và sức mạnh diệu kì đến như vậy? Phải chăng một phần là do sự độc đáo trong bút pháp nghệ thuật lãng mạn của thi nhân?Trước hết, ta hãy cùng nhau đọc lại bài thơ, để cho ngôn ngữ, nhạc điệu của bài thơ vang lên bên tai ta, để cho cảm xúc thơ tràn ngập lòng ta, để cho hình ảnh thơ hiện diện trong tâm trí ta, để cho hồn thơ lắng lại trong ta:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,....................................Hỡi cảnh rừng ghè gớm của ta ơi!
Bài thơ được khơi nguồn từ một cảm hứng: cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn trong Nhớ rừng thật mãnh Hệt và trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo của cả bài thơ. Với cảm hứng lãng mạn, Thế Lữ đã khắc hoạ một hình tượng mang ý nghĩa biểu tượng: hình tượng con hổ. Nó có một vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn: Tuy thân tù hãm nhưng hồn vẫn sục sôi khát vọng tự do; bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường tù túng, nhân vật trữ tình tìm cách thoát li vào mộng tưởng, tìm đến với cái thế giới rộng lớn, cao cả, phi thường.Mạch cảm xúc thơ cuồn cuộn tuôn trào. Từ cảm xúc uất hận, chán ngán:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Chuyển thành nỗi nhớ tiếc khôn nguôi thời oanh liệt oai hùng đã qua:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớThuở tung hoành hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây giàNỗi nhớ tiếc càng ngày càng trở nên đau đớn xót xa:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắtĐể ta chiếm lấy riêng phần bí mậtThan ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Bốn câu hỏi tu từ vang lên liên tiếp khiến cho cảm xúc thơ càng thêm phần mãnh liệt, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của người đọc.Từ cảm xúc nhớ tiếc da diết đến đau đớn, con hổ quay trở lại với tâm trạng chán ngán, u uất đến cao độ:
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Càng uất hận, con hổ càng khát khao trở lại rừng thiêng:
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớnĐể hồn ta phảng phất được gần ngươi,Hỡi cảnh rừng ghế gớm của ta ơi!
Bài thơ đã khép lại mà mạch cảm xúc vẫn cuồn cuộn tuôn trào, chảy mãi trong lòng người đọc. Có thể nói, nguồn cảm xúc lãng mạn dồi dào, đã tạo nên sức hấp dẫn đầu tiên cho bài thơ.Trong dòng cảm xúc lãng mạn của thi nhân, xuất hiện một hệ thống hình ảnh thơ mang một vẻ đẹp độc đáo, đầy ấn tượng. Đây là hình ảnh của cảnh sơn lâm hùng vĩ từ bóng cả cây giày đến tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi..., cái gì cũng lớn lao, cũng phi thường. Giữa nền thiên nhiên hùng vĩ ấy, hình ảnh chúa sơn lâm hiện ra mang một vẻ đẹp kì vĩ, lẫm liệt:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Đặc biệt đoạn ba của bài thơ với những hình ảnh thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, bất ngờ:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt?
Đoạn thơ là một bộ tứ bình lộng lẫy. Đầu tiên là cảnh đêm trăng vàng bên bờ suối, con hổ say mồi đứng uống ánh trăng tan. Chao ôi, cảnh tượng thật lãng mạn và thơ mộng biết bao!Nhân vật trữ tình đang thả hồn vào chốn thần tiên, say mê tận hưởng cái đẹp thanh cao của thiên nhiên. Trong tâm hồn nó, mọi nỗi ưu phiền dường như được rũ sạch. Bức tranh cuối cùng của bộ tứ bình vẫn lộng lẫy, nhưng không còn êm đềm thơ mộng nữa, mà trở nên dữ dội, bí hiểm với những mảng màu sắc rực rỡ, tạo ra những ấn tượng mạnh.Hình ảnh thơ vừa tráng lệ, vừa giàu chất tạo hình, tạo nên nét đặc sắc trong bút pháp lãng mạn Thế Lữ.Để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình và khắc hoạ hình ảnh thơ, Thế Lữ rất chú ý tới chọn lựa ngôn ngữ. Những động từ gậm, gào, thét, quắc, ôm,... vừa giàu nhạc tính, vừa phù hợp với hình ảnh thơ, những tính từ: dõng dạc, đường hoàng, âm thầm, lênh láng,...vừa giàu chất tạo hình, vừa gợi cảm. Những điệp từ, điệp ngữ: Nào đâu, đâu, kết hợp với việc sử dụng liên tiếp các câu hỏi tu từ càng làm tăng thêm nỗi nhớ tiếc da diết khôn nguôi, nỗi đau xót đến tận cùng trong tâm trạng nhân vật trữ tình... Có thể nói, ngôn ngữ trong Nhớ rừng khá dồi dào và phong phú, thể hiện rất đát ý tưởng và cảm xúc thơ.Bên cạnh việc lựa chọn ngôn ngữ, Thế Lữ cũng rất chú ý đến tiết tấu và nhịp điệu thơ. Tiết tấu và nhịp điệu thơ được sử dụng khá linh hoạt. Để diễn tả tâm trạng căm uất dằn vặt khi mới bị nhốt trong cũi sắt, tác giả sử dụng một câu thơ nhiều vần trắc: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, câu thứ hai chuyển sang nhiều thanh bằng, giọng trầm xuống, diễn tả nỗi buồn bã, chán ngán. Hoặc những câu thơ miêu tả hình ảnh con hổ đang tung hoành giữa thiên nhiên hùng vĩ, có những thanh bằng trắc xen kẽ nhau nhịp nhàng đã góp phần làm nổi bật lên hình tượng con hổ vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển. Những nhịp thơ dài, ngắn khác nhau rất phù hợp với sự thay đổi cảm xúc của con hổ. Tiết tấu và nhịp điệu ấy đã tạo nên những câu thơ rất giàu nhạc điệu.Kết hợp với hình ảnh, ngôn ngữ, tiết tấu, nhạc điệu là giọng điệu của bài thơ. Giọng điệu thơ cũng khá phong phú, khi thì bực bội, dằn vặt, khi thì say sưa sảng khoái rất phù hợp với mạch cảm xúc trữ tình của bài thơ.Tìm hiểu những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, ta thêm hiểu vì sao ngay sau khi Nhớ rừng vừa được đăng báo, nó đã được công chúng đón chào nồng nhiệt và được truyền bá rộng rãi.

(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại 364.06Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích bút pháp lãng mạn trong bài thơ “Nhớ rừng” (2)

Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:51

Sau khi Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thổi một luồng gió mới vào trong thi ca, dạo những bản đàn đầu tiên cho cuộc hoà nhạc tàn kì (Hoài Thanh) thì một trào lưu thơ ca lãng mạn đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Thế Lữ là người đi tiên phong trong trào lưu ấy. Ông đã góp vào thơ ca một hồn thơ thật mới mẻ: hồn thơ rộng mở (Hoài Thanh). Tiêu biểu cho hồn thơ rộng mở của Thế Lữ là bài thơ Nhớ rừng đầy ấn tượng.Mạch cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Nhớ rừng là cảm hứng lãng mạn. Mạch cảm hứng ấy đã tạo nên một tâm hồn lãng mạn với vẻ đẹp kì thú, lấp lánh ánh sáng nhân văn.Nhân vật lãng mạn ở đây tuy thân tù hãm nhưng hồn vẫn sôi sục khát vọng tự do. Cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, tù túng, tuy không chịu làm lành với thực tại nhưng không có cách gì thoát ra được, nhân vật chỉ còn biết thoát li vào mộng tưởng, tìm đến với một thế giới rộng lớn, khoáng đạt, cao cả, phi thường.Hình ảnh con hổ trong bài thơ là hình tượng hoá thân của nhân vật lãng mạn.Từ địa vị một bậc anh hùng, vị chúa tể đầy quyền uy, đang tự do vùng vẫy ở chốn nước non hùng vĩ, con hổ sa cơ rơi vào cảnh nhục nhằn tù hãm. Vì thế nó trở thành người anh hùng bại trận. Và một tâm sự u uất đè nặng trong tâm hồn nó:

Gậm một khối căm hờn trong củi sắt…………………………………………Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu.
Người đọc dễ dàng cảm thông với tâm trạng uất hận của con hổ. Bởi cái thế giới nó dang sống tù túng quá, giả dối quá, tầm thường quá:
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dốiHoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồngDải nước đen giả suối, chẳng thông dòngLen dưới nách những mô gò thấp kém;Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu,Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Cái trật tự mà con hổ đang sống- trật tự ở vườn bách thú là do bàn tay con người sắp đặt. Đó chính là cái trật tự tù túng, tầm thường của xã hội đương thời đang đè nặng lên tâm hồn u uất của cả một thế hệ. Trong cái trật tự ấy, đã có những kẻ buông xuôi chấp nhận. Những kẻ ấy, trong con mắt của nhân vật lãng mạn, chỉ là bọn dở hơi, vô tư tư đáng ghét đáng khinh.Chế Lan Viên cũng dã từng có cảm nhận:
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp,Giấc mơ con đè nát cuộc đời con.Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp,Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.
Càng nghĩ mà càng thấy ngao ngán! Con hổ cũng vậy. Một tâm hồn lãng mạn và phóng túng, ngang tàng, làm sao có thể chấp nhận! Nó không chịu làm lành với thực tại mà chỉ thấy căm, khinh, hận, ghét. Nó muốn thoát ra khỏi cái thực tại ấy mà không có cách gì thoát ra được bởi cái “cũi sắt” kia nặng nề quá, chắc chắn quá. Con hổ rơi vào một tâm trạng bi kịch. Liệu nó có chịu nằm dài trông ngày tháng dần qua?Tuy bất lực nhưng con hổ không chịu buông xuôi. Bất hoà với thực tại, con hổ tìm cách thoát li khỏi thực tại. Và tâm hồn lãng mạn, thanh cao của con hổ đã tìm được một cách thoát li lí tưởng: thoát li vào mộng tưởng.Đã có không ít tâm hồn lãng mạn thời đó tìm cách thoát li ra khỏi cái thực tại xã hội tù túng, tầm thường bằng mộng tưởng. Tản Đà tìm cách thoát li ngông nghênh: lên cung trăng làm bạn với Hằng Nga để vừa xa lánh được cõi trần bụi bặm, vừa thoả được cái thói phong tình; có thể ngạo mạn trông xuống thế gian cười.Thế Lữ lại khác. Tuy khát vọng thoát li cũng rất mãnh liệt nhưng Thế Lữ không tìm cách thoát li lên cõi tiên, ông muốn làm một lữ khách trên trần thế, đi săn tìm cái đẹp nơi trần thế. Vì thế ông đã cho nhân vật trữ tình của mình thoát li bằng cách thả hồn vào mộng tưởng, tìm đến với một miền đất mới.Trong giấc mơ của tâm hồn lãng mạn, một miền đất tự do rộng mở trước mắt:
…cảnh sơn lâm, bóng cả, cây giàVới tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dội,… bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Đó là núi rừng đại ngàn mà cái gì cũng lớn lao, phi thường, cũng mãnh liệt, dữ dội và đầy hoang vu, bí mật. Thế giới trong mộng tưởng của con hổ, đối lập hẳn với thế giới tù hãm đang giam cầm thân xác nó. Trong cái thế giới vườn bách thú, con hổ chỉ còn là thứ đồ chơi. Còn trong thế giới của rừng thiêng, nó có một vị thế khác hẳn: chúa tể của muôn loài. Và chúa sơn lâm oai phong, hùng vĩ, bước giữa giang sơn của mình:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Giấc mơ của con hổ không dừng lại ở đó, mà còn đi xa hơn. Trong giấc mơ đẹp, con hổ đang ngự trị giang sơn hùng vĩ của mình:
Nào đâu những đèm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tanĐâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Cuộc sống trong thê giới mộng tưởng thật lãng mạn: vừa êm đềm, thơ mộng, vừa mãnh liệt dữ dội, vừa rộn rã tưng bừng, vừa âm thầm bí mật. Trong cuộc sống ấy, cái tôi cá nhân được khẳng định và phát triển. Vì thế, trong tâm trạng nhân vật trữ tình, một niềm vui tràn ngập, một trạng thái say mê đến ngất ngây, những tiếng reo vui náo nức. Cuộc sống ấy thật có ý nghĩa!Từ trong nỗi khát khao của con hổ, lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn và ánh sáng nhân văn.Tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và cũng chính là tâm trạng của cả một thế hệ.Bút pháp độc đáo của nhà thơ đã tạo nên một vẻ đẹp khó quên cho tâm hồn lãng mạn, khắc tạc nó vào giữa lòng người đọc.

(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại 124.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Cảm nhận về khát vọng tự do và tâm sự yêu nước qua bài thơ “Nhớ rừng”

Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:52

Thế Lữ là một trong những gương mặt xuất hiện sớm và nổi bật trong phong trào Thơ mới. Là người mang nặng tâm sự thời thế đất nước. Thế Lữ không tránh khỏi tâm trạng u uất. Bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả dối, ngột ngạt đương thời. Thế Lữ khao khát một cái tôi được khẳng định và phát triển trong một cuộc sống tự do. Tâm sự ấy, niềm khát khao ấy được ông kí thác vào lời con hổ ở vườn bách thú qua bài thơ Nhớ rừng.Trong bài thơ, Thế Lữ xây dựng một nhân vật trữ tình lãng mạn: con hổ. Toàn bộ cảm hứng lãng mạn của Thế Lữ dồn vào việc miêu tả tâm trạng của con hổ.

Ban đầu là tâm trạng căm uất, ngao ngán:Gặm một khối căm hờn trong cũi sắtTa nằm dài trông ngày tháng dần qua
Đó là nỗi uất hận của kẻ chiến bại nay sa cơ, bị rơi và cảnh sống giam cầm tù túng, phải chịu nỗi nhục nhằn vì bị tù hãm. Càng nghĩ chứa sơn lâm càng ngao ngán, nó đành buông xuôi bất lực nằm dài trông ngày tháng dần qua.Trong tâm trạng uất hận và chán ngán đó, cảnh vườn bách thú hiện ra mới tù túng, tầm thường và giả dối làm sao!
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồngDải nước đen giả suối, chẳng thông dòng,Len dưới nách những mô gò thấp kém;Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vuCủa chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Cảnh sống ấy, đối với con hổ, sao mà đáng chán, đáng khinh và đáng ghét đến vậy!Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối và tù túng dưới mắt con hổ, phải chăng là cái thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bằng những tâm hồn lãng mạn. Và thái độ của con hổ, phải chăng chính là thối độ của họ đối với xã hội đương thời.Tư trong cảnh giam cầm tù hãm, con hổ nhớ tiếc da diết đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớThuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Một cảnh tượng huy hoàng sống lại trong tâm trí con hổ. Nó sống tự do giữa giang sơn của mình chốn đại ngàn với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu và bí mật: gió gào ngàn, nguồn hét núi, “bóng âm thầm lá gai cỏ sắc”.Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra oai phong, lẫm liệt:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng.Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,Là khiến cho mọi vật đều im hơi
Than ôi, cái mà nó tự do vùng vẫy, được tận hưởng cảnh sống khi thì thơ mộng đến diệu kì những đêm vàng bèn bờ suối… đứng uống ánh trăng tan, khi thì rộn rã tưng bừng bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca… tưng bừng khi thì mãnh liệt và dữ dội mưa chuyển bốn phương ngàn, lênh láng máu sau rừng, tất cả đã qua rồi, nay còn đâu? Giấc mơ huy hoàng của con hổ đã khép lại trong một tiếng than đầy u uất:Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!Nỗi đau và tâm trạng hoài vọng trong lòng con hổ, phải chống cũng chính là nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của những người dân Việt Nam khi đó? Nhớ rừng đã chạm tới dây thần kinh nhạy cảm nhất của người dân Việt Nam mất nước, đang sống nô lệ! Càng nhớ tiếc da diết khôn nguôi quá khứ đẹp đầy kiêu hùng, con hổ càng khát khao trở lại rừng thiêng. Khát vọng đó mãnh liệt và cháy bỏng trong lòng nó:
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trịNơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,Nơi ta không còn được thấy bao giờ!Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn,Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,Hỡi cánh rừng ghế gớm của ta ơi!
Bài thơ khép lại bằng một lời nhắn gửi tha thiết. Lời nhắn gửi đó cứ xoáy sâu vào tâm hồn người đọc, ám ảnh họ mãi. Khát vọng trở lại rừng xưa của con hể cũng chính là khát vọng về cuộc sống tự do của cả một lớp người, của cả một dân tộc.Lời con hổ trong vườn bách thú thể hiện tâm trạng bi kịch của con hổ hay cũng chính là nỗi niềm của người dân Việt Nam mất nước khi đó. Họ thấy con hổ nhớ rừng chính là tiếng lòng của mình. Bài thơ đã nói hộ họ nỗi đau khổ vì thân phận nô lệ, thái độ chán ghét cái xã hội đương thời, nỗi nhớ tiếc quá khứ oai hùng, oanh liệt đầy tự hào của dân tộc, và cuối cùng là niềm khát khao tự do đến cháy bỏng. Vì thế, có thể coi Nhớ rừng là một áng thơ yêu nước.Khát vọng tự do và tâm sự yêu nước hoà quyện với vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn, được hiểu hiện bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc, đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho áng thơ bất tử này.

(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại 243.62Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ “Nhớ rừng”

Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:52

Bài thơ Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ, là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:

Nào đâu những đêm vàng bến bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gọiTiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung, thoả thích bên bờ suối:
Nào đâu những đèm vàng bến bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Hai chữ nào đâu phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoạ, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trăng chan hoà trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng trên bờ suối.Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hể về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung “lặng ngắm” cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn ta đổi mới. Chữ đâu lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuôi, ngẩn ngơ. Điệp từ ta thể hiện niềm tự hào về những kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:
Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngànTa lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?
Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang sơn chúa sơn lâm mang tầm vổc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuôi tiếc?Kỷ niệm thứ ba nói về giấc ngủ của hể trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: bình minh cây xanh nắng gội. Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:
Đâu những bình minh cây xanh nấng gộiTiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Bức tranh thứ ba đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các từ láy vần bình minh, tưng bừng hoà thanh với vần lưng ca ta như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ đâu với câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa… kỷ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu nữa!Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh… rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là lênh láng máu sau rừng. Mặt trời không lặn mà là chết. Phút đợi chờ của chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm, để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ lên đường của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đáu bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, là vùng vẫy. Nay là tù hãm, là nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ hay nhất của bài Nhớ rừng. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng, oanh liệt. Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần bảy mươi năm về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.Bài thơ Nhớ rừng có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo. Đặc biệt các điệp ngữ đâu những, còn đâu, hay các câu hỏi tu từ và cảm thán đem đến bao ám ảnh mênh mang.Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có từ mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ hữu (trúc, mai, lan, cúc), tứ linh (long, lân, quy, phượng),… Bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng rất đa dạng, sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang sơn và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ, nuối tiếc một thời oanh liệt xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ảnh trăng tan bên bờ suối, lúc thì trầm tư lặng ngắm giang sơn qua màn mưa rừng, có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó, ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.

(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại 103.40Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ

Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:52

Nhớ rừng là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ, nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới (1932-1941). Với nhạc điệu du dương, với cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, đặc biệt với hình tượng con hổ, bài thơ Nhớ rừng đã chinh phục mỗi chúng ta, đã chiếm lĩnh nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn bao người trong hơn nửa thế kỷ qua.Con hổ được thi sĩ nói đến với bao cảm thông và ngưỡng mộ. Nó đang nằm trong cũi sắt vườn Bách thú. Chúa sơn lâm trong cảnh tù hãm vô cùng cay đắng uất ức căm hờn đã tích tụ, đã chứa chất thành một khối. Không căm hờn sao được khi phải nằm dài, trông ngày tháng dần qua trong cũi sắt? Không uất ức, cay đắng sao được khi chúa sơn lâm đang bị lũ người giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm, đang trở thành thứ đồ chơi, với cặp báo vô tư lự trong vườn bách thảo? Thế Lữ đã thể hiện tâm trạng cay đắng, căm hờn của con hổ mất tựu do đầy ám ảnh:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắtTa nằm dài trông ngày tháng dần qua…(…), Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm…
Qua đó, ta càng thấy rõ: “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn” (Truyện Kiều – Nguyễn Du); ta càng thấm thía: “Trên đời nghìn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi bằng mất tự do” (Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh).Năm tháng dần trôi qua, chúa sơn lâm có bao giờ nguôi được nỗi nhớ rừng. Nhớ thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây giàVới tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi…
Như tư thế cao sang, oai hùng của ta. Một cái bước chân, một tấm thân lượn sóng, một cái vờn bóng… Tất cả đều dõng dạc, đường hoàng. Một chữ ta vang lên đầy tự hào của chúa sơn lâm:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàngLượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàngVờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Quyền uy của ta là tuyệt đối. Mọi vật đều phải khiếp sợ, phải im hơi khi mắt thần của ta đã quắc, ta biết giữa chốn thảo hoa, ta là chúa tể cả muôn loài:
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,Là khiến cho mọi vật đều im hơi.Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi
Nỗi nhớ rừng thiêng, nhớ quyền uy… của chúa sơn lâm chính là nhớ những năm tháng không thể nào quên. Nỗi nhớ ấy chính là khát vọng sống, khát vọng tự do cháy bỏng.Hổ nhớ rừng là nhớ đến những kỉ niệm chói lọi một thời vàng son, một thời oanh liệt. Cảnh vật tráng lệ. Nhạc của thơ cũng là nhạc của rừng.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngànTa lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gộiTiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật!Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu?
Các luyến láy, điệp ngữ: đâu những đêm vàng…, đâu những ngày mưa.. đâu những bình minh…, đâu những chiều…, nay còn đâu? xuất hiện nối tiếp trong năm câu hỏi tu từ tạo nên nhạc điệu du dương, triền miên, da diết, thể hiện sâu sắc tình thương nỗi nhớ của hùm thiêng sa cơ, nhớ rừng, tiếc nuối một thời oanh liệt nay đã trở thành hoài niệm, thành dĩ vãng. Chúa sơn lâm nhớ đêm, nhớ ngày, nhớ bình minh, nhớ chiều tà, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ cảnh giang sơn trong màn mưa rừng, nhớ cây xanh nắng gội, nhớ chim hót tưng bừng lúc bình minh, nhớ mặt trời gay gắt trong khoảnh khắc hoàng hôn… Nỗi nhớ tiếc ấy là nỗi đau buồn bị tước đoạt mất tự do, cũng là nỗi khao khát tự do. Thế Lữ đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu, dào dạt cảm xúc để thể hiện nỗi nhớ rừng của con hổ… Một tiếng than như xiết lấy lòng người, khêu gợi và lay tĩnh:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Bị sa cơ, bị tù hãm trong cũi sắt. Phải xa rừng nên nhớ rừng. Đau đớn và uất hận biết bao giờ nguôi? Như một tiếng thở dài ngao ngán:Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu.Vị chúa sơn lâm, nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già rồi uất hận căm ghét những cảnh không đời nào thay đổi tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa tầm thường giả dối nhỏ bé:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòngLen dưới nách những mô gò thấp kém.
Uất hận cảnh tù hãm, chán ghét những cảnh vật tầm thường nhỏ bé do lũ người kia ngạo mạn bày ra, hổ lại nhớ day dứt, nhớ khôn nguôi cảnh nước non hùng vĩ. Nhớ rừng là nhớ vương quốc tự do ngày nào:
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trịNơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa.
Trước thực tại đau đớn, hổ chỉ còn biết thả hồn mình theo giấc mộng ngàn. Chúa sơn lâm cất tiếng gọi rừng thiêng với bao nhớ thương bồi hồi, da diết:
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Nhớ rừng là một trong mười bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới (1932-1941). Thể thơ tự do, lời thơ đẹp, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ. Nhạc điệu du dương, cảm xúc dào dạt. Hình tượng con hổ sa cơ, đau đớn uất hận, da diết nhớ rừng được khắc hoạ sâu sắc, đầy ám ảnh.Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời (1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận… của con hể nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống, khao khát tự do. Bài thơ như một lời nhắn gửi kín đáo, thiết tha về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là giá trị của tự do. Hình tượng con hổ nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư tưởng vĩ đại ấy.

(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại 103.30Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

góp ý

Gửi bởi vĩnh nghiêm ngày 22/07/2009 10:07Có 5 người thích

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu, Sống những cảnh không đời nào thay đổi,cho góp ý tí xíu là "ghét" chứ ko phải "sống",đúng ko nhỉ??

1014.04Trả lời Ảnh đại diện

Đồng ý với vĩnh nghiêm

Gửi bởi DƯƠNG VƯƠNG ngày 28/04/2010 20:51

còn cả chỗ"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng"hình như là "náu sau rừng"xem lại với, anh Vanachi nhé

BÁC ĐẾN CHƠI ĐÂY TA VỚI TA! 833.12Trả lời Ảnh đại diện

máu

Gửi bởi Hoa Xuyên Tuyết ngày 29/04/2010 00:48Có 2 người thích

@Dương Vương: Máu chứ bạn. Lênh láng máu...

"Xin anh đừng hỏi vì saoTên anh em để lẫn vào trong thơ..." 623.94Trả lời Ảnh đại diện

Sống - ghét

Gửi bởi Hoa Xuyên Tuyết ngày 29/04/2010 00:50Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết ngày 29/04/2010 00:52

@ĐLH: Chị nghĩ em sửa thành sai mất rồi. Sống chứ không phải ghét! Hmm... Mặc dù trên mạng thì mọi người chép là Ghét, nhưng chị nhớ ngày xưa mình từng đọc thấy ở văn bản là Sống. Để tìm lại văn bản xem sao nhé?

"Xin anh đừng hỏi vì saoTên anh em để lẫn vào trong thơ..." 513.04Trả lời

Trang 123 trong tổng số 3 trang (25 bài trả lời)[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

© 2004-2025 VanachiRSS

Nguyên in là “riễu” trong cả hai lần in năm 1935 và 1941, đây sửa lại theo chính tả hiện nay.

Từ khóa » Nhớ Rừng Lớp 8 Thơ