Bài Thơ: Ông Đồ (Vũ Đình Liên) - Nội Dung Bài Thơ, Hoàn Cảnh Sáng ...

Bài thơ: Ông Đồ (Vũ Đình Liên) - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩmTác giả tác phẩm lớp 8 Ông Đồ (Vũ Đình Liên)Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm: Ông Đồ (Vũ Đình Liên)

  • Bài thơ: Ông Đồ (Vũ Đình Liên)
  • I. Đôi nét về tác giả Vũ Đình Liên
  • II. Đôi nét về bài thơ Ông Đồ
  • III. Dàn ý phân tích bài thơ Ông Đồ
  • IV. Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
  • V. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bài thơ Ông đồ
  • VI. Trắc nghiệm kiến thức bài Ông Đồ

Bài thơ: Ông Đồ (Vũ Đình Liên) - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc gửi tới các bạn bao gồm các thông tin cơ bản về bài thơ Ông đồ như Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác.... Hi vọng thông qua tài liệu này, các em sẽ nắm được những kiến thức cơ bản, từ đó dễ dàng vận dụng làm các đề văn liên quan tới tác phẩm một cách dễ dàng hơn.

  • Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
  • Soạn Văn 8 bài Ông đồ (Vũ Đình Liên)
  • Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ "Ông đồ"

Bài thơ: Ông Đồ (Vũ Đình Liên)

Nội dung bài thơ Ông ĐồMỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực Tàu, giấy đỏBên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tài:“Hoa tay thảo những nétNhư phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?

I. Đôi nét về tác giả Vũ Đình Liên

- Vũ Đình Liên (1913 - 1996)

- Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới

+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học

- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng

- Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…

II. Đôi nét về bài thơ Ông Đồ

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vì trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.

2. Bố cục

Chia làm 3 phần:

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế

- Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn)

- Phần 2: Tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm

3. Giá trị nội dung

- Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ được viết theo thể thơ ngụ ngôn gồm nhiều khổ

- Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ

- Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm

III. Dàn ý phân tích bài thơ Ông Đồ

I/ Mở bài

- Khái quát về tác giả Vũ Đình Liên, một nhà thơ nổi bật với thiên hướng văn chương mang nặng nỗi tiếc thương và sự hoài niệm quá khứ

- Giới thiệu bài thơ Ông đồ: Một trong những bài thơ bình dị mà cảm động, nhìn vào đó, mỗi người sẽ có cảm giác “sám hối...với lớp người đang đi về cõi chết”- ông đồ

II/ Thân bài

1. Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành

- Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở

- Hành động: bày mực tàu, giấy đỏ - công cụ chủ yếu của các nhà nho

- Địa điểm: Bên phố đông người ⇒ sự đông vui, náo nhiệt lúc xuân về

⇒ Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi dịp tết đến xuân về thưởu xưa

- “Bao nhiêu người thuê viết....khen tài”: Sự thịnh thế của Hán học, các nhà Nho khẳng định vị trí của mình trong lòng người, đó là những con người được ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn

⇒ Góp phần không nhỏ khắc gợi không khí náo nhiệt truyền thống, nét văn hòa không thể bỏ qua của mùa xuân trong tâm thức cổ truyền của dân tộc

⇒ Nhịp thơ nhanh ⇒ giữa không khí náo nức, ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời

2. Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn

- “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”: từ “nhưng” tạo bước ngoặt trong cảm xúc người đọc, sự suy vi ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một cách rõ ràng, day dứt nhất

- “Người thuê viết nay đâu?”: câu hỏi thời thế, cũng là câu hỏi tự vấn

⇒ Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không cần ai thuê viết, ngợi khen

- “Giấy đỏ ...nghiên sầu”: Hình ảnh nhân hoá, giấy bẽ bàng sầu tủi, mực buồn động trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được

- “Lá bàng...mưa bị bay”: Tả cảnh ngụ tình: nỗi lòng của ông đồ. Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo ⇒ tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận

3. Tình cảm của nhà thơ:

- Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở (lại: sự lặp lại tuần hoàn của cảnh thiên nhiên)

- Hình ảnh: “Không thấy”, phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng

⇒ Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề bài thơ

- “Những người muôn năm cũ...bây giờ?”: Câu hỏi đặt ra dường như không phải để tìm một câu trả lời, đó như một niềm than thân, thương phận mình.

⇒ Câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời

III/ Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ: Khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sị Nho học với kết cấu chặt chẽ, ngôn từ gợi cảm...

- Liên hệ bài học hiện nay: Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống

IV. Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ.

Lưu ý: học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Khổ thơ 1

Khung cảnh: mùa xuân về, hoa đào nở, ông đồ bày mực tàu giấy đỏ trên phố tấp nập.

“Mỗi, lại” thể hiện sự lặp đi lặp lại, luân phiên như một lẽ thường tình của cuộc sống.

→ Một nét văn hóa truyền thống từ lâu đời của nhân dân ta được lưu giữ và trân trọng mỗi dịp tết đến xuân về. Trước sự nhộn nhịp của không gian ngày tết, hình ảnh ông đồ và cảnh viết chữ trở thành một đặc trưng không thể thiếu.

→ Tầm quan trọng của nhân vật ông đồ trong đời sống văn hóa của con người mỗi dịp tết đến xuân về.

b. Khổ thơ 2

“Bao nhiêu người thuê viết”: thể hiện sự đông đúc, tấp nập, hào hứng của con người trước cảnh viết chữ của ông đồ.

Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngưỡng mộ, tấm tắc khen ngợi và kính trọng. Khung cảnh cho chữ hiện lên trước mắt bạn đọc vô cùng nhộn nhịp, tấp nập, hào hứng và vui vẻ.

Nét chữ của ông đồ được người đời tấm tắc khen ngợi “như phương múa rồng bay” thể hiện niềm tin yêu, sự hi vọng của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự tốt đẹp.

→ Khổ thơ lột tả sự ngưỡng mộ, bái phục của con người trước tài năng viết chữ của ông đồ đồng thời thể hiện niềm hi vọng của con người về một năm mới tốt lành.

c. Khổ thơ thứ 3

Khung cảnh tấp nập khi xưa đã không còn, sự trân trọng cùng những lời ngợi khen cũng phai mờ theo năm tháng. Cái còn lại chỉ là không khí vắng lặng đến nao lòng. Xót xa đến nỗi nhà thơ phải thốt lên "Người thuê viết nay đâu".

Nhà thơ đã sử dụng khéo léo những hình ảnh mang tính biểu tượng: Giấy vốn đỏ thắm rực rỡ là vậy, nay cũng trở nên nhạt nhòa, ảm đạm. Mực khi xưa sóng sánh bay lượn theo từng nét chữ, nay lại lẳng lặng lắng đọng. Những sự vật vốn vô tri vô giác, trước thực tại hoang tàn cũng mang nặng tâm trạng "buồn", "sầu". Nỗi niềm đồng cảm, xót thương kín đáo mà vô cùng bi ai.

d. Khổ thơ thứ 4

Những con người từng ở vị trí cả xã hội tôn kính khi xưa vẫn ở đó, vẫn tiếp tục công việc của mình, không hề đổi thay. Nhưng thời thế biến chuyển, ông đồ rơi vào hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Con người vẫn tĩnh tại, nhưng lòng người đã không còn vẹn nguyên.

Dòng người tấp nập ngược xuôi lại không ai nguyện ý dừng chân ngoái lại, vô tình đến đau lòng. Hình ảnh của ông đồ đã trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình "ngồi đó" nhưng "không ai hay", cô độc, lạc lõng cùng cực.

e. Khổ thơ cuối

Hoa đào vẫn nở rộ, nhưng nho học đã hết thời, ông đồ cũng không thấy nữa. Ông đồ đã hoàn toàn biến mất trong bức tranh. Là do lòng người đổi thay, là do thời gian xóa nhòa hay nét đẹp truyền thống không được giữ gìn đã mất?

Câu hỏi tu từ cuối cùng vang lên bày tỏ tấm lòng xót thương vô hạn cho giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người đã hết lòng giữ gìn nét đẹp ấy.

→ Có thể nói, Vũ Đình Liên đã tạo dựng cho ba khổ thơ giá trị nội dung lẫn nghệ thuật vô cùng thành công. Tất cả phối hợp với nhau tạo nên cho đoạn thơ nghệ thuật đặc sắc. Để rồi qua đó gửi gắm nỗi hoài niệm xót thương của nhà thơ với ông đồ, niềm tiếc nuối cho sự mai một của nền văn hóa dân tộc.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

V. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bài thơ Ông đồ

Mỗi dịp tết đến xuân về, trong mỗi chúng ta không khỏi thổn thức, có những tục lệ tốt đẹp đang dần bị mai một đi, trong đó phải kể đến tục cho chữ. Tác giả Vũ Đình Liên đã tái hiện thành công ý nghĩa này qua bài thơ Ông đồ. Bài thơ kể về câu chuyện ông đồ những năm tháng ngày xưa được xã hội và mọi người tôn trọng, kính mến, mỗi năm tết đến xuân về lại bày mực viết chữ với đường nét đẹp đẽ. Nhưng càng ngày khi xã hội càng phát triển, con người lãng quên đi ông và không còn tôn vinh tục xin chữ nữa, ông đồ bơ vơ giữa đất trời lúc xuân về. Bài thơ nói về tục cho chữ trong bản sắc văn hóa dân gian, vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta nhưng đang bị con người lãng quên và mai một đi. Sự mai một này là niềm tiếc nuối cho bao thế hệ con người không chỉ lúc đấy mà còn đến cả thế hệ sau này. Bài thơ với những ý nghĩa sâu xa đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Mỗi chúng ta hãy biết bảo vệ những tục lệ truyền thống tốt đẹp của đồng bào, dân tộc ta để dù cho đất nước, xã hội có phát triển thế nào cũng không bị mai một đi và con cháu thời sau cũng luôn nhớ về, biết đến những truyền thống đó. Bài thơ đã cho chúng ta cái nhìn chân thực về một khía cạnh văn hóa trong đời sống. Từ đây, mỗi chúng ta cần tự nhìn nhận lại trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đưa đất nước phát triển tích cực hơn. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ Ông đồ vẫn giữ nguyên vẹn những ý nghĩa tốt đẹp ban đầu vốn có của nó và để lại nhiều suy ngẫm, ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

VI. Trắc nghiệm kiến thức bài Ông Đồ

......................................

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Bài thơ: Ông Đồ (Vũ Đình Liên) - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em sẽ nắm được những nội dung chính liên quan tới tác phẩm Ông đồ của Vũ Đình Liên, từ đó dễ dàng triển khai các đề văn liên quan tới tác phẩm này. Chúc các em học tốt.

Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Từ khóa » Bài Thơ ông đồ Lớp 8