Bài Thơ Phò Giá Về Kinh Tụng Giá Hoàn Kinh Sư, Trần Quang Khải

Phò giá về kinh của Trần Quang Khải sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn. Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu về tác giả Trần Quang Khải, nội dung bài thơ Phò giá về kinh. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Bài thơ Phò giá về kinh

  • 1. Giới thiệu về Trần Quang Khải
  • 2. Đôi nét về Phò giá về kinh
    • 2.1 Thể thơ
    • 2.2 Hoàn cảnh sáng tác
    • 2.3 Bố cục
    • 2.4 Nội dung
    • 2.5 Nghệ thuật
  • 3. Dàn ý phân tích bài thơ Phò giá về kinh
  • 4. Phò giá về kinh
    • 4.1 Phiên âm
    • 4.2 Dịch nghĩa
    • 4.3 Dịch thơ

1. Giới thiệu về Trần Quang Khải

- Trần Quang Khải (1241 - 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Nhân Tông được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1284 - 1285, 1287 - 1288), đặc biệt là hai trận Hàm Tử và Chương Dương.

- Ông không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một người có tài văn chương.

2. Đôi nét về Phò giá về kinh

2.1 Thể thơ

Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu có năm chữ.

2.2 Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

2.3 Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng của quân dân ta.
  • Phần 2. Hai câu sau. Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta.

2.4 Nội dung

Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

2.5 Nghệ thuật

Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, động từ mạnh kết hợp với biện pháp tu từ liệt kê.

3. Dàn ý phân tích bài thơ Phò giá về kinh

(1). Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Trần Quang Khải (những nét chính về cuộc đời, đặc điểm sáng tác…)
  • Giới thiệu về bài thơ “Phò giá về kinh” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

(2). Thân bài

a. Hào khí chiến thẳng của quân dân ta

- Hai câu đầu nói về chiến thắng của quân và dân ta, trong đó có sự đóng góp to lớn của người chỉ huy chính là tác giả.

- Động từ “đoạt, cầm” kết hợp với các địa danh “Chương Dương”, “Hồ Hàm Tử” góp phần làm nổi bật sự hào hùng và không khí chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.

- Đây đều là những trận chiến gây được tiếng vang lớn.

=> Không chỉ ca ngợi chiến công của quân dân ta mà còn thể hiện lòng tự hào dân tộc.

b. Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta

- Câu thơ 3: Thái bình tu trí lực (Thái bình nên gắng sức). Sau khi đánh bại quân thù, đất nước giành được độc lập bước vào thời bình, cần phải xây dựng và phát triển đất nước.

- Câu thứ 4: Vạn cổ thử giang sang (Non nước ấy ngàn thu). Khẳng định sự tồn vong bất diệt của đất nước đến muôn đời.

=> Đây không chỉ là mong muốn của riêng tác giả mà còn là mong muốn của cả một quốc gia, dân tộc.

(3) Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Phò giá về kinh.
  • Cảm nhận về bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.

4. Phò giá về kinh

4.1 Phiên âm

Đoạt sóc Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. Thái bình tu nỗ lực, Vạn cổ thử giang san.

4.2 Dịch nghĩa

Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử. Thái bình rồi nên dốc hết sức lực, Muôn đời vẫn có non sông này.

4.3 Dịch thơ

Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy nghìn thu.

Từ khóa » Bài Thơ Của Phò Giá Về Kinh