Bài Thơ "Rắn" độc đáo Của Lê Quý Đôn - Tạp Chí Cửa Việt
Có thể bạn quan tâm
“Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn mà chẳng học chẳng ai tha!
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu tiếng roi tra
Từ nay trâu Lỗ chăm nghề học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia”
Bài thơ được làm bằng thể thơ tập danh: mỗi câu có tên một giống rắn hoặc từ “rắn” câu đầu là liu điu, câu thứ hai là rắn nói chung, câu thứ ba là hổ lửa, câu thứ tư là mai, câu thứ năm là ráo, câu thứ sáu là lằn, câu thứ bảy là trâu, câu thứ tám là hổ.
Lê Quý Đôn là nhà bác học vốn thông minh từ nhỏ. Bài thơ trên được nhân dân truyền tụng là do ông có lần ham chơi, biếng học, làm ảnh hưởng đến danh tiếng gia đình nên ông làm để tạ lỗi với cha mẹ. Ở một số bản in, bài thơ có đầu đề là “Rắn đầu cứng cổ” – ý một câu thành ngữ, thường dùng để ám chỉ những đứa trẻ nói chung và những cậu học trò nói riêng ương ngạnh, khó bảo. Ở đây tác giả còn có dụng ý chơi chữ: rắn đối với cứng, đầu đối với cổ- một cặp động từ đan cài với một cặp danh từ . Ngoài ra rắn còn có nghĩa là con rắn.
Chúng ta cùng đọc lại từng cặp câu trong bài thơ đường luật trên:
Hai câu đề:
“Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn mà chẳng học chẳng ai tha”
Nghĩa ẩn trong hai câu này mà Lê Quý Đôn muốn đề cập là việc học của học trò. Ngày trước không phải nhà nào cũng có điều kiện cho con đi học; con nhà nào được đi học là điều vinh dự. “Giống nhà” được phân biệt với “giống rừng” không được thuần hóa, không ai nuôi dạy. Rõ ràng là con của những nhà có học là con nhà gia giáo, nên việc học là việc bắt buộc; nếu lười học, không chịu học thì sẽ bị phạt (“chẳng học chẳng ai tha”).
Hai câu thực:
“Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha”
Sự xuất hiện rắn hổ – mẹ và rắn mai – cha với tính cách đặc thù: mẹ thì “thẹn… đau lòng” cha thì “thét… gầm rát cổ” là rất hợp với thái độ tâm lý bực tức, lo lắng của người làm cha làm mẹ đối với việc học của con mình. Lối chơi chữ hay ở câu thơ là để “lửa” đối với “đèn”, “thét” đối với “gầm” đứng trước và liền sau “hổ” và “mai” thật gợi cảm.
Tiếp đến là hai câu luận:
“Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu tiếng roi tra”
Đấy là sự tất yếu về việc dùng roi đối với người con quen nói dối của các bậc làm cha làm mẹ. Điều đáng lưu ý ở hai câu thơ này là nghệ thuật dùng từ, “mép” đối với “lưng” đi liền nhau trong từng cụm từ “ráo mép”, “lằn lưng” có ý nghĩa chỉ tính chất như thành ngữ dân tộc ta thường dùng.
Hai câu kết:
“Từ nay trâu Lỗ chăm nghề học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia”
Trâu “tức Châu” là quê Mạnh Tử, Lỗ là quê Khổng Tử, ở đây lại có ý nghĩa là rắn trâu. Tác giả mượn quê hương của hai bậc tài danh để khuyên bảo các bậc tài danh tương lai phải chăm học kẻo hổ thẹn mang danh gia đình dòng dõi bề thế mà học hành đỗ đạt chẳng ra gì. “Hổ mang” ở câu kết cũng là một giống rắn khác với “hổ lửa” ở câu thực trên kia. Phải chăng tác giả có ý nhấn mạnh vai trò của giống rắn nòi đặc biệt là “chúa” của mọi giống rắn?
Bài thơ “Rắn” của Lê Quý Đôn quả là một bài thơ độc đáo!
L.H.X
Từ khóa » Bài Thơ Rắn đầu Biếng Học Của Lê Quý đôn
-
Rắn đầu Biếng Học – Wikisource Tiếng Việt
-
Lê Quý Đôn Và Bài Thơ Về Rắn - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Bàn Về Bài Thơ "Rắn đầu Biếng Học" - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Lê Quý Đôn Và Bài Thơ “Rắn Đầu Biếng Học”
-
Bài Thơ: Rắn đầu Rắn Cổ (Lê Quý Đôn - 黎貴惇) - Thi Viện
-
Bài Thơ “Rắn đầu Biếng Học” Tương Truyền Là Của Lê Quý Đôn Dưới ...
-
Con Rắn Trong Bài Thơ Kỳ Lạ Của Lê Quý Đôn
-
Tổng Hợp 10+ Bài Thơ Rắn đầu Biếng Học Chi Tiết Nhất
-
Tích Trạng Việt Nam - Bài Thơ "Rắn" Của Lê Quý Đôn Lê ... - Facebook
-
Top 10 Bài Thơ Hay Của Nhà Bác Học Lê Quí Đôn
-
Bài''Rắn đầu Biếng Học '' Do Ai Viết?
-
Câu Hỏi Bài Thơ “rắn đầu Biếng Học Tương Truyền Là Của Lê Quý đ
-
Bài Thơ “Rắn đầu Biếng Học” Có Phải Của Lê Quý Đôn