Bài Thơ Tây Tiến được Sáng Tác ở Hà Nam?

Tin nóng:

  • Trong nước: U16 Việt Nam vào bán kết giải Đông Nam Á 2024

  • Người đại biểu nhân dân: Ngày làm việc thứ 27, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

  • Tài chính - Ngân hàng: 36 khoản phí, lệ phí được giảm từ 1/7

  • Thông tin: Chính phủ ban hành Nghị định mới về giá đất

  • Thư viện ảnh: Bất chấp cảnh báo người dân vô tư bơi lội trên hồ

  • Kinh tế: Hà Nam đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng về tốc độ tăng trưởng GRDP trong 6 tháng đầu năm

  • Giáo dục: Hơn 7.600 thí sinh hoàn thành môn ngoại ngữ, kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

  • Nhịp cầu nhân ái: Trao tặng sữa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Trường Mầm non Phù Vân

Báo Hà Nam điện tử Văn hóa Văn học - Nghệ thuật Bài thơ Tây Tiến được sáng tác ở Hà Nam? 17132 15:54 26/02/2018 bình luận

Từ khi ra đời đến nay, bài thơ "Tây Tiến" đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá cao về giá trị tư tưởng và nghệ thuật, được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 1 từ năm 2007. Bài thơ có sức lay động lớn đối với công chúng trong nước và ở nước ngoài.

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Đó là hai câu mở đầu bài thơ "Nhớ Tây Tiến" của nhà thơ tài hoa Quang Dũng, về sau được ông đổi thành "Tây Tiến". Ngay từ khi ra đời, bài thơ đã được bộ đội ta và nhiều người hâm mộ yêu thích. Cùng với độ lùi của thời gian bài thơ càng trở nên nổi tiếng, có thể coi là kiệt tác của nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Nhà thơ Quang Dũng (1921-1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, quê làng Phượng Trì, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Ông gia nhập quân đội sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo "Chiến đấu". Năm 1947, sau khi học Trường bổ túc quân sự, ông giữ chức Đại đội trưởng tại Tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến, gọi tắt là Trung đoàn Tây Tiến. Năm 2001, nhà thơ Quang Dũng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Trong nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học, không gian, thời gian, hay nói khác đi bối cảnh sáng tác là một vấn đề không thể bỏ qua. Bởi những yếu tố này có tác động ảnh hưởng đến chủ thể sáng tạo (nhà văn, nhà thơ). Đối với bài thơ "Tây Tiến" cũng vậy. Cuối bài thơ ghi: Phù Lưu Chanh, 1948 cho biết thời gian và địa điểm Quang Dũng sáng tác bài thơ. Thời gian sáng tác đã rõ, các nhà nghiên cứu phê bình đều thống nhất là năm 1948.

Hình ảnh người lính Tây Tiến. Ảnh: vtv.vn

Trước đây khi nói về địa điểm ra đời của bài "Tây Tiến" một số ý kiến cho rằng: Phù Lưu Chanh thuộc huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông cũ. Nhưng tra cứu thư tịch cũ như cuốn "Các trấn, tổng, xã danh bị lãm" biên soạn đầu thế kỷ XIX đối chiếu với "Dư địa chí xã Phù Lưu" trên cổng, thông tin điện tử huyện Ứng Hòa, không thấy có địa danh Phù Lưu Chanh, chỉ có hai thôn Phù Lưu Thượng và Phù Lưu Hạ đều thuộc xã Phù Lưu.

Vậy Phù Lưu Chanh ở đâu? Đào Ngọc Đệ (giảng viên Đại học Hải Phòng) viết: "Năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), nhớ đến đồng đội cũ, ông viết bài thơ "Nhớ Tây Tiến" sau đổi là "Tây Tiến" (1), ý kiến này cũng chưa thật cụ thể. Một số tác giả khác thì nói chung chung: Năm 1948, nhà thơ Quang Dũng sáng tác bài thơ "Tây Tiến" ở Phù Lưu Chanh.

Tìm hiểu các nguồn tư liệu và ý kiến các cụ cao tuổi ở địa phương thì được biết: Vào thời Nguyễn có xã Phù Lưu thuộc tổng Phù Lưu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Phù Lưu là một xã nhất thôn, nhất xã gồm 3 xóm: Thượng, Trung, Hạ. Về sau dân cư đông đúc lên, xã Phù Lưu chia thành ba thôn và đổi tên: xóm Thượng thành thôn Phù Lưu Chanh, xóm Trung thành thôn Cát Nguyên, xóm Hạ thành thôn Thường Khê. Cuối năm 1948, thành lập xã Nguyễn Úy đổi tên thôn Phù Lưu Chanh thành thôn Phù Lưu. Xã Nguyễn Úy (Kim Bảng) hiện nay gồm 5 thôn Phù Lưu, Cát Nguyên, Thường Khê, Đức Mộ, Thuận Đức. Tên xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là thể theo nguyện vọng của nhân dân muốn lưu danh Nguyễn Úy - người cộng sản đầu tiên ở thôn Đức Mộ có nhiều cống hiến cho cách mạng thời kỳ 1930 - 1945. Sinh thời nhà thơ đã kể về hoàn cảnh ra đời của bài thơ: "Bài thơ Tây Tiến tôi làm khi về dự Đại hội toàn quân ở Liên khu 3, làng Phù Lưu Chanh. Tôi làm thơ rất nhanh, làm xong đọc trước đại hội, được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Nhân có Nguyễn Huy Tưởng, đại biểu nhà văn ở Việt Bắc về dự, lúc đi tôi gửi anh luôn. Sau anh Xuân Diệu cho in ngay ở Tạp chí văn nghệ. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả có chút lý luận gì về thơ cả. Dẫu sao bài thơ Tây Tiến có cái hào khí của lãng mạn một thời gắn với lịch sử kháng chiến anh dũng của dân tộc. Từ Tây Tiến trở đi tôi làm nhiều thơ hơn"(2). Tạp chí Văn nghệ số 11 - 12 tháng 4-5 năm 1949 của Hội Văn nghệ Việt Nam (Thư ký Tòa soạn Nguyễn Huy Tưởng) in bài thơ ở trang 17 có tên "Nhớ Tây Tiến", cuối bài ghi: Quang Dũng (Đoàn quân nhân văn nghệ L.K.3).

Quang Dũng sáng tác bài thơ khi không còn ở Trung đoàn Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác. Bài thơ ra đời trong không khí thi đua đánh giặc của Đại hội toàn quân Liên khu 3, giữa làng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Nơi đây trước Cách mạng Tháng Tám nằm trong vùng An toàn khu của Xứ ủy Bắc Kỳ. Từ năm 1946 - 1950, trên địa bàn 3 thôn Phù Lưu Chanh, Cát Nguyên, Đức Mộ (xã Nguyễn Úy) và Thu Nội, Trầm Lộng (Ứng Hòa, Hà Nội) có Trường Y tế của Liên khu 3 do hai Giáo sư Trần Hữu Tước, Tôn Thất Hoạt phụ trách.

Từ khi ra đời đến nay, bài thơ "Tây Tiến" đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá cao về giá trị tư tưởng và nghệ thuật, được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 1 từ năm 2007. Bài thơ có sức lay động lớn đối với công chúng trong nước và ở nước ngoài. Năm 1960, có một phái đoàn văn hóa nước ngoài sang Việt Nam cứ nhất định đòi đến thăm nhà riêng tác giả bài thơ "Tây Tiến".

Đối với nhiều người, nhất là cựu chiến binh Trung đoàn Tây Tiến bài thơ còn là biểu tượng/đài thơ của Trung đoàn và không chỉ có thế bài thơ còn gắn bó với những người đã từng tham gia lực lượng Tây Tiến nói chung. Trung đoàn Tây Tiến được thành lập ngày 27/2/1947 nhưng cái tên Tây Tiến, lực lượng Tây Tiến đã xuất hiện từ cuối năm 1945 và Hà Nam có phần đóng góp. Tháng 11/1945, Chi đội 3 Tây Tiến do đồng chí Nam Hải và đồng chí Lê Trọng Tấn chỉ huy tiến lên Mộc Châu (Sơn La). Cùng lên có Đại đội Vệ quốc đoàn của tỉnh Hà Nam do đồng chí Thiều Văn Cố làm Đại đội trưởng, đồng chí Đỗ Ngọc Du làm chính trị viên và Đại đội vệ quốc đoàn của tỉnh Nam Định. Lực lượng của ta đã kịp thời chặn đánh một số Đại đội lính khố đỏ, chỉ huy là sĩ quan Pháp từ thị xã Sơn La kéo xuống. Quân địch có ưu thế về trang bị vũ khí nhưng trước sức chiến đấu kiên cường của bộ đội ta chúng phải hoảng loạn tháo chạy. Đứng trong hàng ngũ Trung đoàn Tây Tiến Hà Nam có thạc sĩ Nguyễn Thành, quê thị trấn Kiện Khê (Thanh Liêm), ông để lại cho đời 2 bài hát đi cùng năm tháng: "Qua miền Tây Bắc'' và "Cảm xúc tháng Mười".

Sáng tác bài thơ nổi tiếng trên đất Hà Nam, nhà thơ Quang Dũng có nhiều gắn bó với vùng đất này, như ông từng kể "Những ngày đầu vào quân đội, tôi nhận công tác ở phòng công vụ Bắc Bộ, phòng này do anh Nguyễn Văn Châu phụ trách. Tôi làm phái viên của phòng, có nhiệm vụ đi thu mua vũ khí ở vùng Hà Nam, Sơn Tây"(3). Rồi thời gian nhà thơ làm trưởng đoàn văn nghệ Liên khu 3 (sau năm 1948), ông nhiều lần công tác trên đất Hà Nam. Nặng lòng với nơi chốn có nhiều kỷ niệm, năm 1957, Quang Dũng sáng tác bài thơ "Hồng Phú Châu Giang" dài tới 61 câu theo thể thơ tự do ôn lại một thời kháng chiến, tràn đầy cảm xúc.

Hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam, sáng 18 tháng Giêng năm Mậu Tý (24/2/2008), lần đầu tiên các cựu chiến binh Trung đoàn Tây Tiến cùng đông đảo cảc nhà nghiên cứu, phê bình văn học, những người hâm mộ thơ Quang Dũng đã họp mặt tại Hà Nội để kỷ niệm 60 năm bài thơ "Tây Tiến" ra đời, đặc biệt còn có sự hiện diện của Bà Sunthon Sayatrắc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Năm 2018, 70 năm bài thơ "Tây Tiến" ra đời đôi điều nhớ lại bối cảnh sáng tác cùng những gắn bó của nhà thơ Quang Dũng với vùng đất sông Châu - núi Đọi Hà Nam.

Mai Khánh

(1) Đào Ngọc Đệ: "Tây Tiến " - Bài thơ đặc sắc của nhà thơ Quang Dũng, Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh số 415 ngày 26/8/2016.

(2) Nhà thơ Quang Dũng nói về Tây Tiến, Vũ Văn Sỹ ghi theo lời kể của nhà thơ Quang Dũng, Tạp chí văn hóa Nghệ An ngày 14/01/2012.

(3) như chú thích (2)

Mai Khánh

Bình luận bài viết

Gửi bình luận

Bình luận

Tin bài khác Nhà thơ Đinh Thị Hằng và những sáng tác cho thiếu nhi Nhà thơ Đinh Thị Hằng và những sáng tác cho thiếu nhi Đi tìm tài năng văn chương trong nhà trường Đi tìm tài năng văn chương trong nhà trường Nâng cao chất lượng quản lý và công tác hội viên Hội VHNT trong tình hình mới Nâng cao chất lượng quản lý và công tác hội viên Hội VHNT trong tình hình mới
  • Tỏa sáng những tài năng nghệ thuật lứa tuổi học sinh

  • Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024

  • Giới thiệu tác phẩm của các tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

  • Tấm lòng người mẹ đồng chiêm qua bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”

  • Khởi động Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 5 - 2024

  • Tôn vinh những sáng tạo của các nhà thơ qua giao lưu thơ Xuân

  • Phát động Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024

  • Nghệ sĩ Bích Việt và niềm đam mê với nghệ thuật chèo

o C
  • Đường dây nóng của BCĐ tỉnh về PCTN, TC
  • Chuyển đổi số
  • Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
  • van ban chi dao
  • Bien dao
  • Dien luc Ha Nam
  • sk & bl
  • Ho so tu lieu
  • Dia chi Ha Nam
  • Lien he QC

Truyền hình Internet

Ghi nhận ngày đầu diễn ra kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Ghi nhận ngày đầu diễn ra kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

  • Trò chuyện với Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn về Gia đình Việt Nam
  • Xây dựng và phát triển thương hiệu cho vải lai U trứng Kim Bảng
  • Bình Lục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống ma túy
  • Sẵn sàng cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024
  • Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện dân quân, tự vệ
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 16 - 22/6
  • Báo chí Hà Nam với chuyển đổi số

Tin mới

  • U16 Việt Nam vào bán kết giải Đông Nam Á 2024

    U16 Việt Nam vào bán kết giải Đông Nam Á 2024

  • Ngày làm việc thứ 27, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Ngày làm việc thứ 27, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

  • 36 khoản phí, lệ phí được giảm từ 17

    36 khoản phí, lệ phí được giảm từ 1/7

  • Liên hợp quốc yêu cầu Houthi chấm dứt các hành động tấn công trên Biển Đỏ

    Liên hợp quốc yêu cầu Houthi chấm dứt các hành động tấn công trên Biển Đỏ

  • Chính phủ ban hành Nghị định mới về giá đất

    Chính phủ ban hành Nghị định mới về giá đất

  • LLVT huyện Thanh Liêm đồng hành cùng nhân dân phòng, chống thiên tai

    LLVT huyện Thanh Liêm đồng hành cùng nhân dân phòng, chống thiên tai

  • Ứng xử trong gia đình thời hiện đại

    Ứng xử trong gia đình thời hiện đại

  • Thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành công thương

    Thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành công thương

Đọc nhiều

  • Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 

    Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 

  • Cách làm du lịch đêm của Đà Nẵng

    Cách làm du lịch đêm của Đà Nẵng

  • Nhiều mô hình hiệu quả làm theo gương Bác ở An Ninh

    Nhiều mô hình hiệu quả làm theo gương Bác ở An Ninh

  • Nâng cao tiêu chí thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân

    Nâng cao tiêu chí thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân

  • Khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt

    Khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt

  • Các chế độ tăng theo lương cơ sở từ 17 như thế nào

    Các chế độ tăng theo lương cơ sở từ 1/7 như thế nào?

  • Đặt làm trang chủ
  • Thông tin tòa soạn
  • Liên hệ quảng cáo
  • Đường dây nóng 0913 067 381
  • Sơ đồ website
  • Về đầu trang

Từ khóa » Bài Thơ Tây Tiến được Viết Theo Thể Thơ Nào