Bài Thơ: Thu ẩm (Nguyễn Khuyến - 阮勸) - Thi Viện

2384.33Thể thơ: Thất ngôn bát cúThời kỳ: Cận đại2 bài trả lời: 2 bình luận44 người thíchTừ khoá: mùa thu (330) uống rượu (76) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 11 [1990-2006] (43)
  • Chia sẻ trên Facebook
  • Trả lời
  • In bài thơ
  • Tài liệu đính kèm 3

Một số bài cùng từ khoá

- Thu Hà Nội (Phạm Thị Mai Khoa)- Uống rượu tiêu sầu bài 1 (Cao Bá Quát)- Thể dục (Khuyết danh Việt Nam)- Gửi người vợ miền Nam (Nguyễn Bính)- Hồi 10: Kiều mắc lừa Sở Khanh (Nguyễn Du)

Một số bài cùng tác giả

- Ngô huyện Lão sơn- Thầy đồ mắc lừa gái- Thập nguyệt thập cửu nhật vãng bái Vụ Bản Trần tiên sinh kỵ nhật- Hữu cảm kỳ 2- Ngẫu thành kỳ 4

Một số bài cùng nguồn tham khảo

- Than nghèo (Nguyễn Khuyến)- Mừng đốc học Hà Nam (Nguyễn Khuyến)- Anh giả điếc (Nguyễn Khuyến)- Than già (Nguyễn Khuyến)- Hỏi thăm quan tuần mất cướp (Nguyễn Khuyến)

Đăng bởi Vanachi vào 21/03/2005 00:40, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 09/07/2017 14:35

Giọng đọc Cammy

Đang tải...

Giọng đọc Hoa Phong Lan

Đang tải...

Giọng ngâm Trần Thiện Tùng

Năm gian nhà cỏ thấp le te,Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.Độ năm ba chén đã say nhè.

Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm).[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 1 trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)[1]

Ảnh đại diện

Phân tích bài "Thu ẩm" của Nguyễn Khuyến

Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/07/2017 11:00Có 1 người thích

Rượu, hoa, trăng... là những thú tiêu khiển thanh cao của các tao nhân mác khách xưa nay. Bài thơ "Nâng chén, hỏi trăng" của Lý Bạch rất được nhiều người yêu thích:

Người nay chẳng thấy trăng thời trướcNgười trước, trăng nay soi đã từngNgười trước, người nay như nước chảyCùng xem trăng sáng đều thế đấyChỉ ước vui ca thưởng chén quỳnhBe vàng, trăng sáng vào rọi mãi.(Tương Như dịch)
Tam Nguyên Yên Đổ cũng có nhiều câu thơ rất đậm đà ý vị nói về rượu:
Khi vui chén rượu say không biếtNgửa mặt lờ mờ ngọn núi xa.(Cáo quan về ở nhà)
Em cũng chẳng no mà chẳng đói,Thung thăng chiếc lá, rượu lưng bầu.(Lụt, hỏi thăm bạn)
Rượu ngon không có bạn hiền,Không mua không phải không tiền không mua...
Và còn có "Thu ẩm" - mùa thu uống rượu. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là "Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe". Câu thơ đã diễn tả trạng thái ngà ngà say... đến "say nhè": "Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy - Độ năm ba chén đã say nhè". "Say nhè" là say êm, say nhẹ, say rồi ngủ quên đi lúc nào chẳng biết. Chẳng phải là say bét nhè, bê tha. Nguyễn Khuyến rất thanh cao, chỉ có "năm ba chén" nhỏ, đúng là cái thú "Khi vui chén rượu say không biết" hoặc "Khi hứng uống thêm năm chén rượu - Khi buồn ngâm láo một câu thơ" (Đại lão)Trong sáu câu thơ đầu thì đã có đến năm câu đều có màu sắc thể hiện một cái nhìn đếm thu lúc ngồi uống rượu một mình. Có màu đen thẫm mịt mùng của đêm sâu "ngõ tối". Có ánh sáng "lập loè" của bầy đom đóm. Có sắc trắng nhờ của "màu khói nhạt" nhẹ bay "phất phơ" trên lưng giậu cúc tần trước sân của năm gian nhà cỏ bình dị. Có màu vàng của bóng trăng loe tan ra "lóng lánh" trên làn ao "sóng biếc theo làn hơi gợn tí" trong veo. Có da trời màu "xanh ngắt" rất đẹp. Và sắc "đỏ hoe" của đôi mắt ông lão, của thi nhân đang uống rượu âm thầm.Cảnh vật có đường nét cao, thấp, xa, gần, mỏng và nhẹ. Độ "thấp le te" của ngôi nhà cỏ năm gian. Độ sâu của đêm khuya và "ngõ tối" nơi làng quê vùng đồng chiêm trũng. Độ nhẹ vờn bay "phất phơ" của màu khói nhạt. Chiều đo "thấp" của "lưng giậu", nét gợi của "làn ao", vòng tròn của "bóng trăng loe" trên mặt "ao thu lạnh lẽo", độ xa, cao, rộng của bầu trời, chân trời, độ hõm của đôi mắt "đỏ hoe" đã "say nhè".Màu sắc ấy, đường nét ấy qua cái nhìn chập chờn, tỉnh say say tỉnh của nhà thơ. Màu sắc đường nét ấy là màu sắc của tâm tưởng, là đường nét của tâm trạng. Còn đâu nữa, chén rượu tri âm của đôi bạn "đăng khoa ngày trước?".
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắpChén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân?
Nay nhà thơ chỉ còn uống rượu trong đêm sâu, âm thầm, lặng lẽ và cô đơn. Cao Bá Quát nửa đầu thế kỷ XIX chỉ uống rượu "tiêu sầu". Còn Nguyễn Khuyến "đêm thu nay’’ uống rượu cho vơi đi nỗi buồn thế sự "Rằng quan nhà Nguyễn nhà Nguyễn cáo về đã lâu" uống rượu để thao thức, thao thức nên uống rượu để vơi đi nỗi đau cuộc đời: "Có phải tiếc xuân mà đứng gọi - Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ (Cuốc kêu cảm hứng). Vợ chết, con mất, bạn chí thân qua đời, tuổi già, ốm đau, Nguyễn Khuyến mượn "năm ba chén rượu” để vợi đi ít nhiều nỗi buồn cô đơn:
Đời loạn đi về như hạc độc,Tuổi già hình bóng tựa mây côi.(Gửi bạn)
Hình như chén rượu của nhà thơ đã tràn đầy nước mắt? Hai câu kết ý tại ngôn ngoại. Thấm một nỗi buồn mênh mông. Người đọc vô cùng xúc động khi thấy nhà thơ "say nhè" nằm ngủ:
Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy,Độ năm ba chén đã say nhè.
Cả bài thơ, ngoài đầu đề "Thu ẩm" ra, chẳng có một chữ thu nào nữa, thế mà câu thơ nào cũng chứa đựng một tình thu, và hồn thu man mác, dào dạt. Đó là chất thi vị độc đáo của bài thơ này. Các từ láy: le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh... với các từ "rượu", "chén", "say nhè" - cho thấy nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến vô cùng tinh luyện, hình tượng và biểu cảm.Trước Nguyễn Khuyến gần 500 năm, Nguyễn Trãi có câu thơ:
Sách một hai phiên làm bầu bạnRượu năm ba chén đổi công danh.(Tự thán - 10)
Sau khi Nguyễn Khuyến mất gần nửa thế kỉ, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng có câu thơ nói về rượu: "Du kích quy lai tửu vị tàn". (Thu dạ, 1948)Đó là những chén rượu một thời, cũng là những chén rượu một đời. Chén rượu của các thi nhân - chén rượu thanh cao và sang trọng.

tửu tận tình do tại 324.22Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Dựa vào chùm thơ thu của ông để làm sáng tỏ nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam

Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/07/2017 11:03Có 1 người thích

I - TÌM HIỂU ĐỀĐề bài yêu cầu chứng minh một nhận định của Xuân Diệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến, nghĩa là đi vào một phương diện đặc sắt nổi bật trong sáng tác của nhà thơ cổ điển lớn này. Phạm vi tư liệu phân tích, dẫn chứng là chùm thơ thu gồm ba bài: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến cảm nhận, diễn tả cảnh sắc mùa thu ở làng quê Việt Nam từ một góc độ, thời điểm khác nhau. Để làm sáng tỏ nhận định của Xuân Diệu, cần phân tích đặc sắc riêng của từng bài thơ Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm, nghĩa là cần chỉ ra sự quan sát tài tình, nhận cảm tinh tế của Nguyễn Khuyến trong từng trường hợp.Cảnh sắc mùa thu trong các bài thơ trên không tách khỏi tấm lòng yêu mến và những tâm sự thầm kín của Nguyễn Khuyến. Tuy vậy, đề bài này không những hiểu về tâm trạng nhà thơ mà yêu cầu phân tích cảnh vật là chủ yếu.II - DÀN BÀI CHI TIẾTMỞ BÀINguyễn Khuyến là một nhà thơ cổ điển lớn của dân tộc ta. Sáng tác của Nguyễn Khuyến diễn ra trên nhiều đề tài với những nội dung cảm xúc phong phú. Trong đó có một đề tài nổi bật là miêu tả cảnh sắc thiên nhiên làng quê, sinh hoạt của con người thôn quê. Từ nhiều bài thơ cúa Nguyễn Khuyến hiện lên hình ảnh những làng quê đồng bằng Bắc Bộ yên ả, thơ mộng mà ông từng thiết tha gắn bó. Xuân Diệu đã nhận xét rằng “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ sinh động cho nhận xét này. Đây cũng là những sáng tác vào loại đặc sắc nhất về mùa thu trong thơ ca Việt Nam ta từ xưa đến nay.THÂN BÀI1) Nhìn bao quát chùm thơ thu của Nguyễn KhuyếnViết chùm ba bài thơ về mùa thu, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ nguồn cảm hứng dồi dào với mùa thu, với quê hương. Chính cảm hứng ấy với tài năng của thi nhân đã tạo nên giá trị đặc sắc của những bài thơ này. Lịch sử thi ca nhân loại từng để lại không ít vần thơ về mùa thu nhưng hiếm có những trường hợp nổi tiếng như chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Đọc thơ Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu đã nhận xét: “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà thơ Nôm của Nguyền Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”.Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến miêu tả, cảm nhận mùa thu ở một không gian, thời gian không giống nhau nhưng tất cả đó đều là những cảnh vật rất thật của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây, không hề có những ước lệ vốn đã thành quen thuộc trong thơ cổ. Một bầu trời xanh ngắt, ao thu trong veo, một cần trúc hắt hiu trong gió, một ngõ xóm quanh co, mấy gian nhà tranh mái rạ, một hàng giậu phất phơ bóng khói ban chiều... đó đều là những cảnh rất thân thuộc của làng quê Việt Nam. Nó yên ả thanh bình như vốn có tự ngàn đời chứ chưa hề động gót giày của quân xâm lược Pháp. Nó gợi trong ta cái tình quê, hồn quê sâu thẳm. Thi nhân đã cảm nhận những vẻ đẹp ấy của làng quê bằng tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn hậu và vô cùng tinh tế.2) Thu vịnh (Vịnh mùa thu)- Bài thơ không tả mùa thu từ một nơi, trong một lúc mà là bức tranh tổng hợp, khá hoàn chỉnh về mùa thu. Ở đây hầu như có đủ những hình ảnh đặc trưng cho mùa thu ở thôn quê Việt Nam(bầu trời cao xanh, cần trúc mảnh mai, gió thu nhẹ, mặt nước biếc phu sương khói, ánh trăng trong, chùm hoa trước giậu...). Chỉ bằng mấy nét chấm phá, Nguyễn Khuyến đã gợi được cái hồn thu nơi từng cảnh vật Cảm nhận tinh tế của thi nhân được thể hiện rõ qua cách dùng từ:

Trời thu xanh ngắt mấy từng caoCần trúc lơ phơ gió hắt hiuNước biếc trông như tầng khói phủSong thưa để mặc bóng trăng vào...
Cảnh mùa thu trong Thu vịnh thật thanh khiết, tĩnh lặng. Từ đường nét đến màu sắc, từ âm thanh đến vận động... cái gì ở đây cũng dịu, cũng nhẹ. Ấy cũng là đặc điểm tâm hồn Nguyễn Khuyến. Ông không hợp với những gì ồn ào, xô bồ, rực rỡ. Tâm hồn ông dễ xúc động với những vẻ đẹp thanh tao, uyển chuyển, những sắc màu sáng trong, dịu mát. Tâm hồn ấy cùng thường phả vào cảnh vật một chút hắt hiu, buồn rầu.Không khí làng quê mùa thu ở Thu vịnh im ắng và phảng phất nỗi u hoài. Không gian và thời gian trở nên mông lung, không xác định trong tâm trạng bâng khuâng buồn của thi nhân:
Mấy chùm trước giận hoa năm ngoáiMột tiếng trên không ngỗng nước nào...
Thế giới thiên nhiên này gợi lên cảm giác yên tĩnh trong trẻo và ngưng lọng ngàn đời. Trước những biến động ngang trái của cuộc đời, Nguyễn Khuyến muốn được mãi mãi ở trong vẻ đẹp thanh tĩnh của làng quê.3) Thu điếu (Câu cá mùa thu)Bài thơ cảm nhận mùa thu từ một không gian xinh xắn, thơ mộng, từ điểm nhìn của một người câu cá.- Mở đầu bằng một cảnh thu bình dị rất riêng của làng, quê đồng bằng Bắc Bộ: ao thu. Một thế giới tĩnh lặng, trong suốt mà trong đó mọi vật hài hoà nhẹ nhõm:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veoMột chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Những chuyển động, âm thanh trong thế giới thu này thật nhẹ nhàng và chỉ càng gây ấn tượng về sự đọng kết, sự tĩnh lặng. Làn sóng biếc chỉ “gợn tí”. Lá vàng cũng “khẽ đưa vèo trong gió thu... Hai câu thực tả cảnh gần, hai câu luận tả canh cao, cảnh xa để hợp tạo thành bức tranh thu yên ả, đượm buồn. Chỉ ở mùa thu mới có “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” ấy (ba lần trong ba bài thơ thu đều xuất hiện bầu trời xanh ngắt). Cũng chỉ ở làng quê xứ Bắc đang độ thu mới có “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” ấy!Trong bức tranh thu ở Thu điếu hiện lên hình ảnh cọn ngựời đang ngồi câu cá nơi ao thu lạnh lẽo”. Song con người này cũng chẳng hề đánh động thêm gì cho bức tranh. Trái lại, tư thế và tâm tưởng của con người chỉ tạo thêm ấn tượng về sự ngưng đọng mà thôi.4) Thu ẩm (Uống rượu mùa thu)Đây là mùa thu được cảm nhận bằng tâm trạng của một người ngồi uống rượu. Lúc này, cảnh thu sẽ mang các ấn tượng nỗi niềm riêng - dường như cũng chập chờn, mờ toả. Có lẽ vì thế mà bài thơ có nhiều từ lấp láy và dùng vần “oe”.Thu ẩm không miêu tả riêng một cảnh thu ở một thời điểm nào mà là sự “tổng hợp nhiều cảnh thu ở nhiều thời điểm” (Xuân Diệu). Bài thơ cũng không hề có một chữ “thu” (khác với “trời thu” ở Thu vịnh và “ao thu” ở Thu điếu). Vậy mà đọc lên ta nhận ra chính xác cảnh sắc thu quen thuộc của làng quê Việt Nam. Đây là một mái nhà tranh bình dị trong ngõ tối vào đêm sâu lập loè những con đom đóm:
Năm gian nhà cỏ thấp le te.Ngõ tối đèm sâu đóm lập loè.
Phải là “ngõ tối”, “đêm sâu” thì mới có thể thấy “đóm lập loè”; ngược lại, cái lập loè của con đom đóm ấy lại càng khiến cho ngõ tối bỗng tối hơn, đêm sâu thành sâu hơn... Đây là cảnh của buổi sáng sớm (hay buổi chiều) với khói nhạt phất phơ nơi lưng giậu. Rồi lại cảnh đêm trăng với mặt ao lóng lánh:
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạtLàn áo lóng lánh, bóng trăng loe.
Lại một một bầu trời trong suốt ở buổi ban trưa hay ban chiều với màu xanh thăm thẳm:
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt.
Bài thơ tạo trong ta ấn tượng “phi thời gian” nhưng cũng gợi rất sâu vào không khí tĩnh mịch, trong lành vô cùng thân thuộc của thôn quê Việt Nam.KẾT BÀIĐến với chùm ba bài thơ thu của Nguyền Khuyến, ta bắt gặp những cảnh sắc không thể lẫn của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.Những bức tranh thu ấy được vẽ nên bằng tấm lòng yêu mến quê hương mình, bằng tình yêu cuộc sống thanh cao, tĩnh lặng chốn thôn quê của cụ Tam nguyên Yên Đổ.Thành công của những bài thơ thu này cũng chứng tỏ tâm hồn tinh tế, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến. Chúng đưa ông lên địa vị danh dự trong các thi nhân viết về mùa thu, trong những nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.

tửu tận tình do tại 314.26Chia sẻ trên FacebookTrả lời

Từ khóa » Thu ẩm Thuộc Thể Thơ Gì