Bài Thơ: Thương ông (Tú Mỡ - Hồ Trọng Hiếu) - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
- Tên tác giả/dịch giả
- Tên bài thơ @Tên tác giả
- Nội dung bài thơ @Tên tác giả
- Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
- Tên chủ đề diễn đàn
- Tìm với Google
- Tác giả
- Danh sách tác giả
- Tác giả Việt Nam
- Tác giả Trung Quốc
- Tác giả Nga
- Danh sách nước
- Danh sách nhóm bài thơ
- Thêm tác giả...
- Thơ
- Các chuyên mục
- Tìm thơ...
- Thơ Việt Nam
- Cổ thi Việt Nam
- Thơ Việt Nam hiện đại
- Thơ Trung Quốc
- Đường thi
- Thơ Đường luật
- Tống từ
- Thêm bài thơ...
- Tham gia
- Diễn đàn
- Các chủ đề mới
- Các chủ đề có bài mới
- Tìm bài viết...
- Thơ thành viên
- Danh sách nhóm
- Danh sách thơ
- Khác
- Chính sách bảo mật thông tin
- Thống kê
- Danh sách thành viên
- Từ điển Hán Việt trực tuyến
- Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập
Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký ☆☆☆☆☆ 1043.79Thể thơ: Thơ mới bốn chữThời kỳ: Hiện đại3 bài trả lời: 1 thảo luận, 2 bình luận7 người thích Từ khoá: thơ thiếu nhi (1769) hiếu thảo (56) ông cháu (11) thơ sách giáo khoa (670)- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
Một số bài cùng từ khoá
- Gà trống và hồ ly (Jean de La Fontaine)- Bạn trong vườn xanh (Nguyễn Lãm Thắng)- Gánh cực mà đổ lên non (Khuyết danh Việt Nam)- Mộ xuân tức sự (Nguyễn Trãi)- Các thầy lang (Jean de La Fontaine)Một số bài cùng tác giả
- Duyên con vồ- Dân ngu phú- Thủ trưởng... tại gia- Hát sẩm- “Điếu” đức tụngMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Xe trâu (Ý Nhi)- Một trò chơi không thành (Tú Mỡ)- Gạch đỏ (Định Hải)- Nặn đồ chơi (Nguyễn Ngọc Ký)- Bóng mây (Thanh Hào)Đăng bởi Cammy vào 13/05/2008 13:05
Ông bị đau chânNó sưng nó tấyĐi phải chống gậyKhập khiễng, khập khàBước lên thềm nhàNhấc chân quá khóThấy ông nhăn nhóViệt chơi ngoài sânLon ton lại gần,Âu yếm, nhanh nhảu:“Ông vịn vai cháu,Cháu đỡ ông lên.”Ông bước lên thềmTrong lòng sung sướngQuẳng gậy, cúi xuốngQuên cả đớn đauÔm cháu xoa đầu:“Hoan hô thằng bé!Bé thế mà khoẻVì nó thương ông.”Đôi mắt sáng trongViệt ta thủ thỉ:“Ông đau lắm nhỉ?Khi nào ông đauÔng nhớ lấy câuBố cháu vẫn dạyNhắc đi nhắc lại:- Không đau! Không đau!Dù đau đến đâu,Khỏi ngay lập tức.”Tuy chân đang nhức,Ông phải phì cười:“Ừ, ông theo lờiThử xem có nghiệm”Ông bèn nói liền:“Không đau! Không đau!”Và ông gật đầu:“Khỏi rồi! Tài nhỉ!”Việt ta thích chí:“Cháu đã bảo mà...!”Và móc túi ra:“Biếu ông cái kẹo!”
Nửa đầu của bài thơ này được trích giảng trong sách giáo khoa cấp I trong nhiều năm.[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 1 trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)[1]
Tranh cãi nội dung bài thơ “Thương ông” trong Sách giáo khoa lớp 2
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 05/11/2014 06:27Có 1 người thích
Mới đây trên mạng xã hội Facebook, nhiều phụ huynh đang phàn nàn, thậm chí bức xúc khi nội dung bài thơ Thương ông trích thơ của Tú Mỡ ở sách Tiếng Việt lớp 2 lại được “cắt ghép” rất “khác thường”.Cụ thể, việc trích, cắt xén nội dung bài thơ ở trang 83 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1 hiện hành không hề theo một quy luật, ngoài việc khiến vần điệu bài thơ gốc mất đi, khó nhớ, nhiều người còn cho rằng làm giảm sự biểu hiện tình cảm ông cháu qua bài thơ. Mặc dù có được bổ sung thêm phần nội dung so với trước đây.Dưới đây là nội dung bài thơ trong sách tiếng việt lớp 2 tập 1 hiện hành:
Thương ông(Trích)Ông bị đau chânNó sưng nó tấyĐi phải chống gậyViệt chơi ngoài sânLon ton lại gần:- Ông vịn vai cháuCháu đỡ ông lênÔng bước lên thềm:- Hoan hô thằng béBé thế mà khoẻVì nó thương ôngĐôi mắt sáng trongViệt ta thủ thỉ:- Khi nào ông đauÔng nói mấy câu“Không đau! Không đau!”Dù đau đến đâuKhỏi ngay lập tứcÔng phải phì cười:- Ừ, ông theo lờiThử xem có nghiệm:“Không đau! Không đau!”Và ông gật đầu:- Khỏi rồi! Tài nhỉ!Việt ta thích chí:- Cháu đã bảo mà...!Và móc túi ra:- Biếu ông cái kẹo!TÚ MỠVới bài thơ Thương ông được học từ cấp 1, đối với nhiều phụ huynh thì đây gần như là một bài thơ mà họ thuộc nằm lòng.Nhiều người bày tỏ băn khoăn không hiểu vì sao những người biên soạn sách giáo khoa lại phải sửa nội dung, trong khi bài cũ đọc suôn vần, dễ thuộc hơn lại tình cảm hơn.Một giáo viên chia sẻ: “Mình làm gia sư. Đến bài này, đọc thuộc mà không cần nhìn sách. Học sinh bảo cô đọc sai. Mở sách mới tá hoả là bài thơ bị xáo trộn mà mình chưa cập nhật”Một thành viên mạng xã hội Facebook chia sẻ: “Đọc mà thấy tức. Xào nát cả bài thơ hay. Đọc thấy nó dở ẹc”Người khác cho hay: “Nội dung bài thơ này ở SGK cũ từng được học. Tuy cũng được trích nhưng rất hay, rất vần nên tôi có thể nhớ lâu”Nội dung của bài thơ trong SGK trước đây giúp người đọc cảm thấy suôn hơn trong vần nhịp:
Ông bị đau chânNó sưng nó tấyĐi phải chống gậyKhập khiễng khập khàBước lên thềm nhàNhấc chân khó quáThấy ông nhăn nhó (phần in đậm này đã bị lược bỏ trong nội dung SGK mới)Việt chơi ngoài sânLon ton lại gầnÂu yếm nhanh nhảu (câu này cũng bị bỏ đi rất khó hiểu)Ông vịn vai cháuCháu đỡ ông lênÔng bước lên thềmTrong lòng vui sướngQuẳng gậy cúi xuốngQuên cả đớn đauÔm cháu xoa đầu (đoạn này cũng đã bị cắt gọt ở SGK hiện hành)Hoan hô thằng béBé thế mà khoẻVì nó thương ông.tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 35.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời
“Cắt ghép” bài thơ “Thương ông”, chủ biên lên tiếng
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 06/11/2014 06:08Có 1 người thích
GS.TS Ngôn ngữ học Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên bộ sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 2, tập 1 chia sẻ quan điểm về đoạn trích bài thơ Thương ông đang xôn xao trên mạng những ngày qua.Thưa giáo sư, đoạn trích bài thơ Thương ông trong SGK mới bị cắt nhiều câu thơ so với bản cũ. Mục đích của việc này là gì?GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Bài thơ Thương ông của Tú Mỡ rất dài, khi đưa vào SGK lớp 2 phải rút ngắn để đảm bảo tiêu chuẩn về tiết học. Phiên bản trong SGK cũ trích nguyên một đoạn của bài thơ vào. Tôi cho rằng đoạn trích này có những từ ngữ dùng khá gượng ép. Ví như khập khiễng khập khà, bước chân quá khó. Câu đó giống câu nói hơn là thơ. Đặc biệt, khập khiễng khập khà không có trong tiếng Việt mà chính xác phải là khập khà khập khiễng. Nếu giữ nguyên, có thể sẽ bị cho là dạy sai tiếng Việt. Vì thế, chúng tôi cắt đi, để lại những câu chắt lọc về từ ngữ hơn.Mục đích của việc đưa khổ thơ tiếp theo vào là gì, thưa ông?Tôi cho rằng đây không phải là bài thơ hay của Tú Mỡ nhưng có ý nghĩa giáo dục. Đưa vào lớp 2 để dạy trẻ về tình cảm, sự quan tâm với ông bà. Khổ này có chi tiết thú vị là cháu bé móc kẹo cho ông, bảo ông niệm thần chú đi thì sẽ không đau nữa. Chi tiết này hợp với tâm lý học sinh lớp 2 hơn. Phiên bản này chọn là chọn chi tiết ấy.Cắt bỏ một số câu thơ ở khổ đầu có khiến khổ thơ lạc vần, khó đọc?Bản cũ là trích nguyên văn, tất nhiên sẽ đảm bảo vần điệu hơn. Theo tôi, bản mới vẫn đảm bảo về nội dung mà vẫn vần dù chắc chắn không thể nào bằng đoạn thơ toàn mạch được. Phải chấp nhận thôi.Như thế có khó cho học sinh lớp 2 học thuộc lòng?Trẻ em đầu óc mới lắm, ngay văn xuôi cũng thuộc lòng. Thật ra quan trọng của bài thơ không phải là học thuộc mà là những hình tượng in sâu vào đầu học sinh. Đó là những chi tiết, chuẩn mực về thơ ca, tình cảm. Trong bài này, chúng tôi chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng một khổ thơ mà các em thích. Và trong khổ đó có đoạn cuối, có nhịp, có vần rồi.Theo ông, tại sao nhiều người thích bài thơ này?Bài thơ nói về tình cảm thắm thiết, mộc mạc, gần với tuổi thơ. Có lẽ đó là lý do nhiều người thích, học từ lâu vẫn nhớ.Đó là có phải là lý do khiến phiên bản mới nhận được nhiều ý kiến?Độc giả thế hệ trước nói phiên bản này không vần cũng đúng. Họ học sách cũ, thuộc sách cũ, thấy như cũ là hay và bản cũ gắn với tuổi thơ, kỷ niệm của họ. Tôi tôn trọng những kỷ niệm ấy. Nhưng chúng tôi có quan điểm lựa chọn của mình. Học sinh mới học những cái này, không gắn với kỷ niệm cũ thì vẫn thấy bình thường.Ông có cho là một số lùm xùm trước đây liên quan tới SGK khiến phiên bản mới này “được quan tâm” hơn?Theo tôi, bộ SGK này đã đưuọc Bộ GD-ĐT làm cẩn thận, thử nghiệm 4 năm, sau đó lấy ý kiến giáo viên, thông qua hội đồng thẩm định. Thắc mắc về những cuốn tôi làm chủ biên thì tôi đều giải thích hết.Phiên bản mới này có nhiều thay đổi như thế có mất đi bản quyền của nhà thơ Tú Mỡ?Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, việc trích dẫn tác phẩm vào SGK được quyền sửa chữa nhưng không làm thay đổi tư tưởng cơ bản của tác giả. Ở đây tôi chỉ cắt chứ không sửa từ. Thơ thì tôi không sửa còn văn xuôi thì sửa nhưng cố gắng đảm bảo tư tưởng của tác giả một cách tốt nhất.Xin cảm ơn ông!
tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 34.33Chia sẻ trên FacebookTrả lờibài thơ thương ông của tú mỡ
Gửi bởi Sally Phạm ngày 10/06/2016 08:02Có 1 người thích
ông bài phỏng vấn này chỉ thấy tư tưởng cá nhân độc tài của cái ông biên soạn. bao thế hệ đã học qua đọc thơ Tú Mỡ đều yêu thích bài thương ông phiên bản cũ. ý các ông là bây giờ các e lớp 2 đầu óc mới lắm nên chúng nó cũng chả cần thuộc đâu chứ gì hoặc thì ép bọn nhỏ phải thuộc trong khi chả có vần điệu gì hết, đọc cái bài mới mà bực cả mình, chắp ghép khập khiễng.
☆☆☆☆☆ 64.50Trả lời© 2004-2024 VanachiRSS
Từ khóa » Bài Thơ ông Bị đau Chân
-
Bài Thơ Thương ông (Ông Bị đau Chân) - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Bài Thơ Thương ông [Ông Bị đau Chân, Nó Sưng Nó Tấy...]
-
Thơ Chủ đề Gia đình: Thương ông - TTN
-
Bài Thơ Ông Bị Đau Chân
-
Bài Thơ Thương ông (Ông Bị đau Chân)
-
Bài Thơ Thương Ông (Tú Mỡ)_Trích - Đọc Thơ Cho Bé Nghe - Nấm Mỡ
-
(Bài Thơ Ông Bị đau Chân) Ông Bị đau Chân Nó Sưng Nó Tấy Đi Phải ...
-
Bài Thơ Thương Ông: Ông Bị Đau Chân | Đất Xuyên Việt
-
Bài Thơ Thương ông: Ông Bị đau Chân - GợiÝ.vn
-
Ông Bị Đau Chân, Bài Thơ Thương Ông (Tú Mỡ)_Trích
-
ÔNG BỊ ĐAU CHÂN NÓ SƯNG NÓ TẤY
-
Về Bài Thơ Thương Ông Trong SGK Tiếng Việt Lớp 2 - Facebook