Bài Thơ: Trở Về Quê Nội (Lê Anh Xuân) - Thi Viện

Thi Viện ×
  • Tên tác giả/dịch giả
  • Tên bài thơ @Tên tác giả
  • Nội dung bài thơ @Tên tác giả
  • Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
  • Tên chủ đề diễn đàn
  • Tìm với Google
Toggle navigation
  • Tác giả
    • Danh sách tác giả
    • Tác giả Việt Nam
    • Tác giả Trung Quốc
    • Tác giả Nga
    • Danh sách nước
    • Danh sách nhóm bài thơ
    • Thêm tác giả...
  • Thơ
    • Các chuyên mục
    • Tìm thơ...
    • Thơ Việt Nam
    • Cổ thi Việt Nam
    • Thơ Việt Nam hiện đại
    • Thơ Trung Quốc
    • Đường thi
    • Thơ Đường luật
    • Tống từ
    • Thêm bài thơ...
  • Tham gia
    • Diễn đàn
    • Các chủ đề mới
    • Các chủ đề có bài mới
    • Tìm bài viết...
    • Thơ thành viên
    • Danh sách nhóm
    • Danh sách thơ
  • Khác
    • Chính sách bảo mật thông tin
    • Thống kê
    • Danh sách thành viên
    • Từ điển Hán Việt trực tuyến
    • Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập ×

Đăng nhập

Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký 294.34Thể thơ: Thơ tự doThời kỳ: Hiện đại1 bài trả lời: 1 thảo luận9 người thíchTừ khoá: quê nội (3) quê hương (314) Bến Tre (7) dừa (15) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 12 [1990-2006] (30)

Tuyển tập chung

- 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (2007)
  • Chia sẻ trên Facebook
  • Trả lời
  • In bài thơ

Một số bài cùng từ khoá

- Trâu đồi (Ngô Văn Phú)- Tỳ bà hành (Bạch Cư Dị)- Bóng dừa (Hữu Thỉnh)- Thân em như tấm lụa điêu (Khuyết danh Việt Nam)- Em nghĩ về Trái Đất (Nguyễn Lãm Thắng)

Một số bài cùng tác giả

- Nhớ cơn mưa quê hương- Dừa ơi- Ta yêu quê ta- Gửi miền Bắc- Về đi em

Đăng bởi hihale vào 29/03/2007 17:51, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 14/04/2009 09:07

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừaCó ngờ đâu hôm nay ta trở lạiQuê hương ta tất cả vẫn còn đâyDù người thân đã ngã xuống đất nàyTa lại gặp những mặt người ta yêu biết mấyTa nhìn ta, ta ngắm, ta sayTa run run nắm những bàn tayThương nhó dồn trong tay ta nóng bỏng.Đây rồi đoạn đường xưaNơi ta vẫn thường đi trong mộngKẽo kẹt nhà ai tiếng võng trưaẦu ơ... thương nhớ lắmƠi nhũng bông trang trắng, những bông trang hồng.Như tấm lòng em trong trắng thủy chungNhư trái tim em đẹp màu đỏ thắmCon sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắmVẫn còn đây nước chẳng đổi dòngHoa lục bình tím cả bờ sông.Mẹ lưng còng tóc bạcNgậm ngùi kể chuyện ta ngheTám em bé chết vì bom xăng đặcTrên đường đi học trở về.Giặc giết mười người trong một ấpBà con khiêng xác chất đầy gheChở lên Bến Tre đấu tranh với giặcLàng ta mấy lần bom giội nátDừa ngã ngổn ngang, xơ xác bờ tre, Mẹ dựng tạm mái lêu che mưa che gió.Ta có ngờ đâu mái lều của mẹDưới lớp đất kia ngọn lửa vẫn cònMẹ ta tần tảo sớm hômNuôi các anh ta dười hầm bí mậtCả đời mẹ hy sinh gan gócHai mươi năm giữ đất, giữ làngÔi mẹ là bà mẹ miền Nam.Ta có ngờ đâu em ta đấyDưới mái lều kia em đã lớn lênEm đệp lắm như mùa xuân bừng dậySúng trên vai cũng đẹp như emEm ơi! Sao tóc em thơm vậyHay em vừa đi qua vườn sầu riêngTa yêu giọng em cười trong trẻoNgọt ngào như nước dừa xiêmYêu dáng em đi qua cầu tre lắt lẻoDịu dàng như những nàng tiênEm là du kích, em là giao liênEm là chính quê hương ta đóMười một năm rồi ta nhớ, ta thươngĐêm đầu tiên ta ngủ giữa quê hươngSao thấy lòng ấm lạDù ngoài trời tầm tã mưa tuônTiếng đại bác gầm rung vách láÔi quê hương ta đẹp quá!Dù trên đường còn những hố bomDù áo em vẫn còn mảnh váChỉ có trái tim chung thủy, sắt sonVà khẩu súng trong tay cháy bỏng căm hờn.

9-1965Bài thơ này được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006.[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 1 trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)[1]

Ảnh đại diện

Bổ sung nguồn của các bài thơ của Lê Anh Xuân

Gửi bởi Đồ Nghệ ngày 14/04/2009 03:23

Bài thơ Trở về quê nội được nhà thơ viết vào tháng 9-1965 và được in trong tập thơ Hoa Dừa do NXB Giải phóng ấn hành năm 1969.

...Все пройдет и печаль и радостьВсе пройдет так устроен светВсе пройдет только верить надоЧто любовь не проходит нет .. 83.62Trả lời

© 2004-2024 VanachiRSS

Từ khóa » Hoa Lục Bình Tím Cả Dòng Sông