Bài Thơ 'Từ ấy' Vào đề Thi Kì 2 Môn Văn Lớp 11

Bài thơ ‘Từ ấy’ vào đề thi kì 2 môn Văn lớp 11 – Trường Nguyễn Quang Diêu

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.

Cần gì cả vũ trụ phải tòng hành nhau (hùa vào nhau) mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn vì khi chết thì biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.

Vậy thì giá trị chúng ta là ở tư tưởng”.

 (Theo  Pa-xcan, bản dịch của Nghiêm Toản, trong Luận văn thị phạm)

1: (0.5đ) Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

2: (0.5đ) Xác định câu chủ đề của văn bản

3: (0.5đ) Nội dung chính của văn bản là gì?

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

Advertisements (Quảng cáo)

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít!

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

Êm như gió thoảng, tinh như sương!

Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”

(Trích Hầu trời – Tản Đà, Ngữ văn 11, tập 2)

Advertisements (Quảng cáo)

4: (0.5đ)Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

5: (1,0 đ) Xác định biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ? Hiệu quả nghệ thuật  của biện pháp tu từ ấy?

II. PHẦN LÀM VĂN (7đ)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh với đời.”

(Trích Từ ấy– Tố Hữu – Theo Sách Ngữ văn 11- tập hai – NXB Giáo dục, 2008)

Từ tâm trạng người thanh niên khi giác ngộ lí tưởng của Đảng, anh/chị suy nghĩ gì về lẽ  sống của tuổi trẻ ngày nay.

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Ý

Nội dung

Điểm
    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Người ta chẳng qua là một cây sậy,… Vậy thì giá trị chúng ta là ở tư tưởng”. 1,5
1   Phong cách ngôn ngữ chính luận 0,5
2   “Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng’’ 0,5
3   Một số gợi ý:  tự sự, miêu tả, biểu

+ Con người nhỏ yếu nhưng có tư thế lớn lao trong vũ trụ vì con người có tư tưởng.// Điều làm nên giá trị của con người là ở tư tưởng chứ không phải là sự giàu có của không gian, đất cát// Giá trị đích thực của con người chính là ở tư tưởng.// Tầm vóc lớn lao, bao trùm vũ trụ của con người là ở tư tưởng…

0,5
    Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!… Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”   1,5
4   Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu 0,5
5   – Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng: so sánh 0,5
     – Hiệu quả nghệ thuật: Giúp người đọc cảm nhận, hình dung về vẻ đẹp kì diệu của văn chương Tản Đà qua những hình ảnh thiên nhiên, đồng thời nhấn mạnh tài thơ văn độc đáo, có một không hai của tác giả. 0,5
II. PHẦN LÀM VĂN
  Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ… Gần gũi nhau thêm mạnh với đời” . Từ tâm trạng người thanh niên khi giác ngộ lí tưởng của Đảng, anh/chị suy nghĩ gì về lẽ  sống của tuổi trẻ ngày nay. 7,0
Ý 1

Nêu vấn đề

0,5
Ý 2 – Giới thiệu khái quát tác giả – tác phẩm 0,5
Ý 3  Phân tích đoạn thơ để làm rõ tâm trạng nhân vật trữ tình:

  *Về nội dung:

– Đó là giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản – giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời nhà thơ – đã đem đến cho người thanh niên trẻ tuổi niềm vui lớn, niềm hạnh phúc lớn.

– Tâm trạng bừng ngộ và quyết tâm của người thanh niên yêu nước khi tìm ra lẽ sống của cuộc đời mình: giác ngộ lập trường giai cấp, tự nguyện gắn cá nhân mình với cái ta chung, gắn cuộc đời mình với quần chúng lao khổ trong ý thức đoàn kết giai cấp để tạo nên sức mạnh đấu tranh.. . Lẽ sống cao đẹp ấy làm nên sức mạnh tinh thần to lớn cho người thanh niên cộng sản.

 *Về nghệ thuật:

–  Hình ảnh thơ tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống, các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, điệp từ, … (nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim, khối đời…); các động từ, tính từ với sắc thái và mức độ mạnh (bừng, chói, đậm, rộn, buộc, trang trải);  từ ngữ giàu sức gợi cảm (tôi- mọi người, hồn tôi – bao hồn khổ); lối vắt dòng (Hồn tôi là một vườn hoa lá – Rất đậm hương…)  thơ sảng khoái, nhịp điệu sôi nổi, đầy hăm hở…

[ Tất cả góp phần thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình một cách sinh động và ấn tượng.

3,5
  Ý 4 Đánh giá                   

– Những câu thơ là lời ca hát lí tưởng của người thanh niên yêu nước với lẽ sống cao đẹp..

Đoạn trích thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu – thơ trữ tình – chính trị.

0,5
Ý 5 Suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống của tuổi trẻ ngày nay:

-Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mổi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước.

-Thanh niên cần hướng tới lẽ sống đẹp: sống có lí tưởng, sống có bản lĩnh vững vàng, có đạo đức trong sáng, có mục đích rõ ràng…

-Thời đại hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội và không ít thách thức, việc xác định lí tưởng sống của thanh niên là rất cần thiết..Lí tưởng sống giúp thanh niên xác định hướng đi cho đời mình, có bản lĩnh vững vàng, có ý thức học tập phấn đấu vươn lên.

– Phê phán lối sống buông xuôi, thiếu ý chí, không định hướng tương lai.

– Lí tưởng phải phù hợp thời đại, thiết thực, phù hợp năng lực bản thân….                                                   

2,0
    * Đây chỉ là những gợi ý cho đề theo hướng mở, HS có thể đề xuất những ý kiến khác miễn sao lập luận thuyết phục.  
Lưu ý:  – Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

– Nếu thí sinh có những cảm nhận riêng mà thuyết phục thì vẫn chấp nhận.

Từ khóa » đề Thi Hsg Bài Từ ấy