Bài Thơ: Tức Cảnh Pác Bó - Nội Dung Bài Thơ, Hoàn Cảnh Sáng Tác ...

Bài thơ: Tức cảnh Pác Bó - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩmTác giả tác phẩm lớp 8 Tức cảnh Pác BóBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

VnDoc xin giới thiệu Bài thơ: Tức cảnh Pác Bó - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Sau đây là tài liệu mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm: Tức cảnh Pác Bó

  • Bài thơ: Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)
  • I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
    • 1. Tiểu sử tác giả Hồ Chí Minh
    • 2. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh
    • 3. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
  • II. Đôi nét về bài thơ Tức cảnh Pác Bó
    • 1. Hoàn cảnh sáng tác Tức cảnh Pác Bó
    • 2. Giá trị nội dung Tức cảnh Pác Bó
    • 3. Giá trị nghệ thuật Tức cảnh Pác Bó
    • 4. Ý nghĩa nhan đề Tức cảnh Pác Bó
    • 5. Mở bài phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó
    • 6. Kết bài phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó
  • III. Dàn ý phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó
    • Dàn ý phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó mẫu 1
    • Dàn ý phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó mẫu 2
  • IV. Mở bài và kết bài phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Bài thơ: Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,Cuộc đời cách mạng thật là sang.

I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh

1. Tiểu sử tác giả Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Gia đình: Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan.

Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).

Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

Trong sự nghiệp hoạt động Cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay đổi tên gọi của mình nhiều lần. Trong đó có những cái tên tiêu biểu phải kể đến như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh,… đây cũng là những cái tên gắn với nhiều tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng trong sự nghiệp văn học của Người.

2. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực đời sống, và phải giữ tình cảm chân thật; nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Điều nay được thể hiện rất rõ trong cả lối sống và văn chương của Người.

Hồ Chí Minh đã sáng tác được nhiều tác phẩm văn chương có giá trị. Trong đó có những áng văn chính luận giàu sức sống thực tế, sắc sảo về chính kiến và ý tưởng những truyện ngắn độc đáo và hiện đại, hàng trăm bài thơ giàu tình người, tình đời.

3. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

Những tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc mà nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Dù sáng tác bằng thể loại nào thì tác phẩm của Người đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn, có giá trị bền vững.

Là người có vốn hiểu biết sâu rộng, uyên thâm, nhiều tác phẩm của Người không những mang ý nghĩa sâu xa mà còn mang giá trị nghệ thuật to lớn. Không chỉ thành công ở một đề tài hay một thể loại văn học đặc thù nào, Hồ Chí Minh có rất nhiều tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật thuộc những thể loại khác nhau mà những tác giả khác khó mà có được.

II. Đôi nét về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

1. Hoàn cảnh sáng tác Tức cảnh Pác Bó

- Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

2. Giá trị nội dung Tức cảnh Pác Bó

- Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ

3. Giá trị nghệ thuật Tức cảnh Pác Bó

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn

- Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.

4. Ý nghĩa nhan đề Tức cảnh Pác Bó

- Tức cảnh: Người viết bất chợt bắt gặp một sự việc, một cảnh tượng cụ thể mà nảy sinh cảm hứng sáng tác nên bài thơ.

- Pác Bó: Một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (thuộc tỉnh Cao Bằng), đây là nơi Bác sinh sống và làm việc hết sức gian khổ.

→ Nhan đề bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật, khó khăn, gian khổ.

5. Mở bài phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Hồ Chí Minh - một vị lãnh tụ vĩ đại và cũng là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh của chính mình - người chiến sĩ cách mang trong cuộc kháng chiến, Bác đã mang đến cho bạn đọc góc nhìn, khía cạnh vô cùng lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ.

6. Kết bài phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Cuộc sống của Bác hiện lên vô cùng giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng tươi đẹp, lạc quan. Trong những hoàn cảnh khó khăn, éo le nhất, Bác vẫn biết cách khiến cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

III. Dàn ý phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Dàn ý phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó mẫu 1

I/ Mở bài

- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, chúng ta nhắc đến Người không phải chỉ với tư cách của một người đem đến ánh sáng độc lập, mà còn ngưỡng vọng Người trong vai trò là một nhà thơ, một người nghệ sĩ.

- Tức cảnh Pác Bó là bài thơ khắc họa bức chân dung lạc quan của người nghệ sĩ ấy.

II/ Thân bài

1. Câu thơ đầu (câu khai)

- Câu thơ 7 chữ khắc họa rõ cuộc sống sinh hoạt thường nhật của vị lãnh tụ:

Nơi ở: trong hang

Nơi làm việc: suối

Thời gian: sáng - tối

Hoạt động: ra - vào

⇒ Sử dụng các cặp từ trái nghĩa, nhịp thơ linh hoạt, diễm tả lối sống đều đặn, quy củ của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng.

2. Câu tiếp (câu thừa)

- Câu thơ làm ta hiểu rõ hơn về cách ăn uống của Bác với những đồ ăn giản dị, đặc trưng của núi rừng: cháo bẹ, rau măng.

Cháo nấu từ ngô, rau măng thì lấy từ cây măng rừng, của trúc tre trên rừng.

Những thức ăn giản dị hằng ngày, mộc mạc, đơn sơ, dân dã ⇒ sự gian nan vất vả.

⇒ Bác vẫn trong tư thế sẵn sàng, bất chấp khó khăn, gian khổ để đạt được mục đích là giải phóng dân tộc.

3. Câu thứ ba (câu chuyển)

Điều kiện làm việc: bàn đá chông chênh ⇒ Khó khăn, thiếu thốn.

Công việc Bác làm: dịch sử Đảng ⇒ Công việc vĩ đại, quan trọng.

⇒ Phép đối làm nổi bật lên sự khó khăn, Bác yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

4. Câu cuối (câu hợp)

- Cuộc đời cách mạng được nhấn mạnh, Bác hoạt động cách mạng, một công việc không hề dễ dàng và đơn giản, đặc biệt trong hoàn cảnh gian khổ như vậy, thế mà người nghệ sĩ, chiến sĩ vẫn cảm thấy “sang”:

“Sang”- sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác luôn cảm thấy thoải mái, sang trong và vui thích.

Chữ “sang” thể hiện niềm vui, niềm tự hào khi thực hiện được lí tưởng của Bác.

⇒ Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống ⇒ đây chính là nhãn tự của bài thơ (từ quan trọng thể hiện, nổi bật chủ đề cả bài) và cũng chính là của cuộc đời Bác.

III/ Kết bài phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Khái quát những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của văn bản.

Bài học về tinh thần lạc quan của Bác đối với mỗi người.

Dàn ý phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”: hành động lặp đi lặp lại, thường xuyên liên tục hằng ngày của Bác như một vòng tuần hoàn tự nhiên. Câu thơ cho ta thấy nơi ở gắn với hành động ra vào của Bác là chiếc hang. Điều kiện sống vô cùng vất vả, khó khăn, gian khổ, vì sự nghiệp cách mạng của nước nhà mà Người phải ở trong hang với nhiều mối đe dọa nguy hiểm.

“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”: vị lãnh tụ của chúng ta không ăn sơn hào hải vi, hàng ngày Bác gắn bó với cháo, măng. Đây là những món ăn giản dị, mộc mạc gắn liền với miền quê cách mạng. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng Người vẫn luôn lạc quan, vui vẻ đón nhận.

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”: giữa núi rừng Pác Bó có một vị lãnh tụ ngồi nghiên cứu con đường cứu nước bên bàn đá chông chênh. Chúng ta thường biết đến các cuộc họp Đảng, bàn luận chiến thuật ở nơi mặt trận hoặc ở trung tâm hội nghị, nghiêm trang, lộng lẫy. Nhưng đối với Bác Hồ, việc nghiên cứu con đường cứu nước của người được thực hiện ở nơi rừng núi, vách đá cho thấy sự khác biệt đáng trân trọng của vị lãnh tụ này.

“Cuộc đời cách mạng thật là sang”: cả cuộc đời Bác gắn liền với cách mạng, với con đường cứu nước. Dù cho điều kiện ngoại cảnh, điều kiện kháng chiến có vất vả, gian khổ, khó khăn thế nào thì lí tưởng, suy nghĩ cao đẹp của Người cũng khiến cho cuộc đời Bác trở nên cao đẹp và “sang” hơn bất cứ khi nào hết.

→ Bài thơ cho ta cách nhìn rõ nét hơn về cuộc đời, con người cũng như những khó khăn mà Bác phải trải qua để thêm yêu thương, ngưỡng mộ Bác và trân tọng nền độc lập, tự do mà ta đang được hưởng.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

IV. Dàn ý Cảm nhận bài thơ Tức cảnh Pác Bó

1. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ: Đến với "Tức cảnh Pác Pó", em càng kính trọng và yêu quý Bác hơn bởi một tâm hồn sống chan hoà, xem thiên nhiên như người bạn tri âm tri kỉ cùng một nếp sống giản dị và lạc quan trong gian khó của Người.

2. Thân bài

- Cuộc sống khó khăn vất vả, thiếu thốn về vật chất:

+ Nơi ở: hang sâu Pác Pó chật hẹp

+ Bữa ăn:cháo bé, rau măng->đạm bạc, bình dị

+ Điều kiện hoạt động cách mạng:bàn ghế chông chênh->thiếu thốn

→ Nếp sống giản dị,thích nghi với mọi hoàn cảnh của Bác

- Tinh thần sống lạc quan trong con người Bác

+ Niềm vui tìm thấy từ những điều bình dị

+ Giọng thơ hài hước,hóm hỉnh

- Tinh thần yêu nước, niềm tin cách mạng, tấm lòng thiết tha với dân tộc của Bác

+ Miệt mài với công việc "dịch sử Đảng"

+ Một lòng vì lý tưởng cách mạng

3. Kết bài

- Bài thơ giúp em hiểu rằng không có thiếu thốn nào hơn thiếu thốn mục đích, lí tưởng sống cả. Không có nghèo nàn nào hơn nghèo nàn trong tâm hồn cả. Chỉ cần có lý tưởng sống cao đẹp, mọi gian nan, khó khăn chỉ là bản lề để ta vượt qua và thành công hơn mà thôi.

V. Mở bài và kết bài phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Mở bài phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó mẫu 1

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Hồ Chí Minh - một vị lãnh tụ vĩ đại và cũng là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh của chính mình - người chiến sĩ cách mang trong cuộc kháng chiến, Bác đã mang đến cho bạn đọc góc nhìn, khía cạnh vô cùng lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ.

Mở bài phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó mẫu 2

Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý chủ tịch Hồ Chí Minh và những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu thể hiện tinh thần lạc quan của người trong giai đoạn kháng chiến cùng cuộc sống giản dị qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Kết bài phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Cuộc sống của Bác hiện lên vô cùng giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng tươi đẹp, lạc quan. Trong những hoàn cảnh khó khăn, éo le nhất, Bác vẫn biết cách khiến cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn cùng quý thầy cô Bài thơ: Tức cảnh Pác Bó - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm sẽ giúp các bạn hiểu rõ về hoàn cảnh sáng tác cũng như nội dung của bài thơ. Chúc các bạn học tốt và tham khảo thêm nhiều tài liệu liên quan dưới này nhé.

  • Bình giảng bài thơ Tức cảnh Pác Bó
  • Soạn bài lớp 8: Tức cảnh Pác Bó
  • Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh
  • Bài thơ: Tức cảnh Pác Bó - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Ngoài Bài thơ: Tức cảnh Pác Bó - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Từ khóa » Câu Thơ Sáng Ra Bờ Suối Tối Vào Hang Trong Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Diễn Tả Nội Dung Gì