Bài Thơ: Vội Vàng (Xuân Diệu - Ngô Xuân Diệu) - Thi Viện

Thi Viện ×
  • Tên tác giả/dịch giả
  • Tên bài thơ @Tên tác giả
  • Nội dung bài thơ @Tên tác giả
  • Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
  • Tên chủ đề diễn đàn
  • Tìm với Google
Toggle navigation
  • Tác giả
    • Danh sách tác giả
    • Tác giả Việt Nam
    • Tác giả Trung Quốc
    • Tác giả Nga
    • Danh sách nước
    • Danh sách nhóm bài thơ
    • Thêm tác giả...
  • Thơ
    • Các chuyên mục
    • Tìm thơ...
    • Thơ Việt Nam
    • Cổ thi Việt Nam
    • Thơ Việt Nam hiện đại
    • Thơ Trung Quốc
    • Đường thi
    • Thơ Đường luật
    • Tống từ
    • Thêm bài thơ...
  • Tham gia
    • Diễn đàn
    • Các chủ đề mới
    • Các chủ đề có bài mới
    • Tìm bài viết...
    • Thơ thành viên
    • Danh sách nhóm
    • Danh sách thơ
  • Khác
    • Chính sách bảo mật thông tin
    • Thống kê
    • Danh sách thành viên
    • Từ điển Hán Việt trực tuyến
    • Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập ×

Đăng nhập

Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký 6624.31Thể thơ: Thơ tự doThời kỳ: Hiện đại44 bài trả lời: 38 thảo luận, 6 bình luận141 người thíchTừ khoá: tình yêu (929) tuổi trẻ (62) mùa xuân (299) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 11 [1990-2006] (43) Ngữ văn 11 [2007-2020] (25)

Tuyển tập chung

- Thi nhân Việt Nam 1932-1941 (1942)

Tuyển tập cá nhân

- Don Luan » Thơ mới
  • Chia sẻ trên Facebook
  • Trả lời
  • In bài thơ
  • Tài liệu đính kèm 4

Một số bài cùng từ khoá

- Hạnh phúc (Louise Glück)- Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)- Mưa (Trần Đăng Khoa)- Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu)- Cảm xuân (Bạch Ngọc Thiềm)

Một số bài cùng tác giả

- Thác- Giục giã- Mơ xưa- Một buổi sớm mai- Vô biên

Một số bài cùng nguồn tham khảo

- Ý thơ (Thế Lữ)- Lạc quan (Xuân Diệu)- Chiều xuân (Anh Thơ)- Con người vơ vẩn (Thế Lữ)- Mùa thi (Xuân Diệu)

Đăng bởi Vanachi vào 26/06/2005 20:05, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 09/09/2016 06:58

Ôn tập môn Văn học - Phân tích bài thơ Vội vàng

Đang tải...

Giọng đọc Nan Di

Đang tải...

Đọc thơ

Đang tải...

Huyền Trân ngâm thơ

Tặng Vũ Đình Liên Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.Của ong bướm này đây tuần tháng mật;Này đây hoa của đồng nội xanh rì;Này đây lá của cành tơ phơ phất;Của yến anh này đây khúc tình si.Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,Không cho dài thời trẻ của nhân gian,Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại!Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời tươi;- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, Ngữ văn 11 từ 2007.[Thông tin 4 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 12345 trong tổng số 5 trang (44 bài trả lời)[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

Gửi bởi Ivy_love_17 ngày 21/02/2009 19:28Có 5 người thích

Xuân Diệu là “ông hoàng thơ tình” khát yêu, thèm yêu, muốn được yêu đến say mê và cuồng nhiệt. Người đọc vẫn bắt gặp những vẫn thơ với nhịp điệu tha thiết, vội vàng, gấp gáp như một nỗi sợ thời gian trôi, sợ tình yêu đi mất và sợ tuổi trẻ trôi qua. Bài thơ Vội vàng là tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau.Ngay từ đầu bài thơ cái “tôi” Xuân Diệu được bộc lộ rất rõ ràng và đầy mãnh liệt:

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt nữaTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi
Những khát khao “phi lí” ấy lại tạo nên một cái tôi cực kỳ ấn tượng và lôi cuốn. Tác giả không dùng đại từ “ta” mà lại dùng “tôi” như để khẳng định mình, khẳng định khát khao cháy bỏng “đoạt” lấy thiên nhiên đất trời. Xuân Diệu muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời. Bởi ông hiểu rằng, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai. Xuân Diệu không muốn những vẻ đẹp tự nhiên của đất trời mất đi. Ông muốn lưu giữ nó bên mình để được thưởng thức một cách trọn vẹn, mãi mãi. Thực sự đọc những vần thơ đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu như thế này, người đọc dường như cũng đang say và đang khát khao cùng tác giả.Mạch cảm xúc được chuyển tiếp sang một bức tranh tình yêu tràn đầy màu sắc:
Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa
Với ngôn từ trau chuốt, mượt mà, Xuân Diệu dường như đang thổi hồn vào từng câu, từng chữ của đoạn thơ khiến nó trở nên sinh động và hấp dẫn. Bức tranh thiên nhiên tươi vui, đầy màu sắc đang tràn ra qua từng câu thơ. Điệp từ “này đây” bộc lộ niềm vui tơi phơi phới, hân hoan của tác giả khi được đắm say trong khung cảnh tuyệt vời như thế này. Lòng tràn đầy rạo rực và tin yêu. Có lẽ mùa xuân trong thơ Xuân Diệu có sự phá cách khá độc đáo khi tác giả nhìn mùa xuân là “tuần tháng mật” ngào ngào và mê đắm. Mùa xuân đẹp là thế, thiên nhiên rạo rực như vậy nhưng bỗng nhiên Xuân Diệu chuyển đổi cảm xúc và giọng thơ như nhanh và vội hơn:
Xuân đang đến nghĩa là xuân sẽ quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Đến đây người đọc nhận ra một ý niệm thời gian rất thi vị của Xuân Diệu, và đồng nghĩa với việc chính bản thân ông đang lo lắng khi thời gian trôi đi. Ông bắt đầu sợ, cuống cuồng vì mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu rồi cũng qua đi. Ý niệm về thời gian đối với Xuân Diệu là một chiều, một đi không trở lại. CHính sự khắc nghiệt này mới khiến nhà thơ thấy mình thật bé nhỏ:
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Câu thơ này dường như càng khắc nghiệt hơn vì tác giả tự “vận” mình vào mùa xuân. Bởi rằng với ông đời người đẹp nhất là tuổi trẻ, khi mùa xuân tuổi trẻ qua đi thì coi như hết.
Lòng tôi rộng mà lượng trời cứ chấtKhông cho dài tuổi trẻ của nhân gian
Con người vẫn luôn khát khao sống, khát khao yêu nồng cháy nhưng thời gian có hạn. Vạn vật chuyển biến, tuổi trẻ cứ vơi cạn đi theo năm tháng. Tác giả nuối tiếc, tiếc vì không được sống thêm không được nhiệt huyết hơn nữa. Có lẽ Xuân Diệu là một nhà thơ có cái nhìn chân thực và đầy mới mẻ về tuổi trẻ của con người.
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoànNếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạiCòn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Đến đây dường như người đọc càng nhận ra triết lý về thời gian sâu sắc. Mùa xuân rồi sẽ trở lại, đất trời lại rạo rực và đẹp đẽ như thế nhưng tuổi trẻ của con người lại vĩnh viên trôi qua không trở lại. Đây là điều tàn nhẫn nhất mà Xuân Diệu không muốn đối mặt.Sang khổ thơ tiếp theo, giọng thơ trở nên gấp gáp, vội vàng, hay chính tác giả đang quá gấp, quá vội, quá sợ thời gian trôi đi:
Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởnTa muốn riết mây đưa và gió lượnTa muốn say cánh bướm với tình yêuTa muốn thâu trong một cái hôn chiều
Nỗi mong muốn, khát khao của tác giả được đẩy đến đỉnh điểm khi trời đất chuyển giao từng ngày và tuổi trẻ cạn vơi dần. Điệp từ “ta muốn” đã “bật” lên nỗi khát khao cháy bóng, muốn sống, muốn yêu, muốn đi ngược với tự nhiên và tạo hoá để đoạt lấy tuổi trẻ. Và nỗi khát khao ấy đã dồn nén ở câu thơ cuối:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Khát khao đã không còn là khát khao nữa mà là muốn chiếm đoạt, muốn giữ lấy cho riêng mình mùa xuân của tuổi trẻ.Thật vậy bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu với cách dùng từ ngữ trau chuốt, hình ảnh mượt mà cùng giọng thơ gấp gáp, vội vàng đã hình thái ý niệm thời gian sâu sắc đối với người đọc. Tuổi trẻ và tình yêu là những thứ mà chúng ta cần phải gìn giữ, chứ không phải để nó trôi qua vô nghĩa.

1524.05Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích tác phẩm “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu

Gửi bởi Fon ngày 23/02/2009 14:31Có 3 người thích

1. Đặc điểm về nội dungSống vội vàng chỉ là một cách nói. Trong cốt lõi, đây là một quan niệm sống mới mang ý nghĩa tích cực nhằm phát huy cao độ giá trị của “cái tôi” cá nhân trong thời hiện đại. Quan niệm sống nói trên được diễn giải qua một hệ thống cảm xúc và suy nghĩ mang màu sắc “biện luận” rất riêng của tác giả.a) Từ phát hiện mới: cuộc đời như một thiên đường trên mặt đấtBước vào bài thơ, độc giả ngạc nhiên trước những lời tuyên bố lạ lùng của thi sĩ:

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi
Những lời tuyên bố đó chỉ có vẻ kì dị, ngông cuồng bề ngoài, nhưng thực chất bên trong chứa đựng một khát vọng rất đẹp: chặn đứng bước đi của thời gian để có thể vĩnh viễn hoá vẻ đẹp của cuộc đời.Nhưng lí do nào khiến nhà thơ nảy sinh niềm khao khát đoạt quyền tạo hoá để chặn dòng chảy của thời gian?Trong quan niệm của người xưa, đời là chốn bụi trần, cuộc đời là bể khổ. Đấy là lí do vì sao lánh đời nhiều khi đã trở thành một cách sống mà cả tôn giáo cũng như văn chương đều chủ trương vẫy gọi mọi người trên hành trình tìm sự an lạc tâm hồn. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên, đạo Phật tô đậm vẻ đẹp của cõi Niết bàn, cõi Tây phương cực lạc; văn học cổ Trung Quốc cũng như văn học trung đại Việt Na, đều đề cao tâm lí hoài cổ, phục cổ, khuyến khích xu hướng tìm về những giá trị trong quá khứ vàng son một đi không trở lại như đi tìm một thiên đường đã mất. Xuân diệu thuộc thế hệ những người trẻ tuổi ham sống và sống sôi nổi, họ không coi lánh đời là một xử thế mang ý nghĩa tích cực mà ngược lại, họ không ngần ngại lao vào đời. Và thật ngạc nhiên, nhờ tuổi trẻ, họ phát hiện ra cuộc đời thực chất không phải là một cõi mông lung, mờ mờ nhân ảnh, cũng chằng phải là cái bể khổ đày đoạ con người bằng sinh, lão, bệnh, tử... những định mệnh đã hàng ngàn năm ám ảnh con người mà trái lại là cả thế giới tinh khôi, quyến rũ. Tất cả đều hiện hữu, tất cả đều gần gũi, đầy ắp, ngay trong đời thực và trong tầm tay với:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;Này đây hoa của đồng nội xanh rì;Này đây lá của cành tơ phơ phất;Của yến anh này đâu khúc tình si;Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Trong cái nhìn mới mẻ, say sưa thi nhan vồn vã liệt kê bao vẻ đẹp của cuộc đời hằng ngày loạt đại từ chỉ trở này đây làm hiện lên cả một thế giới thật sống động. Hơn thế, cõi sống đầy quyễn rũ ấy như đang vẫy gọi, chào mời bằng vẻ đẹp ngọt ngào, trẻ trung và có ý để dành cho những ai đang ở lứa tuổi yêu đương, ngọt ngào: đây là tuần tháng mật để dành cho ong bướm, đây là hoa của đồng nội (đang) xanh rì, đây là lá của cành tơ phơ phất và khúc tình si kia là của những lứa đôi.....Với đôi mắt xanh non của người trẻ tuổi, qua cái nhìn bằng ánh sáng chớp hàng mi, thi nhân còn phát hiện ra điều tuyệt vời hơn: tháng giêng, mùa xuân sao ngon như một cặp môi gần!b)... đến nỗi ám ảnh về số phận mong manh của những giá trị đời sống và sự tồn tại ngắn ngủi của tuổi xuânTuy nhiên, trong ý thức mới của con người hiện đại về thời gian, khi khám phá ra cái đẹp đích thực kia của đời cũng là lúc người ta hiểu rằng điều tuyệt diệu này có số phận thật ngắn ngủi, mong manh và sẽ nhanh chóng tàn phai vì theo vòng quay của thời gian có cái gì trên đời là vĩnh viễn? Niềm ám ảnh đó khiến cái nhìn của thi nhân về thế giới bỗng đổi khác, tất cả đều nhuốm màu của lo âu, bàng hoàng, thoảng thốt.Đấy là lí do vì sao mạch cảm xúc trong đoạn thơ bỗng liên tục thay đổi: từ việc xuất hiện các kiểu câu định nghĩa, tăng cấp nghĩa là (3 lần/3 dòng thơ), để định nghĩa về mùa xuân và tuổi trẻ, mà thực chất là để cảm nhận về hiện hữu và phôi pha đến ý tưởng ràng buộc số phận cá nhân mình với số phận của mùa xuân, tuổi xuân thổ lộ niềm xót tiếc cái phần đẹp nhất của đời người rồi cất lên tiếng than đầy khổ não:
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Cũng từ đây thiên nhiên chuyển hoá từ hợp thành tan:
Cơn gió xinh thì thào trong gió biếc,Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?Chim rộn ràng bộng dứt tiếng reo thi.
Dường như tất cả đều hoảng sợ bởi những chảy trôi của thời gian, bởi thời gian trôi đe doạ sẽ mang theo tất cả, thời gian trôi dự báo cái phai tàn sắp sửa của tạo vật. Thế là từ đây, thơi gian không còn là một đại lượng vô ảnh, vô hình nữa, người ta nhận ra nó mang hương vị đau xót của chia phôi, người ta phát hiện nó tựa như một vết thương rớm máu trong tâm hồn:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Niềm xót tiếc cứ thế tuôn chảy miên man trong hàng loạt câu thơ và khắc nghiệt với bất công đã trở thành một quan hệ định mệnh giữa tự nhiên với con người. Nỗi cay đắng trước sự thật đó được triển khai trong những hình ảnh và ý niệm sắp xếp theo tương quan đối lập giữa: lòng người rộng mà lượng trời chật; Xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn mà tuổi trẻ của con người thì chẳng hai lần thắm lại. Cõi vô thuỷ vô chung là vũ trụ vẫn còn mãi vậy mà con người, sinh thể sống đầy xúc cảm và khao khát lại hoá thành hư vô. Điều “bất công” này thôi thúc “cái tôi” cá nhân đi tìm sức mạnh hoá giải.c) Những giải pháp điều hoà mâu thuẫn, nghịch líTừ nỗi ám ảnh về số phận mong manh chóng tàn lụi của tuổi xuân, tác giả đề ra một giải pháp táo bạo. Con người hiện đại không sống bằng số lượng thời gian mà phải sống bằng chất lượng cuộc sống - sống tận hưởng phần đời có giá trị và có ý nghĩa nhất bằng tốc độ thật lớn và một cường độ thật lớn. Đoan thơ cuối trong bài thơ gây ấn tượng đặc biệt trước hết bởi nó tựa như những lời giục giã chính mình lại như lời kêu gọi tha thiết đối với thế nhân được diễn đạt bằng một nhịp thơ gấp gáp bộc lộ vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, cuồng nhiệt yêu đời và yêu sống.Rõ ràng, lẽ sống vội vàng bộc lộ một khát vọng chính đáng của con người. Như đã nói đây không phải là sự tuyên truyền cho triết lí sống gấp mà là ý thức sâu sắc về cuộc sống của con người khi anh ta đang ở lứa tuổi trẻ trung, sung sức nhất. Xuân Diệu từng tuyên ngôn: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối - Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” chính là tuyên ngôn cho chặng đường đẹp nhất này. Vội vàng, vì thế là lẽ sống đáng trân trọng mang nết đẹp của một lối sống tiến bộ, hiện đại. Đây chưa phải là lẽ sống cao đẹp nhất lúc bấy giờ nhưng dù sao, trong một thời đại mà lối sống khổ hạnh, “ép xác”, “diệt dục” là không còn phù hợp nữa, là lời cổ động cho một lối sống tích cực, sống trong ý thức phát huy hết giá trị của tuổi trẻ và cũng là của “cái tôi”.Tuy nhiên, lối sống vội vàng đang còn dừng ở sự khẳng định mọt chiều. Một lẽ sống đẹp phải toàn diện và hài hoà: không chỉ tích cực tận hưởng mà còn phải tích cực tận hiến.2. Đặc điểm nghệ thuậtVội vàng có nét độc đáo trong cấu tứ. Bài thơ có sự kết hợp hài hoà hai yếu tố: trữ tình và chính luận. Trong đó, chính luận đóng vai trò chủ yếu. Yếu tố trữ tình được bộc lộ ở những rung động mãnh liệt bên cạnh những ám ảnh kinh hoàng khi phát hiện sự mong manh của cái đẹp, của tình yêu và tuổi trẻ trước sự huỷ hoại của thời gian. Mạch chính luận là hệ thống lập luận, lí giải về lẽ sống vội vàng, thông điệp mà Xuân Diệu muốn gửi đến các độc giả được trình bày theo lối quy nạp từ nghịch lí, mâu thuẫn đến giải pháp.Ví dụ trong đoạn thơ cuối, tác giả cũng đã mạnh dạn và táo bạo trong việc sử dụng một hệ thống từ ngữ tăng cấp như: ôm (Ta muốn ôm), riết (Ta muốn riết), say (Ta muốn say), thâu (Ta muốn thâu)... Và đỉnh cao của sự đam mê cuồng nhiệt là hành động cắn vào mùa xuân của cuộc đời, thể hiện một xúc cảm mãnh liệt và cháy bỏng. Không dừng lại ở đó, tác giả còn sử dụng một hệ thống từ ngữ cực tả sự tận hưởng: chếch choáng, đã đầy, no nê.. diễn tả niềm hạnh phúc được sống cao độ với cuộc đời.

nếu có chút gió, có chút sươngcó chút mây, mưa , nắng trải đường... 434.42Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Cảm nhận về bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

Gửi bởi Mr Lovely ngày 15/04/2009 14:01Có 1 người thích

“Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thư rộng lớn như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng trúng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên.... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” (Thi nhân Việt Nam).Khi đọc những câu văn này ta sẽ không hiểu tại sao Xuân Diệu lại được ưu ái như vậy. Giờ thì đã rõ! Đơn giản chỉ vì ông là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Xuân Diệu đã thể hiện đầy đủ nhất ý thức cá nhân của cái tôi mới và cũng mang đậm bản sắc riêng. Trong số những bài thơ của ông, chúng ta không thể không nhắc đến Vội Vàng. Bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu, in dấu khá đậm cho hồn thơ yêu đời, ham sống, “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. Và quan trọng hơn thế nữa, qua Vội vàng chúng ta nhận ra một quan niệm sống rất mới mẻ – bức thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc.Vội vàng? Cái tên đã rất Xuân Diệu! Đây là một triết lí sống và cũng là tâm thế sống của nhà thơ: sống nhanh chóng, khẩn trương, mở rộng lòng mình đế ôm ghì, thâu tóm tất cả. Đã hơn một lần ta bắt gặp Xuân Diệu hối hả, cuống quýt, giục giã:

Mau với chứ, vội vàng lên chứEm, em ơi, tình non sắp già rồi!
Thời gian, mùa xuân, tình yêu tuổi trẻ luôn thường trực, trở đi trở lại trong nhiều trang thơ của Xuân Diệu. Ở Vội vàng ông đã nhận ra một thiên đường ngay trên mặt đất, nhà thơ yêu cuộc sống trần thế xung quanh và tìm thấy trong cuộc sống đó biết bao điều hấp dẫn, đáng sống và biết tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng. Đây là một quan niệm sống rất người, mang ý nghĩa tích cực và có giá trị nhân văn sâu sắc. Nhà thơ muốn nhắn nhủ đến người đọc hãy sống hết mình khi đang còn trẻ tuổi, đừng để thời gian trôi đi phí hoài. Hãy sống gấp gáp để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Hãy luôn giữ cho mình mùa xuân tình yêu của tuổi trẻ.
Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắtCòn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Bức thông điệp mà Xuân Diệu gửi đến cho người đọc được triển khai qua từng phần của bài thơ, theo mạch cảm xúc trong tâm hồn thi sĩ. Ngay từ đầu chúng ta đã bắt gặp một thái độ sống rất ngông, rất lạ:
Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi.
Ý tưởng tắt nắng, buộc gió quả thật táo bạo, độc đáo mà chỉ Xuân Diệu mới nghĩ ra, xuất phát từ lòng yêu cuộc sống, thèm sống. Xuân Diệu muốn tắt, buộc nắng và gió cũng là để giữ lại cái đẹp, cái tươi thắm của sự vật, của màu, của hương. Xuân Diệu muốn thời gian là tĩnh tại mặc dù ông không nhìn đời với con mắt tĩnh. Cái vô lí đó chính là sự khao khát đến vô biên và tột cùng. Nhà thơ muốn níu giữ thời gian, cuộc sống ấy cho riêng mình.Mọi chuyện đều có nguyên do của nó! Xuân Diệu thiết tha với cuộc sống như thế bởi ông đã tìm ra một thiên đường trên mặt đất. Cuộc sống đẹp nhất của cuộc sống trần thế. Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới (Thi nhân Việt Nam). Cuộc sống xung quanh ta đẹp nhất, vậy thì dại gì mà không hưởng. Nhà thơ nhìn mùa xuân với tất cả sự say mê, cuồng nhiệt vồ vập:
Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây là cửa cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình si.
Vày đây... Này đây...Này đây... Tất cả như đang phơi bày ra trước mắt nhà thơ Bức tranh thiên nhiên đang độ viên mãn, tràn đầy, chứa chan xuân tình, vừa gần gũi thân quen lại vừa mượt mà đầy sức sống. Xuân Diệu như vồ vập. Ngấu nghiến, thâu tóm tất cả. Nhà thơ như con ong hút mật lạc vào vườn hoa đầy hương sắc. Với ông cái gì cũng hấp dẫn mới lạ. Và bằng cặp mắt xanh non của cái tôi cá nhân Xuân Diệu còn phát hiện ra thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất vẫn là vì có con người. Con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Nhà thơ lấy con người làm thước đo của cái đẹp. Cuộc sống trần thế đẹp nhất vào lúc xuân. Và con người chỉ tận hưởng được lúc đang còn trẻ. Song tuổi trẻ thì tàn phai theo thời gian, vì thế mà ông phải sống vội vàng, gấp gáp.
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Nhà thơ tận hưởng cuộc sống một cách gấp gáp, vồ vập bởi một phút giây ra đi vĩnh viễn không trở lại. Mất mát sẽ đến nếu ta không chớp thời cơ. Có lẽ thế mà Xuân Diệu không chờ mùa hạ đến mới nhớ xuân mà ôm riết mùa xuân lúc tràn đầy, tươi non.Ham sống, khát sống, Xuân Diệu càng băn khoăn hơn trước cuộc đời, thời gian. Ông đã nhận ra quy luật tuyến tính của thời gian, chống lại quy luật tuần hoàn của các cụ ngày xưa. Mỗi phút giây qua đi sẽ không bao giờ trở lại, tuổi trẻ cũng chỉ đến một lần. Nhà thơ mở lòng ra để yêu đời, yêu cuộc sống nhưng không được đời bù đắp, vì thế mà ông băn khoăn buồn chán cho thân phận của mình. Cảnh vật thiên nhiên giờ đây cũng mang đầy tâm trạng buồn bã, băn khoăn, lo sợ..
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoànCơn gió xinh thì thào trong lá biếcPhải chăng sợ đổ tàn phai sắp sửa?
Nhận thức ra quy luật của thời gian, khát khao sống đến mãnh liệt. Xuân Diệu đã ôm ghì lấy cuộc sống, tận hưởng cuộc sống để không phí hoài đi thời gian, tuổi trẻ. Tình yêu cuộc sống lại bùng lên cuồng nhiệt hối hả.
Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởnTa muốn biết mây đưa và gió lượnTa muốn say cánh bướm với tình yêuTa muốn thâu trong một cái hôn nhiềuHỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.
Lòng yêu đời tràn lên như một cao trào tình cảm. Hình ảnh thơ tươi mới, sức sống. Và có lẽ tình yêu cuộc sống của nhà thơ tăng dần theo từng từ muốn ôm đến riết là đã ghì chặt hơn. Và đã say – sự ngây ngất đến bất tỉnh vẫn chưa thoả lòng – còn muốn thâu nghĩa là muốn thu hết tất cả để có sự hoà nhập một. Và cuối cùng là tiếng kêu của sự cuồng nhiệt chưa bao giờ có trong thơ:
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.
Hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu của đoạn thơ đã bộc lộ rõ lòng yêu đời cuồng nhiệt khiến nhà thơ phải hối hả, vội vàng đến với cuộc sống.Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đó chưa từng có. Lối sống ở đây biết hưởng thụ một cách chính đáng, biết khẩn trương sống cho ra sống. Tuy nhiên ở Vội vàng, tác giả chỉ đề cập đến lối sống thiên về hưởng thụ chạy theo thời gian. Ông kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng, hãy tranh thủ thời gian, tuổi trẻ để sống đủ đầy nhất. Ông đã quên đi nghĩa vụ kêu mọi người phải cống hiến cho cuộc đời. Và trong cuộc đời nhà ông, ông vội vàng cống hiến chứ không phải vội vàng hưởng thụ.Đọc thơ Xuân Diệu, đặc biệt là qua bài thơ Vội vàng, ta càng thêm yêu cuộc sống hôm nay và càng góp phần làm cho cuộc sống đó thêm tươi đẹp, không chỉ vì cuộc sống hôm nay đã đổi mới, đã đẹp hơn nhiều lần so với cuộc sông ngày xưa của Xuân Diệu mà chủ yếu là không còn những bi kịch để thành những băn khoăn trước cuộc đời. Bức thông điệp nhà thơ gửi đến người đọc vẫn còn nguyên giá trị, được bồi đắp thêm qua thời gian và trường tồn vĩnh cửu.Hãy sống hết mình, cống hiến tuổi trẻ cho Tổ quốc nhân dân, đừng phí hoài thời gian, hãy mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả những vang động của cuộc đời. Đó là những gì mà Xuân Diệu còn giữ lại, nhắn gửi đến với người đọc của mình bức thông điệp xuyên qua thời gian, không gian, ngự trị muôn đời trong tâm hồn con người Việt Nam.

324.31Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích 13 câu đầu bài thơ “Vội vàng”

Gửi bởi bebezozo ngày 20/04/2009 04:17Có 1 người thích

Thời đại thơ mới là một nhánh rẽ đầy ngoạn mục, táo bạo của thơ ca Việt Nam. Thời điểm thơ văn khoát lên cho mình một chiếc áo được cách tân mới mẻ, là mảnh đất màu mỡ vun trồng những hồn thơ tài ba như: Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu,... Theo như Hoài Thanh nhận định Tản Đà là người “đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc dạo chơi tân kì đương sắp sửa” thì có lẽ Xuân Diệu là người đã đưa những khúc nhạc ấy đến một vị trí xứng tầm trong lòng bạn đọc khi cho ra đời tập: Thơ thơ được xem là đỉnh cao trong phong trào thơ mới. Bài thơ Vội vàng được trích từ tập thơ ấy, tiêu biểu cho một phong cách thơ được cách tân rất mới mẻ về nội dung và hình thức của Xuân Diệu. “Một hồn thơ rạo rực băn khoăn trong những câu thơ lời ít ý nhiều như đọng lại bao tinh hoa”.Giữa lúc ta lên tiên cùng Tản Đà, đắm chìm trong mộng tưởng cùng Hàn Mặc Tử,.. thì Xuân Diệu là người đã “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Lòng yêu đời yêu cuộc sống tha thiết đã khiến tâm hồn của thi sĩ bám chặt lấy cuộc sống trần thế, không thoát ly hoàn toàn như các nhà thơ khác. Với đời, ông có một khát khao cháy bỏng:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”
Nhà thơ sử dụng những câu thơ ngắn với âm điệu nhanh, ngôn ngữ thơ dứt khoát để thể hiện ứơc muốn mãnh liệt muốn níu giữ thời gian. Bởi lẽ thời gian là nỗi ám ảnh nhất trong cuộc đời:
“Ôi đau đớn! Ôi đau đớn! Thời gian ăn cuộc đời”(Bauxtelaire)
Là một hồn thơ rạo rực, tha thiết với đời, ông muốn tận hưởng những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của trần thế nhưng ngặt một nỗi:
“Thời gian thấm thoắt thoi đưaNó đi đi mãi có chờ đợi ai”(Tục ngữ)
Vì thế thi nhân rất trân trọng những giây phút tươi đẹp của cuộc đời. Người dùng tất cả giác quan tạo hoá ban tặng để cảm nhận thời gian. Thời gian vốn vô hình, vô vị, vô tình đi vào thơ Xuân Diệu bỗng rất hữu hình, nên thơ qua hình ảnh “nắng”, “gió”. Từ “tôi muốn” được điệp lại kết hợp với những động từ mạnh như “tắt” (nắng), “buộc” (gió) thể hiện một tư thế chủ động muốn đóng băng thời gian vì một lẽ đời tươi đẹp phía trước:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật...Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa”
Những câu thơ với âm điệu nhẹ nhàng, hình ảnh tươi sáng đã vẽ nên một khung cảnh thiên nhiên đậm sắc, hương, thanh. Vạn vật đang ở độ đương thì tươi ngon nhất, đẹp đẽ nhất. Chim chóc, hoa lá, ong bướm như vực dậy để tận hưởng cảnh xuân tươi tắn, mựơt mà. Cảnh vật không tĩnh lặng mà náo động linh hoạt với những hình ảnh liên tưởng độc đáo của thi sĩ. “Tuần tháng mật” của đôi vợ chồng đắm say trở thành mùa của ong bướm dập dìu rất lãng mạn. Tiếng hót của chim yến chim oanh trở thành “khúc tình si” hút hồn biết bao con người yêu cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Và ánh nắng được nhân hoá như một nàng tiên e thẹn với những ánh mi dài cuốn hút vạn vật. Tất cả như chan hoà làm nên một mảnh vườn đẹp nên thơ mà rất trần đời. Từ đó cái đẹp của mùa xuân thiên nhiên còn ẩn dụ như cái đẹp của con người ở độ sắc xuân, đương thì. Qua đó, ta thấy được thi sĩ có sự cảm nhận mùa xuân rất tinh tế và có tài khéo léo vẽ lại những hình ảnh ấy với một thứ sức sống căng tràn, nảy nở. Nói bóng bẩy như Vũ Bằng thì thứ thứ nhựa sống mỡ màng ấy như “máu căng lên trong lộc của loài nai, như những mầm non háo hức muốn bức ra từ những thân cây”. Thi sĩ chọn thời điểm rạo rực nhất “tháng giêng”, tươi mới nhất “mỗi buổi sớm”, để miêu tả khiến bức tranh thiên nhiên mùa xuân càng tinh khôi,xinh đẹp. Không chỉ vậy, nhà thơ còn tạo nên một thiên đường của xúc cảm. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác được dùng rất linh hoạt từ xúc giác “tuần tháng mật”, thính giác “khúc tình si”, thị giác “ánh sáng chớp hàng mi”.Tâm hồn của thi nhân rạo rực, tha thiết, bâng khuâng trước cảnh trần thế xinh đẹp vô cùng đã khơi nguồn nên những hình ảnh sáng tạo độc đáo trong những vần thơ. Vào lúc ấy, hồn thơ, hồn người, hồn của thiên nhiên đất trời như giao hoà để Xuân Diệu viết nên một câu tuyệt bút:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
”Tháng giêng” vốn vô hình bỗng trở nên hũư hình căng đầy một tình yêu trần thế. Một thứ tình cảm rạo rực, cháy bỏng trong tâm hồn thi nhân đã được dồn nén kết tụ trong một từ “ngon” duy nhất rất tài hoa. Câu thơ với điểm nhấn là từ “ngon” được dùng rất đắt thể hiện một quan điểm mĩ học rất mới mẻ về sự cảm nhận thiên nhiên phản phất sắc thái của “nhục thể”. Tuy vậy, ý thơ không gây thô tục mà có phần mới lạ. Nhà thơ cảm nhận rất tinh tế ý vị của thời gian nên có sự chuyển đổi xúc giác sang vị giác. Quả thật, Xuân Diệu bên cạnh có đôi mắt nhìn đời rất tinh tế còn có một tâm hồn rất thiết tha, nhạy cảm với cuộc sống.Những câu thơ: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật”, “Của yến anh này đây khúc tình si” và “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” mang một quan điểm mĩ học rất mới so với thơ ca truyền thống trước đó. Thơ trung đại con người được các nhà văn, nhà thơ tạo tác trên những chuẩn mực của thiên nhiên. Bút pháp ước lệ tượng trưng luôn gắn liền với việc miêu tả con người:
- Râu hùm, hàm én, mày ngài- Làn thu thuỷ, nét xuân sơn(Nguyễn Du)
Thế mới thấy thơ Xuân Diệu đã hoàn toàn lột xác và hướng về một nguồn quan điểm mới rất gần với Shakespeare:
Con người là kiểu mẫu của muôn loài
Nhà thơ đã lấy con người làm khuôn mẫu để tạo ra những hình thái thiên nhiên mang một sức hấp dẫn kì lạ, một sự tươi mới chưa từng có. Người cảm nhận thiên nhiên bằng một lăng kính trái hình với thi ca thời xưa. Qua đó, ta thấy thêm tin yêu một hồn thơ mới đã đem đến cho ta một hình ảnh đầy thi vị, một ánh màu mới mẻ trong thơ ca.
“Thơ Xuân Diệu là một niềm khát khao giao cảm với đời”(Nguyễn Đăng Mạnh)
Hình ảnh của cuộc sống đi vào thơ Xuân Diệu như một thứ ánh sáng được khúc xạ qua lăng kính tình yêu rất tinh khôi và giàu sức sống. Càng yêu đời, nhà thơ càng luyến tiếc trước dòng chảy của thời gian. Thời điểm vạn vật đang căng tràn nhựa sống cũng chính là lúc đang đứng trên ranh giới của sự lụi tàn, héo úa. Vì thế từ những câu thơ gãy gọn ở khổ đầu, nhà thơ đi vào khổ hai với những câu thơ dài, âm điệu chậm như bước chân người thư thái dạo ngắm vườn xuân muốn tận hưởng giờ khắc huy hoàng ấy. Thi sĩ từ tốn chỉ cho người đọc những gì tinh hoa, tươi đẹp nhất của trần gian với một thái độ mến yêu, trân trọng “này đây”.Đọc thơ Xuân Diệu, ta thấy từng dòng chữ rất mới, những tư tưởng tiến bộ thoát ly hoàn toàn những khuôn sáo cổ điển, tuy say mà tỉnh, mộng nhưng thực. Cảnh sắc xuân như xô đẩy câu thơ, khuôn khổ thơ bị xê dịch như “một đống hỗn độn đẹp xô bồ vừa say dậy” (Bích Khê). Đó là điều khiến thơ của thi sĩ từng bước chứng tỏ sức sống mãnh liệt qua thời gian mặc dù người khen rất nhiều người chê cũng không ít.Tóm lại, đoạn thơ thể hiện một một khát vọng sống thiết tha mãnh liệt rất trần đời. Một hương vị lạ góp phần làm đa dạng sự mới mẻ trong phong trào thơ mới. Dù rằng thơ Xuân Diệu mang một phong cách rất Tây nhưng nhìn chung lầu thơ của ông được xây dựng trên mảnh đất thơ ca truyền thống. Sự tiếp thu những tư tưởng mới, biết hoà nhập nhưng không hoà tan là nét chung rất đáng ngợi ca khâm phục của Xuân Diệu nói riêng và các nhà thơ mới nói chung. Vì thế Xuân Diệu xứng đáng là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”

284.04Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Gửi bởi biloankute ngày 21/04/2009 05:47Có 1 người thích

Có thể nói trong hàng trăm bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu, hiếm có bài nào đạt đến độ hoàn hảo như bài Vội vàng. Tác phẩm thu hút độc giả nhiều thế hệ không chỉ ở nội dung độc đáo mà còn ở hình thức nghệ thuật điêu luyện.Bài thơ Vội vàng được mở đầu bằng bốn dòng thơ ngũ ngôn ngắn gọn, mạnh mẽ như lời tuyên bố về khát vọng của mình:

Tôi muốn tắt nắng đi,Cho màu đừng nhạt mất.Tôi muốn buộc gió lại,Cho hương đừng bay đi.
Tắt nắng, buộc gió là những điều con người không thể làm được, đó là những khát khao phi lí. Nhưng cái phi lí ấy lại có lí với trái tim của nhà thơ, bởi đó là trái tim đầy khao khát mãnh liệt, muốn sống đến trọn vẹn chữ “sống”, muốn giữ mãi cho mình những hương, những sắc của của cuộc đời. Mà cuộc đời trong cảm nhận của nhà thơ lại đẹp đẽ biết chừng nào, quý giá biết bao nhiêu. Nhà thơ thấy rằng trong cuộc sống, mọi thứ đều kì diệu, mỗi sự vật dù nhỏ bé đến đâu cũng đều dâng hiến cho đời những vẻ đẹp tinh tuý nhất của mình:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật,Này đây hoa của đồng nội xanh rì,Này đây lá của cành tơ phơ phất,Của yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Bướm ong thì có tuần tháng mật đầy ngọt ngào, cuốn hút, đồng nội thì có vẻ đẹp của màu xanh mơn mởn và muôn hoa rực rỡ, cành tơ non thì có muôn lá rung rinh, ánh sáng bình minh như cái chớp mi của người đẹp...Những câu thơ có nhịp điệu thật nhanh, thật gấp gáp, sử dụng phép liệt kê, điệp ngữ, rất nhiều tính từ, cách liên tưởng táo bạo, đa tình. Cuộc sống trần gian hiện lên qua đó thật sống động, tươi tốt, đáng yêu, đáng sống, tràn ngập âm thanh, màu sắc tươi sáng, khai mở ra một thiên dường tồn tại chính trên cõi trần này.Với Xuân Diệu, cuộc đời lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, mỗi ngày mới đến là niềm vui cũng gõ cửa ùa vào theo:
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Niềm vui như một vị thần độ lượng, ban phát hạnh phúc cho từng người. Phải nói rằng trong thơ Việt Nam, chưa ai có cách cảm nhận cuộc sống, mùa xuân như cách cảm nhận của Xuân Diệu:
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
Xuân Diệu chẳng lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp khi so sánh với con người như thơ cổ mà lại lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên. Nếu Nguyễn Du so vẻ đẹp của Thuý Vân-Thuý Kiều “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” thì Xuân Diệu lại liên tưởng “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Một cách so sánh rất riêng, rất táo bào, đầy tình yêu đời nồng nhiệt rất Xuân Diệu. Ông thấy mùa xuân với bao vẻ đẹp sinh động của nó giống như cặp môi đỏ mọng của thiếu nữ đang kề gần. Cách so sánh này chứa đựng bao rung động tận đáy lòng, vừa có sự khao khát, thèm muốn, háo hức rất thiêng liêng mà cũng rất trần tục. Nhà thơ yêu cuộc sống đến si mê, cháy bỏng!Có một cuộc sống đẹp như thế để sống, có bao hương sắc tuyệt diệu như thế để tận hưởng, con người ta sẽ sung sướng biết bao. Nhưng, tựa như một cung nhạc đang vút cao, đến đây bỗng chùng xuống:
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.
Câu thơ bị ngắt làm hai, niềm vui sướng không được trọn vẹn. Bởi Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy ngắn ngủi biết bao:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Xưa nay, người ta chỉ tiếc những kỉ niệm khi nó đã trở thành quá khứ, tiếc xuân khi nó đã không còn. Ở đây, Xuân Diệu với sự nhạy cảm lạ lùng của nhà thơ yêu cuộc sống đến đắm say, ông tiếc mùa xuân ngày khi mùa xuân vẫn còn đang phơi phới. Vì nhà thơ biết rằng thời gian sẽ trôi qua nhanh, mà với những gì quý giá, với những vẻ đẹp, thời gian còn tàn nhẫn trôi nhanh hơn gấp bội, nhanh đến khủng khiép, phũ phàng. Cái non trẻ, thắm tươi rồi sẽ chẳng mấy mà già nua, héo úa. Điều ấy lại ảnh hưởng vô cùng to lớn đến Xuân Diệu:
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Câu thơ đầy cảm giác buồn bã. Nhà thơ phát hiện ra một điều bi thảm cho mình: mùa xuân trôi qua, tuổi trẻ sẽ trôi qua. Mà khi tuổi trẻ đã trôi qua thì cuộc đời nào còn ý nghĩa gì nữa. Bởi quý giá nhất của cuộc đời, dất trời là mùa xuân, quý giá nhất của con người là tuổi trẻ.Con người khao khát vẻ đẹp tồn tại vĩnh cửu, nhưng cuộc đời lại có những quy luật vô cùng chặt chẽ và nghiệt ngã:
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Thời gian thì vô hồi vô hạn, nhưng đời người thì hữu hạn. Con người trong cái hữu hạn ấy trở nên thật nhỏ bé, tội nghiệp và mong manh. Bao người lí luận rằng xuân đi xuân đến, nhưng với Xuân Diệu, ông chẳng thể tự an ủi mình mà trái lại, càng xót xa hơn:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
Mùa xuân của đất trời đẹp lắm, quý giá lắm, nhưng mùa xuân chỉ quý giá, chỉ đẹp khi con người biết hưởng, được hưởng vẻ đẹp của nó. Khi con người chẳng còn trẻ mà tận hưởng mùa xuân thì xuân cũng mất hết ý nghĩa. Những câu thơ của Xuân Diệu vì thế mà chuyển sang giọng điệu buồn bã:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.Con gió xinh thì thào trong lá biếc,Phải chăng hờn vì nỗi phải bay điChim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi,Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa
Tất cả đều buồn bã, đều mất hết ý vị, chỉ còn “rớm vị chia phôi”, chỉ biết “than thầm tiễn biệt”, chỉ còn “hờn dỗi phải bay đi”, chỉ “sợ độ phai tàn sắp sửa”. Trong thơ Việt Nam, ít ai có giọng thơ nuối tiếc thời gian, thương tiếc cuộc sống thiết tha dường ấy. Cũng vẫn gió lá hoa như đạon đầu nhưng đoạn trên rạo rực náo nức, đoạn này lại buồn thương ngậm ngùi, xót xa biết bao nhiêu. Nhà thơ kêu lên một cách tuyệt vọng:
Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa!
Nỗi đau đớn của Xuân Diệu phải sâu sắc lắm, cắt cứa lắm, thấm thía lắm thì mới bộc phát thành tiếng than kêu thống thiết dường ấy. Thời gian cứ mênh mông nhưng mùa xuân và tuổi trẻ của con người cứ ngắn ngủi. Con người chẳng thể làm được gì để biến cái hữu hạn của đời người thành cái vô hạn trường tồn cùng vũ trụ. Chỉ còn mỗi cách, đó là phải hối hả, phải đắm say mãnh liệt hơn, phải vội vàng thâu nhận đến mức độ cao nhất, nhiều nhất những vẻ đẹp nhân gian, những thứ ưuý giá của đời sống, của tuổi trẻ, mùa xuân. Xuân Diệu giục giã:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hômTa muốn ômCả sự sống mới bắt đàu mơn mởn,Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêuTa muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng.
Những câu thơ mạnh bạo, gấp gáp, giục giã như một dòng suối ào ạt tuôn chảy, tưởng chừng ngôn từ xô đẩy vào nhau, chen lấn nhau để cho kịp mạch cảm xúc đang bừng lên sôi nổi của nhà thơ. Những tiếng “ta muốn” láy đi láy lại mãi như một điệp khúc bất tận để khẳng định niềm khao khát cháy bỏng muốn sống đến tận cùng cảm giác của Xuân Diệu. Một loạt điệp từ được sử dụng theo mức độ tăng dần của khao khát: muốn ôm – muốn riết – muốn say – muốn thâu – muốn cắn thể hiện tam trạng si mê đến cuồng nhiệt. Trong một câu thơ mà có đến ba hư từ “và” chứng tỏ Xuân Diệu nồng nhiệt đến rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc dang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình. Sống như thế với Xuân Diệu mới thực là sống, mới đi đến tạn cùng của niềm hạnh phúc được sống.
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hạnh phúc của sự sống là mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc. Tận hưởng cuộc đời chính là có dược cảm nhận về những điều ấy ở độ tràn trề nhất. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chuếnh choáng”, “đã đầy”. Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời, mùa xuân như một cái gì quý nhất, trọn vẹn như một trái đời đỏ hồng, chín mọng, thơm ngát, ngọt ngào, để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát cao độ:
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi
Câu thơ là đỉnh cao của những khao khát sống, của tình yêu sống rạo rực trong con tim nồng cháy của Xuân Diệu.Bài thơ Vội vàng thể hiện tam trạng đắm say bồng bột của một tấm lòng ham sống mãnh liệt. Bài thơ còn thể hiện một quan niệm sống sống gấp gáp vội vàng tận hưởng những hạnh phúc trần thế, một quan niệm sống lành mạnh và tích cực so với đương thời. Bài thơ là một sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ trẻ trung tươi mới của “nhà thơ của tình yêu”, bài thơ rất tự do, hình ảnh giàu sức gợi, giàu nhạc điệu và cách liên tưởng rất hiện đại. Tâm trạng yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt trong tác phẩm khẳng định tư tưởng nhân văn của nhà thơ. Cho đến nay, nội dung thúc giục mọi người sống có nghĩa trong cuộc sống thực tại của bài thơ vẫn còn bao ý nghĩa với thế hệ trẻ.

¤ø•$o¶_øn€¶_¥•ø¤'s never ¶_Øv€ ªgªïñ 223.41Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ “Vội vàng”

Gửi bởi phuoc12 ngày 02/05/2009 07:23

Đề bài: Phân tích bài thơ Vội vàng để thấy được niềm khát khao mãnh liệt trào dâng và tình yêu cuộc sống tha thiết, cháy bỏng của “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” cũng như cảm nhận được sự băn khoăn, lo lắng của Xuân Diệu trước những biến đổi nhanh chóng của thời gian.Bài làm:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tốiCòn hơn buồn le lói suốt trăm năm(Giục giã – Xuân Diệu)
Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, ông còn được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn. Ngay trong lời thơ hay đời thực thì Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện được cái khát khao mãnh liệt với tình yêu, với cuộc đời. Không giống như những nhà thơ mới cùng thời, Xuân Diệu đã sớm khẳng định được cái tôi riêng biệt trong chất sống sôi nổi, cuồng say của mình. Vội vàng là một sáng tác rất tiêu biểu, nói lên tiếng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời. Bài cũng chứa đựng cả nỗi trăn trở, khắc khoải, lo âu của Xuân Diệu trước sự trôi nhanh vội vã của thời gian.Xuân Diệu có bút danh là Trảo Nha, ông sinh ra ở quê mẹ Bình Định, nhưng lớn lên ở Quy Nhơn. Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn cũng là cây bút mở đầu cho phong trào Thơ mới ở nước ta lúc bấy giờ. Các tác phẩm nổi bật trong giai đoạn này có: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945). Tham gia vào phong trào Cách mạng những năm 1944, Xuân Diệu trở thành một cây bút xuất sắc chuyên viết về đề tài ca gợi cách mạng, giọng thơ ông hùng tráng, giàu chất chính luận, và giàu nét tự sự trữ tình. Vội vàng là bài thơ được trích từ tập Thơ thơ (1938), được lấy cảm hứng từ một tâm hồn yêu cuộc sống thiết tha và những khám phá mới mẻ về triết lý nhân sinh của cuộc đời.Mở đầu bài thơ tác giả đưa người đọc đến những cảm xúc vui tươi, yêu đời trước vẻ đẹp của mùa xuân mơn mởn. Vẻ đẹp đất trời hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc với những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ đến nao lòng. Trước mắt nhà thơ, cuộc sống đang diễn ra thật sôi động và tràn đầy nhựa sống:
Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi.Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gần
Có lẽ vì quá say mê trong niềm hạnh phúc tột cùng mà tác giả đã nảy ra trong đầu một ý nghĩ thật táo bạo “tắt nắng”,“buộc gió”, nắng và gió là những sự vật vô hình ta có thể cảm nhận bằng mắt nhưng tay ta lại chẳng thể chạm được. Nghệ thuật điệp từ “tôi muốn” kết hợp cùng các động từ mạnh đã cho người đọc thấy được niềm đam mê mãnh liệt và khát khao nắm giữ, chinh phục tạo hoá của nhà thơ. Khổ thơ ngũ ngôn mở đầu cho tác phẩm vừa cô đọng ý nghĩa nhưng cũng không kém phần cảm xúc.Khung cảnh thiên nhiên rực rỡ sắc màu được Xuân Diệu miêu tả bằng những câu thơ bay bổng, rất sinh động. Khung cảnh non nước hiện lên trong thơ đẹp lung linh như một “thiên đường trên mặt đất”. Hình ảnh “ong bướm”, “hoa của đồng nội”, “lá của cành tơ”, “yến anh”,… qua con mắt của người nghệ sĩ tài hoa đã hiện lên thật đáng yêu, thật say đắm lòng người. Cuộc sống như bữa tiệc đang chào đón cùng những hương vị ngọt ngào, lãng mạng của “tuần tháng mật”, hương thơm trong lành của “đồng nội xanh rì”, âm thanh lôi cuốn trầm bổng như “khúc tình si”. Tình yêu lứa đôi hiện hữu khiến cho cuộc sống lại càng ấm áp, yêu đời và hạnh phúc ngập tràn khắp mọi nơi. Điệp cấu trúc “này đây” của Xuân Diệu được sử dụng thật tài tình và đầy khéo léo như lời mời gọi, phô bày hết những tinh hoa, tuyệt mỹ của cuộc sống. Những khi sáng sớm, “thần Vui hằng gõ cửa” ta lại chào đón một ngày mới trong niềm hân hoan, rạng rỡ. Hình ảnh so sánh đầy sáng tạo và rất gợi cảm “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, tháng giêng tháng của mùa xuân tràn đầy sức sống được so sánh như “một cặp môi gần”, đó là bờ môi căng mọng tuyệt đẹp của người con gái đang độ xuân thì. Có thể nói cái nhìn của Xuân Diệu rất mới mẻ và độc đáo, ông đã lấy chuẩn mực cái đẹp của con người để miêu tả cảnh sắc của thiên nhiên. Đây quả là một câu thơ đặc sắc và có giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn. Quá sung sướng với niềm khát khao của mình, tác giả đã vội vàng chạy theo nhịp sống hối hả, ông chẳng thể chờ “nắng hạ” bởi vì tâm hồn ông lúc nào cũng như đang là mùa xuân chói sáng.Yêu cuộc sống tha thiết nhưng Xuân Diệu lại tận hưởng một cách vội vàng và bám riết, ông không giấu nổi cảm xúc lo âu, khắc khoải trong lòng. Cuộc đời là vô hạn nhưng đời người lại quá ngắn ngủi, những suy nghĩ trăn trở cứ hiện lên trong tâm hồn tác giả: Làm sao có thể níu kéo được thanh xuân? Làm sao có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc đời?
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,Không cho dài thời trẻ của nhân gian,Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,Nếu tuổi trở chẳng hai lần thắm lạiCòn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
Tác giả vui sướng xen lẫn nỗi lo lắng, hoài nghi. Ông sợ hãi tuổi trẻ sẽ qua đi nhanh như thời gian vô tình. “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua” câu thơ nghe tưởng như vô lý nhưng lại là quan điểm nhân sinh khéo léo được tác giả lồng ghép vào thơ, mỗi mùa “xuân” tới mang theo bao niềm tin, hy vọng nhưng cũng là nỗi buồn hiu quạnh của con người nhưng “xuân” cũng mang đi tuổi thanh xuân của ta. Đâu đó từng có câu hát vang vọng: “Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già đi một tuổi”, lòng người thì bao la nhưng không thắng nổi quy luật tạo hoá, mùa xuân thì cứ đi rồi tới, chỉ có con người là già đi theo thời gian. Những câu thơ có chút giọng hờn trách của nhà thơ: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/Nếu tuổi trẻ chằng hai lần thắm lại”, thời gian thì dài bất tận mà đời người lại chỉ là phù du, rồi ai cũng trở về với cát bụi. Mối quan hệ đối kháng giữa thiên nhiên vĩnh hằng và con người bé nhỏ, Xuân Diệu sớm đã nhận ra được quy luật tất yếu ấy, ông đau khổ, tuyệt vọng và ôm trong mình mộng ước được sống mãi với cuộc đời. Nghệ thuật điệp từ “xuân”, phép đối xứng “rộng”, “chật” tạo cho mạch thêm thêm dồn dập, gấp gáp, tăng sức biểu cảm lôi cuốn người đọc. Những từ ngữ: “Tiếc, chia phôi, tiễn biệt, đứt, phai tàn”,… kết hợp với những dấu chấm than, dấu hỏi, các cặp vần gieo liên tiếp, tạo nên cả một khoảng trời buồn bã, ảm đạm, đau khổ và đầy nuối tiếc.Đoạn thơ cuối là khát khao sống cháy bỏng, mong muốn được giao cảm với cuộc đời. Nhịp sống vội vàng, dồn dập được Xuân Diệu tái hiện bằng những câu thơ mang xúc cảm dạt dào và đầy cuồng nhiệt:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởnTa muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạngCho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Lời thúc giục vội vã “Mau đi thôi!”, cùng đại từ nhân xưng “ta” được điệp lại nhiều lần bộc lộ cái tôi mạnh mẽ của nhà thơ. Hàng loạt những hình ảnh thơ mộng, trữ tình “sự sống mơn mởn”, “mây đưa và gió lượn”, “cánh bướm với tình yêu”,… kết hợp với những động từ mạnh “ôm”, “riết”, “thâu” tạo nên giọng thơ say đắm, tận hưởng hương vị tình yêu nồng cháy. Câu thơ “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” đầy táo bạo, mới lạ, động từ “cắn” khiến ta liên tưởng mùa xuân thật quyến rũ, gợi cho ta cảm giác muốn chiếm giữ lấy cái đẹp, cái tinh tuý ấy của thiên nhiên. Xuân Diệu nhận ra không thể thay đổi quy luật tạo hoá, những câu thơ cuối bài như lời khuyên của tác giả với độc giả: Mỗi người chỉ có một lần để sống vậy nên hãy sống cuộc đời ý nghĩa, cháy hết mình với đam mê, khát khao của bản thân để không phải nuối tiếc về sau.Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, hồn thơ ông mang đậm tính nhân văn, giọng thơ linh hoạt, ngôn từ sáng tạo, độc đáo, cách diễn đạt lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Bài thơ Vội vàng chứa đựng cả bầu trời tâm tư, cảm xúc của nhà thơ, thể hiện được nỗi niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời của Xuân Diệu. Tác phẩm đã góp phần to lớn đưa tên tuổi ông vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.

Nguyễn Thành Nam 223.68Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

@ba bạn kia

Gửi bởi Diệp Y Như ngày 02/05/2009 22:39Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Diệp Y Như ngày 02/05/2009 22:48Có 11 người thích

Về bình luận văn học trong nhà trường thì trên mạng không thể giúp gì hơn được đâu. Một học sinh khi đã phân tích đến chỗ sâu thì không bao giờ post lên mạng để thiên hạ mổ xẻ đem vào bài của người ta mỗi thứ một ít, bởi phân tích sâu là rất khó. Phân tích văn học trong nhà trường không phải là một bài nghiên cứu, cũng không phải một bài tán, nó cần có phương pháp dàn bài đầy đủ, phân tích vừa phải. Chấm bài văn của học sinh trước tiên là chấm xem bố cục có gọn gàng, rõ ràng không, rồi mới đến ý tứ có đầy đủ không, sau đó mới là những cái khác. Vì thế các bậc tiền bối ở đây cũng không giúp gì được do đã quen với văn phong khảo cứu, khác xa so với lối làm bài trong nhà trường. Nếu muốn tham khảo mọi người nên đi mua sách, đi học thêm hay hỏi thầy cô giáo, tốt nhất là tự lực cánh sinh, chứ đừng lên mạng yêu cầu. Post cho mọi người tham khảo thì người ta lấy đâu bài ra nộp?Thi viện chỉ là nơi tra cứu, chứ không phải nơi tham khảo, các bạn post thế rác bài thơ ra chứ cũng chẳng ai giúp gì được! Còn nếu muốn nhờ thì nên ăn nói thưa gửi cho đàng hoàng, trên này toàn những tiền bối cả, ngúng nguẩy thế không ai hứng thú giúp đỡ đâu!

Môn toả hoàng hôn, Nguyệt tẩm mai hoa lãnh. 354.11Trả lời Ảnh đại diện

@MXTD

Gửi bởi Diệp Y Như ngày 13/07/2009 02:32

@MXTD: Nhìn toàn cảnh mấy bài post từ đầu đến giờ, thấy chỉ có bài mình là thích hợp cho chị gái chĩa mũi dùi vào.Thứ nhất: Chị gái làm ơn làm phước đọc kỹ lại đi, tôi xưng tôi là "tiền bối" ở chỗ mô rứa, có thì trích dẫn ra. Tôi năm nay 15 tuổi, nhỏ nhất nhì Thi viện, không dám làm tiền bối của ai cả.Thứ hai: Đó là tất cả kinh nghiệm tôi rút ra khi làm bài văn cảm thụ văn học theo chương trình của Bộ Giáo dục. Chị gái có cách học nào hay hơn tự mày mò tìm hiểu, xin mời chia sẻ.Thứ ba: Đầu câu chị gái quên không viết hoa kìa.

Môn toả hoàng hôn, Nguyệt tẩm mai hoa lãnh. 35.00Trả lời Ảnh đại diện

Gửi Diệp Y Như và các bạn trong Thi đàn

Gửi bởi lovestories ngày 05/08/2009 05:15

Diệp Y Như ơi Diệp Y Như, xin em đừng nói rằng chỉ mới 15t được không? Em chửi hay lắm, nói hay lắm.Giờ đây, liệu có còn mấy ai có được cái phong cách như em đây, nếu thật sự rằng mới chỉ 15 tuổi thì xin nhận của anh 1 cái nghiêng mình tỏ lòng ngưỡng mộ !!! Xin chẳng giám nhận từ ai đó 2 chữ " tiền bối ", chỉ có điều cảm thấy trong lòng có phần bứt dứt khó chịu khi phải nghe những lời nói thiếu thiếu điều gì đó từ nhiều các bạn nam thanh nữ tú tuổi còn teen.Mình không phải là 1 người thiên về khoa học xã hội nhưng thật sự vẫn luôn cảm thấy động lòng trước những tác phẩm hay, chỉ mong vào những thi viện, thư viện, diễn đàn như thế này để có thể hiểu thêm được và cũng là được tham khảo từ cái nhìn của các bạn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các bạn !(Y!M: yourfriend_love34).TB: rát vui khi được làm bạn và chia sẻ cùng các bạn. Diệp y Như nhe !

15.00Trả lời Ảnh đại diện

@lovestories

Gửi bởi Diệp Y Như ngày 05/08/2009 05:41

Dạo này toàn gặp các anh chị không đọc kỹ rồi lại đi chửi rủa, mệt ghê. Nói lại thì mang tiếng, nhưng cũng phải nói thôi: "Anh vô vàn thân mến, anh vui lòng đọc kỹ lại từ đầu đến giờ, không bỏ qua một post nào cả, nhất là các bài post một dòng sai chính tả tùm lum từa lưa như post chơi ấy (cái này gọi là "cái nhìn từ các bạn" để "hiểu thêm được" thì em không còn gì để nói), chú ý chỗ "ba cái bạn kia" của em (số chính xác đấy ạ, chẳng đụng vào các bạn khác đâu ạ), rồi cố tìm một dòng nào em tự xưng là "tiền bối" trích dẫn ra, em sẵn sàng xuống nước xin lỗi, hoặc không bao giờ bén mảng vào đây nữa. Em chỉ sợ là anh chả đọc chả coi gì, cứ phán bừa cho em nào đanh đá nhất thôi, hiện tượng này kể cũng phổ biến."

Môn toả hoàng hôn, Nguyệt tẩm mai hoa lãnh. 15.00Trả lời

Trang 12345 trong tổng số 5 trang (44 bài trả lời)[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

© 2004-2024 VanachiRSS

Tập Thơ thơ xuất bản lần đầu năm 1938 in là “tuần tháng mật”, các lần sau in là “tuần trăng mật”. Từ Thơ thơ in lần thứ 2 trở đi, câu này được sửa thành: “Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

Từ khóa » Bởi Thanh Xuân Chẳng Hai Lần Thắm Lại