BÀI THU HOẠCH BDTX MN 1 - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Mầm non >>
- Mẫu giáo nhỡ
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.16 KB, 11 trang )
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRÀNG ĐỊNHTRƯỜNG MNNT XÃ ĐẠI ĐỒNGBÀI THU HOẠCHBỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊNNăm học 2017 - 2018Họ và tên giáo viên: Triệu Thị Thu TrangLớp: 4 tuổi A1Tên Môdunle: Đặc điểm phát triển thể chất, những mục tiêu và kếtquả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất.Mã Môdunle: MN1Phần 1: Lý thuyết1. Tên chuyên đề bồi dưỡng: Đặc điểm phát triển thể chất, những mụctiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất.2. Lí do chọn chuyên đề:Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngaytừ thủa lọt lòng chúng ta cần trang bị cho trẻ một hành trang vững chắc mà mỗicon người cần phải có để bước và cuộc sống xã hội. Và yếu tố không thể thiếutrong hành trang ấy là giáo dục thể chất cho trẻ. Giáo dục thể chất là một bộphận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện. Nhiệm vụ của giáo dục thểchất là rèn luyện sức khỏe cho trẻ, để trẻ có thể thích nghi với môi trường sống,giúp trẻ có tính độc lập biết làm chủ vận động của mình và định hướng trongkhông gian, khơi dậy ở trẻ lòng yêu thích thể dục, có khả năng học tập ở trườngphổ thông, có khả năng hoạt động sáng tạo, tích cực trong nhũng năm tiếp theo.Giáo dục thể chất giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triểncủa trẻ. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đâyđặc biệt chú trọng đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiêntrong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khỏe của trẻ cònnhiều điều đáng lo ngại. Còn nhiều trẻ mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng, cácbệnh về đường ruột,... các điều kiện về đảm bảo chăm sóc sức khỏe của trẻ cònnhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở trường và gia đình còn hạn hẹp, chưa đảm bảovệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt học tập. Vì vậy giáo dục thể chất cho trẻ ởnước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâmcủa toàn xã hội tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. Chính vì thế là một giáoviên mầm non tương lai tôi rất quan tâm đến vấn đề giáo dục thể chất cho trẻnên tôi chọn chuyên đề tự bồi dưỡng là: “Đặc điểm phát triển thể chất nhữngmục tiêu và kết quả mong đợi trẻ mầm non về thể chất”.3. Một số khái niệm liên quan:Khái niêm về giáo dục “Giáo dục (theo nghĩa rộng - nghĩa xã hội học) là mộtquá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích vàcó kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục vàngười được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loàingười” , “Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là bộ phận của quá trình sư phạm (quá trìnhgiáo dục), là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ,những nét tính cách, những hành vi và thói quen cư sử đúng đắn trong xã hộithuộc các lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mĩ, vệsinh,....*Khái niệm về giáo dục thế chấtGiáo dục thế chất là một quá trình sư phạm nhằm truyền thụ và lĩnh hộinhững tri thức văn hóa thể chất của thế hệ trước cho thế hệ sau giải quyết cácnhiệm vụ giáo dục thể chất.Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục mà đặc trung của nó thế hiện ởviệc giảng dạy các động tác nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng sinhhọc của cơ thể người; hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động và pháttriển các tốt chất thế lực của cơ thể người.* Khái niệm trẻ emCó quan niệm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ” lại, sự khác nhau(về cơ thể, tư tưởng, tình cảm) chỉ ở tầm cỡ, kích thước chứ không khác nhau vềchất. Theo J.J Rutxo (1712 - 1778) trẻ em không phải là người lớn cũng có thểthu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ,nguyện vọng, tình cảm độc đáo của trẻ vì trẻ có những cách nhìn, suy nghĩ vàcảm nhận riêng. Tâm lí học duy vật biện chứng khắng định: Trẻ em là đứa trẻ,nó vận động, phát triển theo quy luật riêng của trẻ. Ngay từ khi ra đời là một conngười, có nhu cầu giao tiếp với người lớn. Sự khác biệt giữa trẻ và người lớn làvề chất.* Khái niệm giáo dục thế chất cho trẻ mẫu giáoGiáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo là quá trình tác động nhiều mặt vào cơthể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm làm cho cơ thể trẻphát triển đều đặn, sức khỏe được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàndiện Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo sẽ chuẩn bị thể chất cho trẻ, nghiã làđảm bảo những yêu cầu về các chỉ số phát triển thể chất và các kĩ năng thực hiệnbài tập thể chất phù hợp với từng lứa tuổi. Các chỉ số thực hiện các bài tập thểchất trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ như khoảng cách, số lần, thờigian, độ xa... - Khẩu phần ăn là tiêu chuẩn của một người trong một ngày để đảm bảo nhu cầuvề năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể- Đảm bảo vệ sinh ăn uống nhằm giúp cơ thể trách được bệnh tật theo bộ y tếthống kê nước ta nhiễm khuẩn đường ruột qua đường ăn uống là nguyên nhângây tử vong- Ngủ là nhu cầu sinh lý của cơ thể nhằm phục hồi lại trạng thái bình thườngcủa các tế bào thần kinh trung ương sau một thời gian thức dài, căng thẳng mẹtmỏi đối với trẻ.- Vệ sinh cá nhân là một nội dung cần thiết, cần phải rèn cho trẻ thói quen, ngaytừ khi còn bé để sau này lớn lên có thói quen tốt.- Môi trường không khí là nơi trẻ sống, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triểntrạng thái sức khỏe của trẻ.- Bỏng là tổn thương cơ thể do tác dụng trực tiếp sức nóng, nhiệt độ cao, luồngđiện hóa chất bức xạ... gây nên4. Mục tiêu cần đạt sau khi bồi dưỡng: Giáo viên nắn được đặc điểmphát triển thể chất của trẻ mầm non, những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thểchất của làm nền tảng để cham sóc và giáo dục thể chất cho trẻ phù hợp.Giáo viên xác định được mục tiêu avf kết quả mong đợi ở trẻ mầm non vềthể chất từ đó vận dụng những phương pháp hợp lí để nâng cao hiệu quả pháttriển thể chất cho trẻ.Giáo viên bảo đảm tính khách quan trong việc đánh giá mức độ phát triểnthể chất của trẻ.5. Hình thức bồi dưỡng: Tự học và tham gia các lớp bồi dưỡng cấp trêntổ chức6. Kế hoạch bồi dưỡng/tự bồi dưỡng: Vào đầu năm học bản thân tôi đãđăng kí và lập kế hoạch để bồi dưỡng7. Quá trình bồi dưỡng/tự bồi dưỡng: Quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡngtrong tháng 10 năm học 2017 - 20188. Những kết quả (kiến thức, kỹ năng, nhận thức....) đạt được sau bồidưỡng.* Kiến thức:Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo : Đây là thời kì thuận lợi đểtrẻ tiếp thu và củng cố các kĩ năng cần thiết. Trẻ em lứa tuổi này lớn nhanh, cảmthấy như gầy hơn, mất vẻ tròn trĩnh, mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ. Đặc trungcủa trẻ lứa tuổi này là cơ thể phát triển chưa ổn định và khả năng vận động cònhạn chế.a. Hệ thần kinhTừ lúc trẻ mới sinh ra, hệ thần kinh của trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ dể thực hiệncác chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật được phát triển hơn. Trẻ từ 4 - 6tuổi, quá trình ức chế tích cực dần dần phát triển, trẻ đã có khả năng phân tích,đánh giá, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phân biệt được sự vật hiệntượng xung quanh.b. Hệ vận động (bao gôm hệ xương, hệ cơ và khớp)Hệ xương của trẻ chưa hoàn toàn cốt hóa, thành phần hóa học xương củatrẻ có nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn, nên có nhiềusụn xương, xương mềm, dễ bị cong, gẫy.Hệ xương của trẻ mẫu giáo phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợ cơnhỏ, mảnh, thành phần nước trong xương tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắpcòn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Vì vậy cần có sự xen kẽ hợp lý giữa hoạt động vànghỉ ngơi cho trẻ.Khớp của trẻ có đặc điểm là 0 khóp còn nông, cơ bắp xung quanh khópcòn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp còn tương đối kém.Hoạt động vận động phù họp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp khóp được rèn luyện,từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp.c. Hệ tuần hoànĐây là hệ thống đường ống khép kín do tim và mạch cấu tạo thành, còn gọilà hệ tim mạch. Vận động của tim chủ yếu dựa vào co bóp của tim. Sức co bópcơ tim của trẻ yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi được một lượng máu rất ít,nhưng mạch đập nhanh hon ở người lớn. Trẻ càng nhỏ tuổi thì tần số mạch đậpcàng nhanh. Điều hòa thần kinh tim ở trẻ còn chưa hoàn thiện nên nhịp co bópdễ mất ổn định, cơ tim dễ hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận độngkéo dài. Nhưng khi thay đổi hoạt động, tim của trẻ nhanh hồi phục. Đe tăngcường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập,nên đa dạng hóa các bài tập,năng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động, phối hợp động vàtĩnh một cách nhịp nhàng.d. Hệ hô hấpHệ hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp gồm: mũi, mồm, họng, khíquản, nhánh phế quản và phổi. Đường hô hấp của trẻ em tương đối hẹp, niêmmạc đường hô hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm.Khí quản của trẻ em nhỏ, không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng chaođổi không khí của phổi kém. Thở nông làm cho không khí phổi chưa ổn định,tạo nên sự ứ đọng không khí ở phổi, do đó nên tiến hành cho trẻ tập thể dục ởngoài trời nơi không khí thoáng mát. Khi vận động, cơ thể trẻ đòi hỏi lượngchao đổi khí tăng lên rõ rệt, điều này thúc đẩy các tế bào phổi tham gia vào vậnđộng hô hấp tăng lên, nâng cao tính đàn hồi của thành phổi, cơ hô hấp mạnh dầnlên, tăng lượng thông khí phổi và dung tích sống.Bộ máy hô hấp của trẻ con nhỏ không chịu đựng được những vận độngkéo dài liên tục, những vận động đó sẽ làm cho các cơ đang vận động trong quátrình luyện tập sẽ tạo điều kiện cho cơ thể trẻ thích úng với việc tăng lượng oxycần thiết và ngăng ngừa được sự xuất hiện của lượng oxy quá lớn của cơ thể.e. Hệ trao đối chấtCơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ sung liên tục năng lượng tiêu hao vàcung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và mô. Quá trình hấp thụ cácchất ở trẻ vượt cao hơn quá trình phân hủy và đốt cháy. Tuổi càng nhỏ thì quátrình lớn lên và sự hình thành các tế bào và mô của trẻ diễn ra ngày càng mạnh.Khác với người lớn, ở trẻ em năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chấtnhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp. Do vậy, khi trẻ hoạt động vận độngquá mức, ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ thường dẫn đến tiêu hao năng lượngdư trong các cơ bắp và đọng lại nhũng sản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quátrình trao đổi chất. Điều này gây cảm giác mệt mỏi cho trẻ và ảnh hưởng khôngtốt đến công năng hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh, làm giảm độ nhạy cảmgiữa hệ thần kinh trung ương và những dây thần kinh điều khiển hoạt động củacơ bắp. Sự mệt mỏi của các nhóm cơ riêng lẻ xuất hiện nếu kéo dài hoạt độngliên tục của từng nhóm cơ. Do đó cần thường xuyên thay đổi vận động của cáccơ, chọn hình thức vận động phù họp với trẻ.* Ý nghĩa của giáo dục thể chất đối với trẻ mẫu giáoSức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, lànhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đe đảm bàocho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người, nguồnlực con người phải tiến hành không ngừng ngay khi từ khi trẻ mới sinh, thậm tríngay từ khi trẻ vẫn đang còn là bào thai bé nhỏ nằn trong bụng mẹ. vì vậy côngtác chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục thể chất có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với sự phát triển của trẻ nói riêng và nguồn lực nói chung.Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàndiện. Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể thông qua việc rèn luyện cơthể và hình thành nên các kĩ xảo vận động, tổ chức sinh hoạt và giữ gìn vệ sinhnhằm làm cho cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, sức khỏe được tăng cường làmcơ sở cho sự phát triển toàn diện về nhân cách. Giáo dục thể chất cho trẻ trướctuổi đến trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước hết đây là giai đoạn trẻphát triển mạnh mẽ về cả hệ thần kinh, hệ xương, bộ máy hô hấp đang dần hoànthiện và phát triển mà cơ thể trẻ quá non nớt, dễ bị lệch lạc, mất cân đối. Vì thếnếu không được chăm sóc, giáo dục thể chất đúng đắn thì sẽ gây nên nhữngthiếu sót trong sự phát triển cơ thể của trẻ mà sau này khó có thể khắc phụcđược. Ngoài ra, sự phát triển thể chất còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triểntâm lý và sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Và có thể nói, mọi hoạt động củatrẻ có thể thành công được đều dựa vào trạng thái sức khỏe của trẻ. Do đó, nếucơ thể trẻ được khỏe mạnh sẽ làm cho trẻ yêu đời và tri giác cái đẹp một cáchsâu sắc hơn, tinh tế hon. Hon nữa, trẻ có khả năng sáng tạo ra cái đẹp trong cáchoạt động và đời sống hằng ngày, cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa là mộtbiểu hiện cao của tính thẩm mỹ. Giáo dục thể chất còn có mối liên hệ chặt chẽđến giáo dục lao động. Thể dục giúp cho trẻ có một sức khỏe dẻo dai, có cácthao tác vận động chính xác, có cảm giác tốt về nhịp điệu và định hướng khônggian nhanh nhẹn. Từ đó sẽ giúp trẻ dễ dàng hình thành các nhiệm vụ được giao.Ở nước ta, giáo dục thể chất đang ngày được quan tâm chú trọng. Đâyđược coi là một trong những nhiêm vụ hàng đầu của giáo dục nói chung vàtrường mầm non mẫu giáo nói riêng, bởi lẽ sực khỏe là vốn quý giá nhất, có ýnghĩa sống còn của con người. Tuy nhiên, tình hình sức khỏe ở nước ta còn rấtnhiều vấn đề đáng lo ngại, vẫn còn nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinhdưỡng, vác bệnh về đường hô hấp và đường ruột,... Ngoài ra, điều kiện giáo dụcvà chăm sóc sức khỏe của trẻ còn nhiều thiếu thốn, cơ sở vật chất ở các trườngvà gia đình còn quá hạn hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạtvà học tập. Nghiên cứu khái niệm về thể chất.Thể chất là lượng cơ thể của con người có thể vận dụng vào thực hiệnmột việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao.Phạm trù thể chất thông thường bao gồm có 4 mặt sauTầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển về hình thái, cấu trúc cơ thể baogồm trình độ phát dục sinh trưởng, thể hình và tư thế thân người của con người,sinh trưởng chủ yếu, chỉ quá trình biến đổi của cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ nhẹ đếnnặng, từ thấp đến cao, nó phản ánh quá trình biến đổi dần của khối lượng cơ thể,kết quả của phát dục, phát dục chỉ quá trình biến đổi không ngừng của tế bào,các cơ quan, sự hoàn thiện dần của khối lượng cơ thể, kết quả của phát dục, phátdục chỉ quá trình biến đổi không ngừng của tế bào, các cơ quan, sự hoàn thiệndần hình thái và sự thành thục dần chức năng của cơ thể phản ánh quá trình biếnđổi phức tạp về chất lượng. Cơ thể con người sinh trưởng và phát dục của cơ thểcon người có mối quan hệ chặt chẽ, dựa vào nhau tồn tại, thúc đẩy nhau pháttriển, hình thể bình thường, tư thế đẹp của cơ thể cũng phản ánh một phần mứcđộ hoàn thiện các chức năng sinh lí của cơ thể.Năng cơ thể là biểu hiện năng lực tham gia vận động thể lực, nó bao gồm2 mặt: Tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản của cơ thể, quá trình pháttriển năng lực cơ thể là nhân tố quan trọng, thúc đẩy hình thái, cấu trúc sự nhịpnhàng giữa các chức năng sinh lí của cơ thể phát triểnNăng lực thích ứng của cơ thể là biểu hiện năng lực thích ứng của cơ thểĐối với môi trường bên ngoài, trong đó có cr năng lực cơ thể là nhân tố quantrọng thúc đẩy hình tháiTrạng thái tâm lí là biểu hiện tình cảm ý chí cá tính của con người, trạngthái tâm lí, bởi vì để cho trẻ có trạng thái tâm lí tốt, giáo viên cần phải rèn luyệntrạng thái tâm lí tốt, không chỉ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nói riêngmà còn có cae trong cuộc sống hàng ngày, giáo viên cần hiểu rõ khái niệm vềsức khỏe của con người, tinh thần và xã hội.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.Phát triển thể chất là quá trình thay đổi hình thái và chức năng sinh dụccủa cơ thể con người, là tổng hợp các đặc tính về hình thái của cơ thể conngười.Cơ thể đặc trưng cho quá trình trưởng thành của cơ thể ở mỗi giai đoạnphát triểnMục tiêu giáo dục mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển thểchất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và thẩm mỹ.Nói đến sự phát triển thể chất ở trẻ em là đề cập đến sự lớn lên của trẻ vềmặt hình thể bên ngoài. Những thay đổi và hoàn thiện chức năng của các cơquan tương ứng với từng độ tuổiĐánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em dựa vào các chỉ số như: Nhịptim, nhịp hô hấp, huyết áp.Sự phát triển trheer chất ở trẻ em khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau, tuynhiên trong cùng một độ tuổi sự phát triển thể chất diễn ra theo những quy luậtnhất định. Sự phát triển thể chất có lien qua chặt chẽ với các yếu tố di truyền vàmôi trường sống của trẻ em. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực pháttriển vận động và tinh thần của trẻ em.Trong sáu tháng đầu trẻ em có đặc điểm phát triển mạnh mẽ tất cả các cơquan và hệ cơ quan của cơ thể. Trẻ em sinh ra được thừa hưởng những đặc điểmsinh vật, những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thể chất và tâm lí ở giađình, sau những yếu tố quyết định từ những tháng đầu tiên trong cuộc đời đứatrẻ đó là môi trường xung quanh và sự giáo dục.Tuổi nhà trẻ: Trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi một trong những chỉ số quantrọng của sự phát triển thể chất là sự tăng cân bình thường, ngoài ra cần chú ýđến chỉ số chiều cao, kích thích vòng đầu mọc răng, tình trạng các hệ cơ, hệxương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tạng cũng như phát triển tâm lí có ý nghĩato lớn đối với sự phát triển cân đối ở trẻ em.Tuổi mẫu giáo: Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi đây là thời kỳ thuận lợi để trẻ tiếpthu và củng cố các kỹ năng cần thiết, trẻ em lứa tuổi này lớn nhanh, cảm thấynhư gầy hơn, mất vẻ tròn tĩnh mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ. Đặc trưng của trẻem ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ thể phát triển chưa ổn định và khả năng vận độngcòn hạn chếYếu tố ảnh hưởng đến thể chất là chế độ dinh dưỡng, bệnh tật và sự chămsóc sức khỏe, yếu tố tình cảm, di truyền biến dị, bệnh tật môi trường rèn luyệnthể lực và hoạt động thể thao, trong đó hoạt động thể dục, thể thao khoa học,thích hợp với trẻ em là một yếu tố tích cực nhất để tăng cường thể chất cho trẻ.Hệ trao đổi chất :Cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ sung liên tục năng lượng tiêu hao vàcung cấp các chất tạo hình, để kiến tạo các cơ quan và mô. Quá trình tiếp thu cácchất ở trẻ, vượt cao hơn quá trình phân hủy và đốt cháy. Tuổi càng nhỏ thì quátrình lớn lên và sự hình thành các tế bào và mô của trẻ diễn ra càng mạnh, khácvới người lớn ở trẻ em năng lượng tiêu hao, năng lượng dự trữ chất nhiều hơn làcho hoạt động cơ bắp và hệ thần kinh làm giảm độ nhạy cảm.Do vậy khi trẻ vận động quá mức, ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ.Thường dẫn đến tiêu hao năng lượng dự trữ trong các cơ bắp và đọng lại nhữngsản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quá trình trao đổi chất, điều này gây cảmgiác mệt mỏi cho trẻ và ảnh hưởng không tốt đến công năng hoạt động của cơbắp và hệ thần kinh, làm giảm độ nhạy cảm giữa hệ thần kinh trung ương vànhững dây thần kinh điều khiển, sự hoạt động của cơ bắp, sự mệt mỏi của cácnhóm cơ riêng lẻ xuất hiện, nếu kéo dài hoạt động liên tục của từng nhóm cơ,chọn hình thức phù hợp với trẻ.2. Đánh giá chế độ hàng ngày :Ngoài tiết học thể dục, hàng ngày giáo viên cần cho trẻ tập thể dục sáng,dạo chơi, chơi trò chơi vận động, thể dục chống mệt mỏi trong hoạt động họcmang tính tĩnh, vận động sau giấc ngủ trưa.Phần II. Vận dụng thực tiễn1. Mô tả quá trình vận dụng kết quả bồi dưỡng ( kiến thức, kỹ năng,nhận thức) vào thực tiễn hoạt động giáo dục, giảng dạyQua trình giáo dục phát triển thể chất bao gồm các nộidung và phương pháp sauTrước tiên người giáo viên phải nắm được những yếu tố ảnh hưởng đếnphát triển thể chất của chúng làm nền tảng để chăm sóc và giáo dục thể chất chotrẻ phù hợp.VD: Với những hoạt động thể dục đơn giản là vui chơi và vận động tròchơi “ Như đuổi bắt, rồng rắn lên mây, TC chạy tiếp sức… đây cũng chính lànhững hoạt động thể dục yêu thích của trẻ, thế nên GV tổ chức sắp xếp địa điểmphù hợp để cùng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, hoặc cô có thể tuyêntruyền với phụ huynh động viên cả gia đình vui chơi cùng nhau, vừa tạo điềukiện tốt cho trẻ vận động cải thiện sức khỏe vừa là gắn kết tình cảm gia đình, cónhư vậy trẻ sẽ rất vui vẻ để cùng tham gia vào hoạt động vui tươi và bổ ích.Đồng thời giáo viên cùng vận dụng phương pháp hợp lí để góp phần nâng caohiệu quả, chất lượng phát triển thể chất cho trẻ.Muốn trẻ phát triển về mặt thể chất tốt giáo viên cần hiểu rõ khái niệm vềthể chất, những phạm trù liên quan đến thể chất nói chung và cho trẻ mầm nonnói riêng, nám được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mầmnon.Đối với trẻ mầm non các cơ quan của cơ thể trẻ mầm non còn non yếu,khi cho trẻ rèn luyện thể chất, giáo viên cần chú ý đến nguyên tắc vừa sức,nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, nguyên tắc phối hợp giữa động và tĩnh chotrẻNếu giáo viên luyện tập cho trẻ không đảm bảo được tính nguyên tăc vàtính vừa sức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ làm cho trẻchóng mệt mỏi và ảnh hưởng đến hệ cơ quan của cơ thể trẻ.Muốn trẻ mầm non phát triển đều về cả 5 mặt, trước hết cần phối hợp cảgiữa gia đình và nhà trường, cùng nhau thống nhất cách chăm sóc nuôi dưỡngtrẻ theo phương pháp tốt nhất vì: Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển về hìnhthái, cấu trúc cơ thể bao gồm trình độ phát dục sinh trưởng, thể hình và tư thếthân người của con người, sinh trưởng chủ yếu chỉ quá trình biến đổi của cơ thểtừ nhỏ đến lớn, từ nhẹ đến nặng, từ thấp đến cao. Bởi vì trẻ còn non nớt chưachủ động, chưa có ý thức đầy đủ, chưa thể tự điều chỉnh được trong quá trìnhtrưởng thành của cơ thể ở mỗi giai đoạn phát triển.Vì vậy giáo viên ở lớp luôn tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển về thểchất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và thẩm mỹ. Năm mặt này luôn phát triểnsong song với nhau, để thúc đẩy sự lớn lên của trẻ về mặt hình thể bên ngoài,những thay đổi và hoàn thiện chức năng của cơ quan tương ứng với từng độ tuổiĐể giáo viên đánh giá được sự phát triển thể chất của trẻ em, cần dựa vàocác chỉ số về hình thái và chức năng sinh hoạt của cơ thểChỉ số hình thái của trẻ bao gồm: chiều cao, cân nặng.Để đánh giá được sự phát triển của trẻ cần dựa theo những quy luật nhấtđịnh, sự phát triển thể chất có liên quan chặt chẽ với các yếu tố di truyền và môitrường sống của trẻ nó ảnh hưởng trực tiếp đến đến các lĩnh vực phát triển vậnđộng và tinh thần của trẻ.Trẻ lớp tôi đang phụ trách là trẻ lớp 4 tuổi A1 đây là thời kỳ thuận lợi đểtrẻ tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết, trẻ ở lứa tuổi này nhanh lớn, cảmthấy trẻ như gầy hơn, phát triển về chiều cao, trẻ đã mất đi vẻ tròn trĩnh, mậpmạp đã có ở tuổi nhà trẻ, trẻ ở lứa tuổi này phát triển chưa ổn định và khả năngvận động của trẻ còn hạn chế.Ngoài ra còn một yếu tố nữa cũng có ảnh hưởng đến thể chất là chế độdinh dưỡng, bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, yếu tố tình cảm, di truyền biến dị,bệnh tật, môi trường rèn luyện thể lực và hoạt động thể thao khoa học, thích hợpVới trẻ em là một yếu tố tích cực nhất, có hiệu quả nhất để tăng cường thể chấtcho trẻ.Theo tôi thấy về chế độ dinh dưỡng cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữadinh dưỡng và tăng trưởng, nếu cơ thể trẻ cung cấp các chất dinh dưỡng đủlượng và đủ chất rất quan trọng cho sự phát triển thể chất cho trẻ, Trẻ suy dinhdưỡng có ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh trung ương. Do vậy sẽ ảnhhưởng đến sự phát triển các khả năng về trí tuệ và khả năng thích ứng bệnh tậtcủa trẻ sẽ rất yếu, nếu trẻ suy dinh dưỡng trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn làm giảmhoặc là trẻ mất đi khả năng chống đỡ bệnh tật khi suy dinh dưỡng xảy ra ở trẻtrong độ tuổi mầm non và cũng sẽ làm hạn chế sự phát triển bộ xương của trẻ,gây cồi xương thấp bé.Như ở lớp tôi đang phụ trách có một số trẻ suy dinh dưỡng, trẻ còi và rấtbiếng ăn, trẻ còi xương nên ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, trẻ thấpbé và nhẹ cân, dẫn đến trẻ nhận thức chậm, chính vì vậy trong giờ ăn tôi thườngsắp xếp trẻ ngồi gần cô để cô luôn chú ý và động viên trẻ ăn để trẻ ăn ngonmiệng hơn và ăn được hết xuất cơm của mình. Tuy nhiên khả năng phục hồi củatrẻ không phải lúc nào cũng dễ dàng, cần có sự điều chỉnh hợp lí và phải có thờigian.Tuy nhiên trong những năm qua đã nhà trường đã rất chú trọng rất quantâm vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng, bước đầu cũng đạt được một số kết quảnhất định về chăm sóc sức khỏe của trẻ, sức khoẻ của giáo viên, phương phápdạy trẻ.Trẻ em luôn được tất cả chúng ta chăm sóc. Đây là thời điểm mấu chốtrất quan trọng, Đặc biệt là trẻ 4 -> 5 trẻ đang ở những bước phát triển mạnh vềnhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm, cho nên giáo dục mầm non đã gópphần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Là trách nhiệm nặng nề, cao cả củamỗi giáo viên mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớncủa trẻ. ở lứa tuổi mầm non vậy công việc chăm sóc giáo dục trẻ không thể thiếuđược.Hoạt động học: Qua các tiết học tất cả các lĩnh vực có thể lồng ghép pháttriển vận động cho phù hợp( ví dụ: PTTM – âm nhạc: qua trò chơi âm nahcj trẻcó thể phát triển linh hoạt đôi tay đôi chân qua các trò chơi như ai nhanh nhất,thỏ nghe hát nhảy vào chuồng …Qua lĩnh vực PTNT lồng ghép qua các trò chơiôn luyện như tìm về đúng nhà, đi siêu thi, bật qua vòng…) nhũng hoạt động họckhi lồng ghép phù hợp có thể giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh sảng khoái khi trẻ đượcvận động.Hoạt động ngoài trời: Trẻ được phát triển thể chất thông qua các trò chơidân gian, trò chơi động và tĩnh và các đồ chơi ngoài trời có thể phát triển mọimặt về thể chất.Ngoài ra trong năm học bản thân còn tự làm những đồ chơi phục vụ chochuyên đề phát triển vận động, nhìn chung các các đồ chơi đều rát phong phú vàđẹp mắt2. Kết quả vận dụng ( những vấn đề đã thực hiện được và chưa thựchiện được so với nội dung đã bồi dưỡng)Cơ sở vật chất ngày càng khang chang, lớp học rộng rãi, đồ dùng phụcvụ chăm sóc nuôi dưỡng được trang bị đầy đủ. Trường có uy tín với phụ huynhhọc sinh.100% trẻNhà trường tổ chức ăn bán trú tại trường. Đa số phụ huynh làm nôngnghiệp, chưa quan tâm chăm sóc con cái nên tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi đầunăm ở trẻ còn khá cao: Chất lượng bữa ăn cân đối lượng thức ăn, đảm bảo đúng,đủ định lượng và xuất ăn hàng ngày của trẻ. Với những đặc điểm tình hình nhàtrường như trên, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, đặc biệt là nhiệm vụ chămsóc giáo dục dinh dưỡng - Sức khoẻ cho trẻ, tôi đã thực hiện một số biện phápnhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng trong trường mầm nontạo lòng tin với các bậc phụ huynh, cô giáo luôn tuyên truyền tới các bậc phụhuynh và luôn nhận được sự phối hợp của phụ huynh cùng thống nhất cách rènluyện thói quen cho trẻ về tình trạng rối loạn phát triển và tình trạng lùn, ảnhhưởng của các yếu tố tình cảm cũng dẫn đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ.Mặc dù trẻ có dinh dưỡng đủ, nhưng trẻ bị bị lạm dụng tình cảm và bị bỏmặc , thiếu tình yêu thương, tình cảm của gia đình cũng ức chế sự bài tiết đủ hócmôn tăng trưởng của trẻ làm cho trẻ bị rối loạn, hậu quả của sự thiếu hụt tìnhcảm.Do vậy giáo viên cần nhận thức một cách đầy đủ, đồng thời nên khai tháchết giá trị của vận động cơ thể đối với sự phát triển tâm lí của trẻ em, sao chovận động của cơ thể tre em vừa có thể được rèn luyện, tăng cường thể chất, thúcđẩy và phát triển tâm lí của các em một cách có ích, từ đó từ đó giúp các emphát triển toàn diện về mọi mặt.3. Đánh giá hiệu quả ( ưu điểm, hạn chế trong quá trình vận dụng)* Ưu điểm:- Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị, phòng thể chất cho trẻ, đẻtrẻ thường xuyên được vận động với những phương pháp hợp lí để góp phầnnâng cao hiệu quả phát triển thể chất cho trẻ. Cô được đào tạo qua trường sưphạm, được sự ủng hộ được phụ huynh, trẻ cùng lứa tuổi.* Hạn chế:Bản thân tuy là giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệmtrong công việc, song bên cạnh đó thời gian đầu tôi cũng vướng mắc về lĩnh vựcthể chất, chưa hiểu hết ý nghĩa tầm quan trọng của việc rèn luyện giáo dục thểchất cho trẻ, nên dẫn đến việc chưa thật sự chú trọng về giáo dục thể chất chotrẻ. Học qua module tôi nhận thấy giáo dục thể chất cho trẻ là một việc hết sứcquan trọng cho sự phát triển thể chất của trẻ và không thể thiếu để hỗ trợ cho sựphát triển toàn diện của trẻ.4. Bài học kinh nghiệmTừ các biện pháp trên đã rút ra bài học kinh nghiệm khi rèn luyện các thóiquen vệ sinh hàng ngày cho trẻ như sau:Cô giáo cần phải ân cần nhẹ nhàng đối với trẻ, tổ chức các hình thức họcvà chơi hấp dẫn trẻLuôn tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái, lồng ghép các hành vi tốt về vệsinh môi trường và vệ sinh cá nhân, không ăn thức ăn ôi thiu, rửa tay bằng xàphòng dưới vòi nước chảy, rửa mặt đúng cáchThường xuyên dạy trẻ, động viên giáo dục ở mọi lúc mọi nơi.Thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh để phối hợp hướng dẫn vềcác hành vi văn hóa tốt các thao tác vệ sinh ở lớp để cùng thống nhất cách dạytrẻ các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ.Bản thân cô giáo cần nhiều thời gian để nghiên cứu ,tham khảo tài liệu quasách báo ,ti vi …. Đầu tư vào cách tổ chức, cách hoạt động sao cho phù hợp vớitiết dạy. Cô giáo làm nhiều đồ dùng đồ chơi, không ngừng rèn luyện năng lực,học hỏi chị em đồng nghiệp, tham dự các hội thi từ đó phát huy tính tích cực chobản thân .5. Những đề xuất kiến nghịBan giam hiệu nhà trường cho các chị em giáo viên đi thăm dự ở cáctrường bạnTổ chức các cuộc thi làm đồ chơi tự tạo phục vụ riêng cho chuyên đề.Trên đây là bài thu hoạch bồi dưỡng MN 1 của tôi trong quá trình thực hiệnkhông tránh khỏi những thiếu xót, khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sựđóng góp, sửa đổi, bổ sung, giúp đỡ của ban giám hiêu nhà trường cũng như cácđồng nghiệp góp ý cho bài thu hoạch của tôi được hoàn chỉnh hơn.Người viết bài thu hoạchTriệu Thị Thu Trang
Tài liệu liên quan
- BÀI THU HOACH BDTX 2016
- 26
- 763
- 0
- bài thu hoạch bdtx thpt
- 32
- 779
- 0
- Bai thu hoach BDTX ND1
- 9
- 617
- 3
- Bai thu hoach BDTX ND2 2
- 5
- 591
- 2
- Bai thu hoach BDTX ND2
- 6
- 599
- 1
- Bài thu hoạch BDTX module THPT 23
- 50
- 598
- 0
- BÀI THU HOẠCH BDTX MODULE 18 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- 17
- 824
- 3
- BÀI THU HOẠCH BDTX GDTX MODUL 3 13
- 17
- 812
- 3
- BÀI THU HOẠCH BDTX MN 1
- 11
- 8
- 23
- BÀI THU HOẠCH BDTX NỘI DUNG 3
- 4
- 554
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(135.5 KB - 11 trang) - BÀI THU HOẠCH BDTX MN 1 Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Bài Thu Hoạch Bdtx
-
Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên Của Giáo Viên 2022
-
Tổng Hợp Bài Thu Hoạch BDTX Giáo Viên Theo Thông Tư 17
-
Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên 2022 Mới Nhất
-
Bài Thu Hoạch BDTX Giáo Viên Theo Thông Tư 17 (15 Module)
-
Tổng Hợp Bài Thu Hoạch BDTX Giáo Viên Theo Thông Tư 17
-
Tổng Hợp Bài Thu Hoạch BDTX Giáo Viên Theo Thông Tư 17
-
Bài Thu Hoạch BDTX Module TH45: Xây Dựng Cộng đồng Thân Thiện ...
-
Bài Thu Hoạch BDTX THCS Modul 12 - Kinh Nghiệm Dạy Học
-
Bài Thu Hoạch BDTX Dành Cho CBQL Mầm Non
-
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NỘI DUNG 3 ...
-
Tổng Hợp Bài Thu Hoạch BDTX Giáo Viên Theo Thông Tư 17
-
Bài Thu Hoạch BDTX - Module 37 Giáo Dục Vì Sự Phát Triển Bền Vững
-
Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên Tiểu Học Module TH24
-
Tổng Hợp 35 Bài Thu Hoạch BDTX Giáo Viên Mầm Non Theo Thông Tư ...