Bài Thu Hoạch Tập Huấn Dạy Học Trực Tuyến Cho Giáo Viên THCS Năm ...

BÀI THU HOẠCH (BUỔI THỨ NHẤT)TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾNDÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC NĂM HỌC 2021 - 2022

Học viên:…………………………

Đơn vị: THCS………..................

Nội dung thu hoạch:

Câu 1: Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học trực tuyến là:

1. Xác định nội dung bài học khi dạy học trực tuyến

Xác định nội dung bài học khi dạy học trực tuyến, GV cần chú ý xác định đúng nội dung cốt lõi của bài học, đảm bảo tính khả thi, tăng thời lượng làm việc chủ động của HS, giảm thời lượng kết nối trực tuyến thời gian thực. Sau đây là một số định hướng điều chỉnh:

  • Xác định cụ thể những yêu cầu cần đạt đối với mỗi bài học không thể thực hiện được trên môi trường mạng.
  • Điều chỉnh mục tiêu bài học theo hướng tinh gọn tập trung vào các nội dung cốt lõi gắn với YCCĐ trong Chương trình giáo dục phổ thông.
  • Đánh giá để phân loại những nội dung mà HS có thể thực hiện được một cách tự chủ (có thể chỉ một phần) để giao nhiệm vụ cho HS.
  • Lựa chọn những nội dung có thể thay thế việc giảng trực Hếp bằng một học liệu điện tử (hình ảnh/ âm thanh/ video).
  • Lựa chọn phương án và phương Hện để kiểm tra, đánh giá thường xuyên; kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, quá trình học tập và biện pháp phối hợp với gia đình.

2. Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) trực tuyến

Việc xây dựng kế hoạch bài dạy (trực tiếp hay trực tuyến) đều cần lưu ý những điểm chính sau đây:

  • Căn cứ vào yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018 (đối với lớp 6) và căn cứ vào Mức độ cần đạt trong Chương trình GDPT 2006 (đối với lớp 7-12) để xác định mục tiêu bài học.
  • Sau khi xác định được mục tiêu của từng hoạt động trong tiến trình dạy học, ta cần gia công thiết kế từng hoạt động.
  • Trong quá trình thiết kế từng hoạt động, ta cần xem xét để lựa chọn thiết bị dạy học và học liệu phù hợp cho từng hoạt động tương ứng.
  • Với cùng một mục tiêu, có thể có nhiều phương án thiết kế hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện về thiết bị dạy học, học liệu và đối tượng HS.
  • Việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác nhau cũng cho ta các phương án khác nhau để đáp ứng được mục tiêu của từng hoạt động. - Tuy nhiên, mọi phương án đều có điểm chung là bốn bước tổ chức thực hiện một hoạt động học

Câu 2: Những điểm cần lưu ý khi tổ chức cho học sinh thực hiện một hoạt động học:

Một số lưu ý khi giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập; tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên kết luận và nhận định về kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh ("chốt" kiến thức, kĩ năng để học sinh chính thức ghi nhận, vận dụng):

Chuyển giaonhiệm vụ

Thực hiệnnhiệm vụ

Báo cáo vàthảo luận

Kết luận, nhậnđịnh

- Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ. - Cách mà GV giao nhiệm vụ cho HS (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) với thiết bị dạy học/ học liệu cụ thể.

- Liệt kê hành động cụ thể mà HS phải thực hiện (đọc/ nghe/ nhìn/ làm).

- Quan sát, dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; phát hiện.

- Trình bày cụ thể “ý đồ” lựa chọn HS/ nhóm báo cáo

- Xử lí kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, đặt ra các thảo luận đòi hỏi HS phải huy động các thao tác tư duy ở bậc cao hơn.

- Phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ; đối chiếu với mục “Sản phẩm”; đánh giá các mức độ hoàn thành.

- Chốt lại phần thảo luận; làm rõ vấn đề cần giải quyết và nhiệm vụ tiếp theo.

Câu 3: Những bước mà giáo viên cần thực hiện trong dạy học trực tuyến là:

I. Bước 1: Chuẩn bị dạy học trực tuyến.

1. Biên soạn kế hoạch bài dạy và xây dựng tư liệu dạy học.

So với việc dạy học trên lớp, việc biên soạn kế hoạch bài dạy khi thực hiện dạy học trực tuyến đòi hỏi một cách tiếp cận mới để đạt hiệu quả:

Tăng cường đổi mới về phương pháp dạy học, biên soạn tiến trình dạy học phù hợp.

• Chẳng hạn, tăng cường chỉ dẫn để học sinh sử dụng có hiệu quả SGK và môi trường xung quanh HS tại gia đình (xem mục III).

Sưu tầm hoặc xây dựng tư liệu dạy học phù hợp với bài học.

• Chẳng hạn, chuyển thể một số kiến thức cốt lõi của bài học thành PowerPoint; dùng điện thoại hoặc phần mềm quay màn hình máy tính để ghi hình trước một số nội dung cần giảng (tham khảo công cụ tại Phụ lục 1); ghi chú lại những chỉ dẫn cần thiết cho HS.

Sưu tầm hoặc xây dựng tư liệu dạy học phù hợp với bài học.

• Mục đích: (1) đánh giá thái độ học tập của HS có nghiêm túc hay không (nội dung hỏi nằm trong video bài giảng, SGK và tài liệu mà GV đã giao nhiệm vụ); (2) kiểm tra mức độ hiểu bài của HS; (3) tích luỹ điểm số để đánh giá quá trình.

• Ví dụ, đối với mỗi buổi học, biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức liên quan; sử dụng các phần mềm online để soạn nội dung kiểm tra, đánh giá và gửi yêu cầu cho HS

Giao cho HS một số bài tập tự luận để luyện tập, vận dụng và củng cố kiến thức sau mỗi bài học.

• Chẳng hạn, hướng dẫn học sinh làm bài vào vở, chụp kết quả bài làm và nộp bài (qua LMS, Zalo, Email hoặc những công cụ thay thế khác mà nhà trường đang sử dụng).

2. Lựa chọn nền tảng để tổ chức dạy học

Lựa chọn công cụ phù hợp cho từng định dạng tư liệu dạy học.

• GV có thể sử dụng các nền tảng dạy học trực tuyến khác nhau dựa theo điều kiện và ý đồ dạy học của mình (Video: Youtube, Google Drive,...; Trắc nghiệm: Google Forms, Kahoot,...; ...).

• Công cụ phải đơn giản đối với HS, nhưng vẫn hỗ trợ GV kiểm soát được quá trình học tập.

Khuyến khích sử dụng các nền tảng cho phép kết nối/hỗ trợ nhiều loại tư liệu dạy học số hoá.

• Hạn chế việc đặt các tư liệu dạy học một cách rời rạc, dẫn đến khó tổ chức dạy học hoặc tổ chức không hiệu quả.

• Giúp thể hiện được tiến trình dạy học theo ý đồ sư phạm của GV và để HS có thể dễ dàng tiếp cận, đáp ứng được sơ đồ dạy học trực tuyến 3 giai đoạn đã trình bày ở mục III.

Lựa chọn công cụ/mạng xã hội để tổ chức nhóm thảo luận và giao tiếp với phụ huynh, với HS. chọn công cụ/mạng xã hội để tổ chức nhóm thảo luận và gi

• Đảm bảo cho việc liên lạc thông suốt, chuẩn bị cho việc tổ chức tiến trình dạy học qua mạng.

• Ví dụ: lập nhóm Zalo cho từng lớp; thống nhất với phụ huynh về khung giờ nhất định để học sinh được sử dụng thiết bị và phối hợp giám sát HS.

II. Bước 2: Tổ chức tiến trình dạy học trực tuyến.

1. Trước khi kết nối trực tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho HS trên LMS hoặc gửi đường link bài học cho HS thông qua công cụ mạng xã hội (Zalo, Facebook, ...) để HS có thể thực hiện trước.

2. Kết nối trực tiếp.

GV và HS kết nối qua nền tảng truyền tải hình ảnh thời gian thực (Microsoft Teams, Zoom, Google Meet, ...) để bắt đầu thực hiện tiến trình dạy học.

Về cơ bản, việc tổ chức thực hiện giai đoạn này có thể tiến hành như đã gợi ý ở trên. Tuy nhiên, tuỳ vào nội dung bài học và thời lượng, GV có thể linh hoạt điều chỉnhcho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, sau khi báo cáo, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ đã giao, GV có thể dành một khoảng thời gian (không quá dài) của đầu buổi học để giảng bài, nhấn mạnh nội dung cốt lõi, hướng dẫn HS xem video và sử dụng SGK, ... để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.

Sau khi được hướng dẫn và nhận nhiệm vụ, HS tự chủ thực hiện với tư liệu đã được cung cấp. GV “quan sát”, hỗ trợ:

- Nhận cuộc gọi qua Zalo của HS để trợ giúp (đối với HS chủ động);

  • Gọi kiểm tra xác suất việc thực hiện hoạt động tự chủ của HS (thường là những HS chưa thực sự tích cực, hoặc xoay vòng kiểm tra, …);
  • Xem thông tin phản hồi kết quả học tập của HS qua bài trắc nghiệm nhanh kiến thức (nếu có).

Qua đó, GV nắm được thông tin, tổng hợp lại những điểm mấu chốt cần thảo luận và kết luận cho HS ở cuối giờ học.

Tiếp tục dùng nền tảng truyền tải hình ảnh thời gian thực (Microsoft Teams, Zoom, Google Meet) để kết nối lại lớp học. Tổ chức hoạt động: Báo cáo và thảo luận; đánh giá và chốt kiến thức; giao nhiệm vụ về nhà.

Thực hiện tiến trình dạy học qua mạng đòi hỏi GV cần có sự trau đồi về kĩ năng CNTT, nhất là ở giai đoạn đầu áp dụng. Kết quả học tập của HS phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức tiến trình dạy học. Mà tiến trình đó có mối quan hệ với kĩ năng sử dụng CNTT của từng GV.

III. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá, ôn tập trực tuyến.

1. Lựa chọn công cụ.

Sau mỗi bài học hoặc một nhóm bài học, GV có thể tổ chức kiểm tra, ôn luyện qua mạng thông qua các phần mềm hoặc công cụ trực tuyến như Google Forms, Kahoot, Microsoft Forms,… Trong đó có những công cụ thích hợp để tổ chức kiểm tra, đánh giá; có công cụ lại thích hợp để tổ chức cho HS làm trắc nghiệm trên nền tảng trò chơi. Như vậy, việc lựa chọn công cụ nào tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của GV cũng như điều kiện thực tế của HS.

2. Tổ chức kiểm tra, ôn luyện qua mạng.

Mặc dù có thể được tổ chức trên nhiều công cụ khác nhau, nhưng nhìn chung quá trình kiểm tra, ôn luyện qua mạng đều trải qua quy trình sau:

  • Bước 1: Nhập nội dung kiểm tra vào hệ thống.
  • Bước 2: Giao nội dung kiểm tra cho HS.
  • Bước 3: Đánh giá và trả bài cho HS.
  • Bước 4: Thu thập kết quả, ôn luyện.

Từ khóa » Câu Hỏi Tập Huấn Dạy Học Trực Tuyến