Bài Thực Hành 4: Sử Dụng Câu Lệnh điều Kiện If…Then

1. Mục đích, yêu cầu

- Viết được được câu lệnh điều kiện if...then trong chương trình;

- Rèn luyện kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.

2. Nội dung

a. Ôn tập kiến thức

Các dạng của câu lệnh điều kiện:

- Câu lệnh điều kiện dạng thiếu

Cú pháp:   IF < điều kiện > THEN < câu lệnh >;

- Câu lệnh điều kiện dạng đủ:

Cú pháp:

  IF < điều kiện > THEN < câu lệnh 1 >

  ELSE < câu lệnh 2 >;

b. Thực hành

Bài 1. Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in hai số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm (tăng dần).

Gợi ý làm bài:

Xác định bài toán:

Input: Nhập 2 số nguyên a và b

Output: 

  • In a trước b sau; Nếu a
  • In b trước a sau; Nếu a>b

Thuật toán:

  • Bước 1: Nhập 2 số nguyên a, b từ bàn phím;
  • Bước 2: Nếu a < b thì in giá trị ra màn hình a trước b sau; ngược lại, thì in ra màn hình giá trị b trước a sau;
  • Bước 3: Kết thúc.

Chương trình:

program Sap_xep;

uses crt;

var   A, B: integer;

begin

  clrscr;

  write('Nhap so A: '); readln(A);

  write('Nhap so B: '); readln(B);

  if A

    else  writeln(B,'   ',A);

  readln

end.

  • Lưu với tên Sap_xep
  • Nhập bộ dữ liệu (12, 53), (65, 20) để thử chương trình 

Bài 2: Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn, dưới dạng "Bạn Long cao hơn", "Bạn Trang cao hơn", "Hai bạn bằng nhau".

Gợi ý làm bài:

Xác định bài toán:

Input: Nhập chiều cao Long và Trang

Output: 

  • In "Bạn Long cao hơn", nếu Long > Trang

  • In "Bạn Trang cao hơn", nếu Long < Trang

  • In "Hai bạn bằng nhau", nếu Long = Trang

Thuật toán:

  • Bước 1: Nhập chiều cao hai bạn Long, Trang;

  • Bước 2: Nếu Long > Trang in ra màn hình "Ban Long cao hon";

  • Bước 3: Nếu Lòng < Trắng in ra màn hình "Bạn Trắng cao hơn" ngược lại thì in ra màn hình "Hai bạn cao bằng nhau";

  • Bước 4: Kết thúc.

Chương trình:

program Ai_cao_hon;

uses crt;

var   Long, Trang: Real;

begin

  clrscr;

  write('Nhap chieu cao cua Long:');

  readln(Long);

  write('Nhap chieu cao cua Trang:');   readln(Trang);

  If Long>Trang then writeln('Ban Long cao hon');

  If Long

  else writeln('Hai ban cao bang nhau');

readln

end.

  • Lưu chương trình với tên Aicaohon

  • Nhập bộ dữ liệu (1.5, 1.6) và (1.6, 1.5) và (1.6, 1.6) để thử chương trình 

​Bài 3: Nhập ba số dương a, b, và c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không.

Gợi ý làm bài:

Ý tưởng: Ba số dương a, b, và c là độ dài các cạnh của một tam giác khi và chỉ khi a + b > c, b + c > a và c + a > b

 

 

Hình 1. Tam giác có độ dài a, b, và c

 

- Xác định bài toán: 

+ Input: Nhập ba số dương a, b, và c từ bàn phím

+ Output: 

a, b, và c là độ dài các cạnh của một tam giác

a, b, và c không là độ dài các cạnh của một tam giác

- Mô tả thuật toán:

Hình 1. Sơ đồ khối mô tả thuật toán kiểm tra ba số a, b và c có phải là các cạnh của một tam giác hay không?

Chương trình:

Program Ba_canh_tam_giac;

uses crt;

Var   a, b, c: real;

Begin

  Clrscr;

  write('Nhap ba so a, b va c:' ); readln(a,b,c);

  If (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) then

  writeln('a, b va c la 3 canh cua mot tam giac!') 

  else writeln('a, b, c khong la 3 canh cua 1 tam giac!');

end.

Từ khóa » Câu Lệnh điều Kiện Dạng đầy đủ Có Dạng