Bài Thuốc Bát Trân Thang
Có thể bạn quan tâm
Nguyên bản bài thuốc:
(Chính thể loại yếu)
Bát trân thang | Đẳng sâm | 16 | Bạch truật | 12 | Bạch linh | 12 | |
Cam thảo | 6 | Qui đầu | 12 | Thục địa | 20 | Bạch thược | 12 |
Xuyên khung | 8 |
Cách dùng:
sắc nước uống.
Tác dụng:
Ích khí bổ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc gồm 2 bài “tứ vật” và “tứ quân” hợp lại thành 1 bài thuốc có tác dụng song bổ khí huyết,trong bài tứ quân bổ khí ,bài tứ vật bổ huyết gia thêm sinh khương ,đại táo để điều hòa dinh vệ,là 1 bài thuốc thường dùng để bổ khí huyết.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được dùng để chữa các chứng bệng lâu ngày làm cho cơ thể suy nhược có các hội chứng lý khí hư và huyết hư.Bài này gia thêm 2 vị hoàng kỳ và nhục quế gọi là THẬP TOÀN ĐẠI BỔ thang (y học phát minh) trị chứng khí huyết hư thiên về hư hàn .
Bài thuốc này bỏ Xuyên khung gia hoàng kỳ ,nhục quế,,ngũ vị tử,viễn trí, trần bì,sinh khương, táo gọi là bài Nhân sâm DƯỠNG DINH THANG(hòa tế cục phương ) trị bệnh giống như bài THẬP TOÀN ĐẠI BỔ có thêm tác dụng dưỡng tâm an thần.
Phụ phương :
1.Thập toàn bổ chính thang (hải thượng y tôn tâm lĩnh) gồm các vị :Nhân sâm6g,chích hoàng kỳ 8g ,bạch linh 10g,Đỗ trọng sống4g,táo nhân 8g,đương qui 4-8g,Bạch thược 8g,bạch truật 8g,tục đoạn 8g,Ngưu tất 8g,nhục quế 3g đại táo 2 quả(liều lượng theo sách) sắc uống .Chủ trị các chứng tâm tỳ dương hư ,khí huyết 5 tạng đều tổn thương ,tự ra mồ hôi,sợ lạnh,mình nóng,lưng đau. Nếu tâm nhiệt gia đăng tâm,tâm huyết hư gia thục địa,trường hợp ngoại cảm bỏ sâm gia sài hồ,gừng sống,khí trệ thêm mộc hương,ho thêm sâm,kỳ, mạch môn.Bài này là bài “thập toàn đại bổ” bỏ Xuyên khung ,thục địa,Cam thảo gia táo nhân ,Đỗ trọng ,Ngưu tất,tục đoạn.
2.Tư bổ khí huyết phương (hải thượng y tôn tâm ) gồm các vị :thục địa 16g,táo nhân 16g,Nhân sâm 12g,Ngưu tất 12g,mạch môn 12g,đương qui 6-12g, nhục quế 2-3g ,ngũ vị 3g,đại táo 2 quả,gừng sống 3 lát .Sắc nước uống .Tác dụng chủ yếu bổ khí huyết.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn, Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
- Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người. Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô
- Bạch thược phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm - không được dùng chung với Lê lô
- Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
- Ngưu tất có tính hoạt huyết tương đối mạnh và đi xuống, là vị thuốc kỵ thai, có thai dùng thận trọng.
- Một số tài liệu cho rằng Đẳng sâm phản Lê lô. Chúng tôi không dùng chung Đẳng sâm và Lê lô
- Đang tiếp tục cập nhật
Thaythuoccuaban.com tổng hợp
Từ khóa » Cách Nhớ Bát Trân Thang
-
Bát Trân Thang: Điều Trị Hiếm Muộn Nữ Do Khí Huyết Suy
-
Bát Trân Thang - Thành Phần, Công Dụng, Phương Giải
-
Bát Trân Thang để điều Trị Trong Y Học Cổ Truyền
-
Bát Trân Thang - Chữa Bệnh NET
-
Bát Trân Thang - Thuốc Quý Cho Phụ Nữ | Báo Dân Trí
-
BÁT TRÂN THANG
-
Thuốc Đông Dược - CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG TỄ (21h00 Hàng Ngày)...
-
Bát Trân Thang - Thuốc Quý Cho Phụ Nữ - VnExpress Đời Sống
-
Bát Trân Thang (Xuyên Khung, Đương Quy, Thục Địa, Bạch Thược ...
-
Bát Trân Thang - Phòng Khám An Chánh Kiện Khang
-
Bài Thuốc Bát Trân Thang
-
HOÀN BÁT TRÂN - Dược Điển Việt Nam
-
Bát Trân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bát Trân Thang - Viện Y Dược Học Dân Tộc