Bài Thuốc Chữa Tỳ Hư - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Tỳ vị là nơi cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi toàn bộ cơ thể. Vì lý do nào đó mà tỳ vị yếu kém, làm cho cơ thể cũng như các phủ tạng khác bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể suy kiệt. Do tỳ thổ bị nhiễm lạnh, khí lạnh ngưng tụ nên người bệnh ăn không tiêu, bụng đầy, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, tiêu chảy nhiều lần, bụng lạnh, chân tay lạnh…Nguyên nhân do người bệnh không ăn uống được, kiêng khem lâu ngày khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến người gày, da xanh, cơ bắp yếu mềm, kèm theo môi và niêm mạc nhợt nhạt, mạch trầm tế vô lực. Phép điều trị theo Đông y là ôn trung tán hàn, kiện tỳ dưỡng vị, phục hồi dương khí. Sau đây là một số bài thuốc chữa trị, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.
Vỏ quả quất khô cho vị thuốc trần bì. |
Bài thuốc uống
Bài 1: bạch truật 24g, hoài sơn 20g, liên nhục 20g, phòng sâm 24g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, sa sâm 20g, sa nhân 12g, sinh khương 8g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 16g, cam thảo 12g, trần bì 12g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: ôn ấm trung tiêu, kiện tỳ, thăng dương khí.
Bài 2: nhân sâm 20g, gừng khô 8g, bạch truật 24g, chích thảo 12g, thần khúc 10g, ngũ gia bì 16g, hà thủ ô 16g, đinh lăng 16g, hậu phác 12g, quế chi 8g, trần bì 12g, thiên niên kiện 10g, ngũ vị 12g, cam thảo 12g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Một liệu trình điều trị 15 – 20 ngày. Công dụng: bổ tỳ dương, ôn trung tán hàn, làm hết các triệu chứng đầy bụng, sôi bụng, phân lỏng. Người bệnh ăn uống được, tiêu hóa được cải thiện.
Bài 3: ngải diệp (khô) 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, tất bát 10g, phòng sâm 20g, bạch truật 24g, hoàng kỳ 16g, sinh khương 8g, ngũ vị 12g, phụ tử 4g, lá đắng 12g, thần khúc 10g, quế 8g, sa nhân 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g, đại táo 15g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ hỏa (hỏa sinh thổ, tâm hỏa là mẹ, tỳ thổ là con. Tỳ thổ bị suy yếu nên bổ chân hỏa là hợp lý. Tỳ thổ sẽ được kiện vận, được nâng đỡ).
Bài thuốc ngâm rượu: quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 8g, bạch truật 24g, trần bì 12g, cam thảo 20g, lương khương 12g, ngũ vị 20g, phòng sâm 30g, hậu phác 12g, đại táo 15 quả. Cho các vị vào bình sành hoặc thủy tinh, thêm vào 2 lít rượu ngâm, sau 15 ngày là dùng được. Ngày uống 30 - 40ml, chia 2 lần sáng, tối. Công dụng: Bổ tỳ dương, ôn trung tán hàn, kiện tỳ dưỡng vị, phục hồi được chức năng cho tỳ thổ từ đó làm hết các triệu chứng: đầy bụng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, người gày, da xanh, môi nhợt, dương khí suy yếu, cơ bắp yếu mềm…
Lương y Trịnh Văn Sỹ
Từ khóa » Bổ Tỳ Vị Là Gì
-
Tỳ Vị Là Gì? Biểu Hiện Tỳ Vị Hư Hàn Và Cách Chăm Sóc Bồi Bổ Tỳ Vị
-
Theo Đông Y, Có Ba Nguyên Nhân Khiến Tỳ Vị Không Khỏe
-
Các Bệnh Liên Quan đến Tỳ Vị - Vinmec
-
Bệnh Học Tỳ Vị - Dieutri.Vn
-
Tỳ Vị Là Gì? Cách Chăm Sóc Tỳ Vị để Bé Luôn Khỏe Mạnh • MarryBaby
-
PHÉP KIỆN TỲ TRONG ĐIỀU TRỊ BIẾNG ĂN - Dược Phẩm OPC
-
Tỳ Vị Là Gì – Cách Làm Tỳ Khỏe Lên
-
Bổ Tỳ Là Gì
-
Bổ Tỳ Vị - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng - VD-0498-06
-
Tỳ Thận Dương Hư Là Gì? Lời Khuyên Của Chuyên Gia Y Học Cổ Truyền
-
Tỳ Vị Hư Là Gì? Làm Sao để Cải Thiện Nếu Cơ Thể Xuất Hiện Triệu Chứng ...
-
7 Cách Chăm Sóc Tỳ Vị Yếu để Sống Thọ
-
Đông Y TỪ TÂM - Bữa Sáng Nên ăn Nóng Hay ăn Lạnh ... - Facebook