Bài Thuốc đắp Bó Gãy Xương Của Một Cựu Chiến Binh: Khó Tin Nhưng ...

Bài thuốc sau đây, nghe qua thì có lẽ khó tin và hơi “đáng sợ” nhưng nó đã từng được dùng trong thời chiến và ngày nay, nhiều nơi vẫn còn dùng.

Riêng tôi, lúc trước cũng đã từng đọc qua bài thuốc này trong một quyển sách nào đó, tuy nhiên, vì thấy cách dùng có phần kỳ quặc nên cũng không dám tin.

Mãi cho đến khi tôi ngồi nghe cuộc nói chuyện giữa Ngoại tôi và người lính cụ Hồ năm xưa, từng tham gia chiến đấu cho mặt trận giải phóng miền Nam thì tôi mới tin là bài thuốc này có thật.

Cựu chiến binh ấy là ông Năm Tề, ngụ ở ấp 5, xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Ông kể: Ngày xưa đi hành quân, điều kiện thiếu thốn, đi chiến đấu thì rất nhiều đồng chí bị gãy tay, gãy chân mà không có thuốc men. Lúc đó, làm gì có chuyện bó bột cho xương liền lại.

Vì vậy, ông và các đồng đội chỉ dùng các bài thuốc dân gian thôi. Có khi là cây thuốc trong vườn, trong rừng, có khi là bài thuốc sau đây (bài thuốc này khi ông gãy chân cũng đã từng dùng).

Ông chỉ cách làm như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 con gà ác còn sống (nặng cỡ 300 – 400 g), 200 g rau muống đồng rửa sạch, 300 g đường mía vàng, 1 chén đầy lọ nồi (tốt nhất là lọ của chảo lá sen) và 1 củ hủ cây chuối tiêu.
Gà ác
Gà ác
Rau muống đồng
Rau muống đồng
  • Bước 2: Quếch (giã) tất cả các nguyên liệu trên trong một cái cối lớn. Chú ý: quếch con gà ác ngay khi còn sống cùng với những nguyên liệu khác, không cần nhổ lông, cứ để nguyên con mà giã (nếu cảm thấy khó thì bạn giết gà trước rồi quếch ngay).
  • Bước 3: Lấy phần đã quếch nhuyễn bó vào cái chân không bị gãy, ví dụ bị gãy chân phải thì bó chân trái, lưu ý là bó ngay vị trí của chân không bị gãy sao cho khớp với vị trí của chân bị gãy. Thời gian bó là 2 giờ đồng hồ và chỉ cần bó từ 2 đến 3 lần là xương sẽ lành lại. Mỗi lần bó cách nhau 3 ngày. Nếu bị gãy tay thì cũng bó tương tự và bó ở cánh tay không bị gãy.

Ông Năm Tề còn bảo rằng: Mặc dù bó bên chân không gãy nhưng vẫn cảm nhận được bên chân gãy đang “sắp xếp” xương lại. Còn dùng chảo lá sen là vì hồi ấy, trên đường hành quân có trang bị chảo lá sen để dựng bếp Hoàng Cầm (một loại bếp chuyên biệt thời kháng chiến để tránh bị quân địch phát hiện). Còn sở dĩ gọi là chảo lá sen vì chảo lớn trông như cái lá sen, được làm bằng sắt.

Chảo lá sen
Chảo lá sen

Ngoài ra, ông còn nhắc đi nhắc lại như sợ người khác nghe nhầm, rằng: phải đắp đúng vị trí trên cái chân còn lại, ứng với vị trí cái chân bị gãy (nếu đắp không đúng vị trí sẽ gây lệch khớp xương, khớp sẽ không được sắp xếp theo vị trí ban đầu). Ngoài ra, trong quá trình đắp phải nằm yên, không di chuyển.

Bài thuốc này, nếu chỉ nghe nói thì sẽ ngờ vực. Chính tôi cũng vậy. Thế nhưng, không chỉ ông Năm Tề mà bà Ngoại tôi sau này cũng dùng qua. Đó là lần Ngoại tôi xuống sông để lấy nước thì bị trượt chân trên cầu, xương chậu va đập với thành cầu và gãy ngang phần xương chậu bên phải. Ngay sau đó, Ngoại được đưa đi bệnh viện và điều trị trong nửa tháng, tuy nhiên, bác sĩ kết luận phần xương này không thể bó bột và khả năng hồi phục cũng rất thấp bởi Ngoại đã già, xương rất khó liền lại như trước. Ngoại tôi được đưa về nhà và chỉ nằm một chỗ, không thể di chuyển và phải nhờ mẹ tôi chăm sóc bà. Năm đó bà 60 tuổi.

Thế rồi cũng bài thuốc đó đã giúp Ngoại tôi. Mẹ tôi kể rằng để làm đúng bài thuốc, mẹ phải lên lò đường lớn ở chợ Cái Côn để cạo lọ đem về (ở đó mới có lọ của chảo lá sen – thật ra thì dùng lọ của chảo khác cũng được nhưng mẹ tôi muốn làm đúng bài nhất).

***

Những bài thuốc dân gian không biết bắt nguồn từ đâu, chỉ biết là được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những kinh nghiệm ấy đã cứu sống và chữa lành cho nhiều người và cho đến ngày nay, y học vẫn chưa thể giải thích được vì sao chúng lại mang lại hiệu quả như thế. Cho nên, gọi là “mẹo” cũng được mà gọi là “bí ẩn dân gian” cũng được!

Lê Nhi

Từ khóa » Bó Xương Thuốc Nam