Bài Thuốc Từ Cây Sứ - Báo Nghệ An
Có thể bạn quan tâm
Cây sứ được trồng trong vườn nhà thường là để lấy bóng mát và cho hoa đẹp. Ngoài ra, loài cây này còn có công dụng chữa bệnh.
Hoa sứ trắng có tâm điểm vàng và lá sứ tươi, có thể dùng trong bài thuốc trị bệnh - Ảnh: Minh Khôi |
Điều cần lưu ý là dùng bài thuốc từ cây sứ phải có sự hướng dẫn của nhà chuyên môn.
Nhiều công dụng
Theo lương y Vũ Quốc Trung, cây hoa sứ còn có tên là cây đại, miễn chi, kê đảm tử... Hoa sứ thuộc họ trúc đào. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây hoa sứ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh - từ vỏ của thân cây, vỏ của rễ, hoa, nụ hoa, lá tươi và nhựa cây.
Bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc là hoa sứ. Toàn cây hoa sứ có chứa chất kháng sinh thực vật là fulvo plumierin, có tác dụng ức chế sự tăng sinh và phát triển của một số vi khuẩn mycobacterium tuberculosis.
Còn các bộ phận khác của cây này có những công dụng khác nhau, chẳng hạn như trong vỏ thân cây có glucozit là agoniadin và một chất đắng là plumierit; vỏ thân và rễ hơi có độc, vị đắng, tính mát, được dân gian sử dụng để làm thuốc tẩy xổ (dùng 8 - 15 gr), nhuận tràng (dùng 3 - 5 gr), chữa táo bón...
Người suy nhược, già yếu, phụ nữ có thai, người bị tiêu chảy không nên dùng vỏ thân, vỏ rễ, mủ cây sứ - do tác dụng tẩy xổ mạnh và hơi độc. Dân gian thường dùng lá cây sứ chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt. Nhựa cây cũng dùng để tẩy xổ, nhưng liều thấp hơn nhiều so với vỏ thân. Còn hoa thì có công dụng tiêu đờm, trừ ho, hạ áp.
Trong dân gian thường sử dụng hoa sứ phơi khô để làm thuốc chữa ho, kiết lỵ... Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Nên thu hái hoa khi vừa nở hết, phơi (hay sấy) khô để dành dùng dần. Vào những năm 1960, trong nước cũng từng có công trình nghiên cứu chỉ ra hoa sứ có tác dụng hạ huyết áp.
Bài thuốc ứng dụng thực tế
Theo lương y Vũ Quốc Trung, hoa sứ có nhiều loài (khoảng 40 loài) và có nhiều màu từ trắng, vàng, hồng đỏ. Và chỉ có loài hoa cánh trắng, điểm vàng mới có tác dụng làm thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc hay có dùng đến loài hoa sứ:
- Nếu bị ho do thời tiết thì dùng 12 gr hoa sứ khô (dùng loại hoa cánh trắng, tâm điểm vàng), sắc lấy nước, uống thay trà trong ngày.
- Với người có huyết áp cao, hằng ngày sử dụng từ 12 - 20 gr hoa sứ (đã phơi khô), đem sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.
- Nếu bị bong gân thì dùng một ít lá sứ tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp lên chỗ bị sưng, bong. Và dùng một ít lá tươi hơ trên lửa cho héo và đắp phía bên ngoài, sau đó lấy băng để băng giữ lại. Ngày đắp vài lần như vậy, làm trong vài ngày.
- Nếu bị mụn nhọt thì dùng lá sứ tươi giã nhuyễn đắp lên.
- Đau ở chân răng có sưng, thì dùng bộ phận vỏ của rễ sứ đem ngâm rượu (vài ngày), lấy rượu này ngậm (không được nuốt) rất hay.
Hiện nay có một số người thường đi nhặt hoa sứ khô, có thể là đem bán vì ở Đài Loan, Hồng Kông người ta kết hợp hoa sứ với một số loài hoa khác để làm bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
Theo Alobacsi.vn
Từ khóa » Trồng Cây Sứ Có Tác Dụng Gì
-
Bài Thuốc Từ Cây Sứ - Báo Thanh Niên
-
Cách Trồng, ý Nghĩa Và Công Dụng Bất Ngờ ít Ai Biết Của Cây Hoa Sứ
-
Công Dụng Của Hoa Sứ - Báo Thanh Niên
-
Hoa Sứ Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Mà Nhiều Người ...
-
Có Nên Trồng Cây Hoa Sứ Trong Nhà Hay Không?
-
Trồng Cây Sứ Trước Nhà Có Tốt Không Và Cần Lưu ý Gì Khi Trồng Cây Sứ
-
Trồng Cây Sứ Trước Nhà Có Tốt Không? Ý Nghĩa Cây Hoa Sứ
-
Cây Sứ Cùi: đặc điểm, Tác Dụng, ý Nghĩa, Cách Trồng & Chăm Sóc
-
Hoa Sứ: Thành Phần, Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Hoa Sứ Trắng Sấy Khô ít Người Biết đến
-
Vị Thuốc Từ Cây Sứ - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Có Nên Trồng Cây Hoa Sứ Trước Nhà Không? - .vn
-
Đặc điểm Và Công Dụng Thần Kỳ Của Cây Hoa Sứ
-
Trồng Cây Sứ Trước Nhà Có Tốt Không? Ý Nghĩa Cây Hoa Sứ