Bài Thuyết Trình An Toàn Giao Thông 2022
Có thể bạn quan tâm
An toàn giao thông hiện nay đang là vấn đề nóng trong xã hội. Việc nâng cao ý thức chấp hành giao thông đặc biệt là trong môi trường học đường luôn được đặt lên hàng đầu. Tại bài viết này Hoatieu.vn xin được chia sẻ một số mẫu bài thuyết trình an toàn giao thông, mời các bạn cùng tham khảo.
Để giúp các em học sinh xây dựng một bài thuyết trình chủ đề học sinh trung học phổ thông với văn hóa giao thông thật hay và đúng chuẩn, HoaTieu.vn đã sưu tầm 7 mẫu bài thuyết trình về an toàn giao thông ngắn gọn, hay nhất. Những mẫu bài thuyết trình về ATGT dưới đây có nội dung nói lên trách nhiệm, những việc cần làm của học sinh các cấp 1, 2, 3 trong việc phòng chống tai nạn giao thông khi tham gia giao thông trên đường, thuyết minh thực trạng ATGT ở nông thôn, đô thị hiện nay và đưa ra một số giải pháp hay. Mời các em cùng tham khảo.
Bài thuyết trình về an toàn giao thông ngắn gọn nhất
- 1. Bài thuyết trình về an toàn giao thông cần có nội dung gì?
- 1.1. Giới thiệu
- 1.2. Thực trạng an toàn giao thông hiện nay
- 1.3. Thách thức đặt ra
- 1.4. Biện pháp phòng tránh, giảm thiểu vi phạm, tai nạn giao thông
- 1.5. Kết Luận
- 2. Xây dựng nội dung một bài thuyết trình chủ đề học sinh trung học phổ thông với văn hóa giao thông
- 3. Bài thuyết trình an toàn giao thông cho học sinh (mẫu số 1)
- 4. Thuyết trình thực trạng về an toàn giao thông hiện nay (mẫu số 2)
- 5. Thuyết trình về an toàn giao thông ngắn gọn (mẫu số 3)
- 6. Thuyết trình về an toàn giao thông ở nông thôn (mẫu số 4)
- 7. Bài thuyết trình về an toàn giao thông của học sinh Tiểu học
- 8. Bài thuyết trình về an toàn giao thông của học sinh THCS
An toàn giao thông là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ trên toàn thế giới hiện nay đều coi vấn đề an toàn giao thông là một trong những vấn đề ưu tiên được giải quyết hàng đầu. Đặc biệt, ở Việt Nam thì mọi người dân và các cấp chính quyền càng ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề an toàn giao thông này. Do đó, nó rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của mọi người nên viết một bài thuyết trình về nó không phải là quá khó khăn. Tuy nhiên, để làm được một bài thuyết trình về an toàn giao thông thì chúng ta cần có một độ hiểu biết vừa đủ về nó. Đặc biệt, khi nói về vấn đề này chúng ta cần thu thập đủ những định nghĩa, dẫn chứng, biểu hiện của an toàn giao thông.
1. Bài thuyết trình về an toàn giao thông cần có nội dung gì?
Để xây dựng một Bài thuyết trình về an toàn giao thông hay, gây ấn tượng với người nghe, bạn đọc có thể tham khảo dàn ý sau:
1.1. Giới thiệu
- Mục tiêu và ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng.
- Mối liên hệ giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông.
1.2. Thực trạng an toàn giao thông hiện nay
- Hiểu biết về văn hóa giao thông
- Định nghĩa văn hóa giao thông và tầm quan trọng của nó.
- Quy tắc cơ bản và giáo dục về giao thông cần được học sinh hiểu biết.
- Thực trạng giao thông trong cộng đồng hiện nay
- Thông tin về tình hình giao thông trong trường và khu vực xung quanh.
- Thách thức và vấn đề gặp phải trong việc duy trì văn hóa giao thông.
- Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng
- Phân tích các nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông, bao gồm hành vi lái xe bất cẩn, tốc độ quá nhanh, và sử dụng thiết bị di động khi lái xe.
- Đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
1.3. Thách thức đặt ra
- Những tình huống giao thông mà học sinh thường xuyên gặp phải.
- Thách thức đặt ra khi các em tham gia giao thông với phương tiện cá nhân như: đi bộ, xe đạp, và sự tăng lên trong sử dụng xe đạp điện, xe máy điện.
1.4. Biện pháp phòng tránh, giảm thiểu vi phạm, tai nạn giao thông
- Vai trò của cộng đồng và mỗi người
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác từ cộng đồng và vai trò quan trọng của mỗi người trong việc duy trì an toàn giao thông.
- Gợi ý các hành động cụ thể mà mỗi người có thể thực hiện để đóng góp vào môi trường giao thông an toàn.
Ví dụ cụ thể Vai trò của giáo viên và phụ huynh:
- Giáo viên và phụ huynh có thể hỗ trợ gì trong việc xây dựng văn hóa giao thông.
- Đề xuất các hoạt động giáo dục và tương tác giữa gia đình, nhà trường để nâng cao ý thức.
- Tổ chức các hoạt động và sự kiện tuyên truyền văn hóa giao thông:
- Giới thiệu các hoạt động và sự kiện cụ thể để thúc đẩy văn hóa giao thông, chẳng hạn như cuộc thi vẽ tranh, buổi hướng dẫn an toàn giao thông, và chiến dịch nhận thức.
- Ứng dụng công nghệ và truyền thông:
- Sử dụng công nghệ và truyền thông xã hội để truyền đạt thông điệp về văn hóa giao thông. Chia sẻ ví dụ về các ứng dụng liên quan đến ATGT và chiến lược truyền thông hiệu quả.
- Nhìn nhận tương lai:
- Tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa giao thông từ khi còn học sinh.
- Liên kết giữa văn hóa giao thông và sự phát triển cá nhân.
1.5. Kết Luận
- Kết Luận:
- Tóm tắt những điểm chính về ý thức văn hóa giao thông trong cộng đồng.
- Kêu gọi hành động và cam kết từ mọi người, học sinh, giáo viên và phụ huynh.
- Hỏi và Đáp:
- Dành thời gian cho câu hỏi và ý kiến từ khán giả. Thực hiện đối thoại, hỏi đáp.
2. Xây dựng nội dung một bài thuyết trình chủ đề học sinh trung học phổ thông với văn hóa giao thông
Hiện nay, mỗi năm tại Việt Nam có không biết bao ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, có không biết bao nhiêu người chết, bao nhiêu người để lại thương tật cả đời khiến cho vấn đề an toàn giao thông trở nên cần thiết và bức bách hơn bao giờ hết, không chỉ là vấn đề của một cá nhân nữa mà là vấn đề của mọi gia đình, mọi quốc gia.
Chúng ta vẫn thường hay nghe “An toàn giao thông” trên tất cả các kênh thông tin. Vậy cụm từ này nghĩa là gì? Đây là từ để chỉ những hành vi văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt và cư xử phù hợp đối với các luật lệ về giao thông khi lưu thông.
Hiện nay, những tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều và mức độ nghiêm trọng cũng rõ rệt hơn trước. Nguyên nhân là do người dân chủ quan thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Tình trạng vì vội vàng mà phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ vẫn xảy ra liên tục với tần suất lớn. Chiếc mũ bảo hiểm là một đồ bảo hộ quan trọng nhưng người sử dụng chỉ dùng nó như một vật tránh cảnh sát mà không thực sự coi đó là đồ bảo vệ có ích.
Nhất là đối với thanh niên, việc tham gia giao thông lại càng thiếu ý thức khi đi lạng lách đánh võng, thậm chí còn đua xe trên đường. Có những người tham gia giao thông sử dụng rượu bia trái quy định dẫn đến không tỉnh táo khi đi xe và còn làm liên lụy đến người đi khác. Những vụ tai nạn xảy ra càng nhiều do rủi ro trên đường thì ít mà do sự thiếu ý thức của chủ xe thì nhiều và luôn để lại rất nhiều những hậu quả đáng tiếc. Những thiệt hại trên chính là những minh chứng vô cùng rõ ràng về việc an toàn giao thông rất có ích lợi cho cá nhân và cộng đồng. Điều này giảm thiểu những tai nạn do vô ý thức, giảm đáng kể số người không may phải chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần sau vụ việc đau lòng không đáng có xảy ra, giảm thiệt hại về của cải tiền bạc cho cá nhân và gia đình. An toàn giao thông cũng giúp giữ vững trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển và đi lên.
Đáng tiếc là cho đến tận ngày hôm nay, khi ta đi đường vẫn có những lúc trông thấy những người lưu thông trái pháp luật. Họ có thể là do vô tình hay cố ý mà đã vi phạm luật giao thông, thậm chí có cả những người cố tình không chấp hành luật giao thông, đi trên đường không hề để ý đến sự an toàn của bản thân và cả của những người khác. Những người như vậy nhất định phải bị xử phạt thật nặng và có sự tuyên truyền hợp lí để mọi người đều hiểu về tầm quan trọng của an toàn giao thông.
Để làm được điều này tuy không phải là việc đơn giản nhưng không hề khó. Trước hết cần ý thức được rằng “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, an toàn là trên hết, cho dù là trong bất cứ lí do và hoàn cảnh nào cũng cần chấp hành luật giao thông tuyệt đối. Không thể coi đường phố là nơi vui chơi mà cần biết chỉ một phút sơ sẩy cũng nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, không gây tai nạn cho chính mình và cho người khác.
Mỗi người dân cần có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giao thông thì an toàn giao thông nhất định sẽ được giữ vững một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Bài thuyết trình an toàn giao thông cho học sinh (mẫu số 1)
Ngày nay, tai nạn giao thông là một trong những vấn đề nóng bỏng không những trên thế giới mà ngay ở đất nước Việt Nam của chúng ta, vấn đề tai nạn giao thông đang từng ngày, từng giờ cướp đi bao sinh mạng của con người, làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, rơi vào thảm cảnh: vợ mất chồng, con mất cha mẹ, cha mẹ mất con...Nó không khác gì cuộc chiến tranh diễn ra ngay trong trong thời bình, nó làm nhức nhối và đau đầu các nhà quản lý xã hội và đã có lúc gây xôn xao mạnh mẽ trong dư luận quần chúng nhân dân.
Trước hết chúng ta cần hiểu bản chất của vấn đề này. Cùng với sự tiến bộ của xã hội, các phương tiện giao thông và ngành giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế, nó giúp cho việc trao đổi, giao lưu thông thương hàng hóa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Các loại hình và mạng lưới giao thông đang ngày càng phát triển: đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ...rồi hạ tầng của các loại hình giao thông cũng phát triển không ngừng, các đường cao tốc, các đại lộ ở các đô thị lớn, mạng lưới giao thông đã được nhựa hóa, bê tông hóa đến tận các thôn cùng ngõ xóm ở nông thôn, song vấn đề đáng nói ở đây là tai nạn giao thông lại đang làm cho biết bao mái nhà không còn bình yên.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc tai nạn giao thông báo động đến mức như vậy? Trước hết phải nói đến ý thức tham gia giao thông của người dân, mạnh ai nấy đi, bất chấp các luật lệ. Ở thành phố và các đô thị, người ta vì một lý do này khác tự ý vượt đèn đỏ, đi lấn chiếm làn đường, vỉa hè dành cho người đi bộ... rồi sự nuông chiều của gia đình, thanh niên tổ chức đua xe trái phép, uống rượu bia khi tham gia giao thông, vội đến công sở... gây tai nạn giao thông, còn ở nông thôn thì sao? Các loại hình và mạng lưới giao thông đang ngày càng phát triển: đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ...rồi hạ tầng của các loại hình giao thông cũng phát triển không ngừng, các đường cao tốc, các đại lộ ở các đô thị lớn, mạng lưới giao thông đã được nhựa hóa, bê tông hóa đến tận các thôn cùng ngõ xóm ở nông thôn, song vấn đề đáng nói ở đây là tai nạn giao thông lại đang làm cho biết bao mái nhà không còn bình yên. Tham gia giao thông thì không được sự cho phép của cơ quan chức năng: chưa có bằng lái xe cũng lái xe, không đội mũ khi tham gia giao thông, nhiều người còn không thuộc và không biết ý nghĩa của các biển báo hiệu giao thông đường bộ...rồi kết cấu hạ tầng đường giao thông chưa đồng bộ: đường xấu, nhiều ổ voi ổ gà, sửa đường, đào đường không có biển báo... đôi khi còn thiếu sự sát sao của cơ quan quản lí nhà nước các cấp.
Vậy em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đến các nhà quản lí, các cơ quan chức năng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông như trước hết phải tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về ý thức tham gia giao thông, làm tốt công tác xã hội hóa an toàn giao thông, tất cả mọi tổ chức, cá nhân, gia đình đều vào cuộc, các cơ quan chức năng như cảnh sát, thanh tra giao thông, ban an toàn giao thông các cấp, lực lượng công an xã tăng cường hơn nữa việc thanh kiểm tra các phương tiện và người tham gia giao thông, kiên quyết không cho lưu hành các phương tiện kém chất lượng, tuổi thọ phương tiện xuống cấp, giữ phương tiện và phạt thật nặng những người cố ý vi phạm hành chính về tham gia giao thông như: uống rượu bia lạng lách, đánh võng... nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Có như vậy tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta nói chung và địa phương em nói riêng sẽ giảm thiểu, góp phần làm bình an trên những tuyến đường, bình yên cho tất cả mọi người như khẩu hiệu “An toàn giao thông, hạnh phúc của mọi nhà”. Các loại hình và mạng lưới giao thông đang ngày càng phát triển: đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ...rồi hạ tầng của các loại hình giao thông cũng phát triển không ngừng, các đường cao tốc, các đại lộ ở các đô thị lớn, mạng lưới giao thông đã được nhựa hóa, bê tông hóa đến tận các thôn cùng ngõ xóm ở nông thôn, song vấn đề đáng nói ở đây là tai nạn giao thông lại đang làm cho biết bao mái nhà không còn bình yên.
Văn hóa: văn minh, lịch sự, khi tham gia giao thông, thực hiện đúng luật, đúng cách cư xử nghĩa tình của người Việt. Cùng với sự tiến bộ của xã hội, các phương tiện giao thông và ngành giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế, nó giúp cho việc trao đổi, giao lưu thông thương hàng hóa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Các loại hình và mạng lưới giao thông đang ngày càng phát triển: đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ...rồi hạ tầng của các loại hình giao thông cũng phát triển không ngừng, các đường cao tốc, các đại lộ ở các đô thị lớn, mạng lưới giao thông đã được nhựa hóa, bê tông hóa đến tận các thôn cùng ngõ xóm ở nông thôn, song vấn đề đáng nói ở đây là tai nạn giao thông lại đang làm cho biết bao mái nhà không còn bình yên. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc tai nạn giao thông báo động đến mức như vậy? Trước hết phải nói đến ý thức tham gia giao thông của người dân, mạnh ai nấy đi, bất chấp các luật lệ.
Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hoá giao thông. Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy dương cao khẩu hiệu: “Văn hoá giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”
Học sinh, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tham gia các hoạt động khác như Hội diễn văn hoá văn nghệ, hội thi về an toàn giao thông. Khi văn hóa giao thông đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi con người thì sẽ hình thành được phong cách và nhân cách của con người đó. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, chúc các em tham gia giao thông an toàn.
Trước hết, phải xác định giới trẻ ở đây bao gồm toàn bộ các thành phần xã hội, từ học sinh các trường phổ thông tới sinh viên cao đẳng, đại học. Từ thanh niên đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, từ thành thị, nông thôn cho đến các khu công nghiệp – nơi tập trung đa số lực lượng lao động là thanh niên.
Trên cơ sở đó, tổ chức chiến dịch tuyên truyền có độ phủ sóng trên diện rộng, bao quát toàn bộ giới trẻ mới là điều cần thiết. Việc tuyên truyền bằng hình thức nào, nội dung gì để thu hút sự quan tâm, hấp dẫn của giới trẻ... cũng rất cần được cân nhắc kỹ. Bởi vì trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà có quá nhiều sự lựa chọn và nhiều hình thức vui chơi giải trí cuốn hút giới trẻ thì không dễ để họ có thể tham gia tích cực trong một hoạt động mang tính tuyên truyền. Mặt khác, cần phải xây dựng nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng. Chẳng hạn nội dung phục vụ học sinh, sinh viên sẽ khác với giới trẻ đang làm việc ở các khu công nghiệp hay đối với thanh niên nông thôn...
Để thay đổi thực trạng này, cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, tổ chức một cách đồng bộ, nhịp nhàng nhằm từng bước xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa trong giao thông, bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất thường ngày. Đó chính là nền móng để dần hình thành văn hóa giao thông - giải pháp bền vững giúp đẩy lùi hiểm họa tai nạn giao thông.
4. Thuyết trình thực trạng về an toàn giao thông hiện nay (mẫu số 2)
An toàn giao thông là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là Việt Nam của chúng ta. Ngày nay, tại Việt Nam, hằng năm, số người tham gia giao thông ngày càng nhiều và số người bị thương hay số người chết do tai nạn giao thông không hề giảm xuống, trái lại còn tăng cao hơn qua từng năm. Vì vậy, mà vấn đề an toàn giao thông ngày một được đặt ra cấp bách hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về an toàn giao thông qua bài thuyết trình sau:
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu về khái niệm an toàn giao thông. Giao thông là hệ thống các phương tiện lưu thông trên đường trong từng khu vực từ nhỏ tới lớn: thành phố, đường quốc lộ liên tỉnh, rồi liên quốc gia. Hệ thống đó bao gồm: đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt, và thậm chí bên nước ngoài còn có đường tàu điện ngậm. Mỗi loại hình giao thông này đều được áp dụng bởi những quy định riêng để đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông. An toàn giao thông chính là sự đảm bảo cho những người tham gia giao thông về tính mạng của mình.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề an toàn giao thông lại không được đảm bảo. Số người bị thương hay số người chết do tai nạn giao thông ngày một gia tăng nhiều hơn qua từng năm. Cái này do nhiều nguyên nhân gây ra. Thứ nhất, là do hệ thống đường giao thông trong các khu vực chưa được đảm bảo. Các tuyến đường được thi công không được đảm bảo đúng tiêu chuẩn được đề ra từ trước. Các công trình giao thông thì ngày một xuống cấp trầm trọng mà không được tu sửa thường xuyên. Thứ hai, điều quan trọng hơn là do ý thức của người tham gia giao thông. Nhiều người chưa tuân thủ đúng những quy định đặt ra cho sự an toàn giao thông nên mới xảy ra những vụ tai nạn thương tâm, rất đáng tiếc.
Vậy, chúng ta cần tuân thủ những quy định như thế nào về an toàn giao thông. Thứ nhất, khi tham gia giao thông đường bộ, đối với những người đi xe máy hoặc đi xe gắn máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Mũ bảo hiểm phải là loại tốt, được dán tem chất lượng, tránh dùng những loại mũ bảo hiểm thời trang. Thứ hai, không được phóng nhanh vượt ẩu, không được vượt đèn đỏ hay lấn chiếm làn đường của các phương tiện giao thông khác. Thứ ba, không được uống rượu bia khi tham gia giao thông, không chở quá số người quy định đối với những loại xe phù hợp. Quan trọng nhất là mọi người phải nâng cao ý thức của bản thân cũng như mọi người xung quanh về an toàn giao thông.
An toàn giao thông là một vấn đề cần phải được giải quyết cấp bách ngay bây giờ về trong tương lai. Trên đây là bài thuyết trình về an toàn giao thông. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
5. Thuyết trình về an toàn giao thông ngắn gọn (mẫu số 3)
Xin chào tất cả các bạn!
Ngày nay có rất nhiều vấn đề nóng hổi đang được toàn xã hội hết sức quan tâm như giáo dục, an toàn vệ sinh thực phẩm, các tệ nạn liên tiếp hoành hành và đặc biệt là vấn đề an toàn giao thông. Bài thuyết trình ngày hôm nay sẽ đem đến cho các bạn sự hiểu biết về lĩnh vực này.
Giao thông là việc di chuyển giữa các phương tiện như xe máy, ô tô, tàu, máy bay… trên các quãng đường, loại đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không… Việc tham gia cũng như điều tiết giao thông là việc không hề dễ dàng vì lượng xe cộ ngày càng đông, đặc biệt là đường bộ.
Tình trạng giao thông hiện nay đang gióng lên một hồi chuông thống thiết về ý thức của con người. Một ngày, trên đất nước Việt Nam phải xảy ra hàng chục vụ tai nạn, thậm chí là tai nạn rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào các dịp cao điểm như lễ hội hay tết nguyên đán. Gần đây, dư luận đang rất xót thương cho vụ đoàn xe rước dâu với mười một người thiệt mạng. Niềm vui của cả gia đình dòng họ bỗng chốc biến thành nỗi đau xót, tai họa ập đến khiến ai cũng bàng hoàng. Một sự việc đang khiến chúng ta rất phẫn nộ chính là vụ container đã gây ra vụ tai nạn thảm khốc cho những người dừng đèn đỏ. Điều đặc biệt là người lái xe được xác nhận có dương tính với ma túy. Mọi sự ra đi của ai đó vì tai nạn giao thông suy cho cùng đều xuất phát từ sự vô trách nhiệm, vô cảm, coi thường mạng người của những kẻ như thế.
Tai nạn giao thông không chỉ cướp đi sinh mạng của một con người, nỗi mất mát lớn nhất mà gây ra sự thiệt hại lớn về của cải vật chất. Điều này làm tổn hại đến nền kinh tế, mất trật tự xã hội, làm lòng dân lo lắng bất an và kìm hãm sự phát triển của đất nước ta. Hơn hết, những người thân của các nạn nhân xấu số sẽ phải chịu những tổn thương lâu dài, mãi mãi là vết sẹo không bao giờ biến mất đi được.
Bởi vậy việc đảm bảo an toàn giao thông là hết sức quan trọng và cấp bách. Mọi thứ chỉ có hiệu quả khi nó xuất phát từ chính ý thức của mỗi người. Chúng ta hãy tuân thủ luật khi tham gia giao thông từ những hành động nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm, dừng đèn đỏ, không vượt quá tốc độ… Điều này sẽ giúp bạn tránh phần lớn nguy cơ gặp phải sự cố đáng tiếc. Tuy nhiên, các bạn cũng nên nhớ mũ bảo hiểm phải là loại mũ đạt chất lượng, phải cài quai thì mới phát huy được tác dụng của nó. Dừng đèn đỏ thì phải chờ hẳn đèn xanh rồi đi chứ không phải “nhanh một giây, chậm cả đời”... Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn mọi người tham gia giao thông đúng cách, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh sinh viên. Các chính quyền có liên quan, đặc biệt là các lực lượng cảnh sát giao thông phải liên tục tuần tra, kiểm soát, thẳng thắn xử lý các tình huống vi phạm để làm gương.
An toàn giao thông chính là cách để bạn đóng góp cho xã hội. Không phải lúc nào cũng là sự ủng hộ về kinh tế hay quyên góp từ thiện mới là giúp cho đất nước phát triển. Trước hết, bạn hãy có ý thức bảo vệ tính mạng của mình khi tham gia giao thông. Đó là cách bạn yêu bản thân mình và khiến người khác không phải lo nghĩ về bạn. Còn người thì còn tất cả. Cơ thể còn lành lạnh, sức khỏe còn dồi dào thì bạn có thể làm việc, kiếm thật nhiều tiền và thực hiện mơ ước của mình.
Hy vọng qua bài thuyết trình này, các bạn sẽ ý thức hơn về tầm quan trọng của việc an toàn khi tham gia giao thông!
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
6. Thuyết trình về an toàn giao thông ở nông thôn (mẫu số 4)
Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư, nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn ở các xã, kể cả xã vùng sâu, vùng xa được xây dựng, nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn được cải thiện góp phần giúp người dân giao lưu, thông thương thuận tiện. Bên cạnh đó, đời sống người dân tại vùng nông thôn được nâng lên, người dân có điều kiện mua sắm phương tiện xe máy để phục vụ đi lại và giao thương.
Phương tiện giao thông ở vùng nông thôn tăng lên đáng kể nhưng ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân lại hạn chế, tình trạng vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông diễn ra khá phổ biến. Tai nạn giao thông nông thôn đang là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, các cấp chính quyền và ngành chức năng đang tìm giải pháp hữu hiệu để kiềm chế tai nạn giao thông ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trên các tuyến đường, từ quốc lộ đến đường liên xã, liên thôn, chúng ta dễ nhận thấy đủ các kiểu vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông của người dân, như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đặc biệt là tình trạng phóng nhanh vượt ẩu của một số thanh thiếu niên…
Trên các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, tình trạng vi phạm còn phổ biến hơn. Tại đây, đa số người dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông. Khi được hỏi, mỗi người đưa ra một lý do: nhà gần, đi loanh quanh trong thôn, xóm mà, có công an đâu mà đội…
Một thực trạng đáng quan tâm nữa là, ở vùng nông thôn có không ít trẻ em chưa đến tuổi được phép điều khiển xe máy vẫn vô tư điều khiển xe máy chạy trên đường. Các em không chỉ điều khiển chạy xe một mình mà còn chở 2, chở 3. Chắc chắn rằng, các bậc cha mẹ cũng biết các em chưa đủ tuổi nhưng vẫn giao xe cho các em điều khiển, bởi không ít bậc cha mẹ cho rằng ở nông thôn lượng xe tham gia giao thông ít nên không dễ xảy ra tai nạn đâu mà sợ(!).
Tình trạng thanh niên nhiều vùng nông thôn trong các cuộc vui, thường uống rượu, bia đến say xỉn, sau đó lên xe máy điều khiển phóng nhanh vượt ẩu, trong khi kỹ năng điều khiển phương tiện, xử lý tình huống kém, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông cũng là vấn đề đáng báo động.
Một vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông ở vùng nông thôn nữa là vẫn còn những chiếc xe độ chế tham gia giao thông. Xe máy độ chế được người dân sử dụng không chỉ vận chuyển nông sản cồng kềnh mà lại còn phóng nhanh, vượt ẩu, rú ga, nẹt pô... khiến nhiều người đi đường cảm thấy “rợn tóc gáy”.
Qua tìm hiểu ở ngành chức năng và chính quyền địa phương cơ sở, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là đã vận động, tuyên truyền và yêu cầu các cơ sở sửa chữa xe máy cam kết không nhận, sửa chữa, độ chế các loại xe. Hầu hết các cơ sở đều cam đoan và ký vào bản cam kết. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở sửa chữa xe máy ở các xã vùng sâu vùng xa vẫn sửa chữa, độ chế xe và tình trạng xe độ chế được người dân sử dụng không những không giảm mà còn gia tăng…
Cần phải nhìn nhận rằng, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thôn ở vùng nông thôn phổ biến, ngoài ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân chưa cao thì một phần do lực lượng chức năng rất ít quan tâm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tại địa bàn này. Hơn nữa, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cơ sở chưa quan tâm nhiều đến việc chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đến người dân. Chính vì thế, nguy cơ mất an toàn giao thông ở vùng nông thôn vẫn ở mức cao.
Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân khu vực nông thôn tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thôn; thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn như đi xe máy tuân thủ tốc độ quy định; đã uống rượu bia thì không lái xe...
Để người dân có thể chuyển biến nhận thức và hành động, công tác tuyên truyền cần được thực hiện một cách thường xuyên liên tục, gắn với các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt văn hóa, hội họp của thôn, làng… Ngoài ra, ở mỗi thôn làng cần thành lập các tổ tuyên truyền về an toàn giao thông lấy thành phần nòng cốt là trưởng thôn, già làng, bí thư đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, phụ nữ và công an thôn... để làm công tác tuyên truyền vận động người dân.
Về lâu dài, cũng cần đưa việc thực hiện chấp hành Luật Giao thông đường bộ vào hương ước, quy ước của thôn làng, đồng thời lấy đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua, xét công nhận gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa… từ đó nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ ở vùng nông thôn, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn…
Việc kiểm soát an toàn giao thông ở nông thôn cần có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng ở địa phương cơ sở khu vực nông thôn (công an xã, dân quân tự vệ…) và sự phối hợp tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Cùng với đó, nên ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền xã với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thôn trên địa bàn… Như vậy, sẽ góp phần làm cho hoạt động giao thông ở vùng nông thôn diễn ra an toàn, tính mạng và tài sản của người dân được bảo đảm./.
7. Bài thuyết trình về an toàn giao thông của học sinh Tiểu học
Các bạn thân mến!
Hiện nay vấn đề về an toàn giao thông là một vấn đề rất nhức nhối, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường chúng ta đều thấy khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời cảnh tỉnh và nhắc nhở với những người đang tham gia giao thông, hãy biết chấp hành đúng các luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình và hạnh phúc cho gia đình
Mặc dù chưa có một thống kê về số liệu cụ thể nào về tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện, nhưng trên thực tế tai nạn giao thông về xe đạp điện xảy ra rất nhiều, thậm chí đã dẫn đến chết người.
Nguyên nhân chính gây nên các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng chúng, nhiều người vẫn hồn nhiên cho rằng xe đạp điện vẫn là phương tiện giao thông đơn giản giống xe đạp truyền thống nên không đặt nặng và chưa có sự chú ý trọng đối với việc chấp hành ăn toàn khi tham gia giao thông, nhất là lỗi không bao giờ chịu đội mũ bảo hiểm. Đa phần chúng ta có thể thấy xe đạp điện có thể chạy ở tốc độ nhanh như xe máy (35-40km/h). Vì xe đạp điện nhẹ hơn xe máy nên ở tốc độ này không đảm bảo được an toàn, dễ dành gây nên các tai nạn liên quan đến giao thông.
Bên cạnh đó, đa số người sử dụng xe đạp điện là các bạn học sinh, không có các kinh nghiệm để xử lý những tình huống cấp bách, khó khăn khi tham gia giao thông nên dễ xảy ra tai nạn. Trong khi đó các hình thức xử lý của nhà nước tại thời điểm hiện tại chưa đủ sức để răn đe, giảm thiểu tình trạng này. Do vậy, để đảm bảo an toàn giao thông về lâu dài, và hạn chế các nguy cơ gây ra tai nạn giao thông do xe đạp điện, các lực lượng chức năng cũng như nhà nước cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng vi phạm để làm gương và răn đe. Đồng thời, những người sử dụng xe đạp điện cần biết tự nâng cao ý thức và chấp hành nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường bộ, cụ thể:
- Cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện.
- Khi đi đường phải quan sát trước sau, không được phóng nhanh vượt ẩu, dàn hàng hai, hàng ba,…
- Nghiêm cấm việc lạng lách, đánh võng khi tham gia giao thông, không gây mất trật tự và an toàn giao thông ảnh hưởng đến những người khác đang tham gia giao thông.
Mỗi chúng ta cần biết an toàn giao thông không chỉ là hạnh phúc của mỗi nhà mà còn là niềm vui của toàn xã hội. Vì thế chúc các bạn luôn an toàn trên mọi nẻo đường và có những đóng góp tích cực về tuyên truyền an toàn giao thông để giảm thiểu được tai nạn giao thông.
8. Bài thuyết trình về an toàn giao thông của học sinh THCS
Kính thưa các thầy cô giáo ! Các bạn học sinh thân mến!
Từ thuở ấu thơ, chắc ai cũng thuộc lòng bài hát: “Đường em đi là đường bên phải, đường ngược lại là đường bên trái, đường bên trái thì em không đi, đường bên phải là đường em đi” .
Tuy nhiên, không phải ai khi tham gia giao thông thực hiện đúng như lời bài hát. Chỉ một sơ suất nhỏ hay một phút giây bất cẩn, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mệnh của bao người, đem đến nỗi đau tinh thần không gì bù đắp được cho người thân của họ. Và thực tế đau lòng này vẫn diên ra từng ngày, từng giờ, mọi lúc và mọi nơi.
Hiện nay, đất nước ta ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu tăng phương tiện giao thông là tất yếu. Và mặt trái của sự phát triển kéo theo số lượng xe cơ giới tăng nhanh, tai nạn giao thông đường bộ cũng tăng theo. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia quản lý giao thông cho rằng: tai nạn giao thông còn nguy hiểm hơn bất kỳ bệnh dịch hay một cuộc chiến tranh nào đó. Bởi vì: bệnh dịch và chiến tranh rồi cũng có ngày kết thúc còn tai nạn giao thông là hiểm hoạ triền miên. Tai nạn giao thông là bóng đen tử thần đang rình rập đe doạ cuộc sống - là nỗi kinh hoàng của bao người.
Các bạn có biết không ?
Chỉ tính riêng ở Hà Tĩnh chúng ta, Trong 9 tháng đầu năm 2019 có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra. Sau đây là một số vụ tai nạn điển hình mà tôi thống kê chỉ riêng trong tháng 9/2019 qua các phương tiện thông tin đại chúng: Ngày 9/9 trên cầu Cửa Nhượng, Cẩm Xuyên lúc 20h30, xe máy tông công nông, một người tử vong; Ngày 16/9, trên quốc lộ 1A, đoạn qua thị trấn Cẩm Xuyên, va chạm với đầu xe kéo trong đêm, một người đàn ông tử vong tại chỗ; Chiều 19/9, trên địa bàn các huyện Vũ Quang, Nghi Xuân liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn khiến 2 người tử vong. Trưa 24/9, tại phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh xảy ra vụ va chạm giao thông giữa xe tải và xe máy khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ… Những vụ tai nạn và thiệt hại ấy chúng ta có thể thống kê được một cách dễ dàng, nhưng chẳng ai đo được những vết thương vĩnh hằng mà gia đình, người thân của nạn nhân đang phải gánh chịu.
Có thể thấy rõ, trong nhiều nguyên nhân xảy ra tai nạn thì nguyên nhân do ý thức của người tham gia giao thông là chủ yếu. Theo sô liệu thống kê năm 2019 của Uỷ ban ATGT quốc gia, có đến 42 % số người sử dụng phương tiện xe máy, xe máy điện khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chỉ khi gặp cảnh sát giao thông mới “bẽn lẽn” đội mũ bảo hiểm hoặc giảm tốc độ để không bị phạt. Đó mới là một trong rất nhiều biểu hiện thể hiện ý thức kém của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Nếu với ý thức chấp hành luật giao thông không nghiêm chỉnh như thế thì dù có hàng nghìn biện pháp, con sô thương vong cũng không giảm là bao.
Kính thưa các thầy cô giáo ! Các bạn học sinh thân mến!
Với mục tiêu an toàn giao thông là nâng cao nhận thức cho mọi người nhất là lứa tuổi học sinh. Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường thấy xuất hiện cụm từ "Văn hoá giao thông"- Đây chính là mấu chốt để làm nên trật tự giao thông cần thiết cho xã hội. Đáng tiếc là một số người không nhận thức được điều đó. Những cuộc đua xe giỡn với tử thần, những pha lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm... đa phần ở lứa tuổi thanh thiếu niên vẫn diễn ra. Đó là hành vi thiếu văn hoá, không chỉ là hiểm hoạ cho người trong cuộc mà còn gây nỗi kinh hoàng cho cả cộng đồng. Nhận rõ tầm quan trọng của văn hoá giao thông và thực hiện chủ đề năm ATGT 2019 là: “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”, thời gian qua, trường chúng ta đã có nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm tuyên truyền An toàn giao thông với những hoạt động như: lồng ghép giáo dục An toàn giao thông trong các môn: Giáo dục công dân, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt dưới cờ đầu tuấn...
Kính thưa quý thầy cô giáo! Thưa tất cả các bạn!
Chúng ta biết rằng tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của mỗi con người. Đừng vì một phút bất cẩn khi tham gia giao thông để rồi nhận lại hậu quả khôn lường. Sự an toàn của xã hội phụ thuộc vào hành vi của mỗi cá nhân. Với tư cách là một học sinh, chúng ta cần hiểu biết đầy đủ, đúng các qui định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các qui địn h khi tham gia giao thông : đội mũ bảo hiểm đúng cách , đi đúng làn đường quy định,… để bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Mỗi người cần có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành qui định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông. Và một trong những việc làm chứng tỏ mình là người có văn hóa là hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật ATGT như một thói quen hằng ngày bởi “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà!”
Tác giả bài viết: Trần Khánh Linh - 8C - Trường THCS Hoàng Xuân Hãn
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Từ khóa » Thuyết Trình Về Vấn đề Kẹt Xe
-
Bài Thuyết Trình: Ùn Tắc Giao Thông Và Giải Pháp Kinh Tế - TailieuXANH
-
VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở TP HỒ CHÍ MINH - Tài Liệu Text
-
Bài Thuyết Trình: Ùn Tắc Giao Thông Và Giải Pháp Kinh Tế
-
Bài Thuyết Trình: Ùn Tắc Giao Thông Và Giải Pháp Kinh Tế - TaiLieu.VN
-
Vấn đề ùn Tắc Giao Thông Của đô Thị Việt Nam Hiện Nay (nhóm - Prezi
-
Bàn Về Tình Trạng Ùn Tắc Giao Thông Hiện Nay - Thủ Thuật
-
Khái Quát Về Thực Trạng Kẹt Xe Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Viết đoạn Văn Về Vấn đề Giao Thông Bằng Tiếng Anh (10 Mẫu)
-
Đề Tài Ùn Tắc Giao Thông ở Việt Nam - Luận Văn
-
[Bạn Có Biết] Kẹt Xe Là Gì? - Tinhte
-
Thuyết Trình Về An Toàn Giao Thông Hay Ngắn Gọn - VFO.VN