Bài Thuyết Trình: Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam (1)
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bài thuyết trình: Cơ sở văn hóa Việt Nam (1) ppt 98 417 KB 148 1.2k 4 ( 3 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Cơ sở văn hóa Việt Nam Văn hóa Việt Nam Lịch sử văn hóa Việt Nam Vùng văn hóa Việt Nam Văn hóa đại cương Văn hóa học
Nội dung
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ VÀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VĂN HOÁ VIỆT NAM 1.1. Văn hóa và những đặc trưng, chức năng của nó 1.1.1. Khái niệm văn hóa 1.1.2. Những đặc trưng và chức năng của văn hoá 1.2 Mối quan hệ giữa văn hoá và văn minh 1.3. Văn hoá với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội 1.4 Cấu trúc của hệ thống văn hoá 1.5. Các loại hình văn hoá 1.6. Điều kiện hình thành văn hoá Việt Nam 1.6.1. Tự nhiên 1.6.2. Lịch sử - xã hội 1.6.3. Con người- Chủ thể của văn hoá Việt Nam Chương 2 DIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1. Văn hoá Việt Nam thời tiền sử 2.2. Văn hoá Việt Nam thời sơ sử 2.3. Văn hoá Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên 2.4. Văn hoá Việt Nam thời tự chủ (thế kỷ X đến nửa sau thế kỷ XIX) 2.5. Văn hoá Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 2.6. Văn hoá Việt Nam từ năm 1945 đến nay Chương 3: CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM 3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc 3.2. Vùng văn hóa Đông Bắc 3.3. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ 3.4. Vùng văn hóa Trung Bộ 3.5. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên 3.6. Vùng văn hóa Nam Bộ Chương 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM 4.1. Văn hoá nhận thức 4.1.1 Nhận thức về vũ trụ: Triết lý Âm- Dương; nguyên lý Ngũ hành; Hà đồ và Lạc thư; Tứ tượng và bát quái; lịch pháp và hệ đếm can - chi 4.1.2. Nhận thức về con người: Con người tự nhiên và con người xã hội 4.2. Văn hoá tổ chức đời sống tập thể 4.2.1. Tổ chức gia đình, gia tộc 4.2.2 Tổ chức nông thôn 4.2.3. Tổ chức đô thị 4.2.4. Tổ chức quốc gia 4.2.5. Tổ chức giáo dục và khoa cử 4.3 Sinh hoạt Văn hoá 4.3.1.Tín ngưỡng 4.3.2.Phong tục 4.3.3. Lễ hội 4.3.4. Lễ tết 4.3.5. Luật tục 4.3.6.Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ 4.3.7.Nghệ thuật thanh sắc và hình khối. 4.4. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên 4.4.1 Tận dụng môi trường tự nhiên 4.4.2.Đối phó với môi trường tự nhiên 4.5. Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội 4.5.1.Giao lưu với Ấn Độ: Ấn Độ giáo,Bà la môn giáo, Phật giáo tiểu thừa. 4.5.2. Giao lưu với Trung Hoa: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đại thừa. 4.5.3. Giao lưu với Phương Tây: Thiên Chúa giáo. 4.5.4. Hồi giáo với văn hoá Việt Nam KẾT LUẬN: Văn hoá và phát triển Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam 4.5.2.Giao lưu với Trung Hoa: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đại thừa. 4.5.3.Giao lưu với Phương Tây: Thiên Chúa giáo. 4.5.4.Hồi giáo với văn hoá Việt Nam KẾT LUẬN: Văn hoá và phát triển Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam Học liệu Học liệu bắt buộc: 1. Trần Quốc Vượng (chủ biên) Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1996. 2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB TP HCM, 1996. 3. Lê Văn Chưởng, Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Trẻ, TP HCM, 1999. Tài liệu tham khảo: 1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXB VHTT, Hà Nội, 2002. 2.Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,1990. 3. Lương Duy Thứ (chủ biên), Đại cương văn hoá Phương Đông, NXB Giáo dục, Hà Nội 1996. 4.Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội,1997 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN MINH - 1.Khái niệm chung và định nghĩa về văn hóa. Hiện nay có khoảng 400 định nghĩa về văn hóa. Từ văn hóa có nhiều nghĩa: + Nghĩa thông dụng: VH chỉ học thức (trình độ văn hóa) + Nghĩa chuyên biệt: Chỉ trình độ của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn). + Nghĩa rộng: VH bao gồm tất cả những sản phẩm tinh vi, hiện đại cho đến những tín ngưỡng, phong tục, đời sống… 1.1. Khái niệm văn hóa Ở phương Đông khái niệm văn hoá bắt nguồn từ tiếng Hán, văn là văn vẻ (ý đẹp lời hay) hoá là sự biến đổi giáo hoá… Chính vì vậy phương Đông khái niệm văn hoá biểu hiện thế ứng xử đẹp, vẻ đẹp của con người nặng về văn hoá chuẩn mực, đạo đức xã hội. Văn hoá là nét đẹp, thế ứng xử đẹp. Nhà triết học nhìn nhận văn hoá dưới dạng chinh phục nhận thức thế giới thiên nhiên, con người trong quá trình lịch sử. Nhà dân tộc học nhìn nhận văn hoá dưới dạng những sắc thái văn hoá đặc thù của dân tộc. Nhà văn hoá học nhìn nhận văn hoá dưới góc độ sáng tạo văn hoá của nhân loại. Nhà sử học nhận thấy tiến trình phát triển văn hoá- lịch sử con người => Chính vì vậy cách tiếp cận về khái niệm văn hoá rất đa tuyến và nhiều chiều. Từ "văn hóa” có nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn),... - E.B.Taylor định nghĩa văn hoá : “Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. - Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: "Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise“. - Theo ông Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể …) do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Định nghĩa này được tiếp cận và phan tích theo bốn đặc trưng sau: + tính hệ thống: không nghiên cứu đơn lẻ, chỉ cộng đơn thuần mà theo hệ thống, theo tổng thể. + tính giá trị: VH chứa các giá trị, là thước đo nhân bản của con người và xã hội. + tính lịch sử: VH hình thành qua quá trình lâu dài, tích lũy từ nhiều thế hệ, là chiều dày và bề sâu của văn hóa. + tính nhân sinh: VH là phần giao thoa giữa con người và tự nhiên Ban đầu khái niệm văn hoá là từ gốc La tin (culture) có nguồn gốc là vun trồng. Khái niệm văn hoá của phương Tây nặng về chinh phục, cải tạo tự nhiên. Sau này nó phát triển và lý giải theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận. Văn hoá là biểu hiện của phương thức sống của con người. Sở dĩ có có trên 400 định nghĩa về văn hoá bởi có nhiều ngành khoa học khác nhau tìm hiểu về văn hoá, lấy văn hoá làm đối tượng nghiên cứu. Một số định nghĩa khác về VH: -Văn hóa là tất cả những gì con người sáng tạo ra, là nhân hóa. -Văn hóa là tất cả những gì không phải của tự nhiên. -Văn hóa là cái gì phân biệt được con người ta với các sinh vật khác, là cái phần của môi trường do con người sáng tạo ra. -Văn hóa là đối lập với tự nhiên... Con người mong muốn càng ngày càng trở nên con người hơn . Edouard Herriot ( từng là Ngoại trưởng Pháp) nói: “Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” ( La culture c’ est ce qui rest quand on a tout oublié, c’ est ce qui manque quand on a tout appris). 1.2. Những đặc trưng và chức năng của văn hoá : Trước đây người ta chia VH thành hai lĩnh vực vật chất và tinh thần, UNESCCO phân chia VH thành hai lĩnh vực văn hoá hữu thể - văn hoá vô thể, văn hoá vật thể - phi vật thể… Theo định nghĩa của GS. Trần Ngọc Thêm VH có 4 đặc trưng sau: - Tính hệ thống - Tính giá trị - Tính nhân sinh - Tính lịch sử VH có 4 chức năng sau: - Tổ chức xã hội (tăng độ ổn định của xã hội) - Điều chỉnh xã hội (duy trì trạng thái cân bằng) - Chức năng giao tiếp - Chức năng giáo dục 2. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn minh Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng "văn minh" (civilization, civilisation) như một từ đồng nghĩa với "văn hóa". Thực ra, như Viện sĩ D. Likhachov [1990] có nhận xét, "đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau, song không đồng nhất. Văn hóa giàu tính nhân bản, nó hướng tới những giá trị muôn thuở; trong khi đó thì văn minh hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi". Nói đến văn minh, người ta chủ yếu nghĩ đến các tiện nghi vật chất. Văn minh là giai đoạn phát triển của xã hội đối lập với giai đoạn mông muội, dã man. Theo quy luật tất cả các dân tộc sẽ bước vào thời đại “văn minh” sau khi đã trải qua giai đoạn ”mông muội, dã man”. Đối với nền văn minh nhân loại thì chính trị được xuất hiện như nền tảng đầu tiên. Bởi lẽ khi con người quần tụ lại thành xã hội, thì điều thiết yếu đầu tiên là làm sao con người có thể cùng chung sống với nhau một cách an ninh, và thế là chính trị xuất hiện. Aristote nói: “Chính trị là nghệ thuật quyền lực mạnh nhất”. Văn minh là sự giao thoa, giao tiếp các giá trị của toàn thể nhân loại trong đời sống của mỗi dân tộc. Văn minh chủ yếu liên quan đến kỹ thuật làm chủ thế giới, biến đổi thế giới sao cho đáp ứng đòi hỏi của con người. Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi văn hóa là một khái niệm bao trùm, nó chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh thiên về các giá trị vật chất mà thôi. Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử: trong khi văn hóa luôn luôn có bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, nó chỉ cho biết trình độ phát triển của văn hóa; từ "văn minh" có thể được định nghĩa khác nhau trong các từ điển khác nhau, song chúng thường có chung một nét nghĩa là nói đến "trình độ phát triển". Văn minh luôn là đặc trưng của một thời đại: nếu như vào thế kỷ XIX, chiếc đầu máy hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh thì sang thế kỷ XX, nó trở thành biểu tượng của sự lạc hậu, nhường chỗ cho tên lửa vũ trụ và máy vi tính. Một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể có một nền văn hóa nghèo nàn, v̀à ngược lại, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền văn hóa phong phú. Sự khác biệt về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Các nền văn hóa cổ đại hình thành từ trên hai nghìn năm trước công nguyên như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa... đều là sản phẩm của phương Đông. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là văn hóa Hy Lạp thì cũng sau các nền văn hóa phương Đông cổ đại tới hàng nghìn năm (thế kỷ XI-III trước công nguyên) và được hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa phương Đông gần nó nhất là Ai Cập và Lưỡng Hà – từ hệ thống thần thoại, lịch pháp cho đến chữ viết – chỗ nào cũng thấy dấu ấn của ảnh hưởng phương Đông. Về vị trí và đặc điểm kinh tế thì các nền văn hóa phương Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi sản xuất nông nghiệp. Trong các ngôn ngữ phương Tây, từ "văn hóa" bắt nguồn từ chữ cultus tiếng La-tin có nghĩa là "trồng trọt". Từ trồng trọt phát triển ra nghĩa chăm sóc (cây cối), từ "chăm sóc (cây cối)" dẫn đến chăm sóc (con người) = giáo dục. Trong khi đó thì từ "văn minh" trong các ngôn ngữ phương Tây đều bắt nguồn từ chữ civitas tiếng La-tin có nghĩa là "thành phố". Nghĩa gốc này kéo theo mình hàng loạt từ và nghĩa phái sinh trong các ngôn ngữ châu Âu: "thị dân", "công dân" (civilis)..., từ đó đến civilisation, civilization là "làm cho trở thành đô thị”, đầy đủ tiện nghi như đô thị (= văn minh). Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử dẫn đến sự khác biệt về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc,; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan. Như vậy, VĂN MINH (văn = vẻ đẹp, minh = sáng) là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất. Ở Việt Nam còn có các khái niệm "văn hiến" và "văn vật". Từ điển thường định nghĩa văn hiến là "truyền thống văn hóa lâu đời", còn văn vật là "truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử", "công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử". So sánh các định nghĩa này, ta thấy "văn hiến" và "văn vật" thực ra chỉ là những khái niệm bộ phận của "văn hóa", chúng chỉ khác văn hóa ở độ bao quát các giá trị: Văn hiến là văn hóa thiên về "truyền thống lâu đời", mà truyền thống lâu đời còn lưu giữ được không bị chiến tranh và thời gian hủy hoại chính là các giá trị tinh thần, còn văn vật là văn hóa thiên về các giá trị vật chất (nhân tài, di tích, công trình, hiện vật). Chính vì vậy mà ông cha ta thường nói đất nước ta có hàng ngàn năm văn hiến (chứ không nói ...văn vật, vì trải qua hàng ngàn năm, phần lớn các giá trị vật chất đã bị tàn phá, nhưng lại nói Hà Nội - Thăng Long ngàn năm văn vật (vì trong 1000 năm trở lại đây, từ khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long, các giá trị vật chất còn lưu giữ được nhiều). Phương Tây không có hai khái niệm "văn hiến" và "văn vật", cho nên hai khái niệm này không thể dịch ra các ngôn ngữ phương Tây được. Văn vật và văn minh tuy cùng thiên về giá trị vật chất, nhưng lại khác xa nhau. 3. Cấu trúc của hệ thống văn hóa: 3.1. Lịch sử vấn đề Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa có cấu trúc hai phần rất đơn giản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Cấu trúc này không sai, nhưng nó là cấu trúc cơ sở, rất đơn giản, không thể cho thấy hết được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa. + L. White phân chia văn hóa thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã hội và tư tưởng. + Đào Duy Anh dựa theo F. Sartiaux mà chia văn hóa thành ba phần: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trí thức. + Nhóm Văn Tân thì phân biệt văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần; nhưng văn hóa xã hội (phong tục, tập quán...) đâu có nằm ngoài văn hóa tinh thần? M.S. Kagan cũng chia văn hóa ra ba thành tố, trong đó, bên cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là văn hóa nghệ thuật; nhưng có nghệ thuật nào lại không phục vụ các nhu cầu tinh thần? • 3.2.Cách tiếp cận hệ thống • Trên cơ sở này, chúng tôi thấy hợp lý hơn cả là xem văn hóa như một hệ thống gồm bốn thành tố (bốn tiểu hệ) cơ bản: • - Tiểu hệ về vấn đề nhận thức (văn hóa nhận thức cộng đồng). Đây là tiểu hệ cơ bản nhất, vì nó là kho tàng kiến thức và kinh nghiệm hoạt động lao động sản xuất của cộng đồng người trong quá trình phát triển của mình. • Tiểu hệ về tổ chức (văn hóa tổ chức cộng đồng). Nó bao gồm hai vi hệ là văn hóa tổ chức đời sống tập thể (những vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội trong một quy mô rộng lớn như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (những vấn đề liên quan đến đời sống mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, đạo đức, văn hóa giao tiếp, nghệ thuật...). • Tiểu hệ VH ứng xử với môi trường tự nhiên • Tiểu hệ VH ứng xử với môi trường xã hội • Cộng đồng người (chủ thể văn hóa) hiển nhiên là tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường - môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, v.v.) và môi trường xã hội (hiểu ở đây là các xã hội, dân tộc, quốc gia láng giềng). Cho nên, hệ thống văn hóa còn bao gồm hai tiểu hệ nữa liên quan đến cách thức xử sự của cộng đồng dân tộc với hai loại môi trường ấy. Hai tiểu hệ đó là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng (tạo nên hai vi hệ): tận dụng môi trường (tác động tích cực) và đối phó với môi trường (tác động tiêu cực). Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống và giữ gìn sức khỏe, để tạo ra các vật dụng hàng ngày...; đồng thời phải đối phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa, kiến trúc). Với môi trường xã hội, bằng các quá trình giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng các thành tựu của các dân tộc, quốc gia lân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời lại phải lo đối phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại giao … • 3.3. Tính hệ thống và biện chứng của cách tiếp cận hệ thống - Trong hệ thống văn hóa, ranh giới giữa các tiểu hệ, giữa các bộ phận của tiểu hệ chỉ mang tính tương đối, thể hiện tính biện chứng của cách tiếp cận hệ thống. - Xem xét dưới góc độ đồng đại và lịch đại -> VH dân gian với VH cung đình; VH đồng bằng, miền núi, hải đảo… - Mô hình cấu trúc VH cho ta thấy cái chung, cái đồng nhất trong tính hệ thống của các nền VH. Ví dụ: các nước châu Á có đặc trưng cơ bản như tính tập thể, tính cộng đồng, tính tự trị, chủ nghĩa bình quân. 4. Các loại hình văn hoá: Nếu mô hình cấu trúc hệ thống văn hóa cho ta thấy cái chung, cái đồng nhất trong tính hệ thống của các nền văn hóa, thì loại hình văn hóa giúp ta hiểu cái riêng, cái khác biệt trong tính hệ thống ấy. So sánh các nền văn hóa trên thế giới, người ta thấy chúng vô cùng đa dạng và phong phú. Chính vì vậy mà khi nói đến chúng, người ta thường liệt kê; chẳng hạn, Arnold Toynbee kể ra 38 nền văn minh thế giới, trong đó văn minh Việt Nam xếp cạnh văn minh Triều Tiên, Nhật Bản. Song, cũng đã từ lâu, người ta nhận thấy giữa các nền văn hóa có không ít nét tương đồng. 4.1. Phân chia loại hình văn hóa: - Văn hóa đa dạng về loại hình, nhưng có hai loại hình văn hóa cơ bản: - Văn hóa gốc nông nghiệp và Văn hóa gốc du mục - Cư dân VH nông nghiệp: trọng tĩnh, trọng văn -> cuộc sống ổn định, ít xáo trộn. - Cư dân VH du mục: trọng động, trọng võ, luôn di chuyển, chú ý đến tiện lợi nhanh chóng. - Chú ý: hai loại hình này chỉ mang tính tương đối. 4.2. Loại hình văn hóa và các đặc trưng khu biệt chủ yếu. Hai loại hình VH trong quá trình tồn tại và phát triển đã tạo ra những đặc trưng khu biệt chủ yếu. * Đặc trưng khu biệt gốc: Sự khác biệt gốc về nơi sinh sống, nghề sinh sống, cách sống -> sự khác biệt về cách nhìn nhận vũ trụ, con người,về lối tư duy, về lối sống thông qua các mối quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đây là đặc trưng mang tính định hướng, lâu dài của 2 loại hình VH. * Một số đặc trưng cơ bản khác: • Đặc trưng về tổ chức cộng đồng. Cư dân nông nghiệp trọng tình -> trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. • Cư dân du mục theo lối tư duy phân tích -> tính tổ chức kỷ luật cao, coi trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, ít hiếu hòa, xử lý theo thế mạnh quyền lực. VH TRỌNG TĨNH (gốc nông nghiệp) Đặc trưng gốc Địa hình Đồng bằng (ẩm, thấp) Trồng trọt Cách sống: Định cư Ứng xử với môi trường tự nhiên Tôn trọng, sống hòa hợp với thiên nhiên Lối nhận thức: Tư duy Thiên về tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ); VH TRỌNG ĐỘNG (gốc du mục) Đồng cỏ (khô, cao) Nghề chính Chăn nuôi, Du cư Coi thường, tham vọng chế ngự thiên nhiên Thiên về phân tích và siêu hình lý tính và̀ thực nghiệm Tổ chức cộng đồng: Trọng tình, trọng đức Nguyên tắc, trọng sức mạnh, trọng tài, trọng CĐ Linh hoạt và dân chủ Ứng xử với môi trường, xã hội Nguyên tắc và quân chủ cá nhân , độc tôn Dung hợp trong tiếp nhận; mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó Chương 2: NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM 1: Đất nước – điều kiện tự nhiên Đất nước ta không rộng nhưng nằm ở vị trí địa lý hết sức quan trọng và đặc thù. 1.1. Xét về mặt địa hình và khí hậu + Thứ nhất, đây là xứ nóng + Thứ hai, đây là vùng sông nước + Thứ ba, đây là nơi giáp điểm ngã tư đường của các nền văn hóa văn minh. 1.2. Xét về mặt sinh thái và môi trường Việt Nam được đặc trưng bởi một hệ sinh thái, phong phú và phồn tạp. Việt Nam đứng thứ 16 trong số 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh vật cao nhất Việt Nam. - Hệ thực vật phát triển hơn động vật. Cho nên thuở sơ khai việc hái lượn nhiều hơn săn bắt. Trồng trọt đa canh, quảng canh vượt trội so với trồng trọt theo lối độc canh, thâm canh -> Đời sống tâm linh, có tục thờ cây, ẩm thực dùng gạo, rau quả nhiều hơn thịt, sữa… - Đặc điểm cuối cùng là hệ sinh thái tạo ra các vùng sinh thái phù hợp với điều kiện, đặc điểm địa hình – khí hậu. Các nhà nghiên cứu chia thành 10 vùng. 1.3. Xét về mặt vị trí trong khu vực Việt Nam có đường biên giới khá dài với Trung Hoa, Lào, Campuchia, bờ biển dài hơn 3000 Km -> vị trí đặc biệt trong khu vực. - Là giao điểm của các luồng văn hóa. Chính vị trí này là nơi hình thành loại hình nhân chủng Anh-đô-nê-diêng (cổ Mã Lai) và Nam Á, trở thành trung tâm chú ý cho các cường quốc. - Xét gần, Việt Nam là cái rốn của vùng bán đảo Đông Dương mà phương Tây gọi là bán đảo Trung Ấn, gạch nối hai quốc gia khổng lồ. - Từ thời kỳ biển suy thoái, cách nay trên một vạn năm. VN thành cái cầu di cư các nguồn sinh vật cổ xưa từ phía Nam lên, phía Bắc xuống. • 1.4. Xét về mặt sử dụng và cải tạo địa hình – khí hậu • VN có 2 vùng đồng bằng lớn. Hệ thống sông ngòi chằng chịt -> quen làm thủy lợi, đánh cá; những quan niệm về đất và nước, phong tục chôn cất người chết… dần được hình thành và phát triển. • Như vậy, núi rừng, sông ngòi, đồng bằng là ba yếu tố chi phối toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của người Việt tạo nền tảng cho nền văn minh lúa nước, nền văn hóa trên cơ sở lý thuyết âm dương ngũ hành. • 2. Con người • Tọa độ văn hóa Việt Nam có tọa độ 3 trục: thời gian, không gian và chủ thể văn hóa. • Các nhà khoa học VN và thế giới đưa ra các giả thiết khác nhau: - Dân tộc VN có nguồn gốc bản địa - Dân tộc VN gắn bó, liên quan với cư dân quần đảo Thái Bình Dương - Dân tộc VN từ Hoa Nam xuống - Dân tộc VN vốn là người Anh-đô-nê-diêng vùng Tây Tạng xuống. - Nhân loại chia thành 2 quần cư lớn khối Úc –Á và Phi – Âu. • Thời kỳ biển suy thoái. Đại chủng Úc từng tiếp xúc với đại chủng Á (Mông-gô-lô-it) từ đông nam Tây Tạng. Đây là TK đồ đá giữa cách nay 1 vạn năm đến TK đồ đá mới cách nay trên 5 ngàn năm. Trên cơ sở hình thành chủng người Anh-đô-nê-diêng (cổ Mã lai) với cương vực từ sông Dương Tử đến giáp Ấn Độ và các đảo phía Nam. • Thời kỳ đồ đá mới đến đầu đồ đồng (cách nay 4.000 năm), ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Việt Nam) và phía Nam Trung Quốc đã hình thành nhân chủng mới trên cơ sở sự chuyển biến từ người Anh-đô-nê-diêng bản địa dưới tác động của các đợt di dân từ phía Bắc xuống để tạo ra nhóm loại hình Nam Á. Người Nam Á là tổ tiên của người Lạc Việt – Tây Âu (Tày Nùng) và các dân tộc khác. Cư dân Nam Á tạo nên một nền văn minh rực rỡ, người Lạc Việt dựng nên nhà nước Âu Lạc – mở đầu thời đại các vua Hùng (gốc Giao Chỉ - dân tộc Mường). • Tóm lại: Tổ tiên trực tiếp của người Việt là loại hình nam Á. Tuyệt đại bộ phận các dân tộc ở Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á đều có nguồn gốc từ loại hình Anh-đô-nê-diêng. • 3. Lịch sử dựng nước và giữ nước • Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời. Trong tiến trình lịch sử của mình đã tạo dựng nên những kỷ nguyên văn minh rực rỡ như Văn Lang – Âu Lạc, Đại Việt, Văn minh thời đại Hồ Chí Minh. • Lịch sử chống ngoại xâm qua các thời kỳ. • Đặc trưng nổi bật của lịch sử xã hội dân tộc Việt Nam, làm nên tính cách của con người Việt Nam là lòng nhân ái vị tha, bao dung, độ lượng. CM: Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh… 3.1 Thời Sơ sử: Cách đây khoảng 4.000 năm từ lưu vực sông Hồng đến sông Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí. Trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại 3 trung tâm văn hoá: Đông Sơn (Miền Bắc), Sa Huỳnh (Miền Trung) và Đồng Nai (ở Miền Nam). + Văn hoá Đông Sơn được hình thành trực tiếp từ ba nền văn hoá ở lưu vực sông Hồng, Sông Cả, sông Mã. Các nền văn hoá Phùng nguyên - Đồng Đậu- Gò Mun thuộc giai đoạn đồng thau (từ khoảng 2.000-7000 năm trước CN). Trong thời kỳ này con người vẫn sử dụng đá, gỗ tre, nứa, xương sừng để chế tạo công cụ và vũ khí, đồ gốm đạt độ nung cao hơn, dày và cứng hơn, đa số có màu xanh mốc. Bên cạnh đó cũng xuất hiện vật liệu mới đồ đồng đã tác động to lớn đối với kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng người. Cư dân tiền Đông Sơn là cư dân trồng lúa nước, nông nghiệp dùng cày đồng với nhiều chủng loại phù hợp với từng loại đất…họ đã biết chăn nuôi gia súc trâu, bò, lợn gà… làng mạc thời kỳ này có diện tích rộng và tầng văn hoá dày. Bên cạnh nơi cư trú còn có di chỉ mộ táng… Họ có đời sống tinh thần phong phú điều đó biểu hiện trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật trong trang trí đối xứng, các môtif hoa văn… điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xác nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật chế tạo đá, đúc đồng.Trên trống đồng khắc hoa văn hình bò… Việc thuần dưỡng voi đựơc phổ biến để làm phương tiện chuyên chở. Kỹ thuật đúc đồng thau đạt đến đỉnh cao với trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Số lượng và loại hình vũ khí tăng vọt. Đặc biệt họ đã đúc những hiện vật bằng đồng với kích thước lớn đó là thạp đồng, trống đồng.. Kỹ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển, đặc biệt giai đoạn cuối của văn hoá Đông Sơn người Đông Sơn còn biết dệt vải, làm thuỷ tinh, làm mộc, đan lát, làm gốm, chế tác đá… Làng xóm thường phân bố ở những nơi cao, thậm chí sườn núi hay quả đồi gần các con sông lớn và chi lưu của chúng, xung quanh làng có các vòng đai phòng thủ Người Đông Sơn đã có những phong tục, y phục khá phong phú và đa dạng, đầu tóc có 04 loại. Người Đông Sơn rất thích đồ trang sức. Di chuyển bằng thuyền. Thời kỳ này gắn liền với nó là các huyền thoại, thần thoại.. Những nghi lễ và tín ngưỡng giai đoạn này là nghề trồng lúa nước, tục thờ mặt trời, mưa, nghi lễ phồn thực, nghi lễ nông nghiệp khác như hát đối đáp, gái trai, tục đua thuyền, thả diều… + Văn hoá Sa Huỳnh : Trong khi ở Bắc Bộ tồn tại nền văn hoá Đông Sơn thì trên dải đất miền Trung tồn tại nền văn hoá mà các nhà khảo cổ gọi là văn hoá Sa Huỳnh. Không gian văn hoá Sa Huỳnh phân bố từ Bình Trị Thiên cho đến lưu vực sông Đồng Nai, từ biển lên miền núi theo trục Đông Tây Những người truyền giáo và nhà buôn Ấn Độ đầu tiên đặt chân ở nước ta từ đầu công nguyên. Dấu vết cổ còn tìm thấy ở Óc Eo (An Giang, ở ven biển miền Trung, ở Luy Lâu (Bắc Ninh). Năm 190 SCN, các bộ tộc phía nam khởi nghĩa thoát ra khỏi ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, lập quốc gia phía Bắc gọi là Lâm ấp, phía nam là tiểu quốc Panduragan. Đến thế kỷ thứ IV, hai tiểu quốc này sát nhập lại với nhau và thành lập nước Chăm Pa (tên một loài hoa đẹp của người quận Nhật Nam cũ). Họ tiếp nhận người Ấn Độ đến truyền giáo, theo đó tiếp thu nhiều giá trị văn hóa khác. Văn hóa Ấn Độ thấm sâu vào văn hóa Chăm từ thế kỉ 7 đến hết thế kỉ 15 khi Champa chấm dứt sự tồn tại độc lập với tư cách là một quốc gia và sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Bà la môn giáo (Bramanism) thờ đấng tối cao tên là Brahma (có nghĩa là đại hồn) được miêu tả trong bộ kinh Veda (chuyển thể thành Vệ Đà của kinh Phật). Brahma gồm có 3 ngôi: Brahma (sáng tạo), Visnu (bảo vệ) và Siva (hủy diệt). Khi đạo Phật phát sinh ở Ấn Độ, Bà la môn giáo tự cải cách thành Ấn Độ giáo (Hinduism). Thực ra văn hóa Chăm còn chịu ảnh hưởng của khu vực kế cận và văn hóa gốc miền Trung (văn hóa Sa Huỳnh). Địa hình, khí hậu, lối sống khắc nghiệt ở miền Trung tạo ra tính cách Chăm dương tính (cứng rắn, thượng võ, hiếu chiến). Thành tựu văn hóa Chăm còn lại ngày nay gồm 1 số lãnh vực: kiến trúc, điêu khắc và tôn giáo, trong đó tôn giáo là linh hồn của nền văn hóa ấy. (Ngày nay những tháp Chàm còn đó sừng sững trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách bốn phương). Quần thể tháp Chăm Tháp Chàm (Chăm) nổi tiếng về kĩ thuật xây dựng độc đáo giũa đất núi và đá. Nội dung của tháp là: trong lòng làm lăng mộ vua, trên nóc thờ thần linh tối cao Bà la môn. Vị thần linh được thờ nhiều nhất là thần Siva, do nhu cầu đồng hóa với sinh thực khí nam (dương tính trong tín ngưỡng phồn thực). Cùng với Bà la môn, đi vào văn hóa Chăm còn có đạo Hồi (thế kỷ XVI) (Islam). Hồi giáo có quy tắc khắt khe nhưng đã được người Chăm cải biên nhiều. Hồi giáo gốc coi trọng nam giới, thì Hồi giáo Chăm Việt Nam vẫn coi trọng phụ nữ. . Ngoài ra khi nói đến văn hoá Chăm còn phải kể đến âm nhạc Chăm tuy còn sâu đậm ấn tượng Ấn Độ (buồn bã, sâu thẳm) nhưng cũng pha trộn giai điệu trữ tình phóng khoáng phương Nam. Hiện tại, do những biến thiên của lịch sử, người Chăm ở Việt Nam có khoảng 137.133 người cư trú chủ yếu ở Bình Thuận, Ninh Thuận (90.175 người), rải rác Tây Ninh và An Giang, Bình Định và Phú Yên - Văn hoá Óc Eo Ngay từ đầu TK 20 những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo- Ba Thê thuộc xã Vọng Thê- huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang. Do sự phong phú của loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác nên ngay từ lúc bấy giờ, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng người Pháp như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu văn hóa này chỉ thực sự bắt đầu bằng cuộc khai quật của L.Malleret tại di tích Óc Eo vào năm 1944 và những năm sau đó Xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Đặc biệt nông nghiệp và thương nghiệp lúc này đã khá phát triển với một loạt chứng cứ như những công trình thuỷ lợi cổ, kênh rạch vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, sản phẩm thủ công thể hiện sự chuyên hoá, những đồng tiền bằng vàng, bạc, thiếc còn nguyên hay cắt làm tư làm tám, các loại trang sức, con dấu bằng đá quý, thuỷ tinh, nhiều sản phẩm có nguồn gốc ngoại nhập. Nền văn hoá này còn để lại nhiều kiến trúc khác nhau như vết tích nhà sàn, những kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá lẫn lộn thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật xây dựng. Nghệ thuật tạc tượng điêu luyện gồm hai nhóm tượng Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ngoài ra còn tìm thấy chữ viết trên các con dấu, mặt nhẫn, bia đá… đó là dạng chữ Phạn (Brami ) thế kỷ V thời kỳ Gúpta của Ấn Độ cổ đại nền văn hóa này là sản phẩm của một nhà nước cổ đại tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI ở Đông Nam Á, từng được sử Trung Quốc ghi chép nhiều lần, đó là Vương quốc Phù Nam. Tính chất cảng thị thể hiện qua vị trí địa lý của thành thị Óc Eo và các di vật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Hoa làm cho văn hóa Óc Eo mang đậm yếu tố “ngoại sinh”, được những nhà nghiên cứu trước đây coi là nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển văn hóa này. Cư dân văn hóa Óc Eo cư trú trên những tiểu vùng sinh thái khác nhau nên có những đặc điểm khác nhau về lối sống, thể hiện trên các di tích và di vật khảo cổ học. Đó là các tiểu vùng: tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, ven biển Tây Nam (vùng Bạc Liêu- Cà Mau), hạ lưu sông Tiền, Đông Nam bộ và khu vực rừng ngập mặn ven biển Đông Nam bộ. Địa bàn sinh tụ của cư dân văn hóa Óc Eo rất rộng lớn nhưng họ đã thích ứng được với mọi hoàn cảnh, tạo lập cuộc sống ổn định và phát triển nền văn hoá đặc sắc của mình. Di tích kiến trúc trong văn hóa Óc Eo gồm di tích cư trú, kiến trúc đền tháp và mộ táng. Vật liệu xây dựng gồm gỗ, gạch, đá: dấu tích các cọc nhà sàn và một số cấu kiện trang trí hoa văn, phế tích hay nền móng đền tháp thờ hoặc đền tháp-mộ táng. Gỗ và đá là nguyên vật liệu cư dân bản điạ quen dùng từ thời tiền sử còn gạch là vật liệu mới do tiếp thu kỹ thuật cuả Ấn Độ từ đầu Công nguyên. Vật liệu đá có kích thước rất lớn, tham gia vào các công trình là bộ phận cuả kiến trúc chứ không chỉ là các chi tiết trang trí, được lắp ghép-kết nối bằng kỹ thuật chốt mộng. Hầu hết phế tích cho biết đây là đền tháp theo kiểu Ấn Độ có bình đồ hình vuông, nền móng dày đến hơn 1m xây bằng gạch, đất sét và đá sỏi để có thể chịu lực cuả công trình đồ sộ bên trên. Đặc biệt, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được loại hình mộ táng mà trước đây các học giả Pháp chưa biết đến. Đó là các huyệt mộ hình vuông, hình chữ nhật hay hình phễu, bên trên ốp gạch hay lát đá tạo thành bề mặt khá bằng phẳng. Trong các huyệt mộ có cát trắng lẫn nhiều hiện vật quý giá như các mảnh vàng chạm khắc những biểu tượng cuả Bàlamôn hay Phật giáo, đồ trang sức, một số đồ tuỳ táng khác. Hiện vật nguyên vẹn làm bằng các chất liệu như vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, thuỷ tinh, đá, gỗ, gốm và hàng trăm ngàn mảnh hiện vật đang được bảo quản và trưng bày tại bảo tàng các tỉnh Nam Bộ là nguồn tài liệu chủ yếu giúp các nhà khoa học nghiên cứu về nhiều mặt đời sống cư dân văn hóa Óc Eo. Nổi bật là các loại đồ trang sức, tượng thờ và đồ gốm gia dụng. Đây cũng là sản phẩm cuả các nghề thủ công phát triển cao, đa dạng và tinh xảo. Nhiều di chỉ - xưởng chế tạo đồ gốm, đồ trang sức được tìm thấy ở khu di tích lớn như Óc Eo-Ba Thê, Nền Chuà, Cạnh Đền, Gò Tháp, Gò Hàng… Hiện vật bằng vàng có nhiều kiểu dáng như nhẫn, bông tai, hạt chuỗi, các lá vàng chạm khắc chế tác bằng nhiều kỹ thuật khác nhau mà đặc sắc nhất là kỹ thuật khắc miết tạo ra hình và chữ trên lá vàng. Đồ trang sức bằng đá ngọc, mã não, thạch anh, thuỷ tinh với nhiều màu sắc, nhiều kích cỡ, nhiều hình dáng. Tượng thờ Bàlamôn và Phật giáo bằng đá và bằng gỗ, một số ít bằng đồng, được tìm thấy trong nhiều di tích và rải rác trên khắp vùng Nam Bộ cả miền Tây và miền Đông. Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất cuả nghệ thuật điêu khắc Hindu giáo và Phật giáo ở đây là từ TK 5 đến TK7. Sự đa dạng về loại hình và hình thức thể hiện đã phản ánh sự phức tạp và đan xen cuả các nguồn gốc ảnh hưởng trong đó chủ yếu là nghệ thuật Ấn Độ, đồng thời vẫn thể hiện rõ xu hướng hiện thực - bản địa hóa các hình tượng tôn giáo Ấn Độ. Về loại hình không phải chỉ có tượng và biểu tượng thần phật mà còn có nhiều hình tượng linh thú, thần thoại trong điện thờ Ấn Độ giáo và Phật giáo. Đồ gốm có mặt trong hầu hết các di tích khảo cổ và là loại hình hiện vật thể hiện truyền thống bản địa nhất. Sản phẩm gồm các loại bình, hũ, nồi, nắp, bát, cốc, chai… Đặc biệt là loại bếp lò làm bằng gốm (“cà ràng” theo cách gọi của người Khmer hiện nay ở đồng bằng sông Cưủ Long). Đây là vật dụng quen thuộc và rất cần thiết cuả cư dân sống ở vùng ven biển và sông rạch, trên nhà sàn hay trên ghe xuồng. Bếp lò gốm đã xuất hiện trong các di tích cư trú và cả trong mộ táng (với chức năng là đồ tuỳ táng) từ thời tiền sử trước đó ở lưu vực sông Vàm Cỏ- Đồng Nai và đến văn hóa Óc Eo đã trở thành di vật đặc trưng cuả văn hóa này. Hiện nay bếp lò gốm phổ biến ở nhiều nơi trong vùng Đông Nam Á. Ngoài đồ gốm gia dụng, vật liệu xây dựng bằng đất nung như gạch ngói, phù điêu trang trí cũng là di vật chủ yếu trong các di tích kiến trúc đền tháp cuả văn hóa Óc Eo. 3.2 Văn hoá Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên Kể từ Triệu Đà (179.tr.CN) dùng mưu mô thâm độc (cho Trọng Thuỷ sang ở rể mà truyền thuyết Trọng Thuỷ Mỵ Châu còn ghi lại) đánh bại vua An Dương Vương của nước Âu Lạc đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập dân tộc (938). Ý thức đối kháng kiên trì, bất khuất trước nguy cơ xâm lăng của phong kiến phương Bắc. Những cuộc kháng chiến liên tiếp qua các thế kỉ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí,Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Cha con họ Khúc, Dương Đình Nghệ và đỉnh cao là cuộc đại thắng của Ngô Quyền năm 938. Giai đoạn này không có những thành tựu văn hóa đáng kể. Nếu có, chúng ta cần nói đến hai nguồn văn hóa Ấn Độ truyền vào nước ta theo con đường hòa bình, đó là văn hóa Phật giáo thâm nhập vào miền Bắc, Bà la môn đi vào miền Trung bộ tạo dựng nên vương quốc Chămpa. Các thế lực phong kiến phương Bắc ra sức phá huỷ, tiêu diệt thành tựu văn hóa dân tộc ta như: thu gom sách vở, bắt thay thế trang phục Hán.v.v… nhưng không đạt được mục đích. Có thể hệ thống văn tự Việt đã bị xóa bỏ trong suốt ngàn năm đô hộ này. 3.3 Văn hoá Việt Nam thời tự chủ (thế kỷ X đến nửa sau thế kỷ XIX) Sau chiến thắng của Ngô Quyền, nước ta lại xây dựng nền độc lập. Trải qua các triều đại ngắn Đinh Bộ Lĩnh (968-980), Lê Hoàn, phải đến thời nhà Lý (1009-1225 quốc hiệu Đại Việt được đặt vào năm 1054 thời vua Lê Thánh Tông) nền văn hóa Đại Việt mới phát triển mạnh với tinh thần phục hưng mãnh liệt. Tiếp theo là nhà Trần, nền văn hóa Đại Việt đạt được bước phát triển rực rỡ, gọi chung là thời đại văn hóa Lý - Trần. Đạt tới đỉnh cao rực rỡ là thời nhà Lê, nước ta đã có một nền văn hóa phong kiến ngang tầm khu vực, đủ sức tự cường và giữ vững độc lập dân tộc. Dân tộc ta phát triển về phương Nam vừa nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ, vừa phát triển đất nước. Sáp nhập vương quốc Chămpa ở miền Trung vào lãnh thổ để mở đầu cho cuộc Nam tiến. Dân tộc ta khẩn trương tiếp thu văn hóa phong kiến Trung Hoa, chủ yếu là hệ thống giáo dục Nho Giáo, Phật giáo Trung hoa, kể cả Đạo giáo, theo xu hướng ”Tam giáo đồng quy”. Với phương châm”Việt Nam hóa” những thứ văn hóa ngoại lai, nghĩa là tiếp nhận văn hóa và vận dụng cho phù hợp hoàn cảnh và bản lĩnh, tính cách dân tộc Việt, nhân dân ta đã tạo nên một nền Nho giáo Việt Nam, Phật giáo Việt Nam... Nhân dân ta tiếp nhận chữ Hán, nhưng tạo ra chữ Nôm (TK VII- VIII) để ghi âm tiếng Việt – tiêu biểu có Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều (3254 câu thơ lục bát) của Nguyễn Du… Những lớp trí thức Hán học đã đóng vai trò nòng cốt trong bộ máy quan lại phong kiến Việt Nam các triều đại Lý, Trần, Lê và Nguyễn. Thủ đô bền vững từ đây đặt tại Thăng Long (1010), với Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên, cùng với Văn Miếu (1076), khẳng định một giai đoạn phát triển cao của văn hoá dân tộc Đại Nam là quốc hiệu do Vua Minh Mạng đặt (1838) sau tên Việt Nam do Gia Long đặt (1804). Giai đoạn này tính từ thời các Vua Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp chiếm được nước ta làm thuộc địa. Sau thời kì hỗn loạn Lê - Mạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đến nhà Nguyễn, Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiến kịp phương Tây. Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam do các giáo sĩ phương Tây đến các vùng duyên hải nước ta truyền đạo. Nhà Nguyễn ban đầu cho họ vào vì mục đích chính trị nhất là thời Nguyễn Ánh cần quân lực để chiếm lại đất cũ (Đàng trong) từ tay Tây Sơn, về sau lại ngăn cản do ngại sự can thiệp và đe dọa của phương Tây Thời vua Minh Mạng (1820-1840) có nhiều chỉ dụ cấm đạo ngặt nghèo và thảm khốc nhất, nhiều cha cố và giáo dân bị giết trong giai đoạn này. Ảnh hưởng của Nho giáo: nội dung cốt lõi của Nho giáo là xây dựng mô hình người quân tử, là học thuyết đào tạo người quân tử. Nho giáo vào Việt Nam và được tiếp nhận chủ yếu là các tư tưởng Tống nho, hòa hợp với cốt cách Việt để tạo nên một bản sắc nho giáo Việt Nam, thể hiện chủ yếu qua các mặt sau: Về giáo dục nhằm đạt tứ giáo: đạt văn (kiến thức về thi, thư, lễ, nhạc), về hành động, trung và tín (hai phẩm chất của con người); Về đức: lấy nhân làm gốc, làm căn bản; Về tu thân: tránh các thói hư, đặc biệt là tự cao và tự ti, học phải đi đôi với hành, tránh rập khuôn theo sách vở (tề gia, trị quốc, bình thiên hạ); Về chính trị: lấy chính danh làm nền tảng, chu toàn bổn phận của mình; Về luân lý: lấy tam cương, ngũ thường làm riềng mối (quân thần, phụ tử, phu thê; Vua tôi, thầy trò, cha con, anh em, bằng hữu); Về triết lý: nho giáo chú trọng thực tiễn, vì vậy lí thuyết triết học do đó không phát triển. Nho giáo tuy là sản phẩm của phương Bắc nhưng phù hợp với phương Nam vì trọng văn, trọng tình. Nho giáo có những hạn chế như nặng tình nhẹ pháp, trọng đức khinh tài, trọng vương, khinh bá, trọng văn hóa tinh thần hơn vật chất. Những nhược điểm này có ảnh hưởng nhất định đến quan niệm và tư duy hành động của người Việt. 3.4. Văn hoá Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 Vào thế kỷ XVI, các Giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam, cùng các nhà buôn . Từ năm 1615, các Giáo sĩ dòng Tên bắt đầu thiết lập những cộng đồng giáo dân rồi đặt hai trung tâm ở Hội An và Thăng Long. Cũng còn nhiều dòng khác, như dòng Đa Minh (Dominicain), dòng thánh Francos (Franciscain)... và người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp... Năm 1658, Giáo hoàng cho phép lập Hội truyền giáo nước ngoài ở Paris cho các giáo sĩ đại diện Roma hoạt động ở Trung Quốc và Đông Dương... Ở Đàng trong (Hội An), thương nhân Bồ Đào Nha giúp chúa Nguyễn mở lò đúc súng ở Huế. Ở Đàng ngoài, hãng buôn Hà Lan ở Phố Hiến giúp chúa Trịnh tàu và súng đạn. Mới đầu, các chúa Trịnh và Nguyễn đều để cho truyền đạo Thiên Chúa. Nhưng vài chục năm sau, đạo bị cấm, tùy thời kỳ cấm ngặt hay lỏng. Vào cuối thế kỷ XVIII, Giáo sĩ Pháp Pigneau de Behaine giúp chúa Nguyễn Ánh nên khi lên ngôi Gia Long cho truyền đạo. Mấy vua sau lại cấm đạo và đàn áp giáo dân, giết linh mục. Đồng thời buôn bán và phương Tây bị ngưng trệ, khiến đế quốc Pháp lấy cớ tấn công Việt Nam từ 1858 và chiếm hoàn toàn đất nước vào năm 1885. Thời kỳ thế kỷ XVII - 1885, cuộc đối thoại Việt Nam phương Tây không lấy gì làm mặn mà, công cuộc hiện đại hóa mờ nhạt. Văn hóa phương Tây gây một cú sốc đối với văn hóa truyền thống Việt Nam nặng ảnh hưởng Khổng học. Nhà vua và quần thần, các Nho sĩ đều đánh giá thấp văn hóa phương Tây, cho là chỉ thiên về vật chất, thiếu đạo đức cơ bản của Thánh hiền. Những nhà Nho tiến bộ đề ra cải cách, theo kĩ thuật phương Tây (Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện... ) đều bị gạt Còn đạo Thiên Chúa thì bị cấm vì cho là tà đạo, không chấp nhận thờ cúng tổ tiên, thần thánh của Tam Giáo. Nhưng đạo Thiên Chúa đã mang lại cho Việt Nam một thành quả quý báu mà không ai ngờ tới: chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Pháp... đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ để truyền giáo cho dễ (đọc kinh bổn, cầu nguyện...). Không ngờ đầu thế kỷ XX nó đã là công cụ tuyệt vời để làm cách mạng và phát triển các ngành khoa học, văn nghệ, chính trị (thay cho chữ Nho). Tiếp biến văn hóa với phương Tây (1884 - 1945) Đây là thời kỳ Pháp thuộc. Tiếp biến văn hóa dĩ nhiên là cưỡng bức, nhất là trong thời kỳ đầu, do đó luôn luôn có sự chống lại ngoại lai để bảo vệ bản sắc dân tộc. Nhưng dần dần, cũng đồng thời có đối thoại tự nguyện. Không cần nhắc lại những tai họa mà thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Việt Nam. Chính những người Pháp tiến bộ đã từng lên án chính sách tàn bạo và ngu dân của chính quyền thực dân. Nhưng có điều đáng nói là không phải chỉ đối thủ Đông - Tây đã tạo ra những giá trị văn hóa mới cho Việt Nam, mà chính sách thực dân cũng có phần tạo ra những tiếp biến (Acculturation) văn hóa làm giàu văn hóa Việt Nam, nhiều khi ngoài ý muốn của thực dân Khi Pháp mới chiếm ta, đối đầu văn hóa là chủ yếu. Tri thức Nho học không muốn đổi bút lông lấy bút chì để học Quốc ngữ và tiếng Pháp. Nhưng từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, song song với đối đầu là đối thoại văn hóa. Các nhà Nho hiện đại như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Dương Quảng Hàm, các trí thức mới như Nguyễn Công Tiễu, Hoàng Xuân Hãn, Nhất Linh... đưa khoa học và dân chủ phương Tây vào ta. Khái niệm "cái tôi" của phương Tây và chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã giúp tạo ra thơ mới và cả một dòng văn học Việt Nam. Cuộc gặp gỡ Tây - Đông đã sinh ra hội họa hiện đại Việt Nam. Kiến trúc sư He'brard tạo ra phong cách Đông Dương kết hợp Đông Tây. Đối thoại với dân chủ và cách mạng phương Tây, kể cả CHXH đã giúp cho các nhà cách mạng Việt Nam vạch ra chiến lược giải phóng dân tộc. Điển hình là lãnh tụ Hồ Chí Minh, người được đánh giá là "Con người hiện đại tiêu biểu nhất cho Việt Nam" Với cớ bảo vệ đạo, thực dân Pháp đã nổ súng cướp nước ta vào 1858 tại Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho thời kỳ nước ta bị đô hộ và cai trị hơn 100 năm (1858 -1945, có sách 1858 -1954; Sử gọi là 100 năm đô hộ giặc Tây là gọi giai đoạn này). Cũng trong giai đoạn quá trình giao lưu văn hoá Việt Nam- phương Tây mà chủ yếu là Pháp đã diễn ra rất mạnh mẽ theo hướng văn hoá Việt Nam bị cưỡng bức theo văn hoá Pháp. Hiện nay, trên đất nước ta còn rất nhiều công trình mang dáng dấp văn hoá Pháp, tiêu biểu có Đại học quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà tại TPHCM, các biệt thự kiểu Pháp tại các thành phố như Hà Nội, Đà Lạt, Vũng Tàu… Đạo Thiên chúa thì không được lòng dân vì Pháp đã xâm chiếm Việt Nam dưới bóng cây thập tự, và chính quyền thực dân luôn ủng hộ giáo dân và khuyến khích đạo để có chỗ dựa. Chức sắc giáo hội luôn đi với ngoại bang. Năm 1885, sau khi Pháp chiếm đóng, giáo dân mới có nửa triệu, năm 1939, con số lên 1.500.000 người, dường như vẫn sống ngoài lề dân tộc. Cuộc đối thoại với đạo Thiên Chúa có bước ngoặt quyết định sau chiến tranh, khi Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình tuyên bố giáo dân phải cùng dân tộc bắt tay vào tái thiết đất nước, bởi vì, Việt Nam đã có một nền văn hóa Thiên Chúa giáo Việt Nam phong phú cần thiết phát huy, hòa nhập trong cộng đồng văn hóa quốc gia. Tiếng Pháp đưa vào dạy chính thức ở nhà trường. Hệ thống chữ quốc ngữ được được sử dụng phổ biến hơn, giúp cho phong trào học tập, truyền bá văn hóa mới được nhanh chóng. Hệ tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta. Lối sống phương Tây ảnh hưởng chủ yếu ở thành thị Văn học, nghệ thuật phương Tây gây ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn nghệ nước ta (giai đoạn 1930 -1945) Kịch, thơ mới, tranh sơn dầu. Đặc biệt, tư tưởng cách mạng vô sản Marx Lênin đã được tiếp thu sáng tạo vào Việt Nam qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc. Nhìn chung, dân ta vừa chấp nhận Âu hoá, vừa chống Âu hóa trong chừng mực nhất định, bảo đảm vừa tiến kịp trình độ thế giới, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hóa mới đang định hình cần có thời gian thử thách và lựa chọn. 2.6 Văn hoá Việt Nam từ năm 1945 đến nay Những trí thức và văn nghệ sĩ trưởng thành từ các trường đào tạo thời Pháp thuộc đã đem hết tài năng phục vụ đất nước độc lập, phục vụ công cuộc kháng chiến; những trí thức các thế hệ sau cách mạng tháng 8/1945 với quan điểm và lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN đã góp phần cùng toàn dân xây dựng một nền văn hóa mới, nền văn hóa cách mạng Việt Nam: kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tiếp biến, tiếp nhận những thành tựu văn hóa nhân loại một cách lựa chọn, phù hợp, những tư tưởng tiến bộ, tích cực của các dòng văn hóa, các trào lưu văn hóa ngoại lai để hình thành nên một nền văn hóa VN đậm đà bản sắc dân tộc. Chương 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM 4.1. Văn hoá nhận thức 4.1.1 Nhận thức về vũ trụ: Triết lý Âm- Dương; nguyên lý Ngũ hành; Hà đồ và Lạc thư; Tứ tượng và bát quái; lịch pháp và hệ đếm can - chi 4.1.2. Nhận thức về con người: Con người tự nhiên và con người xã hội 4.2. Văn hoá tổ chức đời sống tập thể 4.2.1. Tổ chức nông thôn theo gia đình, gia tộc; Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú; nghề nghiệp, sở thích; theo truyền thống Nam giới; về mặt hành chính: Thôn và Xã; tính cộng đồng và tính tự trị: hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam 4.2.2. Tổ chức đô thị 4.2.3. Tổ chức quốc gia 4.3. Sinh hoạt văn hóa 4.3.1. Tín ngưỡng 4.3.2. Phong tục 4.3.3. Lễ hội 4.3.4. Lễ tết 4.3.5. Luật tục 4.3.6. Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ 4.3.7. Nghệ thuật thanh sắc và hình khối. 4.4. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên 4.4.1 Tận dụng môi trường tự nhiên 4.4.2. Đối phó với môi trường tự nhiên 4.5. Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội . 4.1. Văn hoá nhận thức 4.1.1 Nhận thức về vũ trụ: Triết lý Âm- Dương; nguyên lý Ngũ hành; Hà đồ và Lạc thư; Tứ tượng và bát quái; lịch pháp và hệ đếm can – chi. Cư dân nông nghiệp lúa nước đề cao sự sinh sôi, nảy nở của muôn loài, ước mong vụ mùa bội thu, con đàn cháu đống nên rất coi trong các cặp đôi: đất-trời, cha-mẹ, đực-cái, nóng-lạnh, caothấp, mềm-cứng …đây là sự khái quát hóa để dẫn đến triết lý âm – dương. Sự khái quát hóa ngày càng cao, trừu tượng ở các cặp đối lập: - Âm: mẹ, đất, lạnh, đêm, phương bắc, số chẵn, hình vuông, tĩnh,… (VH gốc nông nghiệp) - Dương: cha, trời, nóng, ngày, phương Nam, số lẻ, hình tròn, động,… (VH gốc du mục) - Kí hiệu: một vạch dài — để kí hiệu dương, hai vạch ngắn để kí hiệu âm --. Hai quy luật của Triết lý âm dương: 1. Không có gì hoàn toàn âm và hoàn toàn dương, trong dương có âm và trong âm có dương. 2. Âm dương gắn bó với nhau và chuyển hóa cho nhau. Âm đạt đến độ cực đại thì sinh ra dương và dương cực đại ắt sẽ chuyển sang âm ( ngày đêm, sáng tối, nắng mưa, nóng lạnh …). Dương thì cương kiện, âm thì nhu nhuận vì thế trong quan hệ thì dương chủ đạo, tích cực, âm thì thu nhận, hưởng ứng (âm thịnh, dương suy thì xấu mà dương thịnh, âm suy thì tốt ) Xứ lạnh (âm) thì phát triển chăn nuôi (động, dương) – VH du mục – số chẵn; còn xứ nóng (dương) thì phát triển trồng trọt (tĩnh, âm) – VH nông nghiệp – số lẻ. Ngũ hành: từ cặp đôi âm dương sang bộ ba (tam tài) thiên - địa nhân, phước - lộc - thọ, đất - nước - lửa, đất - cây - kim loại: đã chú ý đến yếu tố trung gian (con người, quyền lợi). Đây là một bước phát triển tư duy con người, và người ta đã hợp nhất các yếu tố trên để tạo ra một bộ mới: Thủy - hỏa - mộc – kim - thổ. Ngũ hành không chỉ thuần túy là năm chất mà là biểu hiện của các quy luật về quan hệ và vận động của chúng với nhau. •Qui luật tương sinh: thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy. •Qui luật tương khắc: thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy. •Qui luật tương thừa: xảy ra khi một hành nào đó bị nhược thì hành khắc sẽ lấn át, làm cho nó suy yếu thêm. •Qui luật tương vũ: hành nào quá mạnh thì hành bị khác có thể bị diệt vong. • Ngũ hành can: Giáp (+), Ất (-): hành mộc; Bính (+), Đinh(-): hành hỏa; Mậu (+), Kỷ (-): hành thổ; Canh (+), Tân (-): hành kim; Nhâm (+), Quí (-): hành thủy. • Ngũ hành chi: trên vòng tròn hoàng đạo: trục Tý-Ngọ chia ngày thành hai trục âm dương bằng nhau (có cả ngày và đêm); trục Mão-Dậu chia ngày ra 2 phần sáng tối rõ rệt gọi là trục đóng mở. * Các phần Hà đồ, Lạc thư, tứ tượng, Bát quái, lịch pháp: sinh viên xem tài liệu. 4.1.2. Nhận thức về con người: Con người tự nhiên và con người xã hội (Vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ) + Thiên nhiên và con người: Thiên can vạn vật nhất thể, con người là một tiểu vũ trụ thu nhỏ. Trời đất có âm dương thì trong con người cũng có âm dương: nửa trên con người thuộc dương, nửa dưới thuộc âm; trước cẳng chân dương, sau âm; lưng thuộc dương, bụng thuộc âm; vũ trụ có ngũ hành thì con người có ngũ phủ, ngũ tạng, ngũ quan, ngũ chất (tạng thận, tạng tâm, tạng gan, tạng phổi, tạng lách; phủ bàng quang, tiểu trường, đởm, vị, tam tiêu – tương ứng bọng đái, ruột non, mật, ruột già, dạ dày; ngũ quan: tai lưỡi, mắt mũi, miệng; ngũ chất: xương tủy, huyết mạch, gân, da lông, thịt) (thủy hỏa mộc kim thổ) + Xã hội và con người: ngũ hành các bộ phận trên cơ thể, đoán tử vi, dự đoán xã hội với chu dịch, lấy con người làm trung tâm để đánh giá tự nhiên: thước ta, thước tây, cân đo theo cân ta và cân tây, thốn. Chú ý giờ trong ngày, tam hợp và tứ hành xung (kiểu vòng tròn hay ma trận cột). 4.2. Văn hoá tổ chức đời sống tập thể 4.2.1. Tổ chức nông thôn theo gia đình, gia tộc; Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú; nghề nghiệp, sở thích; theo truyền thống Nam giới; về mặt hành chính: Thôn và Xã; tính cộng đồng và tính tự trị: hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam - Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là gia đình và lớn hơn là đơn vị cấu thành là gia tộc. Gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng người Việt. Các dòng họ lớn như Nguyễn, Trần, Lê, Hoàng, Đặng, Hồ…Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau: sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì, nó lú nhưng chú nó khôn, một giọt máu đào hơn ao nước lã…Quan hệ huyết thống là quan hệ hàng dọc, là cơ sở của tính tôn ti: Thứ bậc chi trên, chi dưới, từ hàng cao niên đến trẻ thơ (9 thế hệ gọi là cửu tộc). Mặt trái của nó là óc gia trưởng, sự đối lập giữa các dòng họ (tính tự trị), coi trọng gia đình quá sinh ra tính tư hữu. -Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết lại với nhau, sản phẩm của lối liên kết này là Làng, xóm (xưa gọi là kẻ). Đây là bước phát triển thứ hai của việc tổ chức nông thôn: đoàn kết để cùng làm nông, để chống chọi thiên nhiên, giặc cướp, hỗ trợ nhau khi hoạn nạn. Đây cũng là nguồn gốc của tính dân chủ, coi trọng tình làng, nghĩa xóm nhưng lại sinh ra tính dựa dẫm ỷ lại, đố kị, cào bằng. - Trong một làng, phần lớn dân đều làm nông nghiệp, một bộ phận nhỏ lại làm những nghề khác. Những hộ này liên kết chặt chẽ với nhau sinh ra một tổ chức thứ ba là tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành đơn vị gọi là Phường (làng nghề ngày nay): gốm, chài, vải, giấy, mộc, tiện, đúc đồng, phường chèo, phường tuồng, của trẻ con như phường chăn trâu, cắt cỏ…Ngoài các phường còn có Hội là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, cùng thú vui, cùng đẳng cấp (Hội bác sĩ nhãn khoa, nha khoa, tim mạch, ngôn ngữ, văn hóa nghệ thuật, thể thao …) - Giáp: là tổ chức xuất hiện muộn sau này, khi vai trò của người đàn ông đã lấn át vai trò của phụ nữ. Đứng đầu giáp là cai giáp (câu dương), giúp việc cho giáp là các ông lềnh (nhất, nhị, tam – lềnh là đọc trệch từ chữ lệnh). Đặc điểm là chỉ có đàn ông tham gia vào giáp, nhỏ thì gọi là ti ấu, từ 18 tuổi thì gọi là đinh tráng, già thì gọi là lão. Đến tuổi đinh tráng thì làm lễ trình giáp, đinh tráng có quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể với làng và với nước. Tùy theo làng mà tuổi lên lão trong giáp được thực hiện. Đây là một vinh dự lớn – truyền thống trọng tuổi già. Đây là nét đẹp văn hóa của người Việt bên cạnh tôn trọng phụ nữ là tuổi tác, 60 tuổi được ngồi ngang Tú tài, 70 tuổi được ngồi ngang Cử nhân, 80 tuổi được ngồi ngang với Tiến sĩ. Cách tôn xưng người già là quan lão, vị trí do tuổi tác mang lại gọi là xỉ tước: Triều đình trọng tước, hương đẳng trọng xỉ. -Giáp là tổ chức mang tính tôn ti, sống lâu lên lão làng, vừa có tính dân chủ: các thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như nhau, cứ sống đến tuổi ấy ắt sẽ có địa vị ấy. -Về mặt hành chính, làng được gọi là xã (có xã gồm vài làng), xóm được gọi là thôn (một thôn cũng có thể gồm vài xóm). Trong xã có sự phân biệt rõ nhất là dân chính cư và dân ngụ cư, với những quyền lợi và nghĩa vụ trái ngược nhau. Hình thức phân biệt này nhằm duy trì sự ổn định của làng xã. Dân chính cư trong xã chia làm năm hạng: chức sắc, chức dịch, lão, đinh, ti ấu; ba nhóm trên hình thành nên nhóm quan viên hàng xã, nhóm này lại gồm ba nhóm nhỏ là Kì lão, Kì mục và Kì dịch. Nhóm kì lão chỉ có nhiệm vụ tư vấn, nhóm kì mục có trách nhiệm bàn bạc và quyết định các công việc của xã, nhóm kì dịch thì thực thi các quyết định ấy (lý trưởng, phó lý trưởng, hương trưởng, trương tuần, sai nha, mõ). Phương tiện quản lý là sổ đinh và sổ điền (sổ bạ). - Tính cộng đồng và tính tự trị + Việc tổ chức nông thôn theo các nguyên tắc trên tạo nên tính cộng đồng làng xã, là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, hướng đến những người khác. Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể mang tính tự trị: sự tồn tại độc lập của làng xã, bảo tồn và phát huy những nét riêng khu biệt của mình, thực hiện những qui định riêng bên cạnh luật pháp quốc gia: phép vua thua lệ làng; lệ làng, phép nước. + Biểu hiện của tính cộng đồng là các khu vực sinh hoạt văn hóa – đời sống chung: cây đa, bến nước, sân đình. Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. + Tính cộng đồng nhấn mạnh ở sự đồng nhất: cùng họ là đồng tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, cùng làng là đồng hương. + Kết quả là tính cá nhân bị thủ tiêu, con người Việt Nam sống chung nhiều thế hệ với nhau dưới một mái nhà (khác phương Tây nhấn mạnh đến cái tôi cá nhân). 4.2.2. Tổ chức đô thị Nhìn chung các đô thị cổ Việt Nam kém phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp. Trong số 15 đô thị cổ của Việt Nam từ xưa tới nay chỉ có 3 đô thị còn tồn tại tới ngày nay là Tống Bình (thế kỷ thứ 5) ngày nay là Hà Nội, Phú Xuân xưa nay là Huế và Sài Gòn xưa nay là TP. HCM. - Về mặt thuật ngữ đô thị bao gồm khu vực hành chính (đô) và khu vực thương mại (thị). Đô thị của Việt Nam thực hiện cả hai chức năng trên. Khác với khái niệm đô thị phương Tây là số lượng dân cư đông và không làm nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản đô thị cổ Việt Nam là trung tâm hành chính (phần đô) rất ít trường hợp mà phần thị đi trước, lại càng hiếm trường hợp mà chỉ có phần thị (Hội An). Đô thị ở Việt Nam một mặt lệ thuộc nhà nước, mặt khác lại có quan hệ mật thiết với nông thôn nguyên nhân làm cho đô thị kém phát triển và bền vững (đô thị phương Tây do thương nhân lập ra, tự quản lý và bầu ra chức thị trưởng) - Đô thị và nông thôn ở Việt Nam khác nhau về chất, đô thị không phải là bước kế tiếp phát triển cao của nông thôn (ngược với phương Tây). Có hai điểm khác nhau cơ bản giữa đô thị và nông thôn Việt Nam: + Dân thị tứ là tứ chiến thập phương chủ yếu buôn bán, làm nghề thủ công. Trong khi chính quyền thì trọng nông ức thương. + Phong cách sống và quan hệ: Thị dân phóng khoáng tự do, quan hệ đa dạng phong phú nhưng yếu ớt trong các mối liên kết. Quan hệ giữa nông dân thì chặt chẽ nhưng lại đơn điệu và gò bó. - Tổ chức hành chính của đô thị lại phỏng theo cách tổ chức ở nông thôn: vẫn còn chức tiên chỉ, thứ chỉ, hương trưởng, xã tuần. - Đơn vị mang tính chất rõ ràng của đô thị là phố, ngoài ra còn có phường, tức là những người làm cùng một nghề hoặc bán cùng một thứ hàng (phường hiện nay chỉ theo nghĩa hành chính). - Các phố phường ở đô thị cổ Việt Nam đều có gốc gác từ làng quê: Phố Ngũ Xã mang tên vùng quê Thuận Thành Bắc Ninh làm nghề đúc đồng; Phố Phất Lộc là dân gốc làng Phất Lộc-Đông Quan Thái Bình Tính cội nguồn. - Đô thị cổ Việt Nam mạng đậm dấu ấn của nông thôn: trong đô thị vẫn có làng xã, các ngành nghề nông thôn. Có tình trạng ngược lại: Làng nghề công thương (tức thực hiện chức năng đô thị) nhưng khó trở thành đô thị. 4.2.3. Quốc gia và quốc hiệu Tổ chức quốc gia Việt Nam đi thẳng từ làng lên nước, các khâu trung gian ít đóng vai trò quan trọng và thường xuyên bị thay đổi (các đơn vị hành chính như Lộ, Trấn, Đạo, Thừa tuyên, Tỉnh thường xuyên bị thay đổi qua các đời). Trong quốc gia Phong kiến Việt Nam có ba đẳng cấp trong xã hội: Vua, quan và dân. Vua tự coi mình là trung tâm của xã hội, vũ trụ (áo hoàng bào-màu vàng-hành thổ-trung tâm) sở hữu mọi đất đai tài sản. Quan có các loại quan văn quan võ chủ yếu được tuyển chọn qua thi cử trọng văn, khuyến khích tài năng bằng nhiều hình thức: xướng danh bảng vàng, khắc tên bia đá, tổ chức lễ bái tổ vinh qui. Dân thì có bốn hạng sĩ nông công thương. Sĩ được trọng nhất nhưng lại lấy nông làm căn bản ( Dĩ nông vi bản). Công và thương không được coi trọng (xã hội khép kín, ít phát triển). Quốc gia và quốc hiệu 1. Văn Lang đời các Vua Hùng (2878 TCN): Địa bàn Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Việt Nam ngày nay). 2. Âu Lạc (208 – 179 TCN) do Thục Phán An Duơng Vương làm vua đóng đô ở Cổ Loa. Năm 179 TCN, nước Âu Lạc bị Triệu Đà (một di thần của Nhà Hán) đem quân đánh bại và xâm chiếm, chia đất Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Bắc Trung Bộ). 3. Vạn Xuân (544 sau CN) do Lý Bí (Lý Nam Đế thành lập) với quốc hiệu là Vạn Xuân định đô ở thành Tống Bình-Hà Nội ngày nay. 4. Đại Cồ Việt: quốc hiệu này ra đời năm 968, thời Vua Đinh Tiên Hoàng, kéo dài suốt thời Tiền Lê, cũng như hai vua đầu triều nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông). 5. Đại Việt: quốc hiệu này có từ triều vua Lý Thánh Tông (1054) cho đến hết các triều đại thời Hậu Lê. Riêng khoảng thời gian từ 1400 đến 1407 quốc hiệu là Đại Ngu. 6. Việt Nam: từ thời vua Gia Long (1802-1819) và sau cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay. 7. Đại Nam: từ thời vua Minh Mạng (1820) cho đến hết triều Nguyễn (1945). Ngoài ra nước ta bị bọn phong kiến Phương Bắc gọi bằng những tên: Nam Việt do Triệu Đà đặt sau khi đánh bại An Dương Vương Thục Phán; Châu Giao (gồm 3 quận 56 huyện từ Quảng Nam trở ra) do Nhà Hán đặt sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Giao Châu nhà Hán đặt năm 203. 4.2.4. Tổ chức hệ thống giáo dục khoa cử -Người Việt Nam có truyền thống hiếu học coi trọng nhân, văn, lễ, nghĩa. -Trường học được lập từ ngay từ đầu công nguyên. Khoa thi đầu tiên thời vua Lý Thánh Tông (1075), khoa thi cuối cùng thời phong kiến (1919) thời Khải Định. Trong gần 850 năm tồn tại của khoa cử Nho học Việt Nam có 185 khoa thi, 2898 người đỗ từ Phó Bảng đến Trạng Nguyên (có 266 Phó Bảng). Trong số Trạng Nguyên có các lưỡng quốc Trạng Nguyên: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trực, Đào Sư Tích. Có những người tuy không đạt Trạng Nguyên nhưng lại đứng đầu 3 kỳ thi gọi là Tam Nguyên: Lê Quý Đôn (Bảng Nhãn), Nguyễn Khuyến, Phan Đình Phùng, Trần Bích San. - Một số mốc quan trọng: 1070 dựng Văn Miếu tại Thăng Long; 1075 mở kỳ thi tam trường, kỳ thi có quy mô đầu tiên của lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam; 1076 mở Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của Việt Nam. -Đặc điểm, nội dung giáo dục-khoa cử thời xưa + Mục đích tuyển chọn hiền tài phò vua giúp nước + Về hệ thống tổ chức trường lớp: ngoài hình thức trường lớp tư thục, nhà nước còn mở các trường học ở huyện tỉnh với các chức quan như huấn đạo, giáo thụ, đốc học. Nhà nước lập Quốc Tử Giám, Sùng văn quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục. Năm 1489, vua Lê Thánh Tông cho mở rộng và phát triển Quốc Tử Giám thành Thái học. Ở Huế năm 1803 vua Gia Long lập Quốc Tử Giám Thừa Thiên. Năm 1905 toàn quyền Đông Dương Paul Beau tiến hành cải cách giáo dục thành lập Nha học chính Đông Dương (1906). Việc học được chia làm 3 bậc ấu học, tiểu học và trung học. Đến năm 1917 giáo dục được chia làm 3 bậc khác: tiểu học, trung học và đại học. Ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và một số tỉnh lỵ lớn khác còn mở thêm các trường kỹ nghệ thực hành, canh nông thực hành, Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. -Tổ chức dạy học trường lớp được phân hai tuyến rõ rệt: Trung Ương (Quốc Tử Giám) và địa phương (trường lớp Lộ, Phủ, làng xã). Trường công từ Phủ, Lộ trở lên thầy dạy học có thể được tiến cử nhưng nhất thiết phải được triều đình chấp thuận. Ở Quốc Tử Giám, thầy giáo phải là người có đức, có tài, tuổi đời không dưới 35. - Về các khoa thi và thời gian thi: các thời Lý, Trần, Hồ, tam giáo Nho Phật Lão đều được coi trọng. Thi Hương và thi Hội được định rõ: năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội. Năm 1396 vua Trần Thuận Tông quy định 3 khoa thi: Thi Hương, thi Hội và thi Đình. Về thời gian định kỳ thi: 10 năm, 7 năm rồi cuối cùng tổ chức 3 năm một lần. - Chữ viết: Chữ Hán được sử dụng cho đến cuối thế kỷ 8 và chữ Nôm (cải biên từ chữ Hán) cũng song song tồn tại. Những thời điểm quốc gia hưng thịnh thì chữ Nôm được coi trọng. Năm 1649 với việc biên soạn các từ điển Việt-Bồ-La và một số quyển giáo lý cuơng yếu bằng tiếng Việt coi như tiếng Việt Quốc ngữ chính thức ra đời. Năm 1906 vua Thành Thái ban sắc chỉ về cải cách giáo dục thì chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp được chú trọng giảng dạy. •4.3 Sinh hoạt Văn hoá •4.3.1.Tín ngưỡng Tín ngưỡng là biểu hiên đầu tiên của sinh hoạt văn hóa nhằm mục đích tìm về cội nguồn của con người, giữ gìn và tự cải tạo bản thân trong mối tương tác với tự nhiên; đồng thời thông qua đó có biện pháp khuyến thiện, trừ tà ác. Có 3 nhóm tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, sùng bái con người và tín ngưỡng phồn thực. - Sùng bái tự nhiên (sbtn): từ ngàn xưa con người coi vạn vật trong vũ trụ đều có tính linh thiêng, đều có hồn (vạn vật hữu linh). Trong sbtn, trước tiên con người sùng bái các vật tổ: các con vật, các loại cây, đất đá; thứ hai trong sbtn con người sùng bái các biểu tượng cao nhất của tự nhiên như ông trời, ông trăng, mây mưa sấm chớp (tứ pháp: pháp vân, pháp vũ, pháp lôi, pháp điện); thứ ba trong sbtn con người gọi tên các làng, địa phương theo các vật tổ: xóm Gà, Tổng Dâu, xóm Cau, thờ cá voi, thờ cọp; thứ tư trong sbtn con người quan niệm về các tầng bậc vũ trụ để thiết lập đền thờ với các tầng: tầng trời, tầng người, tầng đất (đất trên nước dưới), thờ ngũ phương chi thần, thập nhị hành khiển (12 thần coi sóc 12 tháng trong năm); thứ năm trong sbtn người Việt ý thức hơn về tín ngưỡng liên quan đến con người, đặc biệt là phụ nữ: thờ thần nông, thần làng (thành hoàng), thờ tam phủ, tứ phủ (Mẫu thoải, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Cửu Trùng, Mẫu Liễu Hạnh); thứ sáu: đỉnh cao trong sbtn là việc thực hiện hai nhóm lễ quan trọng của cư dân nông nghiệp đó là lễ Tịch Điền và lễ Nam Giao. Lễ Tịch Điền được tổ chức đầu tiên năm 897 đời vua Lê Đại Hành. Lễ Nam Giao có từ năm 1154 đời vua Lý Anh Tông (3 năm 1 lễ lớn, 2 năm 1 lễ trung, mỗi năm là một lễ nhỏ). Đến đời Nhà Lê lễ tế giao được tiến hành hằng năm. - Sùng bái con người: quan niệm con người là một vũ trụ thu nhỏ, là sản phẩm của tự nhiên, tuân thủ theo các qui luật của tự nhiên. Người VN quan niệm con người gồm phần thể xác và linh hồn, linh hồn lại bao gồm hồn và vía (ba hồn bảy vía), khi người chết thì vía hòa đồng vào thể xác mà tiêu tan, hồn tách ra đi về cõi âm, vì vậy hồn là bất tử (tục cầu hồn), vì vậy mới có tục thờ cúng con người: thờ cúng gia tiên, làng xã (thành hoàng), cấp quốc gia (quốc tổ) (tứ bất tử, Hùng Vương) - Tín ngưỡng phồn thực: mang tính duy vật thô sơ chất phác. Có ba hình thức biểu hiện tín ngưỡng phồn thực: thờ sinh thực khí, thờ hành vi tính giao, sự sinh sôi nảy nở. - Tín ngưỡng VN có các đặc trưng cơ bản sau: Gắn bó với thiên nhiên và cộng đồng cư dân nông nghiệp lúa nước; thể hiện rõ nguyên lý âm dương – ngũ hành; đề cao nữ tính; đa thần, tính tập thể các vị thần, mang đậm màu sắc duy tâm. 4.3.2 Phong tục: là những thói quen sinh hoạt ăn sâu vào đời sống xã hội được đa số chấp nhận, trở thành thuần phong mỹ tục. Phong tục có ở mọi bình diện văn hóa, nó bộc lộ rõ trong các giai đoạn phát triển của con người: hôn nhân, sinh đẻ, nuôi dưỡng, tang ma và hai nhóm lễ hội, lễ tết. - Hôn nhân: ruộng sâu trâu nái không bằng lấy gái cùng làng, gái thắt đáy lưng ong, lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống…Hôn nhân còn phải đáp ứng các quyền lợi của làng xã, sau đó đến sự phù hợp của đôi trai gái (xung, hạp) trong lễ vấn danh, sau 5 lễ nữa mới thành đôi lứa. Trong hôn nhân chú ý quan hệ mẹ chồng nàng dâu. -Sinh đẻ: tục cầu tự, cúng đầy cữ, cúng mụ, đốt vía, lễ đặt tên, lễ thôi nôi, lễ thành đinh (trưởng thành). -Tang ma: mang hai ý nghĩa: thương đau và bất tử, nó vừa mang tính chất tín ngưỡng (tục gọi vía, đặt tên cúng cơm, cúng giỗ) vừa mang tính cộng đồng (cưới chạy tang, làm ma sống); Tiếng khóc trong đám tang cũng có 2 loại là lâm khốc và lưu thủy. 4.3.3.Lễ hội: Lễ hội mang trong mình toàn bộ những cảm nhận của con người về thiên nhiên, đất nước, cộng đồng, về chính bản thân mình, đặc biệt là lối ứng xử hài hòa, thâm thúy, là nơi tỏa sáng bản sắc văn hóa cộng đồng, dân tộc, là dịp để con người phô diễn tài năng, các văn hóa phẩm vật thể và phi vật thể, dịp giao lưu trao đổi, nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hóa. - Các giá trị của lễ hội: hướng về cội nguồn, cố kết cộng đồng; cân bằng đời sống vật chất và đời sống tinh thần, cảm nhận tâm linh và hướng thiện; thể hiện sự sáng tạo và hưởng thụ văn hóa trên cơ sở kế thừa truyền thống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa. - Các chức năng của lễ hội: chức năng xã hội to lớn: gắn kết gia đình, dòng họ làng xã, quốc gia, dân tộc, gỡ bỏ hiềm khích, hận thù, tăng tình đoàn kết, hiểu biết, tương thân tương ái; chức năng giải thoát tâm sinh lý và tình cảm. - Lễ hội có tính cá thể, tính cộng đồng và sức sáng tạo rất lớn. - Số lượng lễ hội: cả nước có 6000 lễ hội với qui mô lớn nhỏ khác nhau: quốc lễ, lễ vùng miền làng xã. -Có 3 nhóm lễ hội: lễ hội nông nghiệp, lễ hội kỉ niệm tổ nghề, lễ hội tưởng nhớ các anh hùng dựng và giữ nước. -Cấu trúc lễ hội: gồm hai phần: phần Lễ và phần Hội. Mỗi lê hội có thời gian riêng, có biểu tượng (ngôn ngữ lễ hội) riêng. 4.3.4.Lễ tết: chữ tết do biến âm chữ tiết (mùa khí hậu) mà ra. Tết là sự cử hành một nghi thức để đánh dấu, loan báo sự đến của một kỉ thời gian và khí tượng của nó nhằm kích thích và tăng cường lao động sản xuất của người làm nông nghiệp trong chu kì đó. Lễ tết gồm hai phần: phần lễ cúng tổ tiên và những người có công; phần tết: thưởng thức sản vật của tiết (mùa nào thức nấy). Người Việt nam có 3 tết tiêu biểu: Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, tết Trung thu. 4.3.5. Luật tục (tập quán pháp) đề cập đến những ứng xử trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng, thường gồm các phần qui định chung, về vai trò và quyền hạn của người chủ làng, về các vi phạm qui định lợi ích cộng đồng, về hôn nhân – gia đình, quan hệ cha mẹ con cái, về của cải, tài sản và quyền sở hữu, về các trọng tội…Luật tục là giai đoạn chuyển tiếp giữa phong tục, tập quán với luật pháp. - Năm 1402 Lý Thái Tông cho ban hành bộ Hình Thư, là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Năm 1483 Lê Thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật; năm 1815, Gia Long ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long). 4.3.6.Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ - Văn hóa giao tiếp chủ yếu diễn ra dưới dạng giao tiếp ngôn ngữ, bằng lời. Ngôn ngữ người Việt in đậm dấu ấn sông nước và hình thức canh tác nông nghiệp: buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện, chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, ăn cỗ đi trước lội nước theo sau, nước nổi thuyền nổi, sông có khúc, sông sâu còn có kẻ dò, thân phận bọt bèo; hiện đại: hồ sơ bị ngâm quá lâu, chìm đắm trong suy tư, bạn bè lặn lội thăm nhau…ngôn ngữ xưng hô: khiêm tốn, hình tượng, ước lệ (xưng khiêm hô tôn), tôn trọng phạm trù thứ tự, dừng các từ chỉ trỏ này nọ (ai, đằng ấy), coi trọng sự hài hòa, cân đối, ưa hài hước, hóm hỉnh, linh hoạt và thiên về các mối quan hệ. 4.3.7.Nghệ thuật thanh sắc và hình khối. Nghệ thuật thanh sắc và hình khối trong các loại hình nghệ thuật thể cảm xúc, cảm thụ nghệ thuật và mỹ học người Việt. -Về ca: có nhiều làn điệu dân ca hay, phong phú ở các vùng miền. -Về nhạc: có nhiều loại nhạc cụ và được chế tác từ 8 loại chất liệu: kim loại, đá, đất nung, gỗ (dương) và tre, da, tơ, vỏ quả bầu (âm). Nhạc cụ gồm bộ dây (các loại đàn), bộ hơi (các loại khèn, sáo, tiêu, klôngput) và bộ gõ: trống, đàn đá, sanh phách (bát bất đàn: Bất ngộ tri âm đàn; bất thanh tâm đàn; bất chỉnh y quan bất đàn; cận thị cận giang bất đàn; lân gia hiếu hỉ bất đàn; lôi vũ bất đàn; quan, hôn, tang, lễ bất đàn). -Về múa: dân gian có nhiều điệu múa (dân vũ) và múa trong cung đình. -Về sân khấu: có các loại hình sân khấu sau: chèo và tuồng, cải lương, múa rối, hò bài chòi, tuồng Dá hai. Nghệ thuật thanh sắc Việt mang tính tả thần, biểu trưng, dùng ít hiểu nhiều, hóa trang theo loại hình nhân vật; tính biểu cảm nhằm diễn tả nội tâm, đậm chất trữ tình; tính tổng hợp, không bị siêu hình và gò bó theo mô hình nhất định; tính linh hoạt qua các làn điệu, các hình thức biểu hiện và sự phong phú các loại nhạc cụ. -Nghệ thuật hình khối: là hội họa và điêu khắc được xây dựng trên các chất liệu gỗ, giấy, đá, đồng, sắt, ngà voi … + Tranh dân gian: có 4 loại tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt, tranh minh họa văn học và các sự kiện lịch sử. + Điêu khắc: tạo nên những bức cẩn trên rường, cột, hàng xà, đầu chái nhà, các đồ dùng như bàn ghế, tủ, liễn, sập với hình thức chạm bong, chạm lộng, chạm nông. Ngoài ra còn có các hình thức xây, tô, đắp, khảm các hình tượng long, lân, qui, phượng, sư, rồng, các loài muông thú, cảnh vật trong xây dựng đền đài, cung điện, miếu đình và nhà ở. Các thành tựu văn hóa kiệt xuất này một số vẫn còn để ngày nay chúng ta biết được bề dày văn hóa cha ông và từ hào về một đất nước nghìn năm văn hiến. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Đơn xin việc Atlat Địa lí Việt Nam Giải phẫu sinh lý Trắc nghiệm Sinh 12 Đồ án tốt nghiệp Hóa học 11 Tài chính hành vi Bài tiểu luận mẫu Thực hành Excel Đề thi mẫu TOEIC Lý thuyết Dow Mẫu sơ yếu lý lịch adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Thuyết Trình Về Văn Hóa Xã Hội
-
BÀI THUYẾT TRÌNH NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM
-
Thuyết Trình Môn Xã Hội Học đại Cương Văn Hóa Xã Hội - Tài Liệu Text
-
Slide Thuyết Trình: Xây Dựng Nền Văn Hóa Xã Hội Chủ Nghĩa - 123doc
-
Bài Thuyết Trình Văn Hóa - Moo By Linh Chi Nguyễn - Prezi
-
BÀI THUYẾT TRÌNH By Dương Thùy - Prezi
-
Thuyết Trình Về Văn Hóa Gia Đình Và Văn Hóa Gia Đình Trong Xã ...
-
Bài Giảng: Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa, Con Người ở Việt Nam
-
(PDF) THUYẾT TRÌNH | Hồ Hữu Hoàng
-
Hãy Lựa Chọn để Thuyết Trình Về Một Chính Sách Văn Hóa - TopLoigiai
-
[PPT] Chương 6 Văn Hoá ứng Xử Với Môi Trường Xã Hội
-
Tư Tưởng HCM Về Văn Hoá ( Bản Word Cho Thuyết Trình) - NHÓM 2-LT2
-
Viết Một Bài Thuyết Trình Về Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc ở Một Dân Tộc ...
-
Bài Thuyết Trình Về Gia đình Văn Hóa