Bài Thuyết Trình Vấn đề Ma Túy - Bài Giảng - Chiem Thi Bach Yen

Đăng nhập / Đăng ký
  • Trang chủ
  • Thành viên
  • Trợ giúp
  • Liên hệ

Đăng nhập

Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

Thông tin

  • Giới thiệu bản thân
  • Lịch học tập
  • Ảnh của tôi
  • Lưu giữ kỉ niệm
  • Chia sẻ kinh nghiệm
  • Soạn bài trực tuyến

Tài nguyên dạy học

Các ý kiến mới nhất

  • TVM xin chào chủ nhà rất vui được gian nhập...
  • Hỗ trợ trực tuyến

    Điều tra ý kiến

    Thống kê

  • 133123 truy cập (chi tiết) 2 trong hôm nay
  • 164082 lượt xem 2 trong hôm nay
  • 32 thành viên
  • Ảnh ngẫu nhiên

    Banner_vi_su_nghiep_tet33.swf Photo0107.jpg Photo0110.jpg

    Thành viên trực tuyến

    1 khách và 0 thành viên

    Chào mừng quý vị đến với website của ...

    Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình. Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái. Đưa bài giảng lên Gốc > Bài giảng >
    • bài thuyết trình vấn đề ma túy
    • Cùng tác giả
    • Lịch sử tải về

    bài thuyết trình vấn đề ma túy Download Edit-0 Delete-0

    Wait
    • Begin_button
    • Prev_button
    • Play_button
    • Stop_button
    • Next_button
    • End_button
    • 0 / 0
    • Loading_status
    Nhấn vào đây để tải về Báo tài liệu có sai sót Nhắn tin cho tác giả (Tài liệu chưa được thẩm định) Nguồn: Người gửi: Chiem Thi Bach Yen Ngày gửi: 21h:03' 26-12-2012 Dung lượng: 1.6 MB Số lượt tải: 720 Số lượt thích: 0 người Trường Cao ĐẳngSư Phạm Sóc Trăng Lớp: Mầm non 16BBài Tập Thảo Luận NhómVấn đề về MA TÚYLý Thị Qual NiaĐào Thị Bích ThùyHồng Thị Ngọc Vẹn Trương Thị Mỹ HằngChiêm Thị Bạch YếnNguyễn Mai KhanhSơn Thị Bạch HuệLê Diệu TrangSơn Thị Diệu HạnhNhóm 4 1./ Ñònh nghóa Ma tuùy laø chaát töï nhieân hoaëc toång hôïp, khi ñöa vaøo cô theå ngöôøi döôùi baát cöù hình thöùc naøo seõ gaây öùc cheá hoaëc kích thích maïnh heä thaàn kinh, laøm giaûm ñau hoaëc coù theå gaây aûo giaùc. 2./ Nguồn gốc và sự phát triển Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện cách đây trên 8000 năm được người Somai ở Tây Á sử dụng, người ta đã biết được những khoái cảm khi sử dụng thuốc phiện. Vào khoảng thế kỉ I, Rioskelires đã miêu tả về công dụng của thuốc phiện trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên người ta chỉ chú trọng đến những khoái cảm, những tác dụng trong chữa bệnh chứ chưa chú ý tới những mặt trái của nó. Đó là tác dụng gây nghiện, khó cai.Một số loại Ma túy thường gặp: - Chất cấm sử dụng: Thuốc phiện, Heroin, cocain... - Chất sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ: Moorphin, seduxen, dolargan. -Chất sử dụng hợp pháp: Thuốc, trà, cà phê.Mọi sự sử dụng ma túy quá liều hoặc vào mục đích tiêu khiển được gợi là lạm dụng ma túy. 2./ Nghiện ma túy: Nghiện ma túy là trạng thái ngộ độc lâu dài do sự dụng lặp đi, lặp lại nhiều lần một hay nhiều loại ma túy. 3./ Đặc điểm: - Làm cho người sử dụng dễ quen thuốc,có ham muốn dùng tiếp và phải dùng tiếp nó bằng bất cứ giá nào. - Luôn có xu hướng tăng dần liều lượng dùng: Liều dùng sau phải cao hơn liều dùng trước, do đó sẽ dẫn tới nghiện do tăng liều, tăng thời gian sử dụng. - Có sự lệ thuộc về tinh thần và vật chất. 4./ Phân loại a) Theo nguồn gốc:Ma túy có nguồn gốc tự nhiên: - Cây thuốc phiện: Anh tử túc, a phiến, anh túc. trồng nhiều ở 12 tỉnh phía Bắc. - Cây cần sa: gai dầu, bồ đà,. trồng nhiều ở các tỉnh giáp ranh Việt-Campuchia và Tây Nguyên. - Cây cô ca: chế ra chất cathi non. Có nhiều ở Nam Mỹ. - Cây khác: cathaHoa anh túcCây cần sa Ma túy có nguồn gốc nhân tạo: - Các chất làm giảm đau: Dolargan, Heroin. - Các chất kích thích hệ thần kinh: Amphattaine, Methamphetamine,. - Các chất ức chế hệ thần kinh: Barbiturat, Seduxen. b) Theo mức độ gây nghiện - Loại mạnh: Bao gồm những loại ma túy luôn gây ra hiện tượng nghiện. Vd: Heroin, cocain.. - Loại trung bình: thường gây nghiện do phản ứng dược lý. - Loại nhẹ: không gây nghiện, là những chất gây nghiện do phản ứng của tâm lý. Vd: cà phê, thuốc lá. 5./ Các phương thức sử dụng ma túy - Đưa vào qua hệ hô hấp: Hút (thuốc phiện, cần sa..), ngửi, hít (Heroin, cocain.). - Đưa vào qua hệ tuần hoàn: Tiêm chích (Heroin, cocain, morphin, dolargan,.) - Đưa vào qua hệ tiêu hóa: Uống, nhai, nuốt,. 5./ Tác hại: a) Tác hại đối với sức khỏe: - Đối với hệ hô hấp: kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Ngoài ra còn có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi, lên con hen phế quản. - Đối với hệ tim mạch: kích thích tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạnh vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp. - Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thân kinh giai đoan đầu hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc., cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quỵ. - Đối với hệ sinh dục: không như người ta lầm tưởng, dùng ma túy sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm một cách rõ rệt, hậu quả vẫn tồn tại sau khi ngưng sử dụng ma túy khá lâu. Ở nam giới sử dụng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh. - Ngoài ra sử dụng ma túy còn phải chịu tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị,. b) Tác hại đối với bản thân: - Ma túy làm hủy hoại sức khỏe, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện tổ hại. Dùng ma túy quá liều có thể dẫn đến cái chết. - Gây nghiện mạnh, giảm súc sức khỏe. Tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rút B, c đặc biệt là HIV. Tiêm chích ma túy là một trong những con đường lây nhiễm HIV hiện nay. - Thoái hóa nhân cách, rối loạn hành vi, sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật. - Mâu thuẫn và bất hòa với mọi người xung quanh. - Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, ảnh hưởng đến việc học tập, làm việc. - Gây tác hại lâu dài cho con cái, giống nòi: ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, giảm khả năng sinh hoạt tình dụ, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc hại có điều kiện hoạt hóa, dẫn tới suy yếu giống nòi. c) Đối với gia đình - Tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cân tiền để mua ma túy của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000 thậm chí 1.000.000-2.000.000 đồng/ngày. Vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma túy có thể tiêu tốn hết của cải, tài sản, đồ đạt của bản thân, gia đình. Thậm chí có thể trộm cắp, cướp của, giết người. - Sức khỏe người trong gia đình giảm sút do lo lắng, mặt cảm,. - Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người bệnh do ma túy gây ra. d) Đối với xã hội - Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: lừa đảo, trộm cắp, giết người,. - Ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết hậu quả do ma túy đem lại. Ma túy còn là nguồn gốc làm nảy sinh, lây truyền đại dịch HIV/AIDS (Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV thì có 75% do tiêm chích ma túy. 6. Nguyên nhân gây nghiện a) Nguyên nhân chủ quan - Trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức, không hiểu được tác hại to lớn của ma túy. - Lười biếng, thích ăn chơi, buông thả - cuộc sống gia đình khó khăn, bế tắc. - Thiếu bản lĩnh, dễ bị lôi kéo. - Hiếu kì, muốn tìm cảm giác lạ. - Buồn chán, căng thẳng. b) Nguyên nhân khách quan - Do thói quen, tập tục của địa phương. - Do điều kiện sống khó khăn. - Các thành viên trong gia đình không quan tâm nhau, gia đình thiếu gương mẫu. - Công tác phòng chống chưa được coi trọng. - Sự quan tâm của xã hội và cộng đồng với ma túy còn ít. - Sự mở cửa và giao lưu quốc tế cũng góp phần làm gia tăng tệ nạn ma túy.7. Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy - Mắt lờ đờ, răng vỡ vụng,. - Khi say thuốc người nghiện rơi vào trạng thái ảo giác, không kiểm soát được ý thức. - Khi không có thuốc thì ngứa ngáy chân tay, hay ngáp nhiều , đến cơn thì vật vã,. - Người nghiện sợ tiếp xúc với nước, da xanh xao,. - Thay đổi thói quen: ra khỏi nhà nhiều hơn, vào nhà vệ sinh lâu hơn, đi ngủ sớm.. - Cần tiền một cách bất thường. 8. Cách cai nghiện ma túy - Giai đoạn 1: Điều trị hội chứng sau khi cai. - Giai đoạn 2: Phục hồi các chức năng của cơ thể - Giai đoạn 3: Đề phòng tái nghiện ma túy. Giai đoạn Điều trị hội chứng sau khi cai Biện pháp không dùng thuốc: Người bệnh không sử dụng thuốc nào hết và cách ly với môi trường xã hội. Tổ chức nuôi dưỡng, giáo dục, quan tâm, chăm sóc tạo niềm tin để giúp họ vượt qua khó khăn của hội chứng cai nghiện. Kết hợp xoa bóp, châm cứu.. Biện pháp dùng thuốc Dùng thuốc an thần cho họ qua những cơn đau hành hạ cơ thể họ và cách ly họ với môi trường xã hội. Kết hợp xoa bóp, châm cứu, tập thể dục.Ma Túy trong học đường 1. Nguyên nhân đưa các em TTN vào con đường nghiện Tuổi TTN là độ tuổi có hai nhu cầu học và chơi rất lớn và luôn ở tâm trạng tìm tòi, khám phá để khẳng định mình trước bạn bè, do vậy những sinh hoạt trong nhóm bạn bè rất dễ tác động đến các em. Nếu được cha mẹ quan tâm hỗ trợ đúng mức, các em có điều kiện và cơ hội phát huy bản năng “tìm tòi – khám phá - tự khẳng định mình” trong môi trường học tập tốt. Nhu cầu chơi lúc này cũng tập trung trong việc phát triển trí lực, thể lực. Ngược lại khi không còn tin gia đình là điểm tựa, sự hụt hẫng tình cảm này sẽ phá vỡ ước mơ với suy nghĩ vô tư trong sáng. Điểm bị xâm hại đầu tiên là mất thăng bằng trong học tập → nguy cơ bỏ học xuất hiện  → đi tìm nơi gởi gấm nương tựa → sẽ gặp bạn đồng cảm. Tất nhiên nhóm bạn này có chung điểm tương đồng: ngại học tập – ưu tư - trầm uất - thiếu tự tin - sự gặp gỡ từ đồng cảm này khó tránh khỏi quan hệ tình dục sớm. Từ đây một chấn động (tinh thần) vừa và rất lớn xuất hiện. Nếu không ngăn chặn kịp thời các em dễ buông xuôi và lao vào cuộc chơi với quỹ thời gian quá dư thừa. Các em rơi vào tầm ngắm của bọn xấu tình dục và ma túy với vô số ngõ ngách vồ lấy các em từ sự nông nổi buồn chán nhưng không chịu thua thiệt của các em. Giờ thì việc tìm tòi khẳng định chỉ là con đường sành điệu trong ăn chơi.Những đồng cảm đáng ngại ấy là:            - Hụt hẫng tình cảm đối với gia đình - Nhầm lẫn tình cảm với tình yêu → Quan hệ tình dục sớm → Hối hận, cảm giác tội lỗi → Không còn khả năng học tập → Bỏ - Trốn học.            - Chạy trốn thực tại cuộc sống - Vội vã khẳng định mình.            - Chịu ảnh hưởng nặng tư tưởng thực dụng từ thông tin lệch lạc của bạn bè, bị mê hoặc kiểu cách “sành điệu”.            - Dễ thách thức xã hội, chống đối cha mẹ. 2. Chúng ta cần làm gì để các em tránh xa ma túy? Ngoài việc cần lưu ý các tình huống đẩy trẻ đến với ma túy, gia đình và nhà trường cần lưu ý:            - Nên động viên, khuyến khích, chia sẻ cảm thông đối với trẻ để giúp trẻ thêm tự tin rằng mình có nơi nương tựa vững vàng.            - Không nên giáo dục áp đặt quá nhiều mà thiếu sự yểm trợ tinh thần. Ba mẹ thường cho rằng trẻ là sản phẩm của mình, mình có quyền đặt để. Nên cho trẻ cơ hội phát triển suy nghĩ, bộc lộ ước mơ, khó khăn với ba mẹ và thầy cô.            - Giúp trẻ phát huy tính tranh đua học tập, và khả năng tự khẳng định mình bằng những hoạt động tích cực, độc lập, đồng thời âm thầm yểm trợ giám sát các em từ phía sau. - Ba mẹ nên có qui ước để các em rèn luyện, tránh chìu chuộng quá mức. Cần giúp các em có trách nhiệm với chính mình và gia đình, ví dụ các em đòi xe gắn máy đắt tiền, ba mẹ lại yêu cầu thi đậu sẽ mua, mà không cho các em thấy thi đậu là việc phải hoàn thành nghĩa vụ là con, học trò và không đi xe đắt tiền là hành vi tiết kiệm, đỡ đần ba mẹ, (tất nhiên ba mẹ phải gương mẫu).            - Nên trang bị kiến thức về tình dục và ma túy cho các em trong dịp thuận lợi một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, không rao giảng. Giúp các em xử lý một số tình huống giả định thường xảy ra ở tuổi học trò về tình bạn, sự ngộ nhận, đổ vỡ, hụt hẫng... - Ngày 26-6-1978, Văn phòng Liên hợp quốc tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại New York kêu gọi nhân loại trên toàn thế giới cùng sát cánh phòng chống ma túy. Từ đó, ngày 26-6 hàng năm được lấy làm “Ngày Thế giới phòng, chống ma túy”. - Bản báo cáo ma tuý 2010 của LHQ cho hay, năm 2009, các vùng canh tác, chế biến ma tuý trên khắp thế giới đã “xuất xưởng” được 7.754 tấn thuốc phiện, 865 tấn cocaine và 657 tấn heroin. - Trên thế giới ước tính có từ 155 đến 250 triệu người nghiện ma túy các loại và có chiều hướng gia tăng theo từng năm. Trong đó Tại Afghanistan, hiện có khoảng 1 triệu người nghiện ma túy (chiếm 8% số dân). Hơn 90% lượng thuốc phiện và heroin lưu thông trên thế giới có xuất xứ từ Afghanistan. Các con số thống kê Tại Việt Nam, Tính đến hết ngày 15/12/2009  cả nước có trên 146.731 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, giảm 15,45% so với cuối năm 2008. Trong năm 2009, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ gần 12.300 vụ với trên 17.500 đối tượng phạm tội về ma túy. (Trích Từ http://baodientu.chinhphu.vn)Luật phòng chống ma túyBộ luật gồm có 8 chương, 56 điều. Được Quốc Hội ban hành Số 23/2000/QH10 ngày 09/12/2000 Chương I Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi sau đây: 1. Trồng cây có chứa chất ma túy; .2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; 3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy; 4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy; 5. Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có;6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy;7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma túy;8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy; 9. Các hành vi trái phép khác về ma túy.Điều 4.1. Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; kết hợp phòng, chống tệ nạn ma túy với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.Chương 3Điều 26.1. Người nghiện ma túy có trách nhiệm: a) Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc chính quyền cơ sở nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện;b) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.2. Gia đình có người nghiện ma túy có trách nhiệm:a) Báo cho chính quyền cơ sở về người nghiện ma túy trong gia đình mình và tình trạng nghiện của người đó;b) Giúp người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và chính quyền cơ sở;c) Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội; d) Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.Chương VIIĐiều 53.1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; việc xử lý phải kiên quyết, công khai và thông báo cho cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở nơi người vi phạm làm việc hoặc cư trú.2. Người nào sử dụng tài sản, phương tiện của mình để chứa chấp hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động trái phép về ma túy; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống ma túy; cản trở, chống đối, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người tố giác, người làm chứng, người bị hại, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy đinh của Luật này trong khi thi hành nhiệm vụ về phòng, chống ma túy thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.THE END   ↓ ↓ Gửi ý kiến Bản quyền thuộc về ... Website được thừa kế từ Violet.vn, người quản trị: Chiem Thi Bach Yen

    Từ khóa » Slide Tệ Nạn Ma Túy