Bài Thuyết Trình Về ẩm Thực Việt Nam - Blog Của Thư

Đất nước Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những trang sử vẻ vang, những danh lam thắng cảnh đẹp tựa tranh vẽ. Mà nền văn hóa ẩm thực cũng rất đa dạng và phong phú với rất nhiều sản vật đặc sắc. Thuyết minh về món ăn dân tộc cũng trở thành một đề tài được áp dụng khá nhiều trong chương trình giảng dạy. Bài viết hôm nay, Báo Song Ngữ sẽ mang đến cho bạn một số gợi ý cho đề tài này, mời bạn cùng tham khảo nhé.

Nội dung chính Show
  • Hướng dẫn cách viết bài thuyết minh về món ăn dân tộc
  • Thực hành viết bài thuyết minh về món ăn dân tộc
  • Bài 1: Thuyết minh về món Phở Hà Nội
  • Bài 2: Thuyết minh về món ăn dân tộc – Bánh Chưng
  • 1. Ẩm thực Việt Nam là gì ?
  • 2. Đặc trưng của ẩm thực Việt – Văn hóa ẩm thực Việt Nam
  • 3. Đặc sắc ẩm thực Việt Nam – Văn hóa ẩm thực Việt Nam
  •    1. Tinh hoa trong cách chế biến
  •    3. Độc đáo trong cách ăn – Văn hóa ẩm thực Việt Nam
  • 4. Đặc sắc ẩm thực của từng vùng, miền
  •    1. Ẩm thực miền Bắc
  •    2. Ẩm thực miền Trung
  •    3. Ẩm thực miền Nam
  • Tạm kết :
  • Video liên quan

Đang xem: Thuyết minh về văn hóa ẩm thực việt nam

Hướng dẫn cách viết bài thuyết minh về món ăn dân tộc

Khi làm văn, dù là bất cứ chủ đề nào thì việc lập dàn ý là điều cần thiết để giúp bài viết có đầy đủ nội dung, mạch viết liên kết và chi tiết nhất. Khi viết bài thuyết minh về một món ăn của dân tộc Việt Nam, bạn có thể lập dàn ý dựa trên bố cục sau:

Mở bài

Giới thiệu về món ăn mà mình chọn để thuyết minh

Thân bài

Nguồn gốc món ăn Cách chế biến món ăn Phân loại món ăn Ý nghĩa của món ăn

Kết bài

Khái quát lại món ăn Nêu cảm nghĩ của mình

Thực hành viết bài thuyết minh về món ăn dân tộc

Bài 1: Thuyết minh về món Phở Hà Nội

Dải đất hình chữ S của đất nước Việt Nam với biết bao nhiêu đặc sản dân tộc, từ vùng cao cho tới đồng bằng mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Nhắc đến Hà Nội thì Phở là món ăn mà bất kỳ ai cũng phải thử một lần. Phở không chỉ là một món ăn bình thường mà nó chính là đại diện của bản sắc văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.

Hiện không có tư liệu chính xác về nguồn gốc của phở, nhưng nhiều người cho rằng món ăn xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Có quan điểm cho rằng, phở bắt nguồn từ món xáo trâu của người Việt. Cũng có quan điểm nói nguồn gốc của phở là phương pháp chế biến thịt bò hầm của Pháp hoặc là từ món ăn Quảng Đông. Mặc dù về nguồn gốc của phở vẫn chưa có tư liệu chính xác, nhưng vào những năm 40 của thế kỷ 20 thì phở đã là một món ăn rất nổi tiếng tại Hà Nội, Nam Định.

Theo thời gian phát triển của đất nước, phở cũng có nhiều biến chuyển, nếu trước kia là những bát phở bò chính, thì bây giờ đã có thêm phở tái, phở gà, phở xào, phở cuốn, phở rán,…và rất nhiều các loại phở khác nhau, giúp làm phong phú cho món ăn của nền ẩm thực Việt.

Phở mang nhiều hương vị khác nhau, phụ thuộc vào người chế biến món ăn. Thành phần chính để tạo nên món phở truyền thống bao gồm bánh phở và nước dùng. Bánh phở là những sợi được chế biến từ gạo, màu trắng và hình dẹt. Nước dùng có mùi thơm từ thảo quả nướng, hồi, quế, gừng và vị ngọt từ xương lợn ninh nhừ. Cho phở đã trần qua nước vào bát, thái mỏng thịt bò hoặc thịt gà trần nước nóng rồi cho vào bát phở. Cho nước dùng vào là đã có một bát phở thơm ngon, nóng hổi.

Một bát phở ngon yếu tố quyết định nằm ở nước dùng, vì thế khâu chuẩn bị chế biến nước dùng phải thật kỹ lưỡng. Từ việc chọn xương đến ninh xương, nêm nếm gia vị đều phải đảm bảo độ chính xác. Nước dùng phải có vị ngọt từ dương, có mùi thơm và màu trong mới đạt tiêu chuẩn. Điều này đòi hỏi người chế biến phải có kinh nghiệm và đôi khi cần có thêm “bí quyết gia truyền”. Khi ăn phở, người ta sẽ vắt một chút chanh và ăn kèm với rau thơm, tất cả hòa quyện vào nhau khiến bát phở ngon đúng điệu, thỏa mãn những thực khách tứ phương.

Phở đã trở thành một đặc trưng của ẩm thực dân tộc Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Dù là Xuân – Hạ hay Thu – Đông, buổi sáng – buổi trưa hay buổi tối, bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể thưởng thức phở. Dù đi đâu, hình ảnh quán phở với hương vị đặc trưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn người con Việt. Bạn bè trên thế giới đến với Việt Nam, ai cũng phải một lần thử qua món phở nếu không đó sẽ là một chuyến đi không trọn vẹn. Phở cũng xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của các nhà văn nhà thơ như Vũ Bằng, Thạch Lam…. Trong ca dao, dân ca phở cũng đi vào như một giá trị tinh thần thiết yếu của người dân.

Đã bao thế hệ đi qua, dưới đôi tay khéo léo của người đầu bếp, phở vẫn vẹn nguyên. Bát phở nghi ngút khói cùng mùi thơm đặc trưng đã lặng lẽ khắc ghi trong trái tim mỗi người con Việt Nam – là niềm tự hào của cả dân tộc.

Xem thêm: 9 Chiến Lược Định Giá Bán Sản Phẩm Trong Trường Hợp Đặc Biệt

Bài 2: Thuyết minh về món ăn dân tộc – Bánh Chưng

Là đại diện của nền văn hóa ẩm thực cũng như tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Việt Nam, bánh chưng là một món ăn quen thuộc trong đời sống của mỗi gia đình người Việt. Đặc biệt là vào dịp Tết đến Xuân về, hình ảnh chiếc bánh chưng xanh luôn hiện diện, tượng trưng cho niềm hạnh phúc, may mắn và sum vầy.

Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng tổ tiên đã trở thành một mỹ tục. Nguồn gốc của bánh chưng gắn liền với sự tích chàng hoàng tử Lang Liêu đời vua Hùng thứ 6. Chàng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dày thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Bánh chưng mộc mạc, giản dị nhưng lại mang một ý nghĩa to lớn, nó thể hiện lòng thành kính, sự tự hào của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.

Trong dịp Tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào thiếu vắng cặp bánh chưng xanh trên mâm cúng ông bà, ông vải. Để gói ra được chiếc bánh chưng vuông vắn, xanh mượt không phải là điều đơn giản. Đầu tiên cần phải phải chuẩn bị nguyên liệu: gạo nếp (có hạt tròn đều, chắc, nên chọn nếp cái hoa vàng để gói bánh chưng), thịt lợn (thịt ba chỉ tươi ngon, sạch), đậu xanh (không vỏ), lá dong (kích thước vừa phải, chọn loại tươi xanh, rửa sạch và phơi cho ráo nước) và lạt buộc )làm bằng giang, chẻ mỏng, có thể mua lạt đã được chẻ sẵn).

Nguyên liệu sau khi chuẩn bị đầy đủ, chúng ta sẽ bắt đầu công đoạn gói bánh chưng. Cách gói bánh chưng đối với nhiều người có thể đơn giản nhưng với một số người lại khá khó khăn. Để gói được chiếc bánh đẹp đòi hỏi người gói phải có kinh nghiệm, khéo léo và cẩn thận. Đầu tiên dùng 2 lá dong xếp thành hình dấu cộng, sau đó cho gạo nếp vào và san đều. Sau lớp gạo nếp là lớp đậu bên trong, rồi đặt vào đó 2 – 3 miếng thịt, tiếp đó cho một lớp đậu và cuối cùng là một lớp gạo. Khéo léo bẻ 4 góc lại cho vuông rồi bộc lạt vào.

Khi đã xong xuôi đâu vào đấy, ta chuẩn bị cho khâu nấu bánh chưng, thời gian để bánh chín sẽ kéo dài từ 10 – 12 giờ. Trong quá trình đun, thi thoảng phải kiểm tra nước, nếu thấy nước cạn thì phải đổ thêm sao cho nước luôn ngập bánh. Đối với những chiếc bánh ở trên nên được lật giở để bánh được chín đều. Sau khi bánh chín, vớt ra và rửa lướt qua để loại bỏ lớp mỡ dính trên bề mặt vỏ. Sau đó xếp bánh lên mặt phẳng và lấy một mặt phẳng nặng khác đè lên để ép hết nước trong bánh ra ngoài. Thông thường sẽ ép khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ, sau đó phải nắn bánh sao cho vuông vắn và đẹp mắt.

Với sự đa dạng của ẩm thực, bánh chưng ngày nay được phát triển thành nhiều loại, ngoài bánh chưng truyền thống còn có bánh chưng cốm, bánh chưng gấc, bánh chưng ngũ sắc,… Mặc dù có nhiều loại khác nhau nhưng chúng đều mang trong mình một ý nghĩ thiêng liêng, tượng trưng cho đất mẹ bao la, có đầy đủ nguyên liệu gạo thịt tượng trưng cho muôn loài.

Xem thêm: 10+ Phần Mềm Chụp Cảnh Đẹp Sống Ảo Hot Nhất Hiện Nay, Top 5 App Chụp Cảnh Đẹp Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua

Bánh chưng là một sản vật quý giá mà ông cha ta để lại, một nét đẹp văn hóa lâu đời của đất nước – con người Việt Nam. Nó là một thứ bánh hoàn hảo, là biểu tượng của tổ tiên, một nét đẹp truyền thống mà người dân mang dòng máu Lạc Hồng cần phải giữ gìn và phát huy.

See more articles in category: FAQ

Văn hóa ẩm thực Việt Nam ta rất đa dạng theo từng vùng miền khác nhau . Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc thì ẩm thực đất nước ta vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ toàn bộ những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt.

Trong bài viết bên dưới đây mình sẽ giới thiệu sơ lược tới các bạn văn hóa ẩm thực Việt Nam và từng vùng miền khác nhau. Hãy cùng mình theo dõi bài viết bên dưới nhé !

1. Ẩm thực Việt Nam là gì ?

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước  ta. Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc thì ẩm thực đất nước ta vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ toàn bộ những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt.

2. Đặc trưng của ẩm thực Việt – Văn hóa ẩm thực Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. hơn nữa, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đấy là 54 dân tộc anh em. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp một phần làm ẩm thực nước ta phong phúđa dạng.

Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất đa dạng rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong lúc đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. các kiểu thịt được sử dụng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, những loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,…

Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba,… Thường chẳng phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan, tiệc nào đấy với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật. thế nhưng, trong cộng đồng thì lại có gần như không có người ăn chay trường, chỉ có các sư thầy trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng.

3. Đặc sắc ẩm thực Việt Nam – Văn hóa ẩm thực Việt Nam

   1. Tinh hoa trong cách chế biến

Văn hóa ẩm thực nước ta bắt nguồn từ chính dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước. Dù có hội hè, đình đám hay tiệc tùng gì thì trong menu của người Việt cũng không thể thiếu hạt cơm – cây lúa: “Ðói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”. Các món ăn đất nước ta trọng điểm làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không sử dụng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không sử dụng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.

Khi chế biến thức ăn người Việt thường sử dụng nước mắm để nêm, lại liên kết với rất nhiều gia vị tự nhiên khác…Nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món không giống nhau đều có nước chấm tương ứng khiến cho món ăn có hương vị đặc trưng hơn.

Các món ăn Việt thường gồm có đa dạng thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với những loại rau, đậu, gạo… Và độ ngon bắt đầu từ cách chế biến món ăn, chủ yếu là luộc, hấp, nấu, nướng hoặc ăn tươi sống để giữ được hương vị tự nhiên. Người Việt thường sử dụng các gia vị như gừng, nghệ, hành, tỏi, sả và các loại rau thơm… 

>>> Cách làm xôi đậu biếc cốt dừa kem lá dứa

   3. Độc đáo trong cách ăn – Văn hóa ẩm thực Việt Nam

Giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Khê đã đúc kết rằng, người Việt không chỉ biết ăn “khoa học”, nghĩa là biết cân bằng âm dương, điều hòa hàn nhiệt, mà còn biết “ăn toàn diện” và “ăn dân chủ”. “Ẳn toàn diện” là ăn bằng cả 5 giác quan. Trước hết là ăn bằng mắt : Thức ăn phải trình bày cho đẹp, có nhiều sắc màu thu hút, rồi đến ăn bằng mũi: mùi thơm dậy lên từ cả thức ăn và nước chấm. Rồi răng chạm vào thức ăn khi thì mềm như sợi bún, lúc lại dai như thịt luộc, hay giòn như giá, sứa. Người Việt ăn cả “bằng tai”.

Thật thú vị khi nghe tiếng “rôm rốp” giòn tan của bánh đa, bánh phồng tôm hay cà pháo muối, thậm chí còn “nghe từ bên trong” là tiếng lục cục của viên lạc rang, sau cùng ta mới thưởng thức món ăn và mùi vị bằng lưỡi.

4. Đặc sắc ẩm thực của từng vùng, miền

Mỗi vùng, miền trên quốc gia lại có những món ăn khác nhau và mang ý nghĩa riêng biệt tạo nên bản sắc của từng dân tộc. Nó phản ánh truyền thống và đặc trưng của mỗi cư dân sinh sống ở từng khu vực. Cứ như thế, trong cái tổng thể riêng phù hợp nhất ấy, ẩm thực Việt càng trở nên phong phúphong phú và vô cùng độc đáo.

   1. Ẩm thực miền Bắc

Có vị vừa phải, không quá nồng tuy nhiên lại có sắc màu sặc sỡ, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt, chủ yếu dùng nước mắm loãng, mắm tôm.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam

Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của miền Bắc với những món ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

   2. Ẩm thực miền Trung

Có vị đậm hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện qua hương vị đáng chú ý, nhiều món ăn cay và mặn. sắc màu được phối trộn đa dạng, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam

Ẩm thực miền Trung nổi tiếng với mắm tôm chua, các kiểu ruốc. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong cách chế biến, trình bày nhiều sắc màu và số lượng các món ăn.

   3. Ẩm thực miền Nam

Do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt, độ cay, phổ biến các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía…

Và đáng chú ý có những món ăn dân dã, đã trở thành đặc sản như: Chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui…

Xem thêm: Cách làm trà sữa trân châu trắng

Tạm kết :

Bài viết trên đây mình vừa giới thiệu sơ lược tới các bạn văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng như của từng vùng miền khác nhau. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm phần nào về các văn hóa ẩm thực trên nước ta. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !

Từ khóa » Bài Thuyết Trình ẩm Thực 3 Miền Việt Nam