Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển ❤️️Ô Nhiễm Và Bảo Vệ

Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển ❤️️ Ô Nhiễm Và Bảo Vệ ✅ Tuyển Tập Và Chia Sẻ Những Bài Viết Hay Ý Nghĩa Nhất Dành Cho Độc Giả Của SCR.VN.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Các Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển – Mẫu 1
  • Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển Hay Nhất – Mẫu 2
  • Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển Ngắn Gọn – Mẫu 3
  • Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển Đạt Điểm Cao – Mẫu 4
  • Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển Chọn Lọc – Mẫu 5
  • Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển – Mẫu 6
  • Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển Đặc Sắc – Mẫu 7
  • Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
  • Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển Ngắn Hay – Mẫu 9
  • Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển Luyện Viết – Mẫu 10
  • Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển Sinh Động – Mẫu 11
  • Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển – Mẫu 12
  • Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển Ý Nghĩa – Mẫu 13
  • Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển Chi Tiết Nhất – Mẫu 14
  • Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển Đơn Giản – Mẫu 15

Các Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển – Mẫu 1

Các bài thuyết trình về môi trường biển được chọn lọc lọc và chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được cho mình một góc nhìn đầy đủ nhất về hiện trạng môi trường biển ở nước ta.

Biển và hải đảo Việt Nam có vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng trong phát triển KT – XH, bảo vệ chủ quyền, một trong những ưu tiên hàng đầu trong toàn hệ thống chính trị, được cụ thể hóa trong các nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Việc định hướng trong xây dựng và ban hành “Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” ở Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm giảm đến mức thấp nhất những tác động bất lợi tới tài nguyên, môi trường biển trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Việt Nam, có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Những năm qua Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển.

Trong những năm qua, sự gia tăng các nguồn thải từ lục địa, đặc biệt là theo các dòng chảy từ sông ra biển dẫn đến môi trường biển nhiều nơi đang có xu hướng suy giảm về chất lượng. Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, đô thị. Tình trạng xả thải các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn diễn biến ngày càng phức tạp, gây thiệt hại về kinh tế, đời sống, sinh kế cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với hệ sinh thái biển.

Bên cạnh đó, việc xảy ra một số sự cố môi trường do xả chất thải công nghiệp (điển hình là sự cố môi trường nghiêm trọng do công ty TNHH gang thép Formosa gây ra) và sự cố tràn dầu, ô nhiễm môi trường biển… đã làm chất lượng môi trường nước biển bị suy giảm. Tình trạng ô nhiễm chất thải hữu cơ và dầu mỡ đã và đang diễn ra ở các tỉnh thành ven biển, đặc biệt là vùng cửa sông các tỉnh phía Bắc và dọc dải ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với các nguồn thải trên biển, nguồn thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và hoạt động từ du lịch biển có mức độ tác động lớn nhất và là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số vịnh, đầm phá ven biển. Bên cạnh đó, sự gia tăng chất thải nhựa đại dương những năm gần đây trở thành vấn đề toàn cầu và là áp lực lớn trong quản lý chất thải trên biển ở Việt Nam.

Cùng với phát triển kinh tế biển, sự tăng trưởng của các ngành du lịch dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản và dầu khí, công nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản, việc tập trung dân cư, quá trình đô thị hóa tại các vùng ven biển đã và đang tạo nhiều áp lực đến môi trường biển do sự gia tăng lượng nước thải, chất thải rắn cũng như nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên.

Hiện Việt Nam có 28/63 tỉnh, thành phố có biển với dân số 51 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 34%. Theo các chuyên gia, quá trình đô thị hóa kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân gia tăng, đồng nghĩa với gia tăng phát sinh chất thải, gây sức ép lên môi trường.

Thống kê đến hết năm 2019, cả nước có 38/178 đô thị loại 4 trở lên có hệ thống xử lý nước thải tập trung (đạt hơn 21%). Tỷ lệ nước thải ở các khu đô thị loại 3 trở lên được thu gom, xử lý đạt chuẩn quy định chỉ 12,5%. Có 49 nhà máy, trạm xử lý nước thải tập trung đô thị đang được khai thác…

Như vậy, có thể thấy lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý rất thấp, chưa kể lượng nước thải sinh hoạt nông thôn ven biển chưa được kiểm soát và các nguồn thải từ các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội đang là một trong những áp lực lớn với môi trường nước biển.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước 🍀 15 Bài Mẫu Hay

Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển Hay Nhất – Mẫu 2

Bài thuyết trình về môi trường biển hay nhất sẽ là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Trái đất của chúng ta bao la biển cả và rừng núi bạt ngàn, tạo nên một nét đẹp vô cùng hùng vĩ của núi non và sông nước hài hoà. Biển là nơi tham quan và là nơi vui chơi, giải trí của mọi người từ trẻ con đến người già, người nội trợ đến những người đi làm. Nó là nơi con người tìm về để giảm đi những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống bộn bề vào các kỳ nghỉ. Biển cung cấp cho ta bao nhiêu tài nguyên, hải sản thơm ngon. Vậy mà giờ đây biển đang bị đe doạ, đang ngày một ô nhiễm, thế giới sẽ như thế nào nếu biển ô nhiễm nghiêm trọng. Phải làm gì để cứu lấy làn nước xanh trong lành ấy.

Việt Nam có vùng bờ biển đặc quyền kinh tế trên 1. 000. 000 km² và hơn 3. 000 đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kem dài trên 3. 260 km, vị trí địa hình thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, nhưng nó đang bị ô nhiễm trầm trọng. Hiện tượng hải sản tự nhiên và nuôi trồng đột ngột chết trên quy mô lớn do độc tố học và tảo biển.

Có rất nhiều rác thải, vỏ lon nước ngọt túi nilon trần ngập quanh bờ biển. Màu nước biển không còn xanh mà càng ngày càng đục và bẩn, nếu chạm vào người rất là ngứa. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ PH trong nước biển bề mặt tầng biến đổi. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm và một số chủng bảo vệ thực vật.

Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp du lịch tràn lan, nuôi trồng thuỷ hải sản bất hợp lý, dân số tăng và nghèo khổ nên họ cũng tích cực khai thác vô tổ chức tài nguyên biển, vì dựa vào biển mà sống, đối mặt với sự khốc liệt, gắn liền với cuộc sống trên thuyền nên tư duy của họ rất đơn giản, khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển là vấn đề quá xa vời. Tập quán và phong tục sống còn lạc hậu, học vấn thấp nên với họ cái làm ra đồng tiền mới là quan trọng nhất.

Chủ yếu lượng rác trên biển là có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xử nước thải, chất thải rắn chưa qua xử lý ra các con sông đồng bằng ven biển hoặc là thẳng ra biển. Khi nuôi trồng thuỷ hải sản thải chủ yếu các loại thức ăn hóa học có hại cho biển. Việc khai thác hải sản bằng mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm con kiệt nhanh nguồn lợi thuỷ sản, gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển.

Do nguồn du linh biển lớn đã khiến hàng ngày có hàng tấn chất thải đổ ra biển gây ông nhiễm nghiêm trọng. Một nguyên nhân nữa là tràn dầu, kinh tế đang phát triển hội hỏi một lượng dầu lớn, lợi ích kinh doanh dẫn đến khai thác dầu quá mức. Hậu quả là một lượng dầu lớn bị ra rồi ra mới trường biển do hoạt động của các tàu hay do hiện tượng đắm tàu chở dầu, do các máy khoan thăm giò. Ô nhiễm môi trường biển còn do hoạt động của các cảng do hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải đang uy hiếp nghiêm trọng tới môi trường biển.

Ô nhiễm biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hai sản, du lịch biển. Môi trường biển bị ông nhiễm giảm đi sức hút với khách du lịch. Tràn dầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn, cổ biển, vùng bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái.

Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các mang dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm con cân điều hoà oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn. Các chất hóa học độc hại làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái, nó gây biến đổi gen, phá hủy cấu trúc tế bào vi khuẩn, gây chết cả quần thể. Các loài sinh vật bị đe dọa và bị chết do môi trường sống ông nhiễm quá nặng nề. Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của cả nước, gây khó khăn trong việc phát triển cuộc sống dân cư vùng biển.

Để bảo vệ môi trường biển cần nâng cao ý thức của người dân, tuyên truyền giáo dục cho họ hiểu những tác hại nguy hiểm có thể xảy ra. Hỗ trợ nguồn vốn, lo cho cuộc sống người dân vùng biển ổn định hơn. Nghiêm cấm việc vứt rác ra bờ biển của khách du lịch biển, thường xuyên nhặt rác bẩn dọc bờ biển để hạn chế việc ô nhiễm. Giám sát hoạt động xả thải nước bẩn ở hộ dân và khu nuôi trồng thuỷ hải sản. Xây dựng hệ thống hóa sinh xử lý nước thải trước khi đưa xuống biển. Đưa ra các hình thức xử phạt với những tổ chức làm trái quy định.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương về việc quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển, chức trong công tác phòng ngừa, kết hợp với xử lý có hiệu quả cao ô nhiễm, cải thiện mới trường biển vùng ven biển. Nghiêm ngặt trong giao thông đường thuỷ, tránh tai nạn và tràn dầu, tăng cường bảo vệ các mỏ dầu khí trên biển. Khai thác thuỷ hải sản hợp lý để bảo vệ những nguồn gen quy.

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình chung tay bảo vệ biển. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ để cho biển không bị ô nhiễm. Vì một Việt Nam xanh- sạch- đẹp phát triển không ôm nhiễm, vì tương lai tốt đẹp của chính bạn hãy luôn bảo vệ biển.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Đất, Không Khí 🌟 Những Bài Viết Hay

Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển Ngắn Gọn – Mẫu 3

Tham khảo bài thuyết trình về môi trường biển ngắn gọn với cách viết súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng do hậu quả của sức ép tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của các ngành du lịch, dịch vụ biển; khai thác khoáng sản, dầu khí… và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển. Theo đánh giá của các chuyên gia, giai đoạn 2016-2020, công tác quản lý và kiểm soát môi trường biển đã có nhiều nỗ lực với hàng loạt công cụ pháp lý được ban hành, đây là giai đoạn hình thành, kiện toàn hệ thống quản lý tổng hợp biển từ trung ương đến địa phương; chất lượng môi trường biển được duy trì khá tốt.

Tuy nhiên tại một số khu vực nuôi trồng thủy sản (NTTS), khu vực cửa sông, cảng biển, môi trường nước biển còn bị ô nhiễm cục bộ và mang tính thời điểm. Bên cạnh đó, một số sự cố môi trường do xả thải chất thải công nghiệp, sự cố tràn dầu trên biển, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển. Theo báo cáo Hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia vừa được Bộ TN&MT công bố, phần lớn các chất thải từ đất liền đã tác động gián tiếp đến môi trường nước biển và hải đảo thông qua các cửa sông ven biển, mức độ gia tăng tại các cửa sông chảy qua hoặc gần các thành phố biển.

Kết quả thống kê cho thấy, có 74% lượng chất thải rắn của các địa phương có biển được thu gom; lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 122-163 triệu m3/ngày; có đến 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước tập trung ở khu vực ven biển… Hệ quả không chỉ gây áp lực lên hạ tầng đô thị mà còn tác động đến không gian của các đô thị ven biển, tác động rõ nhất là sự thay đổi cảnh quan ven biển, điển hình như các dự án lấn biển làm khu nghỉ dưỡng.

Bên cạnh đó, sự gia tăng chất thải nhựa đại dương trong những năm gần đây là vấn đề lớn mang tính toàn cầu và cũng là áp lực lớn trong công tác quản lý chất thải trên biển ở nước ta. Tại các cảng biển, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ các hoạt động nạo vét luồng cảng và đổ thải vật liệu nạo vét, làm tăng độ đục, thay đổi chế độ thủy hải văn, ô nhiễm trầm tích đáy biển; quá trình bốc dỡ hàng hóa gây phát tán các chất ô nhiễm như dầu mỡ, các loại quặng chứa kim loại nặng, thuốc trừ sâu, phân bón, khí độc, bụi….

Báo cáo Hiện trạng môi trường biển của Bộ TN&MT cũng chỉ rõ, nguồn gây ô nhiễm còn phát sinh từ hoạt động vận tải biển bao gồm: sự cố rò rỉ dầu và hóa chất; xả thải từ quá trình vận hành phương tiện; chất độc hại phát tán từ các loại sơn vỏ tàu chống hà… Trong đó, ô nhiễm môi trường biển do sự cố rò rỉ dầu là hiện tượng được biết đến phổ biến trên thế giới. Ước tính 10 – 15% lượng dầu phát tán trên biển là từ những tai nạn tàu chở dầu.

Cùng với đó, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tiềm ẩn nhiều áp lực tới môi trường trong tất cả các giai đoạn từ thăm dò, khai thác, vận chuyển đến tháo dỡ giàn khoan. Ước tính có có khoảng trên 1.000 sản phẩm để pha chế dung dịch khoan, hầu hết các dung dịch khoan chứa khoảng 8 – 12 thành phần khác nhau, bao gồm nhiều kim loại Asen, Barium, Chromium, Cadmi, Đồng, Sắt, Chì, Thủy ngân, Nickel và Kẽm…. Đây là những kim loại có nguy cơ gây độc đối với môi trường biển.

Đáng quan ngại hơn là các hoạt động khai thác khoáng sản biển cũng gây nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Nước thải từ các mỏ than có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến vùng ven bờ như gây bồi lấp, làm mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất lượng nước…Có thể thấy những bãi thải tại Quảng Ninh, nhất là khu vực gần vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long là minh chứng điển hình. Điều này đã tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm và ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực xung quanh.

Theo các chuyên gia môi trường, biển và đại dương hứng chịu những tác động nghiêm trọng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm và suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học… Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển, tồn vong của nhiều dân tộc, quốc gia bị đe dọa. Những thách thức này ngày càng bị trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19 đang gây ra những hệ lụy to lớn và làm phân tán nguồn lực dành cho các nỗ lực phát triển kinh tế biển và bảo vệ đại dương. Vì vậy, nếu chúng ta không khẩn khẩn trương hành động và có giải pháp ngay từ bây giờ thì những hệ lụy phải gánh chịu do ô nhiễm và suy thoái là rất lớn.

Để giải quyết những thách thức về ô nhiễm môi trường biển, cần xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển như: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác.

Đồng thời, các công cụ pháp lý liên quan đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát liên ngành trong kiểm soát môi trường biển cũng được xây dựng, hoàn thiện như: tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường, quan trắc cảnh báo môi trường, xác định các điểm nóng môi trường hoặc ô nhiễm, các loại giấy phép và biện pháp kiểm soát sử dụng đất ven biển và mặt nước biển và hải đảo…

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển Đạt Điểm Cao – Mẫu 4

Bài thuyết trình về môi trường biển đạt điểm cao sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Hiện tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo Việt Nam đã và đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, khai thác hải sản hủy diệt, đô thị hóa, sử dụng thiếu quy hoạch bãi triều, nuôi trồng hải sản, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, a xít hóa đại dương, giao thông hàng hải. Bởi vậy, cần áp dụng nhiều cách tiếp cận để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phục vụ phát triển kinh tế bền vững. Viện tài nguyên quốc tế đã thống kê có tới 80% rạn san hô của Việt Nam đang trong tình trạng bị đe dọa (nguy hiểm), trong đó 50% nguy cấp.

Để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, các nhà khoa học đã kiến nghị nhiều giải pháp như nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo và phát triển tài nguyên biển của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và khách du lịch.

Sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm tài nguyên bởi việc khai thác, sử dụng các nguồn biển và hải đảo chưa thực sự có hiệu quả, còn thiếu tính bền vững, nhất là trình độ khai thác tài nguyên biển của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu hơn hẳn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cho nên dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên, hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, cần phải nâng cao ý thức và hành động của con người trong việc sử dụng, khai thác tài nguyên biển, ven biển và hải đảo.

Việc chú trọng phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên là một giải pháp cần được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo và phát triển tài nguyên biển. Sự suy thoái và ô nhiễm là một trong những nguyên nhân tiêu cực tác động đến môi trường biển vì thế phải tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Đẩy mạnh quản lý tổng hợp đới bờ bởi đới bờ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Với những vùng đất đồng bằng ven biển màu mỡ và các nguồn tài nguyên biển phong phú, cộng với khả năng tiếp cận thị trường quốc tế một cách dễ dàng, đới bờ đã và đang thu hút sự quan tâm của con người. Đối với Việt Nam, vùng đới bờ biển được xác định theo Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg gồm các huyện, thành phố ven biển, vùng biển tính từ mép nước biển ra biển sáu hải lý.

Đới bờ là tụ điểm phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, nơi tập trung rất nhiều hoạt động kinh tế – xã hội, đồng thời cũng là nơi chịu nhiều ảnh hưởng bởi các hoạt động này. Trong tương lai, tầm quan trọng của đới bờ sẽ càng lớn hơn do lượng cư dân đến sinh sống tại khu vực đới bờ ngày càng nhiều. Việc quản lý tổng hợp đới bờ hiệu quả sẽ góp phần thiết thực nhằm bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển, ven biển và hải đảo nói riêng; giảm nhẹ thiên tai đối với cuộc sống của con người.

Tiến hành quan trắc định kỳ và ghi chép số liệu cụ thể để đánh giá hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo. Từ đó, kịp thời cảnh báo để xử lý nhanh chóng và có biện pháp cải thiện chất lượng môi trường tốt nhất. Không chỉ với ngư dân mà hơn hết các cơ quan chức năng phải có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi diễn biến và vào cuộc nhanh chóng để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Cần xây dựng và áp dụng mạnh mẽ các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, ven biển và hải đảo như: Lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, lệ phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính, thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, ven biển và hải đảo, các quỹ môi trường và các khoản trợ cấp khác. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường là một trong những biện pháp rất quan trọng nhằm bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển, ven biển và hải đảo nói riêng đó là hoàn thiện hệ thống.

Công tác bảo vệ môi trường biển trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật từ cấp trung ương đến địa phương. Bên cạnh các chính sách về bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo nói chung, cần nghiên cứu, xây dựng chương trình bảo vệ môi trường biển trong phát triển kinh tế nhằm cụ thể hóa các hoạt động bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo và phát triển tài nguyên biển.

Vấn đề bảo vệ môi trường biển, ven biển và hảo đảo và phát triển tài nguyên biển hiện nay đang trở nên cáp bách và có nhiều dấu hiệu đáng báo động đối với đất nước ta nói riêng và các quốc gia trên toàn thế giới nói chung. Song, nếu mỗi chúng ta tự ý thức nâng cao trách nhiệm của mình, không xả rác, nước thải chưa qua xử lý những chất thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước thì những vấn đề liên quan đến môi trường biển, ven biển và hải đảo sẽ được khắc phục.

Chính vì thế, việc bảo vệ môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học là vấn đề cấp bách cần sự chung tay của mỗi chúng ta.

Đón đọc 🌹 Thuyết Minh Về Ô Nhiễm Môi Trường, Bảo Vệ Môi Trường 🌹 Các Bài Văn Ấn Tượng

Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển Chọn Lọc – Mẫu 5

Bài thuyết trình về môi trường biển chọn lọc sẽ giúp các em học sinh có thêm những gợi ý hay để hoàn thành tốt bài văn của mình.

Việc gia tăng các nguồn thải từ lục địa, đặc biệt là theo các dòng chảy sông ra biển dẫn đến môi trường biển nhiều nơi đang có xu hướng suy giảm về chất lượng. Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, đô thị. Theo ước tính của các nhà khoa học, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra đại dương. Nhiều sinh vật nhầm tưởng rác thải là thức ăn hoặc mắc kẹt giữa các ngư cụ dẫn đến việc sinh cảnh bị phá hủy.

Số liệu từ Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố năm 2018, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới. Ô nhiễm rác thải biển không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động đến phát triển kinh tế, cộng đồng dân cư ven biển; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh lương thực.

Theo số liệu quan trắc nhiều năm, hàm lượng chất rắn lơ lửng luôn ở mức tương đối cao tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Hàm lượng amoni (NH4+) tại hầu hết các khu vực đã ở mức cao vượt ngưỡng cho phép, đặc biệt là ở khu vực biển ven bờ miền Bắc. Hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước biển vượt ngưỡng cho phép tại hầu hết các khu vực cảng biển và có xu hướng gia tăng.

Hoạt động dầu khí, vận tải biển, với quy mô khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí cùng 272 bến cảng biển đang hoạt động với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm, nhiều năm qua có đóng góp lớn cho nền kinh tế. Ngoài nước thải lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15.000 tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23 – 30% là chất thải rắn nguy hại chưa xử lý…

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm môi trường biển trong những năm gần đây đã làm cho nhiều loài sinh vật biển giảm mạnh về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ. Có đến 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở cấp độ khác nhau, trong đó, có hơn 70 loài sinh vật biển đã bị liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt cả số lượng và chất lượng. Các nguồn cá dự trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm 1990 xuống còn 3 triệu tấn như hiện nay. Kích thước trung bình của cá và tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể.

Ở nhiều vùng biển đặc trưng, sự suy giảm nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học đã thấy rõ. Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới do UNESCO công nhận năm 2004. Đây không chỉ là khu dự trữ sinh quyển mà còn có tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo thống kê, tại Cát Bà có 196 loài cá biển, 132 loài san hô, 532 loài động vật đáy… sự đa dạng sinh học và nguồn lợi ven biển đóng góp lớn cho sự phát triển của Cát Bà. Tuy nhiên, khoảng gần 10 năm gần đây, một số nguồn lợi quan trọng tại đây đang ở tình trạng suy giảm nghiêm trọng.

Tương tự, đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), nơi vốn được ghi nhận là có tài nguyên phong phú và đa dạng sinh học lớn, rạn san hô ở đây thuộc loại tốt nhất miền Bắc, với trữ lượng lớn, chỉ riêng khu vực Đông Bắc đảo – một khu vực nhỏ mà đã có đến hơn 80 loài được ghi nhận. Tuy nhiên, những năm gần đây, trữ lượng san hô cũng bị suy giảm mạnh, độ phủ của rạn ở nhiều nơi trước đây đạt đến 90%, nhưng đến nay những điểm tốt nhất chỉ còn 30 – 50%.

Đa dạng sinh học có ý nghĩa lớn không chỉ với việc phát triển kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu, bảo vệ môi trường. Do vậy, sự suy giảm về đa dạng sinh học là vấn đề lớn, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đời sống của người dân, đặc biệt là những ngư dân kiếm sống nhờ nguồn lợi thủy, hải sản.

Để thực sự đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn, việc ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển đã được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới. Theo đó, cần kiểm soát hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước biển bằng biện pháp áp dụng các công cụ kinh tế và chính sách trong quản lý môi trường biển, như: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính thuế, cấp phép và thu hồi Giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác…

Cần có sự liên kết phối hợp liên tỉnh, liên vùng và liên ngành chặt chẽ, hiệu quả trong việc kiểm soát các nguồn trực tiếp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường vùng biển ven bờ, đặc biệt là nguồn thải từ các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ… dọc theo bờ biển, trên các đảo, cụm đảo; bảo đảm nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra biển.

Trong giai đoạn tới, cần tập trung tăng cường năng lực ứng phó nhanh, hiệu quả với các sự cố môi trường ở các vùng cửa sông ven biển và trên biển; xã hội hóa, kêu gọi đầu tư từ khối doanh nghiệp trong hoạt động giám sát và ứng phó sự cố môi trường biển; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các yêu cầu về điều kiện, năng lực ứng phó sự cố của tàu, thuyền hoạt động trên biển hoặc đi qua các vùng biển Việt Nam.

Chia sẻ 🌼 Kể Lại Một Việc Tốt Em Đã Làm Để Góp Phần Bảo Vệ Môi Trường 🌼 15 Bài Văn Hay

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển – Mẫu 6

Để giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường biển, tham khảo bài viết đặc sắc sau đây:

Đất nước Việt Nam có bờ biển kéo dài trên 3.260km, và hơn 3.000 các đảo lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế biển như dầu khí, du lịch, thủy sản.v.v… Nhưng thực tế cho thấy chính những nhu cầu lợi ích đó của con người đã và đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên biển và làm cho môi trường biển ngày càng ô nhiễm một cách trầm trọng.

Các số liệu thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 70% chất thải đổ ra biển có nguồn gốc từ đất liền khi các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, thuốc bảo vệ thực vật…. mà lượng lớn chất thải này chưa được sử lý, thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra các sông, trăm sông đổ về biển hoặc xả trực tiếp ra biển, mang theo một lượng lớn các chất bồi lắng, nhựa, hóa chất, kim loại, cặn dầu, thậm chí cả những chất phóng xạ.

Một nguyên nhân nữa đó là công tác vệ sinh tại các khu du lịch ven biển chưa được chú trọng, rác thải chưa được thu gom xử lý triệt để, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn kém dẫn tới tình trạng vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi trên biển biến bãi biển thành nơi chứa rác khổng lồ. Ngoài ra ô nhiễm chất thải do các hoạt động trên biển như hàng hải, tai nạn tràn dầu từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí. Các vụ chìm tàu, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản bất hợp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường biển.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, chất lượng môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam đang tiếp tục suy giảm. Đã có 70 loài hải sản được đưa vào danh sách đỏ để bảo vệ, 85 loài ở tình trạng nguy cấp ở nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt là hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện năm 2002, 2003 ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi trồng thủy hải sản.

Từ tháng 12/2006 đến cuối tháng 4/2007, có khoảng 21.600 – 51.800 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm biển Việt Nam từ Bắc đến Nam, trong đó chỉ có 20 tỉnh, thành ven biển đã vớt và xử lý 1.721 tấn, số còn lại khuyếch tán, lan rộng, gây hậu quả cho thực vật và sinh vật biển .

Tất cả những nguyên nhân trên đã và đang làm tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nguồn tài nguyên từ biển bị suy giảm đáng kể, hủy hoại môi trường sống của chính con người chúng ta. Việt Nam có tiềm năng về du lịch biển, nếu vấn đề rác thải không được chú trọng sẽ dẫn tới tình trạng giảm lượng khách du lịch trong và ngoài nước.

Mặt khác, hải sản là một trong những nguồn thức ăn chính của chúng ta, nhưng do tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng, những loài hải sản sống trong môi trường bị nhiễm bẩn sẽ bị nhiễm một số chất độc hại và một số bệnh. Khi ăn phải những loại hải sản này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, sinh ra nhiều loại dịch bệnh như tiêu chảy, các bệnh về mắt, về da, ung thư .v.v…

Một số biện pháp khắc phục cần được thực hiện để bảo vệ môi trường biển là xây dựng hệ thống xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn trong các nhà máy, các khu công nghiệp, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường, có chế tài để xử phạt những hành vi vi phạm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển Đặc Sắc – Mẫu 7

Tham khảo bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường biển đặc sắc với những thông điệp ý nghĩa và cách diễn đạt hấp dẫn, ấn tượng với người đọc.

Như chúng ta đã biết thì hiện nay tình trạng ô nhiễm đang diễn ra khắp nơi như ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và cũng không nằm ngoài sự ô nhiễm đó chính là ô nhiễm môi trường biển. Trong thời gian gần đây, báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác đã đưa tin rất nhiều về hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng ven biển miền Trung làm cho cuộc sống của người dân nơi đây đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

Sự việc này gây nên nhiều mối lo ngại về việc có nên sinh sống ở vùng đất này. Chưa có một bài báo nào nói về nguyên nhân chính thức gây ra sự việc trên tuy nhiên điều chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là môi trường biển đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Biển là nơi rất giàu có và đa dạng về tài nguyên, chứa đựng đầy tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Không những thế, biển còn là nơi dễ dàng phát triển về du lịch và phát triển ngành chăn nuôi thủy hải sản.

Tuy biển đẹp là thế, có ích là thế nhưng biển cũng đang dần bị ô nhiễm bởi nhiều tác nhân mà tác nhân chủ yếu là lại do chính con người. Điều đầu tiên phải kể đến đó chính là do ý thức của người dân người. Hàng ngày có hàng tấn rác thải chưa được xử lý đổ ra biển, người dân sống ven biển cũng lấy bờ biển làm nơi đổ rác. Hành động thiếu ý thức của người dân đã góp phần làm môi trường biển bị ô nhiễm hơn.

Ngoài ra, các nhà máy, xí nghiệp cũng xả nước thải cùng với những hóa chất độc hại ra biển không những làm cho biển ô nhiễm mà còn có tác hại xấu đến sức khỏe con người và mọi loài sinh vật sống ở đây. Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở một số cảng hàng hải do tàu thuyền ra vào nhiều, nạo vét luồng lạch, đổ rác thải,…, một số cảng biển còn có lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép như cảng Vũng Tàu vượt đến 3,1 lần. Nhiều người dân còn đánh bắt cá bằng cách sử dụng bom mìn gây ra rất nhiều chất hóa học có hại.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến tình trạng biển bị ô nhiễm là do những mặt trái của sự phát triển xã hội. Xã hội ngày càng phát triển và đồng thời nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao, ngành du lịch biển cũng từ đó mà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên du lịch ngày càng phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc tài nguyên biển bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên biển đồng thời cũng thải một lượng rác thải không hề nhỏ ra biển. Và một nguyên nhân nhỏ nữa đó chính là do tràn dầu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế làm tăng lượng tiêu thụ dầu mỏ. Lợi ích kinh tế đi kèm với việc dầu bị khai thác quá mức làm cho một lượng dầu lớn bị rò rỉ ra biển gây ô nhiễm biển, các loài cá cũng từ đó mà chết do không có đủ oxy để sống gây thiệt hại rất lớn cho môi trường biển và những vùng nuôi trồng hải sản. Nguyên nhân cuối cùng có lẽ là do các cơ quan quản lý còn lỏng lẻo và chưa thực sự thắt chặt việc kiểm soát vấn đề xử lý rác thải của các doanh nghiệp, xí nghiệp và các khu du lịch.

Ô nhiễm môi trường biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hải sản, du lịch biển,… Một nghiên cứu năm 2008 đã cho thấy hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 69 USD thu nhập từ ngành du lịch vì hệ thống xử lý vệ sinh kém. Môi trường biển bị ô nhiễm cũng làm giảm đi sức hút với khách du lịch.

Để góp phần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng thì mỗi người cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như không xả rác bừa bãi ra biển hay tổ chức nhiều cuộc đi thực tế và thu dọn bãi biển,…

Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải tăng cường quản lý để giảm thiểu lượng rác thải có hại ra môi trường biển để giữ cho cảnh quan thiên nhiên không bị cướp dưới bàn tay tử thần và để cho những người dân sống bám vào biển bớt nhọc nhằn về miếng cơm manh áo.

SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Trình Về Môi Trường, Ô Nhiễm Và Bảo Vệ Môi Trường 💧 15 Bài Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường biển học sinh giỏi sẽ là tư liệu hay mang đến những thông tin phong phú và đa chiều về vấn đề này.

Môi trường biển Việt Nam có diện tích hơn 1 triệu km2. Vì vậy, việc ứng dụng và đa dạng hóa các phương thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển quốc gia, nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Ô nhiễm hữu cơ tuy chỉ có tính cục bộ nhưng khá cao và vượt mức cho phép ở gần các khu du lịch, đông dân cùng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang ảnh hưởng tới phát triển KT-VH-XH… tác động xấu đến môi trường biển.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020. Đây là báo cáo đầu tiên về hiện trạng môi trường biển quốc gia, được xây dựng sau khi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 có hiệu lực thi hành. Báo cáo đánh giá tổng quan các vấn đề về hiện trạng và diễn biến môi trường biển và hải đảo quốc gia trong 5 năm qua. Báo cáo cũng chỉ rõ, dưới áp lực phát triển kinh tế – xã hội, môi trường biển và hải đảo chịu tác động lớn. Chất lượng môi trường nước biển chịu tác động mạnh của hoạt động phát triển KT-XH khu vực ven bờ.

Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá toàn diện về thải lượng các chất ô nhiễm trực tiếp xả ra môi trường biển, phần lớn các nghiên cứu tập trung phân tích, tính toán thải lượng của một ngành nghề hoặc một hoạt động phát thải ra vùng biển. Do hạn chế về nguồn số liệu, báo cáo phân tích nguồn thải về quy mô tác động, mức độ ảnh hưởng, thành phần chất thải phát sinh. Các nguồn thải chính được đề cập trong báo cáo gồm nguồn thải từ hoạt động dân cư (sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ); nguồn thải từ hoạt động công nghiệp; nguồn thải từ hàng hải trên biển; nuôi trồng thủy hải sản trên biển; khai thác, thăm dò dầu khí trên biển.

Báo cáo hiện trạng môi trường biển chỉ ra rằng, phần lớn các chất thải từ đất liền tác động gián tiếp đến môi trường nước biển và hải đảo, theo các dòng chảy sông ra biển, mức độ gia tăng tại các cửa sông chảy qua hoặc gần các thành phố biển dẫn đến môi trường biển nhiều nơi đang có xu hướng suy giảm về chất lượng. Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, đô thị.

Báo cáo hiện trạng môi trường biển 2016-2020 cũng xác định rõ các nguồn thải trên biển. Theo đó, nguồn thải từ hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và hoạt động từ du lịch biển là nguồn thải có mức độ tác động lớn nhất và là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trưởng cục bộ tại một số vịnh, đầm phá ven biển Việt Nam. Bên cạnh đó, sự gia tăng chất thải nhựa đại đương trong những năm gần đây là vấn đề lớn, mang tính toàn cầu và cũng đang gây áp lực không nhỏ trong công tác quản lý chất thải trên biển ở nước ta.

Việc xảy ra một số sự cố môi trường do xả thải chất thải công nghiệp, tràn dầu, ô nhiễm môi trường biển để lại hậu quả nặng nề làm gia tăng ô nhiễm đối với môi trường, hệ sinh thái biển, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế biển như du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân. Tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ và dầu mỡ đã và đang diễn ra ở các tỉnh thành ven biển, đặc biệt là vùng cửa sông các tỉnh phía Bắc và dọc dải ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Ô nhiễm hữu cơ tuy chỉ có tính cục bộ nhưng khá cao và vượt mức cho phép ở gần các khu du lịch, đông dân trải dài từ Bắc vào Nam…

Cùng với đó, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường biển. Đặc biệt nước biển dâng trong bão kèm theo sóng lớn có thể gây thiệt hại nghiêm trọng do mức nước dâng cao bất ngờ, gây ngập lụt khu vực ven biển.

Các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững, dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học. Đến nay đã ghi nhận khoảng 100 loài sinh vật biển nước ta có nguy cơ bị đe dọa và quý hiếm được dưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên thế giới) để yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ.

Gợi ý cho bạn 🌟 Giải Thích Các Câu Tục Ngữ Về Thiên Nhiên 🌟 Hay Nhất

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển Ngắn Hay – Mẫu 9

Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường biển ngắn hay sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng và hoàn thành tốt bài kiểm tra trên lớp.

Theo Bộ TN-MT, trong những năm qua, sự gia tăng các nguồn thải từ lục địa, đặc biệt là theo các dòng chảy sông ra biển, dẫn đến môi trường biển nhiều nơi đang có xu hướng suy giảm về chất lượng.

Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, đô thị. Tình trạng xả thải các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn diễn biến ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng gia tăng gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường biển. Đặc biệt, nước biển dâng trong bão kèm theo sóng lớn có thể gây thiệt hại nghiêm trọng do mực nước dâng cao bất ngờ, gây ngập lụt khu vực ven biển.

Ngoài ra, các hệ sinh thái biển cũng đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học. Đến nay đã ghi nhận khoảng 100 loài sinh vật biển nước ta có nguy cơ đe dọa. Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và một số tổ chức quốc tế khác trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng, khoảng hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Để bảo vệ môi trường biển, Bộ TN-MT đã đưa ra các biện pháp như tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển; tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế; triển khai Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường biển; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển Luyện Viết – Mẫu 10

Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường biển luyện viết không chỉ giúp nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn truyền tải những thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường sống.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020, tài nguyên biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững. Ước tính, cỏ biển trên toàn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Hà Tiên đã mất khoảng 40 – 60%; rừng ngập mặn (RNM) mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô đã bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng tự phục hồi.

Theo báo cáo, thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam và ven các đảo ở độ sâu từ 0 – 20 m hiện chỉ còn khoảng trên 5.583 ha. Một số khu vực, thảm cỏ biển hầu như không có cơ hội để phục hồi tự nhiên do có quá nhiều tác động từ hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở khu vực này (Cát Bà, Hạ Long, Quảng Nam…).

Đáng lưu ý, hệ sinh thái (HST) thảm cỏ biển là một trong những HST biển quan trọng, nhưng hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị tổn thương và suy thoái. Sự suy thoái HST thảm cỏ biển thể hiện trên các khía cạnh như giảm số lượng cá thể và số loài, thu hẹp diện tích phân bố, ô nhiễm, thoái hóa môi trường sống, giảm ĐDSH và nguồn lợi kinh tế của các loài quý hiếm. Những cánh RNM nguyên sinh hầu như không còn. Sự suy giảm trầm trọng diện tích RNM đã kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH) biển, đặc biệt mất bãi sinh sản và nơi cư ngụ của các loài thủy sinh.

Báo cáo cũng khẳng định, trong vòng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã mất 12% số rạn san hô; 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Diện tích các rạn san hô bị mất, tập trung chủ yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như Vịnh Hạ Long, các tỉnh ven biển miền Trung và một số đảo có người sinh sống nhiều nơi độ phủ giảm trên 30%. Sự suy giảm diện tích và những tổn thương của nhiều rạn san hô làm suy giảm ĐDSH, sinh thái và chất lượng môi trường biển; thiệt hại cho ngành du lịch, thủy sản và sinh kế của các cộng đồng vùng ven biển.

Hiện nay mặc dù đã nghiên cứu trồng và phục hồi, tái tạo thành công san hô ngoài tự nhiên, nhưng diện tích được phục hồi còn rất thấp. Bên cạnh đó, việc khai thác và đánh bắt cá quá mức, đến nay đã ghi nhận khoảng 100 loài sinh vật biển nước ta có nguy cơ bị đe dọa; nhiều loài quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ IUCN để yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ (37 loài cá biển, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài hai mảnh vỏ, 3 loài mực).

Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và một số tổ chức quốc tế khác trong những năm gần đây cũng chỉ ra rằng, khoảng hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Các chuyên gia cũng khẳng định, hoạt động của con người là nguyên nhân chính của hiện tượng dư thừa các chất dinh dưỡng đổ vào đại dương từ các cống, rãnh, sông, suối. Đó là nguyên nhân gây ô nhiễm, dần sẽ tạo ra những “vùng biển chết” – nơi có hàm lượng ôxy thấp hoặc thiếu ôxy, gây nguy hại tới sự sống của các sinh vật biển.

Đa phần các yếu tố vật lý, động lực có xu hướng gia tăng, các yếu tố hóa học có xu thế suy giảm, các yếu tố sinh học, sinh thái thay đổi theo hướng tiêu cực, gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc hệ sinh thái đại dương và sinh kế ngư dân. Nước biển dâng làm cho không gian môi trường sống của cư dân ven biển bị thu hẹp lại, vùng ven biển và cửa sông sẽ bị xâm nhập mặn sâu hơn; các sinh vật biển và hệ sinh thái sẽ dần biến mất do các vùng biển chết ngày càng mở rộng.

Chính vì vậy, cần phải xác định việc nghiên cứu biến đổi môi trường và ô nhiễm biển, tổ chức quan trắc định kỳ các yếu tố đại dương chỉ thị cho sự thay đổi môi trường đại dương, xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường biển, đại dương quốc gia, bao gồm ô nhiễm…

Để không có những “vùng biển chết” trong tương lai thì công tác bảo tồn biển, gìn giữ đa dạng sinh học, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường biển cũng như bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên biển phải trở thành nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Đón đọc tuyển tập 🌹 Ca Dao Tục Ngữ Về Môi Trường, Bảo Vệ Môi Trường 🌹 hay nhất

Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Biển Sinh Động – Mẫu 11

Tham khảo bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường biển sinh động giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn hay và sử dụng từ ngữ linh hoạt, giàu sắc thái và ý nghĩa.

Sự phát triển kinh tế biển, sự tăng trưởng của các ngành du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản và dầu khí, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản… đã dẫn đến sự tập trung dân cư và quá trình đô thị hóa tại các vùng ven biển, làm gia tăng nước thải, chất thải rắn ảnh hưởng đến môi trường biển.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có tổng dân số khoảng 51 triệu người, mật độ dân số là 354 người/km2, cao hơn trung bình cả nước 1,9 lần, tốc độ gia tăng dân số khoảng 0,91%/năm. Các hoạt động của con người dẫn đến gia tăng chất thải, ảnh hưởng đến môi trường các khu vực ven biển, các vùng biển và hải đảo.

Đi kèm với sự phát triển đô thị ven biển là sự gia tăng dân số, chủ yếu là sự gia tăng cơ học, các đô thị biển cũng thu hút khách du lịch dẫn đến gia tăng các nguồn thải, gây áp lực lên hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống xử lý chất thải… Do đặc thù du lịch ở nước ta có chu kỳ mùa vụ (du lịch biển chủ yếu tập trung vào mùa Hè), lượng du khách tập trung đông vào một thời điểm khiến quá tải hệ thống thu gom rác thải, nước thải… gây ô nhiễm môi trường.

Hoạt động du lịch và dịch vụ biển không chỉ gây áp lực lên hạ tầng đô thị mà còn tác động lên không gian của các đô thị ven biển. Chỉ tính riêng lượng chất thải phát sinh từ các tàu du lịch trên vịnh Bắc Bộ đã ở mức trung bình 11,3 kg rác thải/tàu/ngày đêm. Hiện nay, qua khảo sát các tàu du lịch biển trên vịnh Bắc Bộ cho thấy, có tới 77% số tàu thải chất thải trực tiếp ra vịnh, chỉ có 20% số tàu mang chất thải vào bờ để xử lý.

Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa ở các khu vực ven biển và những tác động của con người đối với môi trường được thể hiện rõ qua thống kê lượng nước thải sinh hoạt tại các đô thị ven biển. Ước tính, tại các khu vực ven biển, lượng nước thải phát sinh sẽ vào khoảng 122-163 triệu m3/ngày, đây là một sức ép lớn đến môi trường biển. Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng các chất hữu cơ, hợp chất chứa nitơ, chất rắn lơ lửng, các thành phần vô cơ, vi sinh vật, vi trùng gây bệnh khác… nếu không được quản lý, kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước biển ven bờ.

Tại huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), theo ước tính, mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 8-10 tấn, chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt. Lượng rác thải thu gom trên huyện đảo này hiện mới đạt mức 6-8 tấn/ngày, trong đó phần lớn là rác thải sinh hoạt. Nguồn rác thải từ các hộ gia đình, chợ, khách sạn… được tập kết về bãi rác Voòng Xi, thuộc khu 4, thị trấn Cô Tô để chôn lấp. Tuy nhiên, số rác thải trên chủ yếu mới được thu gom tập trung ở các tuyến đường trung tâm thị trấn. Trong khi đó, một số khu vực như xã Thanh Lân, Đồng Tiến và các bãi biển có đông khách du lịch, việc thu gom rác thải lại rất hạn chế.

Tại huyện đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng), lượng chất thải chủ yếu tập trung từ hai nguồn là dân cư trên đảo và hoạt động du lịch. Trung bình mỗi ngày đảo Cát Bà phát sinh 58,6 m3 chất thải rắn các loại, thu gom được khoảng 40,74 m3 (chiếm 71%). Trong đó, rác thải phát sinh do hoạt động sinh hoạt, thương mại du lịch chiếm 80-85%; rác thải xây dựng, chế biến nuôi trồng thủy sản chiếm 10-13%, rác thải y tế khoảng 3-5%, các loại khác chiếm khoảng 0,7-1,2%.

Ngoài ra, một áp lực lớn khác đối với môi trường biển là tình trạng rác thải nhựa đại dương đang là vấn đề nóng trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia ven biển như Việt Nam. Chất thải nhựa đại dương trở thành mối nguy lớn cho môi trường biển bởi có số lượng lớn, đặc tính khó phân hủy trong môi trường biển và khả năng di chuyển xa. Tính trung bình, mỗi km2 mặt nước đại dương trên thế giới hiện nay chứa từ 13.000 đến 18.000 mẫu rác thải nhựa, 70% rác thải nhựa ở biển sẽ chìm xuống đáy biển và phá hoại các hoạt động sống ở đáy biển.

Sự gia tăng các nguồn thải từ lục địa, các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội đang đè nặng lên môi trường biển và hải đảo, cùng với sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, các sự cố môi trường biển để lại hậu quả nặng nề.

Theo thống kê của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), chất thải hữu cơ là rác thải từ hoạt động công nghiệp tác động đáng kể đến môi trường biển, làm suy giảm chất lượng thủy sản và một số loài sinh vật biển khác, làm nước biển nhiễm độc, đặc biệt tại các vịnh và khu vực cửa sông nước ta. Tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ, dầu mỡ đang diễn ra ở mức khá cao và vượt mức cho phép ở gần các khu du lịch, khu đông dân cư trải dài từ Bắc vào Nam, đặc biệt là vùng cửa sông tại các tỉnh, thành phố phía Bắc và dọc theo ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Hoạt động khai thác khoáng sản biển, vận tải biển với quy mô khoảng 272 bến cảng biển đang hoạt động với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. Ngoài nước thải có chứa dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15.000 tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23-30% là chất thải rắn nguy hại chưa được xử lý. Hoạt động nuôi trồng thủy sản làm tăng đáng kể lượng chất thải, chủ yếu là từ phân bón và thức ăn. Với tổng diện tích nuôi tôm là hơn 600.000 ha trên cả nước, hằng năm, gần 3 triệu tấn chất thải rắn thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, tài nguyên thiên nhiên biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững. Cỏ biển trên toàn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Hà Tiên đã mất khoảng 40-60%; rừng ngập mặn mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng phục hồi. Thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam và ven các đảo, ở độ sâu từ 0-20 m, hiện chỉ còn khoảng trên 5.583 ha.

Tại một số khu vực như đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng), thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), vùng biển tỉnh Quảng Nam…, thảm cỏ biển hầu như không có cơ hội để phục hồi tự nhiên do có quá nhiều tác động từ hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản… Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã mất 12% rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng, tập trung chủ yếu ở các vùng có đông dân cư như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung và một số đảo khác.

Các hệ sinh thái biển đang bị khai thác thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học. Đến nay, Sách đỏ Việt Nam và danh mục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã ghi nhận khoảng 100 loài sinh vật biển nước ta có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng. Một kết quả nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế khác cũng cho thấy, hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác. Trong đó, có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt, sản lượng đánh bắt giảm đáng kể. Nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 1989 đến nay, cả nước có hơn 100 vụ tràn dầu do tai nạn hàng hải, tràn ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Điển hình như sự cố tràn dầu tàu Formosa One xảy ra năm 2001 tại vịnh Gành Rái, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do không tuân thủ chỉ dẫn của Cảng vụ Vũng Tàu, tàu Formosa One đã đâm vào tàu Petrolimex-01 làm tràn dầu khoảng 900 m3, tương đương 750 tấn dầu DO.

Năm 2019, tại khu vực sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh đã xảy ra sự cố tràn dầu của tàu Vietsun chở 150 tấn dầu bị chìm, 150 m3 dầu FO và 20 m3 dầu DO từ tàu này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực rừng phòng hộ Cần Giờ và các khu vực nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, nhiều sự cố tràn dầu đã xảy ra như: sự cố tàu hàng 8.000 tấn chìm trên sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh vào ngày 18/10/2019; sự cố chìm tàu Nordama Sophia của Thái Lan trên biển Hà Tĩnh ngày 28/11/2019 gây ra hiện tượng dầu vón cục trôi dạt trên bờ biển thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh…

Ngoài các sự cố tràn dầu trên biển, tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý xuống môi trường nước biển ven bờ đã gây hậu quả nghiêm. Điển hình là sự cố môi trường biển do Công ty Trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra khiến hải sản chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung, đặc biệt tại 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế xảy ra vào đầu tháng 4/2016, để lại hậu quả rất nghiêm trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước.

Sự cố tràn dầu gây ảnh hướng xấu đến hệ sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đàm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Khi cháy loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi tính chất. Hàm lượng dầu trong nước tăng, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ô-xy giữa không khí và nước, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Thơ 4 Chữ Về Thiên Nhiên Môi Trường 💕 hay nhất

Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển – Mẫu 12

Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường biển sẽ là những giải pháp được đề xuất giúp hạn chế và khắc phục những tổn hại của môi trường tự nhiên.

Ô nhiễm môi trường biển là một trong những vấn đề lớn trên toàn thế giới. Các vùng biển hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Mà đây lại là một trong các nguyên nhân gây hại tới sức khỏe và các hoạt động sống của con người. Vậy ô nhiễm môi trường biển là gì? Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục như thế nào?

Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị các nguyên nhân khác nhau tác động làm thay đổi tính chất. Gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số sinh hóa của nước biển. Đồng thời, nó gây hại tới sức khỏe con người. Cũng như các sinh vật sống trên biển. Bởi, việc nguồn nước biển ô nhiễm sẽ kéo theo các loài sinh vật dười biển có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kèm theo đó là hệ sinh thái, cảnh quan của biển cũng sẽ gặp những tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề.

Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày).

Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển. Tình trạng ô nhiễm này chính là các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển.

Nguyên nhân tự nhiên bao gồm sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng gây nên hiện tượng các loài sinh vật bị chết hàng loạt. Khiến nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi. Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất. Do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông. Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng…

Việc sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người sẽ khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Việc này có thể dẫn đến việc một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, do việc khai thác này rất khó kiểm soát nên các xác thủy hải sản còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy. Gây ô nhiễm cho nước biển. Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.

Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… Chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp đổ ra sông. Rồi theo dòng chảy ra biển gây là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra, việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch. Đây chính là nguyên nhân gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.

Việc khai thác dầu cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu cũng sẽ nước biển nhiễm một số chất độc hại. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.

Ô nhiễm môi trường biển gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng, làm suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô. Phá hoại và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản gần bờ. Mất mỹ quan, khiến doanh thu cảu ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Làm hỏng hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy. Tác động và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển,…

Kiểm soát môi trường biển là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển hiệu quả nhất. Cần có những hoạt động tuần tra, kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển. Nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất độc hại. Những hoạt động này sẽ khiến thủy hải sản bị chết hàng loạt khiến một số loài có khả năng bị tuyệt chủng. Cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi cố tình hay không chấp hành luật pháp của nhà nước.

Ngoài ra, cần quy hoạch hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,… Để tránh tình trạng khai thác tràn lan, không phù hợp và khó quản lí như hiện nay. Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp. Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước biển rất đáng chú ý. Do đó, nhà nước cần yêu cầu những công ty phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi thải xả ra môi trường.

Bên cạnh việc xây dựng các hệ thống đê, kè, mương,… Để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,… Chúng ta cần sử dụng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc tử thiên nhiên để làm sạch môi trường. Như: vôi, than hoạt tính,… Đồng thời, tích cực phát động những hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường theo định kỳ và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ trên ghế nhà trường.

Trong những năm gần đây, nước ta đang khủng hoảng trong việc ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Mà biển có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh tồn của loài người. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, tức là bảo vệ tương lai của loài người.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển Ý Nghĩa – Mẫu 13

Đón đọc bài thuyết trình về bảo vệ môi trường biển ý nghĩa và cùng lan toả những thông điệp có giá trị sống còn đến cộng đồng.

Nước thải chưa qua xử lý, các sự cố môi trường như tràn dầu, doanh nghiệp (DN) xả thải sai quy định… đang là những nguyên nhân chính tác động lên môi trường biển của Việt Nam. Điều này đang gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và nhiều tổn hại khó lường với các hệ sinh thái, sinh vật biển.

Việt Nam có 28/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển với dân số khoảng 51 triệu người, tốc độ gia tăng dân số trung bình khoảng 0,91%. Cùng với quá trình đô thị hóa, kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, đồng nghĩa với gia tăng phát sinh chất thải gây sức ép lên môi trường.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh các ngành kinh tế biển, đảo với hàng loạt hoạt động như khai thác dầu khí, hàng hải, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch biển… đã và đang gây sức ép đến môi trường nước, trầm tích biển khu vực ven bờ. Theo Bộ Xây dựng, ước tính năm 2019, lượng nước thải phát sinh tại các thành phố lớn, thành phố du lịch khoảng 122-163 triệu m3/ngày. Con số này ở TPHCM là hơn 17 triệu m³/ngày.

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng các chất hữu cơ, hợp chất chứa ni tơ, chất rắn lơ lửng, photsphat, clorua. Ngoài ra, còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh khác, nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước biển ven bờ. Trong khi, đến hết năm 2019 cả nước chỉ có 38/178 đô thị loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ 21,35%. Tỷ lệ nước thải ở các đô thị này được xử lý đạt chuẩn chỉ đạt 12,5% và vẫn còn khoảng 26% lượng chất thải rắn chưa được thu gom, thải thẳng ra môi trường biển.

Thống kê của Bộ TN-MT cũng cho thấy, môi trường biển còn đang chịu tác động bởi các sự cố môi trường như tràn dầu, DN xả thải sai quy định. Chỉ riêng năm 2019, đã có 7 sự cố tràn dầu. Điển hình là sự cố tràn dầu tàu Vietsun chở gần 150 tấn dầu bị chìm ngày 19-10-2019 tại khu vực sông Lòng Tàu (huyện Cần Giờ, TPHCM), trên tàu có khoảng 150m3 dầu FO và 20m³ dầu DO gây ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực phòng hộ rừng Cần Giờ và các khu vực nuôi trồng thủy hải sản.

Hay sự cố chìm tàu Nordana Sophia của Thái Lan trên vùng biển Hà Tĩnh ngày 28-11-2019, gây ra hiện tượng vón cục trôi dạt trên bờ biển xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh… Sự cố tràn dầu thường để lại những hậu quả nặng nề đối với môi trường, hệ sinh thái và tác động trực tiếp đến kinh tế biển như du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, tác động trực tiếp đến sinh kế của người dân.

Ngoài những sự cố tràn dầu trên biển, thời gian qua hiện tượng xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, vùng ven biển đã gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, ảnh hưởng đời sống của người dân. Điển hình là sự cố môi trường nghiêm trọng do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Fomosa (2016) đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng trên nhiều phương diện, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước; đặc biệt là 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Các thông số được xác định là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường (Fe, Xyanua, Phenol) trong môi trường nước biển và màng bám keo tụ.

Đề bảo tồn, bảo vệ môi trường biển và phát triển kinh tế biển hiệu quả, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã yêu cầu các đơn, địa phương tăng cường giải pháp để triển khai. Cụ thể là rà soát, khoanh vùng các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, rủi ro xảy ra sự cố môi trường và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải, phòng ngừa sự cố môi trường bằng biện pháp kỹ thuật- công nghệ phù hợp, kết hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường đối với dự án, cơ sơ sản xuất có hoạt động xả thải.

Đặc biệt là nguồn xả nước thải lớn như vùng duyên hải, ven biển, các lưu vực sông. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt đối với cơ sở thuộc danh mục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để. Tăng cường năng lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xử lý một số vấn đề môi trường biển nổi cộm như quản lý rác thải nhựa đại dương; ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển; bảo tồn đa dạng sinh học; ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Ca Dao Tục Ngữ Về Thiên Nhiên 🍀 1001 Câu Hay Nhất

Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển Chi Tiết Nhất – Mẫu 14

Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường biển chi tiết nhất với những số liệu cụ thể sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn rõ ràng nhất về thực trạng môi trường hiện nay.

Việt Nam có một vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1. 000. 000 km² và hơn 3. 000 đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kéo dài trên 3. 260 km. Đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Nhưng thực trạng về ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề báo động “đỏ”.

Theo đánh giá của Bộ TN&MT, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp, du lịch tràn lan; nuôi trồng thủy sản bất hợp lý; dân số tăng và nghèo khó; lối sống giản đơn và dân trí thấp; thể chế, chính sách còn bất cập…

Hiện có từ 70% đến 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua xử lý ra các con sông ở vùng đồng bằng ven biển hoặc xả thẳng ra biển. Đơn cử trong quá trình nuôi trồng thủy sản cũng làm phát sinh đáng kể lượng chất thải rắn trực tiếp ra biển, nguồn thải chủ yếu là các loại phân bón, thức ăn nhân tạo sử dụng trong nuôi trồng.

Bình quân một ha nuôi tôm sẽ thải ra môi trường khoảng 5 tấn chất thải rắn và hàng chục nghìn mét khối nước thải trong một vụ nuôi. Với tổng diện tích nuôi tôm hơn 600 nghìn ha, mỗi năm sẽ thải ra môi trường gần 3 triệu tấn chất thải rắn. Qua nghiên cứu, điều tra của Viện Hải dương học Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo còn do các địa phương khai thác, sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển dẫn tới thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Việc khai thác hải sản bằng mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thủy sản, gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển. Điển hình là Vườn quốc gia Cát Bà với 5. 400 ha mặt nước, từ một hòn đảo trong lành, ngày nay môi trường ở đây đã bị biến thái kể từ khi được đưa vào khai thác du lịch và nuôi trồng thủy sản, bởi mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác đổ trực tiếp ra biển.

Một nguyên nhân gây ô nhiễm biển nữa là tràn dầu rò rỉ do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu chở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có hàng trăm giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh 5. 600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20% đến 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. Đó là chưa kể tình trạng ô nhiễm dầu do khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng gia tăng.

Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880km³ nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, lượng chất thải đã gia tăng rất lớn ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35. 160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày. Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm.

Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng biển Nam Trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này. Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá hủy, gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ. Khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở các cảng do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao. Ở một số cảng đáng báo động là hàm lượng thủy ngân đã vượt ngưỡng cho phép, cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần…

Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô. Vùng biển Việt Nam có khoảng 1. 122km² rạn san hô, nếu hệ sinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành “thủy mạc” không còn tôm cá nữa. Đó là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước ta đã cảnh báo. Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đến nay có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (trên 75%).

“Chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay. Mỗi năm, mất hơn 50 tấn san hô chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng, theo đà này 20 năm nữa san hô không còn trong vùng biển Việt Nam” – Viện Hải Dương học Việt Nam cảnh báo.

Khám phá thêm 💧 Thơ Về Thiên Nhiên, Phong Cảnh Đẹp 💧 Nổi Tiếng Nhất

Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển Đơn Giản – Mẫu 15

Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường biển đơn giản với những câu văn ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

Việt Nam là quốc gia được đánh giá có tiềm năng du lịch biển đảo rất lớn với 3.260 km bờ biển, hơn 2.700 hòn đảo, cụm đảo lớn nhỏ và 125 bãi tắm thu hút hàng chục triệu lượt du khách mỗi năm. Tuy nhiên, do sự thiếu ý thức của không ít du khách, người dân địa phương, ngư dân cùng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng đã khiến nhiều khu du lịch biển đang phải đổi đối mặt với tình trạng ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

Một lượng rác khổng lồ ước tính khoảng hàng trăm tấn từ đại dương đã theo thủy triều trôi dạt vào khu vực các bãi biển thuộc TP Vũng Tàu ngày 28-7. Đây là lượng rác từ nhiều nơi trôi dạt về Vũng Tàu và năm nào tình trạng này cũng xuất hiện. Theo báo cáo tháng 7-2018 của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Việt Nam, mỗi ngày tại huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) phát sinh khoảng 155 tấn rác nhưng chỉ thu gom được khoảng 91 tấn. Rác thải sau khi thu gom được mang đi chôn lấp tại các bãi rác Ông Lang và An Thới nhưng do chưa qua xử lý nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đó cũng là câu chuyện mà hàng loạt các vịnh, đầm, phá cùng các bãi biển lớn nhỏ khắp nơi đang phải đối mặt. Đủ loại rác thải bị tống thẳng xuống biển để rồi không lâu sau đó, theo những con sóng rác từ ngoài khơi lại trôi dạt vào bờ biển, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người dân, làm xấu đi hình ảnh của khu du lịch. Đặc biệt, chỉ tính riêng lượng rác thải nhựa ra biển, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới trong năm qua, ở mức 0,28- 0,73 triệu tấn.

Trong số các nguồn thải ra biển, có thể kể đầu tiên là nguồn thải từ hoạt động dân cư ven biển. Bên cạnh đó, nước thải phát sinh từ tàu biển và phương tiện hàng hải, nhà máy đóng mới – sửa chữa tàu biển, cảng biển, bãi và kho chứa hàng. Trong đó, nước thải công nghiệp tàu biển thường chứa hàm lượng cao dầu khoáng, hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng đe dọa nghiêm trọng chất lượng nước biển khu vực tiếp nhận nước thải.

Ngoài ra, các sự cố tràn dầu đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Đó còn là hàng chục ngàn cơ sở nuôi trồng thủy sản trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước thực hiện nuôi trồng tại các vùng cửa sông, cửa biển gây suy thoái hoặc giảm diện tích các hệ sinh thái. Việc sử dụng các hóa chất độc hại vào việc đánh bắt hải sản cũng làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm.

Thêm vào đó, các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền mang ra như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, rác, các loại phế thải, nước thải chưa được xử lý… Sự thiếu ý thức của du khách cùng các hoạt động dịch vụ du lịch biển chạy theo số đông càng khiến ô nhiễm biển thêm trầm trọng. Chỉ riêng ở vịnh Hạ Long, hơn 100 tấn rác mỗi tháng được thu gom, trong đó 70% là rác thải nhựa. Cá biệt, ngày cao điểm, có khoảng 10 tấn rác được thu gom từ vịnh đem vào bờ tiêu hủy, trong đó hầu hết là rác thải nhựa.

Đã đến lúc không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, sự kêu gọi chung chung mà cần những cam kết có tính ràng buộc đi kèm mức xử phạt nghiêm minh, thích đáng cùng những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường biển một cách mạnh mẽ. Cần xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; vận động chính quyền địa phương đẩy mạnh hệ thống chế tài xử lý vi phạm về quản lý rác thải biển; hỗ trợ mô hình doanh nghiệp tái chế rác thải nhựa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa, ni-lông sử dụng một lần tại các khu du lịch.

Bên cạnh đó, tăng cường hiệu quả thu gom rác thải nhựa, túi ni-lông; hướng tới giảm thiểu lượng rác thải cần xử lý thông qua việc đẩy mạnh tái chế, phân loại tại nguồn, hạn chế lượng chất thải phải chôn lấp, nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sử dụng bền vững tài nguyên biển, đảo, thân thiện với môi trường, đặc biệt với khách du lịch nói không với đồ nhựa chỉ sử dụng một lần.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Từ khóa » Trình Bày Bảo Vệ Môi Trường Biển đảo