BÀI TIỂU LUẬN ASEAN - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
BÀI TIỂU LUẬN ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.33 KB, 39 trang )

1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN 1.1 Lịch sử hình thànhHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – viết tắt là ASEAN), đây là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Bangkok, Thái Lan với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines.Ngày 8 tháng 1 năm 1984, ASEAN kết nạp thêm làm thành viên thứ 6 là Brunei, chỉ một tuần sau khi quốc gia này giành được độc lập ngày 1 tháng 1 năm 1984.Ngày 28 tháng 7 năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Ngày 23 tháng 7 năm 1997 ASEAN kết nạp thêm Lào và Myanmar. Ngày 30 tháng 4 năm 1999, Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN khi đã ổn định được chính phủ sau cuộc tranh giành chính trị nội bộ làm trì hoãn việc gia nhập cùng với Lào và Myanmar năm 1997.Việc Campuchia gia nhập tổ chứa ASEAN là bước ngoặt của một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, một ASEAN của Đông Nam Á và vì Đông Nam Á. Còn Đông Timo mới tách khỏi Indonesia đầu thế kỷ 21 nên vẫn chưa là thành viên chính thức của ASEAN.Như vậy, tính đến thời điểm này, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên. Đa số các nước ASEAN đều là thuộc địa của các nước phương Tây và đã trải qua giai đoạn lịch sử giành được độc lập dân tộc vào các thời điểm khác nhau. Tuy nằm trong cùng một khu vực địa lý nhưng các nước ASEAN có chủng tộc, ngôn ngữ, chính trị, tôn giáo và văn hoá rất khác nhau, tạo nên một sự đa dạng cho Hiệp hội.1.2 Quá trình phát triển của ASEANTrước ASEAN, ở Đông Nam Á đã có một số tổ chức khu vực như là Hiệp hội Đông Nam Á (The Association of Southeast Asia – viết tắt là ASA) được thành lập ngày 31 tháng 7 năm 1961 gồm Thái Lan, Philippines, Malaysia và tổ chức MAPHILINDO được thành lập vào tháng 8 năm 1963 gồm Malaysia, Philippines và Indonesia. Các tổ chức này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.ASEAN ra đời trong bối cảnh trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động. Do đó, việc thành lập một tổ chức trong khu vực như ASEAN để tăng cường sức mạnh và phát triển trong tương lai là một điều tất yếu. N gày 8 tháng 8 năm 1967 : Tuyên bố Bangkok Đây là tuyên bố thành lập ASEAN.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới, tăng cường sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực.ASEAN không có Hiến chương riêng, trong 9 năm đầu ASEAN không có một Ban thư ký để phối hợp hoạt động. Tháng 11 năm 1971: Tuyên bố Kuala Lumpur Trước sự xoay chuyển nhanh chóng cục diện khu vực và thế giới, đặc biệt trong quan hệ giữa các nước lớn, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (The Zone of Peace, Freedom and Neutrality_ZOPFAN). Đây là văn bản quan trọng đầu tiên của các nước ASEAN về thiết lập khu vực hoà bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á. Tuyên bố này nhấn mạnh quyết tâm giữ khu vực trung lập, không liên kết, qua đó giữ vững hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, hạn chế can thiệp của lực lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của khu vực. Năm 1976: Tuyên bố Bali I Hiệp hội đã ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN sau khi Việt Nam thống nhất và các nước Đông Dương khác giành độc lập, thể hiện quyết tâm hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia_TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung của khu vực, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.  Năm 1992 Cùng với xu thế thế giới sau Chiến tranh lạnh tập trung vào phát triển kinh tế và thương mại, ASEAN đã ký Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), bắt đầu tiến trình tự do hóa kinh tế khu vực.Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN, nêu ba nguyên tắc là hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia vào các dự án, chương trình của các nước thành viên; xác định năm lĩnh vực hợp tác cụ thể là thương mại - công nghiệp - năng lượng - khoáng sản, nông – lâm – ngư - nghiệp, tài chính - ngân hàng, vận tải - liên lạc và du lịch. Cũng trong năm 1992, ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông xác lập nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn ở khu vực này bằng biện pháp hòa bình. Từ năm 1993 - 19 94 ASEAN bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy đối thoại về an ninh ở khu vực thông qua việc lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum_ARF) tại Hội nghị Bộ truởng ASEAN lần thứ 26 (tháng 7 năm 1993). Diễn đàn ARF đầu tiên đã được tổ chức năm 1994.  N ăm 1995 ASEAN có hai bước tiến quan trọng:+ Kết nạp Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995), bắt đầu tiến trình mở rộng ASEAN;+ Ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (The Southeast Asian Nuclear-Weapon-Free Zone Treaty_SEANWFZ), hưởng ứng phong trào giải trừ quân bị đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới sau Chiến tranh lạnh và hiện thực hóa Tuyên bố ZOPFAN. Tháng 12 năm 1997 Trước viễn cảnh ASEAN sẽ sớm hoàn tất việc mở rộng bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, mở ra trang sử mới cho khu vực, ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, vạch ra mục tiêu hướng tới một cộng đồng khu vực hòa bình, ổn định, hài hòa và phát triển thịnh vượng.Sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, ASEAN +3, một Diễn đàn Kinh tế Đông Á gồm các thành viên hiện tại của ASEAN và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc thành lập thông qua đề nghị của Malaysia tại Chiangmai (Thái Lan). Với mục tiêu cân bằng sự gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), cải thiện những quan hệ sẵn có với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á còn rộng lớn hơn, bao gồm tất cả các nước trên cộng Ấn Độ, Australia, và New Zealand. Năm 1998 Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội, ASEAN đã thông qua Chương trình hành động Hà Nội (The Ha Noi Plan of Action_HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 trong 6 năm 1998-2004. Ngày 30 tháng 4 năm 1999 Cambodia được kết nạp vào ASEAN tại Hà Nội, hoàn tất mục tiêu của ASEAN trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á.  Năm 2002 Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề biển Đông, ASEAN và Trung Quốc ký bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnom Penh. Năm 2003 : Tuyên bố Bali II ASEAN tiến một bước nữa trong tăng cường liên kết khu vực khi cho ra đời Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), xác định mục tiêu thành lập một Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Năm 2005 Hội nghị Cấp cao Đông Á (East Asia Summit_EAS) lần đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur với sự tham gia của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Năm 2006 ASEAN được trao vị thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Năm 2007 Hiến chương ASEAN được ký ngày 20 tháng 11 năm 2007 là một bước phát triển quan trọng nhất của ASEAN từ khi thành lập, thông qua việc trao tư cách pháp nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng Cộng đồng. Hiến chương có hiệu lực ngày 15/12/2008.2. Các chương trình hợp tác về kinh tế của ASEANs 2.1 Thời kỳ đầuHợp tác kinh tế ASEAN chưa được phát triển mạnh. ASEAN chỉ tiến hành một số hoạt động như lập Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ASEAN CCI) năm 1972 nhằm tham khảo ý kiến khu vực tư nhân trong hợp tác kinh tế ASEAN; lập Ủy ban ASEAN tại Genève năm 1973 để phối hợp chính sách chung của ASEAN, gồm các vấn đề kinh tế, tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.2.2 Thời kỳ 1975-1992Hợp tác kinh tế của Hiệp hội chỉ thực sự được khởi động từ khi ASEAN tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ nhất (tháng 11/1975) chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên tháng 2/1976. Đây là quá trình ASEAN đặt nền móng cho sự hợp tác kinh tế, thông qua kế hoạch cũng như thể chế tổ chức các nền kinh tế ASEAN từng bước đi vào hợp tác. Sự hợp tác kinh tế ASEAN đặc biệt được đẩy mạnh từ sau các cuộc Hội nghị Cấp cao.Đề ra một số chương trình hành động hợp tác kinh tế lớn của ASEAN nhằm thúc đẩy thương mại nội bộ và hợp tác công nghiệp ASEAN. Đối với thương mại là: Thỏa thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA-được ký năm 1977). Đối với công nghiệp gồm:  Thỏa thuận khung về các dự án công nghiệp ASEAN (AIP) ký năm 1980 Thỏa thuận khung về chương trình hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) ký năm 1981 Kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC) Thỏa thuận khung về liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) ký năm 1983Đồng thời thiết lập 5 Ủy ban kinh tế làm bộ máy điều hành các hoạt động hợp tác là các Uỷ ban về hợp tác lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp (COFAF); tài chính và ngân hàng (COFAB); công nghiệp, khoáng sản và năng lượng (COIME); vận tải và viễn thông (COTAC); thương mại và du lịch (COTT).Cụ thể, một số chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN qua các kỳ Hội nghị cấp cao như sau: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất (B al i, In donesia , ngày 23-24 tháng 2 năm 1976) Các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN I qua đó lần đầu tiên đề cập cụ thể đến hợp tác kinh tế ASEAN với các mục tiêu chung “phối hợp một cách có hiệu quả hơn để tăng cường hợp tác trong nông nghiệp và công nghiệp; mở rộng thương mại, kể cả các vấn đề về thương mại hàng hóa quốc tế; cải thiện giao thông vận tải và bưu điện - viễn thông và nâng cao đời sống nhân dân”. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 2 (Kua lar Lampur , Ma laysia , ngày 04 – 05 tháng 8 năm 1977) Đây cũng là kỷ niệm 10 năm thành lập ASEAN, đánh giá tiến trình hợp tác ASEAN, nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực kinh tế và xã hội, coi đó là yếu tố cơ bản đảm bảo sự ổn định chính trị khu vực.+ Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và hoạt động kinh doanh khu vực qua Thỏa thuận PTA từ năm 1978, hỗ trợ tài chính ưu đãi thực hiện các dự án công nghiệp ASEAN+ Ký Hiệp định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần; khuyến khích chuyển giao tri thức, công nghệ và thu hút đầu tư tư nhân Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 (Ma nila , Phi lippines , ngày 14 - 15 tháng 12 năm 1987) + Ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ Đầu tư (IGA) năm 1987 và Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo Thoả thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA)+ Lập cơ chế Hội nghị liên Bộ trưởng (JMM) gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế, thể chế hoá các Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) và Quan chức cao cấp Kinh tế (SEOM) vào bộ máy hợp tác ASEAN.2.3 Thời kỳ 1992-2003 Đây là giai đoạn hợp tác kinh tế ASEAN được mở rộng và phát triển tương đối toàn diện so với trước, là thời kỳ ASEAN quyết định tiến hành thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) được coi như là bước tiến về chất trong lịch sử hợp tác kinh tế ASEAN. Đây là thời kỳ có những điều kiện và nhân tố thuận lợi thúc đẩy ASEAN đi đến hình thành khuôn khổ hợp tác trên toàn khu vực Đông Nam Á, qua việc Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác tham gia ASEAN hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, đưa đến những phát triển căn bản đối với hợp tác. Đây cũng là giai đoạn ASEAN tăng cường khởi xướng tạo dựng các mối liên kết với các đối tác kinh tế phát triển năng động khác trong và ngoài khu vực.  Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 được tổ chức ở Singapore (ngày 27 – 28 tháng 1 năm 1992)+ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN, quyết định sẽ thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA) trong vòng 15 năm. Hiệp khung có 3 nguyên tắc:1. Hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia vào các dự án, chương trình của các nước thành viên2. Xác định năm lĩnh vực hợp tác cụ thể là thương mại-công nghiệp-năng lượng-khoáng sản, nông-lâm-ngư-nghiệp, tài chính-ngân hàng, vận tải-liên lạc và du lịch. 3. Nhấn mạnh “hòa giải” là phương châm giải quyết những khác nhau giữa các nước thành viên trong việc giải thích và thực hiện Hiệp khung này.+ Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) thực hiện AFTA trong vòng 15 năm (kể từ năm 1992), nhằm thúc đẩy tiến trình liên kết kinh tế khu vực với các cam kết giảm thuế hàng hóa nhập khẩu tự do hóa thị trường và kết nối nền kinh tế giữa các nước.Quyết định lập Hội đồng AFTA cấp Bộ trưởng Tài chính để theo dõi thúc đẩy việc thực hiện CEPT - AFTA; giải tán 5 Ủy ban Kinh tế ASEAN trước đây và Hội nghị Quan chức Kinh tế (SEOM) được giao nhiệm vụ làm đầu mối giám sát và theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN; SEOM họp thường kỳ và báo cáo cho Hội nghị AEM.  Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5 (B angkok , Thái Lan, ngày 15 tháng 12 năm 1995) + Rút ngắn thời hạn thực hiện CEPT-AFTA từ 15 năm còn 10 năm, nêu khả năng các nước ASEAN-6 có thể hoàn thành trước thời hạn năm 2003+ Đề ra các biện pháp hợp tác kinh tế ASEAN trên các lĩnh vực thương mại, công nghiệp; từng bước mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…Trên cơ sở đó, ký Hiệp định khung hợp tác Dịch vụ ASEAN (AFAS) năm 1995 và thỏa thuận lập Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) được ký năm 1998. Nhằm mục đích hợp lý hóa và mở rộng nội dung các thỏa thuận hợp tác công nghiệp đã có, sau khi tiến hành Chương trình CEPT-AFTA, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã thông qua Chương trình hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AICO) năm 1996. Đồng thời, để củng cố và tăng cường thể chế giải quyết các bất đồng, tranh chấp có thể nảy sinh trong các lĩnh vực hợp tác kinh tê ASEAN được phát triển và mở rộng hơn, ngày 20/11/1996 các Hội nghị AEM đã ký Nghị định thư lập Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN (DSM). Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, Việt Nam, ngày 16 - 17 tháng 12 năm 1998) Hội nghị thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020, thảo luận tình hình khủng hoảng kinh tế-tài chính khu vực (1997-1998), cam kết nỗ lực hợp tác khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính nhằm sớm phục hồi kinh tế và duy trì tăng trưởng bền vững. + Lập Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) để thu hút luồng FDI+ Cam kết đẩy nhanh thực hiện Chương trình CEPT - AFTA và thúc đẩy thực hiện chương trình AICO; khuyến khích sử dụng các đồng tiền ASEAN trong thương mại nội bộ+ Ký các hiệp định hợp tác kinh tế: Hiệp định khung ASEAN tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, Hiệp định khung ASEAN về các thỏa thuận công nhận lẫn nhau và Nghị định thư thực hiện gói cam kết thứ hai theo Hiệp định khung ASEAN về hợp tác Dịch vụ.  Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 7 (Brunei Darussalam, ngày 5 - 6 tháng 11 năm 2001) Tăng cường hợp tác tài chính về thực hiện giám sát và thỏa thuận hoán đổi tiền tệ.Thoả thuận tiếp tục thực hiện CEPT-AFTA nhằm xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu vào năm 2010 đối với ASEAN - 6 và 2015 đối với Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam với sự linh hoạt đến 2018.Thực hiện Hiệp định AIA, thỏa thuận xoá bỏ Danh mục loại trừ tạm thời đối với các nhà đầu tư ASEAN trong lĩnh vực sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng vào năm 2010 đối với ASEAN - 6 và 2015 đối với với Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.Triển khai các chương trình AICO và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.2.4 Thời kỳ 2003 - nay  Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 (Ba li , In donesia , ngày 7 – 8 tháng 10 năm 2003) Các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II) nêu mục tiêu và những định hướng chiến lược hướng tới tạo lập Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 Cộng đồng trụ cột về an ninh (ASC), kinh tế (AEC) và văn hóa-xã hội (ASCC) Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 (Xebu, Philippines, ngày 12 – 15 tháng 1 năm 2007) Nhất trí hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, đẩy mạnh hơn nữa quá trình hình thành các Khu vực mậu dịch tự do hoặc các Thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện với các đối tác bên ngoài; xem xét thực hiện Sáng kiến IAI từ khía cạnh phát triển hạ tầng, cụ thể là liên kết giao thông vận tải nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 (Cha-am Hua Hin, Thái Lan, ngày 28 tháng 2 – 1 tháng 3 năm 2009) + Họp phiên đầu tiên Hội đồng AEC, việc triển khai thực hiện Biểu đánh giá AEC và Kế hoạch truyền thông AEC, hợp tác với khu vực doanh nghiệp và tư nhân+ Ký Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) và hoàn tất dự thảo Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về thực tiễn điển hình (GMP) đối với giám sát sản xuất dược phẩm; ký Nghị định thư Gói cam kết thứ 7 thực hiện Hiệp định hợp tác dịch vụ (AFAS); ký Hiệp định đầu tư tổng thể ASEAN (ACIA)+ Thông qua Khung chiến lược và Kế hoạch công tác Sáng kiến IAI giai đoạn II (2009-2015).  Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 1 5 (Cha-am Hua Hin, Thái Lan, ngày 2 3 - 25 tháng 10 năm 2009) Với chủ đề: “Cộng đồng Hành động, Cộng đồng Kết nối và Cộng đồng Nhân dân”. Đây là một trong những động lực để ASEAN tiếp tục phát triển năng động và bền vững. Lãnh đạo các nước thành viên thảo luận sâu rộng những phương hướng và biện pháp nhằm tiếp tục đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống và thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.Các Hội nghị Cấp cao liên quan giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài gồm: ASEAN + 1 (với từng nước đối tác là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ), ASEAN + 3 (với Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và ASEAN + Đông Á (EAS), cũng là diễn đàn để ASEAN với các đối tác bên ngoài tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, đầu tư.Trong đó có điểm nhấn quan trọng là Việt Nam bắt đầu đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN vào tháng 1/2010. Ngày 19/10/2009, Việt Nam đã tổ chức thành công cuộc thi sáng tác thiết kế biểu trưng ASEAN 2010. Đây là khởi đầu tốt đẹp và báo hiệu thành công của năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010. Và là năm, Việt Nam nỗ lực hết mình, với tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm để xây dựng “Đại gia đình ASEAN” đoàn kết, vững mạnh và phát triển. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 (Hà Nôi, Việt Nam, ngày 8 -9 tháng 4 năm 2010) Phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm với chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động".+ Thúc đẩy triển khai Hiến chương và Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.+ Vai trò của ASEAN trong các cấu trúc khu vực.+ Phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.+ Ứng phó với các thách thức toàn cầu trong đó có Biến đổi Khí hậu.+ Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.+ Xem xét thông qua một số văn kiện quan trọng nhằm hướng tới Phục hồi và Phát triển Bền vững của ASEAN cũng như tăng cường các nỗ lực khu vực ứng phó với Biến đổi khí hậu.+ Thúc đẩy triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch trong Lộ trình Xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoàn tất việc đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống.+ Mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các bên Đối tác.+ Tăng cường hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác nhằm ứng phó với những thách thức toàn cầu như khủng hoảng kinh tế-tài chính, an ninh năng lượng và lương thực, môi trường và biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, phòng chống dịch bệnh… Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 (Hà Nôi, Việt Nam, ngày 28 tháng 10 năm 2010) Với chủ đề bao trùm “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: từ tầm nhìn đến hành động”. Thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng và hoạt động trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN. Triển khai Hiến chương và Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đến năm 2015. Hiến chương ASEAN đã thực sự đi vào cuộc sống với sự vận hành trôi chảy.Các cơ chế đối thoại và hợp tác về an ninh khu vực được tăng cường và mở rộng, với việc thông qua Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn chung của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cũng như việc hình thành Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác (ADMM+), Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan an ninh nội địa ASEAN (MACOSA) và Diễn đàn biển ASEAN (AMF).Các công cụ bảo đảm an ninh khu vực ngày càng phát huy tác dụng quan trọng, đặc biệt là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Đông Nam Á không có Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Công ước ASEAN về chống khủng bố quốc tế và các Tuyên bố chung giữa ASEAN với các đối tác.Cùng với sự phục hồi của các nền kinh tế trong khu vực, tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN với sự hình thành vững chắc của Khu vực thương mại tự do ASEAN về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, việc triển khai một số chương trình hợp tác trọng điểm như Cơ chế hải quan một cửa và Chương trình thuận lợi hóa thương mại.Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN, lập Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN sẽ hỗ trợ đắc lực cho liên kết ASEAN và tạo tiền đề cho liên kết khu vực rộng lớn hơn ở Đông Á. Hoàn tất các thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với 6 đối tác ở khu vực Đông Á cũng như Thoả thuận đa phương hoá Sáng kiến Chiềng Mai trong khuôn khổ ASEAN+3. Hiệp hội cũng đã có nhiều nỗ lực hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững theo định hướng nêu trong Tuyên bố ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững được thông qua tại Cấp cao ASEAN 16.Tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN với mục tiêu hình thành một Cộng đồng đùm bọc và chia sẻ, hướng tới người dân, nhất là về phát triển con người và xử lý những thách thức toàn cầu. ASEAN đang khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động để triển khai Tuyên bố ASEAN về ứng phó với biến đổi khí hậu được thông qua tại Cấp cao ASEAN 16, đồng thời đóng góp tích cực cho những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực này.Xem xét thông qua 2 Tuyên bố quan trọng về Phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững, về Tăng cường phúc lợi và phát triển của phụ nữ và trẻ em ASEAN. Tuyên bố ASEAN về hợp tác tìm kiếm và cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn trên biển cũng đã được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thông qua. Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) và Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ các quyền phụ nữ - trẻ em (ACWC) đã đi vào vận hành trên thực tế, góp phần thúc đẩy hợp tác ASEAN về quyền của người dân.Ngoài Cấp cao hàng năm ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, diễn ra Cấp cao ASEAN với các đối tác Ôx-trây-lia, Niu Di-lân, Nga và Liên Hợp Quốc.ASEAN cũng đã họp Cấp cao lần hai với Hoa Kỳ, thoả thuận sẽ nâng quan hệ ASEAN – Hoa Kỳ lên tầm cao mới. Cùng với quan hệ đối tác chiến lược đã có với Trung Quốc và Nhật Bản, ASEAN và Hàn Quốc xem xét và quyết định nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược.3. Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT (C ommon Effective Preferentical On Teriffs ) 3.1 Nội dung của chương trình CEPTCEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khu vực xuống còn mức 0 - 5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau trong vòng 10 năm. Các sản phẩm thực hiện giảm thuế nhập khẩu do các nước hội viên tự đề nghị căn cứ vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi nước. Để thức hiện CEPT, mỗi nước phải thực hiện phân loại hàng hóa theo 4 danh mục:a) Danh mục giảm thuế nhập khẩu (IL - Inclusion list) Do các nước thành viên tùy điều kiện kinh tế của mình tự đề nghị. Nằm trong 2 cấp độ: Cắt giảm cấp tốc (Fast track), cắt giảm thông thường (Normal track).b) Danh mục tạm thời chưa cắt giảm thuế (TEL - Temporary Exclusion list) Tạo thuận lợi cho các nước thành viên ổn định trong một số lĩnh vực cụ thể hoặc có thời gian chuyển hướng các sản phẩm trọng yếu. Cho phép các thành viên đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện giảm thuế theo chương trình CEPT. Các sản phẩm trong danh mục này tạm thời không được sự nhượng bộ từ các nước thành viên. Sau một thời gian các nước phải đưa các sản phẩm này vào danh mục giảm thuế.c) Danh mục sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL - General Exclusion list) Bao gồm những sản phẩm không tham gia Hiệp định CEPT, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khỏe con người, động thực vật, đến bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật, di tích lịch sử khảo cổ. Việc cắt giảm thuế, xóa bỏ các biện pháp phi thuế không được xét đến trong CEPT.d) Danh mục sản phẩm nông sản chưa chế biến (SL - Sensitive list) Sản phẩm nông sản chưa chế biến không được vào thực hiện kế hoạch CEPT. Những nông sản chưa chế biến này tùy điều kiện kinh tế của mỗi nước sẽ được đưa vào 3 loại danh mục trên.Nông sản chế biến được vào CEPT: thịt, cá, sữa, cà phê, chè, ngũ cốc, hạt có dầu, dầu mỡ động vật, thịt chín, đường, coca, đồ uống, thuốc lá,…3.2 Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu ưu đãi theo chương trình CEPT Sản phẩm phải nằm trong danh mục cắt giảm của nước xuất khẩu và nhập khẩu, có mức thuế quan nhập (nhập khẩu) =< 20%; sản phẩm phải có chương trình giảm thuế do Hội đồng AFTA thông qua; sản phẩm phải xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) >= 40%.Hàng hoá phải được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Ðáp ứng 1 trong 3 trường hợp sau: Chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu không qua lãnh thổ của nước thứ 3. Quá cảnh qua các nước thành viên Asean. Quá cảnh qua các nước láng giềng của Asean do yêu cầu vận tải hoặc bảo quản hàng hoá.4. Cộng đồng ASEAN Cộng đồng ASEAN dự kiến ra đời vào năm 2015, tiến tới các nước ASEAN sẽ mở cửa không những thị trường hang hóa mà còn thị trường dịch vụ, tài chính, đầu tư…bằng cách xóa bỏ các rào cản trong hoạt động thương mại giữa các nước thành viên ASEAN. Trong đó có 3 trụ cột quan trọng, đó là:4.1 Cộng đồng kinh tế A SEAN (AEC) Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (Ba-li, In-đô-nê-xia, tháng 10/2003 ), trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II, các Lãnh đạo ASEAN đã quyết định thực hiện ý tưởng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và coi đó là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nhấn mạnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thực hiện giai đoạn cuối của quá trình hội nhập kinh tế khu vực theo Tầm nhìn ASEAN 2020, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội giữa các vùng miến được giảm bớt vào năm 2020 (sau quyết định rút ngắn vào năm 2015).Cộng đồng kinh tế ASEAN là mô hình liên kết kinh tế khu vực Ðông Nam Á, dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN. Dự kiến ra đời 2015, các nước dự định xây dựng một thị trường chung duy nhất, các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ được dỡ bỏ. Tự do lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, lưu chuyển vốn, lao động có tay nghề. Những lĩnh vực ưu tiên: hàng nông sản, ôtô, hàng điện tử, dệt may,… Tiến tới xây dựng đồng tiền chung ASEAN, phát triển nhiều công trình cơ sở hạ tầng: điện, đường sắt, đường bộ,… Xây dựng một thị trường và cơ sở đồng nhất. Khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao. Có trình độ phát triển đồng đều. Hội nhập hoàn toàn với nên kinh tế thế giới.Cơ bản AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao cũng như đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận, hiệp định và cơ chế liên kết đã và đang được các nước ASEAN thực hiện như:  Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) Lộ trình Hội nhập các lĩnh vực ưu tiên (RIA)Ngoài ra, việc di chuyển lao động kỹ năng lành nghề và di chuyển vốn cũng tự do hơn, cũng như tăng cường hơn nền tảng pháp lý đối với cơ chế giải quyết tranh chấp và các khuôn khổ hợp tác kinh tế. 4.2 Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) Là một trong ba trụ cột chính nhằm tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 theo quyết định của lãnh đạo cấp cao ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 9 (Bali, Indonesia, tháng 11 năm 2003). Nguyên tắc của ASEAN: an ninh toàn diện, đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ, tôn trọng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp, không tiến tới thành lập khối quân sự hay liên minh quân sự… khẳng định không cho phép dùng lãnh thổ một nước tiến hành các hoạt động chống lại bất kỳ thành viên nào. ASC không phải là một khối phòng thủ, một liên minh quân sự hoặc một chính sách đối ngoại chung. Mục đích: Ðưa hợp tác chính trị và an ninh của ASEAN lên bình diện cao hơn Ðảm bảo rằng các thành viên ASEAN được sống trong hoà bình với nhau và với thế giới trong một môi trường chính nghĩa, dân chủ và hài hoà. Để xây dựng ASC, ASEAN sẽ tận dụng các thể chế và cơ chế hiện có bên trong ASEAN: Hội đồng Tối cao ASEAN sẽ là công cụ chính. Thiết lập một diễn đàn ASEAN về biển. Hợp tác các lĩnh vực liên quan đến biển trong ASEAN sẽ được xem là đóng góp vào sự tiến triển của Cộng đồng An ninh ASEAN. Tìm ra những phương hướng mới để tăng cường an ninh và thiết lập các thể thức cho Cộng đồng An ninh ASEAN. Triển khai xây dựng một chương trình hành động vì Cộng đồng ASEAN.4.3 Cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN (ASCC)Mục tiêu: xây dựng ASEAN thành "Cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau"như đã được đề ra trong tầm nhìn ASEAN 2020. Thông qua ASCC, ASEAN hy vọng: Ðẩy nhanh sự hợp tác của khu vực về các vấn đề xã hội và nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Thúc đẩy sự tham gia tích cực của tất cả các tầng lớp xã hội, bao gồm phụ nữ, thanh niên và các nhóm cộng đồng.  Tăng cường khả năng hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới mức tăng trưởng dân số, phát triển giáo dục.  Giải quyết tình trạng thất nghiệp, ngăn ngừa các loại dịch bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDs và SARS, tình trạng suy thoái môi trường và ô nhiễm xuyên biên giới…4.4 So sánh với EUCộng đồng ASEAN có nhiều điểm khác nhau so với mô hình của EU vì giữa các nước ASEAN có nhiều điểm khác nhau về tôn giáo, trình độ phát triển, các nước có trình độ phát triển cao hơn cũng khó có thể hỗ trợ tài chính cho các nước kém phát triển hơn trong khối nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo.Quan sát bảng dưới để so sánh thực lực giữa 2 khối EU và ASEAN: Khối Diện tích (km2)Dân số (người) Năm khởi đầuGDP (*) (triệu USD)PPP(**)(USD)Số thành viênEU 4.324.728 494.070.000 1957 12.025.415 24.235 27ASEAN 4.325.675 558.812.000 1961 884.000 4.930 10 Chú thích:(*) Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm nội địa(**) Purchasing Power Parity: Quy theo sức mua (trên mỗi đầu người)Hai khối có diện tích, dân số, số năm hình thành ban đầu cho đến nay có sai biệt không lớn. Số thành viên khối ASEAN nhiều hơn 1/3 số thành viên EU (càng ít thành viên dễ dẫn đến sự đồng thuận hơn), nhưng sự sai lệch kinh tế (tổng sản phẩm nội địa và sức mua trên đầu người) chênh nhau khoảng 6 lần.  Thực hiện đồng tiền chung ACU vẫn chưa thống nhất và hình thànhĐồng tiền chung Châu Á, ACU, là đồng tiền dự kiến của khối ASEAN và 3 nước Đông Á (Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc, hiện nay, chưa có một chỉ số gia trọng (weighted index) để chuyển đổi cho các đồng tiền Châu Á.  Chưa hình thành khái niệm Hiến pháp chung, Quốc hội chungSự khác biệt lớn giữa các thể chế chính trị, quan điểm xã hội, kinh tế các nước ASEAN vẫn còn xa cách dù giữa các quốc gia Đông Nam Á có những cuộc họp cấp cao (ASEAN Summit) mỗi 3 năm để bàn một số vấn đề chung về mậu dịch, thủy sản, an ninh, môi trường, trao đổi văn hóa, thể thao,… Khái niệm Hiến pháp chung và Quốc hội chung chưa được đặt ra.  Sự tranh chấp quyền lợi biên giới giữa các quốc gia thành viênCác tranh chấp liên quan đến lãnh thổ, quyền lợi vẫn còn xảy ra như việc tranh chấp chủ quyền các quần đảo trên Biển Đông (Hoàng Sa, Trường Sa) giữa Việt Nam, Philippines, Malaysia - ngoài Trung Quốc, Đài Loan , tranh chấp về cung cấp nguồn nước giữa Malaysia - Singapore, Myanmar vẫn chưa là thành viên của Ủy ban sông Mekong, mâu thuẫn ngấm ngầm về an ninh biên giới giữa Thái Lan, Malaysia và cả Myanmar.  Việc đi lại giữa các công dân ASEAN chưa hoàn toàn tự do và không giới hạnCác công dân trong các nước ASEAN sau những năm gần đây đã có thể dễ dàng nhập cảnh các nước trong khối trong thời hạn 3 tuần nhưng không phải tất cả, ví dụ công dân Việt Nam vào Cambodia hoặc Myanmar vẫn phải xin visa với hộ chiếu phổ thong. Trong khi đó, công dân EU có thể đi lại giữa các nước không hạn chế số lần và thời gian.  Còn khác nhau lớn trong thu nhập kinh tế , quan điểm và trình độ dân trí, nhân quyền, dân chủ, tội phạm, sắc tộc, tôn giáo, y tế, xã hội, năng lượng, môi trường …Sự khác biệt về kinh tế, dân trí và các quan điểm xã hội cũng như thông tin lẫn nhau giữa người dân các nước ASEAN. Thu nhập GDP trên mỗi đầu người rất khác biệt, ví dụ năm 2006, trong khi tại Singapore là 28.368 USD/người (đứng thứ 22 trên thế giới) hay Burnei là 24.826 USD/người (đứng thứ 26 trên thế giới) thì một số quốc gia như Việt Nam là 3.025 USD/người (đứng thứ 123 trên thế giới), Cambodia là 2,600 USD/người (đứng thứ 133 trên thế giới), Lào là 2.124 USD/người (đứng thứ 128 trên thế giới),Myanmar là 1.691 USD/người (đứng thứ 150 trên thế giới). 5. Các chương trình hợp tác của ASEAN với các khối và khu vực khác 5.1 Chương trình hợp tác của ASEAN với ASEM5.1.1 Vài nét về ASEM ASEM là từ viết tắt tiếng Anh của The Asia – Europe Meeting, Diễn đàn Á – Âu, được thành lập tháng 3 – 1996 tại Bangkok, Thái Lan. Số lượng thành viên của ASEM hiện nay là 45 thành viên và vai trò của ASEM trên thế giới ngày càng tăng, chiếm khoảng 58% dân số thế giới, gần 60% tổng kim ngạch thương mại thế giới và khoảng 50% GDP toàn cầu.Mục tiêu của ASEM là tạo dựng “một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn” và “tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”, “duy trì và tăng cường hòa bình và ổn định cũng như phát huy các điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững”.6 Nguyên tắc hoạt động của ASEM: Đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi: đây là nguyên tắc cơ bản nhất dựa trên tự nguyện, không ràng buộc và quan hệ bình đẳng giữa các thành viên. ASEM là một tiến trình mở và tiệm tiến, không chính thức nên không nhất thiết phải thể chế hóa; Quyết định trên cơ sở đồng thuận chứ không ký kết hay bỏ phiếu; Tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau thông qua một tiến trình đối thoại và tiến tới hợp tác trong việc xác định các ưu tiên cho các hoạt động phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau; Triển khai cả 3 lĩnh vực hợp tác chủ yếu với sự thúc đẩy đồng đều - tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác; Việc mở rộng thành viên được thực hiện trên cơ sở nhất trí chung của các Vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ.5.1.2 Các hội nghị thượng đỉnh của ASEM  ASEM 1 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, tháng 3 năm 1996, với chủ đề “Tạo dựng một quan hệ đối tác mới toàn diện Á – Âu vì sự phát triên mạnh mẽ hơn”. ASEM 2 tổ chức tại London, Anh, tháng 4 năm 1998, với chủ đề “Châu Á và châu Âu: Một quan hệ đối tác mới”. ASEM 3 tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc, tháng 10 năm 2000, với chủ đề “Quan hệ đối tác vì phồn vinh và ổn định trong Thiên niên kỷ mới”. ASEM 4 tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch, tháng 9 năm 2002, với chủ đề“Thống nhất và lớn mạnh trong đa dạng”. ASEM 5 tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam, tháng 10 năm 2004, với chủ đề “Tiến tới quan hệ đối tác Á – Âu sống động và thực chất hơn”. ASEM 6 tổ chức tại Helsinki, Phần Lan, tháng 9 năm 2006, với chủ đề “10 năm ASEM: Thách thức toàn cầu - ứng phó chung”. ASEM 7 tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 10 năm 2008, với chủ đề “Tầm nhìn và hành động: Hướng tới các giải pháp cùng có lợi”. ASEM 8 tổ chức tại Brussels, Bỉ, từ ngày 4 – 5 tháng 10 năm 2010, với chủ đề “Chất lượng cuộc sống vì hạnh phúc và phẩm giá của mọi người dân”. 5.1.3 Các chương trình hợp tác của ASEM Về đối thoại chính trị:ASEM tiến hành đối thoại chính trị ở nhiều cấp: Cấp cao đến cấp Bộ trưởng, quan chức cao cấp, chuyên viên , tập trung vào các vấn đề lớn mang tính toàn cầu, khu vực, hoặc các điểm nóng trong tình hình quốc tế.Tuy vẫn phản ánh khác biệt về quan điểm và giá trị giữa hai châu lục, đối thoại đã giúp hai bên gia tăng điểm đồng, đi đến nhận thức chung về sự cần thiết của hợp tác đa phương trong ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó ASEM cần thúc đẩy đối thoại và chủ nghĩa đa phương với vai trò trung tâm của Liên Hợp quốc.Về hợp tác kinh tế - tài chính:ASEM tập trung vào 3 lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính. Hợp tác thương mại và đầu tư được thúc đẩy thông qua:  Chương trình Hành động Thuận lợi hoá Thương mại (TFAP) Khuôn khổ chung cho TFAP đã được nguyên thủ các nước thông qua tại ASEM II. Đây là chương trình trụ cột của hợp tác kinh tế ASEM.Mục tiêu chính: Tạo thuận lợi cho việc trao đổi thương mại hàng hoá, dịch vụ giữa hai khu vực. Ðể thực hiện mục tiêu này, TFAP được xây dựng như một chất xúc tác và một khuôn khổ chung để các nước thực hiện minh bạch hóa chính sách quản lý thương mại và hài hòa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến thương mại. Ngoài bảy lĩnh vực ưu tiên hành động là: tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp, kiểm dịch động, thực vật, thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, phân phối lưu thông và đi lại của doanh nhân. TFAP hiện nay đang tập trung xác định các rào cản trong thương mại giữa các nước thành viên ASEM để từ đó có cơ chế đối thoại, hành động nhằm giải tỏa dần những rào cản này. Chương trình hành động Xúc tiến Đầu tư" (IPAP), với sự trợ giúp của các đầu mối liên hệ về đầu tư (ICPs)IPAP gồm hai nội dung chính: “Xúc tiến đầu tư” và “Các chính sách và quy định về đầu tư”.Những hoạt động cụ thể triển khai trong khuôn khổ IPAP có tính đến sự khác biệt về quy chế đầu tư giữa các nước thành viên, trong đó, việc đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là vấn đề được ưu tiên.Mục tiêu: Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để gia tăng dòng vốn đầu tư hai chiều giữa Châu Á và Châu Âu; xây dựng các chương trình nhằm khuếch trương đầu tư giữa các nước thành viên đồng thời tăng cường cải thiện cơ chế, chính sách và quy định về đầu tư trong khu vực; kết nối các khu vực kinh tế tư nhân chặt chẽ hơn và giữa khu vực kinh tế tư nhân với chính phủ các nước ASEM nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên.Nguyên tắc: Đảm bảo đối thoại thường xuyên giữa khu vực nhà nước và tư nhân; Phát triển hợp tác ở tất cả các lĩnh vực liên quan đến đầu tư theo hướng kinh tế thị trường; Không phân biệt đối xử và thực hiện minh bạch hóa các chính sách thương mại và đầu tư theo đúng các nguyên tắc của WTO. Chương trình xúc tiến hợp tác tương hỗ giữa các doanh nghiệp (AEBF) Trong khuôn khổ chương trình này, Diễn đàn doanh nghiệp Á – Âu là hoạt động định kỳ được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ và trao đổi ý kiến. Đồng thời, đại diện các doanh nghiệp cũng đề xuất ý kiến với các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế hoặc hội nghị Thượng đỉnh để tăng cường đối thoại kinh tế giữa các doanh nghiệp và các chính phủ.Diễn đàn doanh nghiệp đã và đang tập trung vào các lĩnh vực bức xúc đối với cả hai khu vực: hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, du lịch, xúc tiến thương mại, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, dịch vụ tài chính, giao thông - vận tải, bưu chính - viễn thông và nguồn nước tiêu dùng. Các đại diện doanh nghiệp đã và đang thảo luận, thống kê các vấn đề trở ngại trong việc kinh doanh và đầu tư vào các lĩnh vực trên và đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm đệ trình lên chính phủ các nước. Hợp tác tài chính được đánh giá cao nhất là Quỹ Tín thác ASEM. Ngoài ra, các thành viên ASEM đã nhất trí thiết lập “Cơ chế đối thoại nhằm đối phó với những trường hợp khẩn cấp” về tài chính và “Khuôn khổ hỗ trợ đối thoại ASEM”.Hợp tác phối hợp chính sách trên các diễn đàn kinh tế đa biên, nhất là trong WTO cũng được thúc đẩy.Về hợp tác trong các lĩnh vực khác:Đây là mảng hợp tác thành công nhất về phạm vi, mức độ và sự tham gia, góp phần tăng cường hiểu biết giữa nhân dân Á – Âu.Đối thoại văn hóa văn minh được coi là một trọng tâm hợp tác ASEM nhằm tăng cường hiểu biết, khoan dung. Đến nay, đã có ba Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá - Văn minh được tổ chức, lần gần đây nhất tại Malaysia, ngày 21 – 24 tháng 4 năm 2008.Các hoạt động tăng cường giao lưu giữa hai châu lục phần lớn thực hiện thông qua Quỹ Á – Âu (ASEF), có trụ sở tại Singapore. Đây là thực thể có ban điều hành duy nhất trong ASEM, gồm các chính phủ, các tổ chức dân sự, thanh niên, sinh viên và học sinh. Quỹ đã triển khai được hơn 450 dự án (Hội nghị Giám đốc các trường đại học ASEM, mạng lưới các trường đại học Á-Âu, học bổng kép ASEM-DUO, các cuộc đối thoại…), thu hút hơn 177.000 công dân Á-Âu tham gia.Một số sáng kiến y tế cũng thu hút được sự quan tâm của thành viên ASEM. Hoạt động hợp tác trên lĩnh vực môi trường, khoa học công nghệ, tư pháp cũng được thúc đẩy.5.2 Hợp tác Asean + 3Hợp tác ASEAN + 3 (ASEAN + Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) là một trong những cơ chế sống động nhất của ASEAN. Sự nổi lên của hợp tác Đông Á liên quan nhiều đến ASEAN+3. ASEAN+3 là một hiện tượng hợp tác đa phương mới hình thành ở Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998. Chính sự xuất hiện của ASEAN+3 với tư cách thể chế khu vực thuần Đông Á đầu tiên đã làm tăng sự quan tâm tới xu hướng hợp tác đa phương ở Đông Á.Các nước Đông Á, vốn có những khác biệt về lịch sử văn hoá, trình độ phát triển và chế độ chính trị, đã liên kết với nhau thông qua các thể chế hợp tác.Hợp tác ASEAN + 3 được triển khai qua 2 kênh: + Kênh I: Kênh chính thức của các chính phủ ASEAN + 3. Ở kênh này, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 là cơ quan quyền lực cao nhất; tiếp đến là các hội nghị cấp bộ, hội nghị các quan chức cao cấp. + Kênh II: Thu hút sự tham gia của giới học giả, các nhà nghiên cứu chiến lược, đại diện giới doanh nghiệp và xã hội dân sự. Với nhiệm vụ tư vấn cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 và các hội nghị cấp bộ trong quá trình hoạch định chính sách phát triển của hợp tác ASEAN + 3. 5.2.1 Hợp tác ASEAN - Trung Quốc (ACFTA – ASEAN-China Free Trade Area)Quan hệ ASEAN - Trung Quốc chính thức thiết lập từ năm 1991, được thể chế hoá từ tháng 12 -1997. Hằng năm, các nhà lãnh đạo hai bên gặp gỡ thường xuyên, trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.Về hợp tác an ninh: Là một lĩnh vực nhạy cảm mà cả ASEAN và Trung Quốc đều né tránh, từ năm 1997, hai bên đã quyết định hợp tác trong lĩnh vực này, trước hết là trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ ba tổ chức ở Singapore (tháng 11-2000), hai bên đã ký “Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống” . Mục tiêu: tăng cường năng lực, thúc đẩy ổn định và phát triển, bảo vệ hoà bình và an ninh trong khu vực. Ở giai đoạn hiện nay, những ưu tiên trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào chống buôn bán ma tuý, buôn bán người, cướp biển, hoạt động khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế.Về h ợp tác kinh tế:  Hoạt động quan trọng nhất của ASEAN và Trung Quốc từ 2002 tới nay là triển khai xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc. Đây là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, CAFTA trở thành thị trường chung cho gần 1.9 tỷ người tiêu dùng. Theo thỏa thuận, Trung Quốc, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapo sẽ áp dụng mức thuế suất = 0 đối với hơn 7.000 nhóm hàng hóa. Tới năm 2015, các thành viên mới của ASEAN là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar mới chính thức tuân thủ quy định này. Thực hiện Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc. Được ký kết tại PhnomPênh, Campuchia tạo nền tảng pháp lý quan trọng để tăng cường hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa ASEAN và Trung Quốc và là kết quà của Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác toàn diện gữa ASEAN và Trung Quốc. Ký kết Hiệp định về mậu dịch hàng hoá và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định khung:Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác toàn diện gữa Asean và Trung Quốc:Hiệp định được kí kết tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10, diễn ra tại Vientaine ( Lào ) cuối tháng 11 năm 2004. Hiệp định bao gồm: thỏa thuận dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa hai chiều; tạo lâp một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại. Theo thỏa thuận, bắt đầu từ ngày 01/07/2005, Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ bắt đầu tiến trình giảm thuế. Hai phía sẽ dần dần và tiến tới bỏ thuế với 7000 dòng sản phẩm. ASEAN còn công nhận Trung Quốc là nước có nền kinh tế thị trường hoàn toàn.Theo hiệp định trên, Trung Quốc và 6 nước ASEAN cũ sẽ hoàn tất thương mại tự do vào năm 2010. Bốn nước ASEAN mới sẽ có thêm năm chuyển tiếp để hoàn tất (năm 2015).Trước đó, tháng 11/2002 tại Campuchia, các nước ASEAN và Trung Quốc đã kí kết chương trình thu hoạch sớm EHP (Early Harvest Program) là chương trình cắt giảm thuế quan giữa ASEAN và Trung Quốc đối với hàng nông sản. Với chương trình EHP,Trung Quốc và các nước ASEAN – 6 sẽ giảm thuế nhập khẩu nông sản từ ngày 01/01/2004 và kết thúc vào ngày 01/01/2006 xuống còn 0%.Và Việt Nam và Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu tương tự đến thời hạn 01/01/2008 (Cắt giảm thuế nhập khẩu mang tính có đi có lại). Ngược lại, Trung Quốc sẽ cắt giảm 206 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam xuống còn 0% trước ngày 01/01/2006. Thực hiện chương trình thu hoạch sớm sẽ thúc đẩy hoạt đông thương mại Việt Nam – Trung Quốc phát triển thuận lợi.Ngoài ra, ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 tháng 11/2004, các nước dự kiến thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Á gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ sau 2020. Nhờ có nỗ lực của cả hai phía Trung Quốc và ASEAN mà hoạt động thương mại của hai khu vực này đã có chỗ đứng trong các khối có nền thương mại lớn năm 2007 và doanh số thương mại hai chiều lên đến 202 tỷ USD.5.2.2 Hợp tác ASEAN - Nhật Bản (AJCEP – Asean–Japan Comprehensive Economic Partnership)ASEAN và Nhật Bản thiết lập quan hệ không chính thức từ năm 1973. Năm 1977, hai bên đã chính thức hoá quan hệ với việc thiết lập Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản, cho tới trước năm 2002, quan hệ hai bên chưa thực sự có bước đột phá mới, chủ yếu chỉ tập trung vào hợp tác kinh tế và phát triển.Về hợp tác về kinh tế:Đầu năm 2002, hai bên đã ra Tuyên bố chung về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) với mục tiêu cung cấp thị trường rộng lớn hơn cho các nền kinh tế ASEAN và Nhật Bản. Tháng 12-2003, hai bên đã ra “Tuyên bố Tokyo về quan hệ đối tác năng động và bền vững ASEAN - Nhật Bản trong thế kỷ XXI”.Hai bên chủ trương thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị - an ninh, hợp tác song phương, đa phương trong các tổ chức khu vực và quốc tế. ASEAN và Nhật Bản đã đề ra 7 chiến lược hành động chung, bao gồm:1. Đẩy mạnh AJCEP (AJCEP được ký vào ngày 14 – 04 – 2008. Để đưa nội dung văn kiện AJCEP đi vào thực hiện, Nhật Bản đã ký hiệp định riêng rẽ với các nước thành viên Asean. Theo tinh thần của hiệp định, trong vòng 10 năm các bên tham gia FTA sẽ cắt giảm 93% danh mục hàng hóa nhập khẩu khi đưa hàng hóa vào nhau)2. Hợp tác về tài chính, tiền tệ. 3. Củng cố nền tảng cho phát triển kinh tế và sự thịnh vượng.4. Tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác về chính trị và an ninh.5. Tạo thuận lợi, thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân các nước và phát triển nguồn nhân lực.

Tài liệu liên quan

  • BAI TIEU LUAN BAI TIEU LUAN
    • 26
    • 1
    • 13
  • BÀI TIỂU LUẬN ĐA DẠNG SINH HỌC BÀI TIỂU LUẬN ĐA DẠNG SINH HỌC
    • 26
    • 1
    • 6
  • Bài tiểu luận về quang khắc Bài tiểu luận về quang khắc
    • 54
    • 1
    • 2
  • Bài tiểu luận Bài tiểu luận "Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế"
    • 33
    • 1
    • 14
  • Bài tiểu luận “ Thị trường sản phẩm tiêu dùng” Bài tiểu luận “ Thị trường sản phẩm tiêu dùng”
    • 33
    • 632
    • 1
  • Bài tiểu luận PHÁT HIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG VIRUS AUJESZKY TRÊN HEO BẰNG KỸ THUẬT NESTED PCR VÀ REALTIME PCR Bài tiểu luận PHÁT HIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG VIRUS AUJESZKY TRÊN HEO BẰNG KỸ THUẬT NESTED PCR VÀ REALTIME PCR
    • 25
    • 664
    • 1
  • BÀI TIỂU LUẬN  KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ BỆNH VIÊM NÃO XỐP Ở BÒ BÀI TIỂU LUẬN KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ BỆNH VIÊM NÃO XỐP Ở BÒ
    • 21
    • 989
    • 3
  • Bài tiểu luận môi trường TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Bài tiểu luận môi trường TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
    • 17
    • 704
    • 2
  • Tài liệu Bài tiểu luận Tài liệu Bài tiểu luận "Phát triển nền kinh tế thị thường định hướng xã hội chủ nghĩa" pptx
    • 16
    • 814
    • 0
  • Tài liệu Bài tiểu luận lịch sử đảng docx Tài liệu Bài tiểu luận lịch sử đảng docx
    • 16
    • 3
    • 15

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(312 KB - 39 trang) - BÀI TIỂU LUẬN ASEAN Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Tổng Quan Về Asean