Bài Tiểu Luận Nghệ Thuật Trần Thuật Trong Truyện Ngằn Sợi Tóc Của ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Văn học - Ngôn ngữ học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.28 KB, 23 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA SƯ PHẠMNGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “SỢI TÓC” CỦATHẠCH LAMGiáo viên hướng dẫn: cô Ngô Thị HySinh viên: Lê Thị Ngọc TrânMSSV: DNV130578Lớp: DH14NVMỤC LỤC1Phần I: MỞ ĐẦU..........................................................................Trang 11. Lý do chọn đề tài.............................................................................. 32. Lịch sử vấn đề................................................................................... 43. Mục đích nghiên cứu........................................................................44. Phương pháp nghiên cứu...................................................................45. Cấu trúc tiểu luận.............................................................................. 4Phần II: NỘI DUNG.................................................................................. 51. Giới thiệu chung............................................................................... 51.1. Khái quát thân thế và sự nghiệp của Thạch Lam............................51.2. Giới thiệu về nghệ thuật trần thuật..................................................52. Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Sợi Tóc của ThạchLam....................................................................................................... 6...............................................................................................................2.1.Chủ thể trần thuật............................................................................. 62.2.Điểm nhìn trần thuật........................................................................72.3 Giọng điệu trần thuật.....................................................................122.4. Thành phần lời văn.......................................................................13Phần III: Kết Luận ................................................................................. 16Tư Liệu Tham Khảo...................................................................................PHẦN I: MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiTrước thế kỷ XX văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nềnvăn học Trung Quốc-lấy nho giáo làm nền tảng. Đến khi thực dân Pháp xâm2lược, dân tộc ta đã phải đối diện với những đổi thay của thời cuộc. Nhữngbiến động của lịch sử, văn hoá và xã hội đã làm nảy sinh những nhu cầu mới,nhất là ở phương diện văn học. Để đáp ứng những thị hiếu đó quan niệm vàtư tưởng thẩm mĩ của người sáng tác cần phải khác trước, chính vì vậy nềnvăn học Việt Nam đòi hỏi phải vận động theo quy luật của thời đại, tức là vănhọc cần được hiện đại hoá. Để thúc đẩy quá trình hiện đại hoá đó có nhiềuyếu tố cũng như nhân tố góp phần đổi mới nền văn học. Song không thểkhông kể đến những đóng góp tích cực của nhóm Tự lực văn đoàn cho tiếntrình phát triển của nền văn học dân tộc.Mỗi thành viên trong nhóm Tự lực văn đoàn đều có mặt mạnh về thểloại cũng như sở trường riêng. Đối với thơ ca người đọc đều biết đến Thế Lữvà Xuân Diệu với những bài thơ trữ tình, còn Tú Mỡ lại chuyên về thơ tràophúng hoặc Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàn Đạo họ tuy có viết nhiều truyệnngắn nhưng được biết đến nhiều hơn với tiểu thuyết, trái lại Thạch Lam cũngviết nhiều tiểu thuyết nhưng lại thành công hơn ở truyện ngắn.Nếu đề tài quen thuộc của nhóm Tự lực văn đoàn là những cảnh sốngđược thi vị hoá, những ước mơ thoát ly mang màu sắc cải lương, hay lànhững phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức phong kiến. ThìThạch Lam lại có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dânnghèo khổ, do đó chúng ta cũng không lạ gì khi Thạch Lam là một thành viêncủa nhóm Tự lực văn đoàn nhưng “trước sau văn phong của Thach Lam vẫnchảy riêng biệt một dòng”1. Một mặt là vì luôn hướng ngòi bút về phía lớpngười lao động bần cùng trong xã hội, nên truyện của Thạch Lam hay ghi lạinhững cảm xúc trước số phận hẩm hiu của những kiếp người, nhất là ngườiphụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, giàu lòng hi sinh như nhânvật Tâm trong tác phẩm “Cô hàng xén” hoặc miêu tả cảnh gia đình đông con,sống cơ cực như “Nhà mẹ Lê” trong xóm chợ với lòng cảm thông sâu sắc.Mặt khác, bởi Thạch Lam là cây bút thiên về tình cảm, thế nên có thể nói“tâm lý” là sở trường của ông, thích đi sâu khai thác nội tâm nhân vật, miêutả tỉ mỉ, tinh tế và sâu sắc những tâm lý phức tạp của con người, nhất là khi3đối diện với cuộc đấu tranh quyết liệt giữa thiên-ác, tốt-xấu mà ranh giới củanó đôi khi mong manh như “Sợi tóc”.Những ai yêu thích trang văn của Thạch Lam ắt hẳn sẽ thấy được tấmlòng nhân đạo đáng kính của tác giả trước niềm xót xa, cảm thông mà ông đãkín đáo gửi gắm vào tác phẩm của mình. Đọc truyện của Thạch Lam, HuyCận đã nhận định: “Những truyện ngắn của Thạch Lam là hay không phải vìchúng ta có thể xếp loại các truyện ấy vào dòng văn học hiện thực. Nhữngtruyện ấy hay vì nó truyền đến cho người xem một cách cảm nhận cuộc đời,một lối rung cảm xót xa trìu mến trước những cảnh đời nghèo túng, đôi khitủi cực, đôi lúc hắt hiu”. Và cái hay của truyện ngắn Thạch Lam không chỉ ởviệc nó mang đến cho người đọc những cảm nhận cuộc đời, những cảmthương cho kiếp người mà tác phẩm của ông còn hay ở cách truyền tải nhữngcảm xúc đó đến với người đọc. Bằng cách nào tác phẩm của ông lại lôi cuốnngười đọc đến thế, bằng cách nào Thạch Lam có thể “làm cho lòng ngườiđọc thêm trong sạch và phong phú” đến thế? Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏinày chúng ta không chỉ xem xét ở ý nghĩa nội dung mà còn phải xem xét ởgóc độ nghệ thuật mà chủ yếu là ở phương diện “nghệ thuật trần thuật” –cách kể chuyện độc đáo, đầy ma lực của nhà văn, một yếu tố quan trọng gópphần làm nên thành công trong sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam.Từ những điều tích cực đã nêu trên cùng với lòng say mê và yêu mến ThạchLam-một nhà văn tài năng, đầy nhân hậu, luôn lặng lẽ đi tìm cái đẹp trongvăn chương cũng như trong cuộc sống, người viết đã chọn đề tài “Nghệ thuậttrần thuật trong truyện ngắn của Thạch Lam” mà cụ thể là “Nghệ thuậttrần thuật trong truyện ngắn Sợi tóc của Thach Lam”. Đây là tác phẩm tiêubiểu cho sở thích đi sâu vào từng ngóc ngách sâu kín nhất của tâm hồn conngườiLịch sử vấn đề:Những sáng tác của Thạch Lam từ trước đến nay dù chảy qua bao nhiêu thếhệ giai, qua bao nhiêu giai đoạn đi nữa những sáng tác của ông vẫn luôn thu hútđược đông đảo bạn đọc và người hâm mộ với một ma lực vô hình. Thậm chí đãcó không ít bài nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, quan điểm cũng như phong2.4cách nghệ thuật hoặc đi sâu cảm thụ, phân tích các tập truyện, các tác phẩm cụ thểcủa ngòi bút “Thiện Sỹ” này.Nhưng bàn về phương diện nghệ thuật trần thuật trong những sáng tác củaThạch Lam thì còn ít, chỉ được đề cập đến trong một vài bài viết và chưa có tínhhệ thống. Đồng thời nó còn là một trong những mặt làm nên phong cách nghệthuật độc đáo của Thạch Lam vì vậy cần phải xem đây là vấn đề phải đi sâu hơn,quan tâm nhiều hơn nữa.3. Mục đích nghiên cứu:Tiểu luận sẽ đi sâu tìm hiểu những khía cạnh của nghệ thuật trần thuật như:người trần thuật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn“Sợi Tóc” của Thạch Lam. Để giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về tài năng củaThạch Lam cũng như giải mã được câu hỏi tại sao văn của ông để lại nhiều dấuấn sâu sắc trong lòng người đọc đến thế.4. Phương pháp nghiên cứu.Phương pháp phân tích-tổng hợp: đi sâu vào quá trình khai thác các bìnhdiện làm nổi bật lên nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm.5.Cấu trúc tiểu luậnPhần I: MỞ ĐẦU6. Lý do chọn đề tài7. Lịch sử vấn đề8. Mục đích nghiên cứu9. Phương pháp nghiên cứu.10. Cấu trúc tiểu luậnPhần II: NỘI DUNG1. Giới thiệu chung.1.1. Khái quát thân thế và sự nghiệp của Thạch Lam1.2. Giới thiệu về nghệ thuật trần thuật2. Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Sợi Tóc của ThạchLam.2.1.Chủ thể trần thuật.2.2.Điểm nhìn trần thuật2.3 Giọng điệu trần thuật.2.4. Thành phần lời văn5Phần III: Kết LuậnTư Liệu Tham KhảoPHẦN II: NỘI DUNG1. Giới thiệu chung.1.1. Khái quát thân thế, sự nghiệp và con người của Thạch LamThạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn tường Sáu, ngoài bútdanh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ. Là thành viêncủa nhóm Tự Lực văn Đoàn, cũng rất nổi tiếng như hai anh ruột của mình, chínhlà Nhất Linh và Hoàng Đạo. Những tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Gió đầumùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, Hà Nội băm sáu phố phường…Ngòi bút ấy từ thuở nhỏ đã biết mơ mộng, đa cảm, đi đứng nhẹ nhàng và rấtquý trọng sự sống. Có lần nhà văn Vũ Bằng kể lại rằng: “Thạch Lam yêu sự sốnghơn bất kỳ ai. Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uốngmột cách gần như thành kính… như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống đểthưởng thức ngon lành như vậy…Anh là một người độc đáo có tài lại khiêmnhường, người nhỏ mà nhân cách lớn…”1.2. Giới thiệu về nghệ thuật trần thuậtTrần thuật là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tinvề sự kiện, nhân vật theo một thứ tự nhất định trong không gian, thời gian và về ýnghĩa.Trần thuật có nhiệm vụ cho người đọc biết ai, xuất hiện ở đâu, khi nào, làmviệc gì, trong tình huống nào. Trần thuật được sử dụng phổ biến trong thơ, trongca dao, trần thuật còn được tìm thấy trong các tác phẩm tự sự và trong truyệnngắn. Trần thuật đòi hỏi phải có người kể, người thổ lộ. Nếu chủ thể của lời kểtrong thơ trữ tình là nhân vật trữ tình thì người kể trong truyện là người kể truyện.Từ người kể truyện ta có ngôi trần thuật, lời trần thuật, điểm nhìn trần thuật,giọng điệu trần thuật.2. Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Sợi Tóc của Thạch Lam.62.1.Chủ thể trần thuật.Người trần thuật (chủ thể trần thuật) là một người do nhà văn tạo ra thaymình thực hiện hành vi trần thuật. Vai trò của người trần thuật đối với một tácphẩm tự sự là hết sức quan trọng, có thể kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhấthoặc ngôi thứ hai. Trong đó, ở ngôi trần thuật thứ ba, bản thân người kểkhông tham gia vào diễn biến câu chuyện nhưng chuyện gì cũng biết, bởi vìnó cho phép người kể đứng ở vị trí nào đó quan sát hết và kể lại cho ngườikhác nghe một cách khách quan. Đây là ngôi kể tự do nhất, cũng là một dạngtrần thuật phổ biến của văn xuôi truyền thống, nó biểu hiện cụ thể ở việcngười kể tự giấu mình và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Chẳng hạnnhư trong đoạn mở đầu tác phẩm Vợ Nhặtb của Kim Lân, người trần thuật ẩnmình đằng sau câu chữ để quan sát về một nhân vật tên là Tràng có thói quenvừa đi vừa cười tủm tỉm, lại thêm cái tật hay nói một mình, người trần thuậtquen gọi kẻ có “gương mặt thô kệch” ấy là hắn: “Trước kia mỗi chiều, cứ vàolúc chạng vạng mặt người thì Tràng đi làm về. Hắn bước ngật ngưỡng trêncon đường khẳng khiu ….Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mất nhỏ tí, gàgà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạch ra, rung rung làm cho cái bộmặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhính những ý nghĩ gì vừa lí thú vừadữ tợn. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm than thở những điều hắnnghĩ.”. Hay là ở đoạn miêu tả cuộc sống chị em Liên ở cái cửa hàng hơi tối,quẩn quanh tiếng muỗi vo ve: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văngvẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trongcửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quảthuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiềuquê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị…” và cũng bằng ngôi kể kháchquan này người trần thuật có thể vẽ lại một cách chi tiết, cụ thể bức tranh phốhuyện nghèo khổ, tràn ngập bóng tối xung quanh cuộc sống của “Hai đứatrẻ”.Song, cùng nằm trong chuỗi những sáng tác của Thạch Lam nhưng khixem xét ở phương diện chủ thể trần thuật ta thấy mở đầu tác phẩm “Sợi tóc”được dẫn dắt bởi một chủ thể trần thuật ở ngôi thứ ba giấu mình, từ một cuộcchuyện trò, hàn huyên tâm tình: “Anh Thành nhỏm dậy, nghiêng mình chốngkhuỷu tay xuống giường rồi bắt đầu nói với một giọng trầm và thong thả7khiến người nghe hiểu được hết các ý tứ của câu chuyện”, nó như một duyêncớ khơi gợi câu chuyện. Đây là lối kể “chuyện trong truyện” hay gọi là lối kểchuyện kép, thường nhìn thấy ở một số tác phẩm khác của Thạch Lam chẳnghạn như truyện “Một cơn giận”. Thế nhưng, ngoài đoạn mở đầu thì đến đoạncuối kết thúc tác phẩm chủ thể trần thuật ẩn mình mới lại xuất hiện một lầnnữa sau khi nghe nhân vật chính kể hết đầu đuôi câu chuyện: “Anh Thành nóixong, với cái điếu hút một hơi thuốc lào rất kêu. Rồi anh thở ra thong thả,mắt lờ mờ nhìn dõi theo làn khói đi”. Như vậy, có thể nói chủ thể trần thuật ởngôi thứ ba chiếm một phần rất ít trong truyện, vì phần lớn truyện được kể lạibởi chủ thể trần thuật ở ngôi thứ nhất. Đọc tiếp truyện ta thấy, sau lời mào đầungắn gọn nhân vật Thành xuất hiện. Thế là từ đó, vai người kể chuyện đượcchuyển giao cho Thành, anh ta trực tiếp đảm đương vai trò tường thuật câuchuyện từ đầu đến cuối với trường nhìn của chính mình. Như vậy, trong suốtquá trình còn lại của diễn biến câu chuyện, người kể chuyện từ trần thuật ngôithứ ba sang trần thuật ngôi thứ nhất. Cụ thể hơn, trong tác phẩm này chủ thểtrần thuật là nhân vật Thành, xưng “tôi” và kể lại quá trình đấu tranh giữa việclấy cắp hay không lấy cắp tiền của bạn. Vậy, tại sao tác giả bất ngờ để ngườikể chuyện vô nhân xưng chuyển sang người kể chuyện xưng “tôi”, chỉ có thểlà vì ngoài bản thân “tôi” ra sẽ không có bất cứ ai có thể hiểu và diễn tả mộtcách tường tận những biến chuyển trong tâm hồn “tôi”. Cũng nhờ tác giả traoquyền kể lại cho chính nhân vật đã làm cho câu chuyện trở nên chân thật,đáng tin cậy và có sức thuyết phục hơn đối với độc giả, đồng thời có thể kéocả người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống với nhân vật trong tác phẩm. Bởi lẽ,“tôi” vừa có vai trò nhập vai, tham gia vào câu chuyện vừa là người dẫn dắtchuyện, anh ta không kể chuyện của ai cả mà kể lại câu chuyện của chínhmình, do “tôi thấy”, “tôi trãi qua”, thậm chí còn kể lại cả tâm trạng của mình“tôi cảm” và “tôi nghĩ”. Tuy ngôi kể thứ nhất có hạn chế hơn so với ngôi kểthứ ba, chủ yếu là kể theo hướng chủ quan, nhưng hướng chủ quan của cái“Tôi” ấy đã góp phần dẫn dắt câu chuyện một cách tự nhiên, linh hoạt hơn,người đọc dường như có thể cảm nhận được rõ nét cái cảm giác mong manhnhư sợi tóc của biên giới giữa thiện và ác, giữa lương tâm và tội lỗi và dường8như đang cùng nhân vật chơi vơi giữa thực và mộng, giữa cái thú cám dỗ vàkhoái lạc.2.2.Điểm nhìn trần thuậtĐiểm nhìn trần thuật là vị trí người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận,trần thuật, đánh giá các nhân vật, sự kiện. Và có nhiều loại điểm nhìn, nhưngkhi tiếp cận với “Sợi tóc” ta sẽ dễ dàng nhận dạng được hai loại điểm nhìn cơbản thường bắt gặp trong nhiều sáng tác văn chương, đó là: điểm nhìn bênngoài và điểm nhìn bên trong.Điểm nhìn bên ngoài là trường hợp người trần thuật đứng từ ngoài đểquan sát và kể lại câu chuyện, chứ không hiểu rõ tâm lý nhân vật. Chẳng hạnnhư trong tác phẩm này người trần thuật ở ngôi thứ ba ẩn mình, có thể làchính tác giả hoặc một ai đó đi chăng nữa thì ở kiểu người trần thuật này chỉcó thể ở bên ngoài lắng nghe câu chuyện của nhân vật Thành, quan sát nhữngcử chỉ hành động của anh ta và mô tả lại như: “Anh Thành nhỏm dậy,nghiêng mình chống khuỷu tay xuống giường rồi bắt đầu nói với một giọngtrầm và thong thả” hoặc “Anh Thành nói xong, với cái điếu hút một hơithuốc lào rất kêu. Rồi anh thở ra thong thả, mắt lờ mờ nhìn dõi theo làn khóiđi”, như vậy qua con mắt của người kể truyện ẩn mình hình ảnh nhân vậtchính càng thêm lộ rõ dáng vẻ suy tư, chiêm nghiệm khi trải lòng mình. Tuynhiên, đây là điểm nhìn khá hạn chế, bởi vì nó chỉ cho phép người kể miêu tảlại những gì xảy ra bên ngoài hoặc xung quanh nhân vật vì vậy để tăng độgần gũi cho câu chuyện tác giả đã trao quyền trần thuật lại cho nhân vậtchính, từ khi đón nhận ngòi bút về phần mình nhân vật đã để cho người đọcthông qua nhãn quan của mình để cùng nhìn thấy, cùng nhận xét đánh giánhững sự việc xảy ra xung quanh mình, có thể nói nhân vật đã bước mộtbước khá uyển chuyển với mục đích dẫn dắt người đọc cùng tham gia câuchuyện một cách tự nhiên. Như vậy, thông qua điểm nhìn bên ngoài của nhânvật (hay của chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất) chúng ta thấy những gì?. Đầutiên là những đoạn kể về người anh họ tên là Bân đến rũ Thành đi mua mộtchiếc đồng hồ hạng tốt, nhưng khi Thành chọn cho anh ta một cái đồng hồhàng hiệu, đẹp và đắt “hiệu Movado, xuống nước hay vùi cát cũng không hềgì” Bân tỏ ra thích thú, anh ta cứ “mân mê cầm lên ngắm nghía” có vẻ cũngmuốn mua lắm nhưng “lưỡng lự một lát, anh ta trả lại nhà hàng”. Sau một9hồi “mặc cả ráo riết từng hào” ở một hiệu khác, cuối cùng Bân cũng muađược “một cái đồng hồ hiệu không mấy ai biết tiếng”. Bân còn có cái tínhhay cẩn thận nữa-cái tính cẩn thận của một anh kiệt, khi Bân đi vào buồngvới cô nhân tình anh ta đã không quên “đem cả cái áo tây trong có ví tiềnvào chỗ nằm, vất trên thành đầu giường”. Như vậy, nhân vật tôi trong tácphẩm này bằng ngôi kể thứ nhất cùng với điểm nhìn bên ngoài đã cho ngườiđọc thấy được Bân là một người “rất giàu và rất ngốc”, lại thêm cái tính hayhà tiện, keo kiệt. Và sau đó từ nhân vật Bân – cũng chính là nguyên nhânkhiến Thành – một người đi từ “lương thiện” đến “ăn cắp”, qua chi tiết Thànhnhìn thấy cái ví tiền của Bân: “Lúc trả tiền, tôi thấy hắn giở ra một cái ví dalớn, phồng chặt. Hắn đếm giấy bạc thong thả và cẩn thận. Thoáng nhìn qua,tôi cũng biết trong ví nhiều tiền lắm” chưa dừng lại ở đó, anh còn miêu tả tỉmỉ hơn: “ngoài số tiền bạc lẻ hắn mang ra trả, tôi còn thấy gấp ở ngăn trênđến năm, sáu cái giấy bạc một trăm nữa, những giấy bạc mới, màu còn tươinguyên”, cái nhìn chi tiết của người trần thuật đã cho chúng ta thấy nhữngdấu hiệu đầu tiên của sự cám dỗ và sự cám dỗ ấy lại tiến thêm một bước nữakhi Thành lấy áo định ra về: “Vừa nói tôi vừa với cái áo tây của tôi treo trênmắc. Bỗng nhiên có cái gì chuyển mạnh qua tim tôi: tay tôi yên hẳn lại; tôivừa mới nhận ra rằng cái áo tôi đương cầm không phải là cái áo của tôi. Thìra lúc mang áo vào giường nằm, Bân đã mang nhầm áo. Hai chúng tôi cùngmặc một thứ hàng len giống màu, như vậy dễ lẫn lắm. Tôi ghé nhìn vào trongáo thấy cái ví tiền ở túi thò ra ngoài một tí. Cái ví tiền . . . mấy tờ giấy bạc ”.Đọc đến đây chúng ta có cảm tưởng, dường như tác giả đã để cho người kểchuyện, cũng chính là nhân vật, đôi lúc tự tách ra khỏi mình, giữ một khoảncách nhất định để tả lại những hành động trạng thái lúc ấy của chính mình:“Tôi điềm nhiên treo cái áo vào chỗ cũ, quay ra. Mấy chị em cũng phụ họavào lời mời của Bân, nài nỉ: “Tội gì mà về bây giờ anh, khuya và lạnh chết”.Sau lời nài nỉ của Bân và mấy em nhân tình Thành cũng nán lại “bângkhuâng tôi lại gần giường”, cũng chẳng biết anh ở lại là vì những lời nài nỉ ấyhay là vì cái ví tiền kia? Chỉ biết cám dỗ đã bắt đầu chi phối hoàn toàn cảsuy nghĩ lẫn hành động của Thành, trong khi đang sắp xếp, tính toán trongtâm chí, anh bỗng “giật mình đỡ lấy dọc tẩu” vì lúc này cô Lan đã tiêm xong10điếu thuốc từ bao giờ, quay dọc sang mời. Mắt cô nhìn anh âu yếm, anh “giảvờ cười không đáp, rồi xoay nằm ngửa, nhìn lên trần nhà”, lát sau Thành“nhổm dậy đến bên mắc, với áo, chiếc áo của Bân” qua lần vải, Thành “thấychiếc ví kềnh kệnh răn rắn”, anh đưa tay vào trong áo “luồn vào khe ví, sờvào mấy tấm giấy bạc” và “rùng mình”, “ Mấy ngón tay mân mê đầu tấmgiấy, một cái, hai cái…”. Có lẽ chính cái khoái lạc khi được “mân mê” nhữngtờ giấy bạc đã làm cho thành trở nên bối rối anh cứ hết “đi lại trong nhà” rồilại “ đứng lên, ngồi xuống, như một cái máy”, sau đó Thành đi vào phíagiường Bân nằm “cúi xuống, tì vào thành giường – cố ý tì vào chỗ vắt cái áo– nhìn vào trong, qua màn”. Nhưng anh chưa vội quay ra “vẫn cứ tì mìnhtrên thành giường”. Rõ ràng những hành động của Thành đã cho người đọcthấy được sự rối bời bởi những giằng xé trong anh. Tuy nhiên, có người đãtừng nói con người là “một động vật rất phiền phức” cho nên muốn đi sâuvào tâm hồn con người không thể chỉ nhìn từ những trạng thái bên ngoài màphải nhìn từ bên trong. Do đó, để có thể khám phá được những giằng xé bêntrong chiều sâu tâm hồn của nhân vật Thành chúng ta cần đứng ở phươngdiện của diểm nhìn bên trong để tìm hiểu.Dù thế nào đi nữa điểm nhìn bên ngoài luôn có những hạn chế nhất định củanó, vì thế chỉ sử dụng một điểm nhìn thôi chưa đủ, muốn dẫn dắt người đọckhám phá sâu hơn nữa từng ngóc ngách tâm hồn con người, tâm hồn nhân vậttác giả đã cho phép người đọc mượn điểm nhìn bên trong của nhân vật nhưmột dạng phương tiện để làm tỏ hướng đi. Theo lí thuyết tự sự học, dạng thứcngười kể chuyện với điểm nhìn bên trong đã tạo nên sự cách tân cho nghệthuật trần thuật, đặc biệt ở phương thức trần thuật từ ngôi thứ nhất, người kểchuyện xưng tôi. Đây là hệ quả của những đổi mới trong tư duy nghệ thuật,khi văn học vốn từ quan niệm con người tập thể chuyển thành con người cáthể, quan tâm nhiều hơn đến chủ thể sáng tạo và sự sống cá nhân. Với ngôitrần thuật này, người kể chuyện xưng tôi có vai trò to lớn trong việc quyếtđịnh cấu trúc tác phẩm cũng như toàn quyền miêu tả. Tóm lại, điểm nhìn bêntrong, khi người kể chuyện là nhân vật xưng “tôi” đã nghiêm khắc mổ xẻ,phanh phui những mặt trái của tính cách, phẩm chất dưới sự phán xét của tòaán lương tâm, đồng thời nó cũng cho phép tác giả cũng như đọc giả khám phá11toàn bộ chiều sâu tâm lý nhân vật, nó thường thể hiện qua những đoạn độcthoại nội tâm của nhân vật, chỉ có nhân vật mới biết được những suy nghĩ củachính tâm hồn mình mà những người xung quanh không biết được. Ngườiđọc muốn nghe thấy và nhìn thấy chỉ có thể bằng con đường của điểm nhìnbên trong nhân vật. Chẳng hạn như những đoạn miêu tả lại dòng suy nghĩ củanhân vật Thành nhất là khi nhắc đến người anh họ tên Bân: “có lẽ mình choanh ta là ngốc, bởi vì hắn không xử sự như mình, không có những quan niệmvề cuộc đời như mình; nhưng thật ra biết đâu cách ăn ở của anh ta lại khôngkhôn ngoan hơn, bởi vì anh ta đã giầu và sung sướng?”, khi dẫn Bân đi muađồng hồ Thành nghĩ trong bụng: “anh chàng này thật là ngốc, có tiền màkhông biết chơi đồng hồ tốt. Lại kiệt nữa. Không biết hắn để tiền làm cáigì?”, lúc Thành nhìn thấy cái ví tiền “phồng chặt” của Bân anh lúc nào cũngtự hỏi mình sao “hắn” lại có nhiều tiền thế: “Quái, thằng cha này làm gì màlắm tiền thế? Mình thì chả bao giờ có đến được một trăm bạc bỏ túi!” haynhững lúc trong óc của Thành cứ vơ vẩn cái ý nghĩ: “sao một thằng ngốc nhưhắn – tôi thấy hắn càng ngốc – lại có lắm tiền thế, còn mình”, “Hắn làm gìmà có lắm tiền thế? Lại mang để trong ví làm gì? Rõ anh chàng ngốc khôngbiết dùng đồng tiền, tiền ở trong tay hắn cũng uổng. Ngộ có đứa lấy đi thìsao? Để thế có bữa mất thật…”. Như vậy, không chỉ qua những lởi miêu tảcủa Thành về Bân mà ngay cả trong tâm tưởng của Thành như một lần nữa đãkhẳng định để người đọc tin rằng Bân là một “anh chàng ngốc không biếtdùng đồng tiền, tiền ở trong tay hắn cũng uổng”, anh chàng ấy càng ngốc lạicàng giàu, càng giàu thì lại càng keo kiệt, cái tâm tưởng đó cũng vô tình phơira những suy nghĩ có vẻ trách đời, anh trách đời bất công, một kẻ ngốc nhưBân lại lắm tiền mà chẳng biết gì đến thú ăn chơi, thú xài hàng hiệu, chả bùcho Thành vốn “sành sỏi” và “thạo đời”, mà chả có nhiều tiền để tiêu chonhững “ngón ăn chơi” đó. Quả thật, bằng chủ thể trần thuật ở ngôi thứ nhấttác giả đã biến chuyển nó thành công cụ đắc lực giúp đọc giả dễ dàng khámphá nhân vật không chỉ từ bên ngoài mà còn khám phá những gì đang diễn rabên trong nhân vật, chẳng hạn như những dòng suy nghĩ để chuẩn bị, tínhtoán, đắn đo, liệu lượng của Thành: “Tôi cứ việc điềm nhiên với lấy áo, mở vírút ra hai tờ, rồi khoác áo ở trên vai, ra ý sắp sửa về. Rồi chọn lúc mọi người12vô ý – mà dẫu có ý cũng không ai biết được – tôi đổi lấy áo của tôi vắt ở đầugiường Bân… Thế là xong, và gọn. Mai dậy Bân biết mất chắc chẳng bao giờdám nghi ngờ cho tôi. Mà nghi ngờ thế nào được?”. Tất cả những cách xếpđặt ấy diễn ra rất nhanh trong tâm trí Thành, dù chỉ thoáng qua thôi cũng đủđể Thành tưởng trước được các việc xảy ra như thế, êm thấm, yên lặng, vàtrôi chảy, thật dễ dàng mà không còn sợ cái gì cả, cho dù Bân có nghi ngờcũng không thể nghi ngờ Thành được bởi vì: “Tôi về từ đêm cơ mà! Vả lạicái áo đựng tiền hắn đã cẩn thận mang vào giường ngay từ chập tối, vậy nếucó người lấy, thì chỉ có người nhà cô đầu mà thôi. Mà người nhà thì cũngkhó lòng đến đấy lấy được, họa chăng có ngay cô nằm với Bân. ừ, có lẽ Bânsẽ nghi cho nhân tình của hắn lấy… Chắc thế”, “Bân sẽ không dám nói gìđâu; biết nhân tình lấy, hắn sẽ im lặng, sợ làm cho nhân tình xấu hổ, và sợlàm tai tiếng chủ nhà. Hắn vốn tính nhát, với lại hai trăm đối với hắn chắcchả là bao.”. Khi Thành ngó sáng chiếc áo vắt ở đầu giường – chiếc áo củaThành – anh nghĩ chắc vẫn còn y nguyên ở đấy, anh lại tưởng tượng: “khi cóhai trăm trong túi rồi, lên xe về điềm tĩnh đi nằm ngủ. Sớm mai mất tiền, thếnào hắn chả về qua nhà mình. Hắn gọi cửa vào, đánh thức mình dậy và bơphờ bảo: Tôi mất hai trăm bạc tối hôm qua rồi, anh ạ…”. Thành còn tưởngtượng được bộ mặt ngạc nhiên của mình lúc bấy giờ như không hề can dự gìđến mình, anh nói với chính mình: rồi Bân“sẽ thuật lại buổi tối hôm nay, lúcmang áo vào giường, đến lúc thấy mất: “Chỉ có con nhân tình tôi nó lấy thôi,anh ạ. Chả còn ai vào đấy nữa…”, sau khi sắp xếp chuyện lấy tiền và giả vờnhư không đâu vào đấy xong Thành lại nghĩ đến chuyện tiêu tiền như thếnào: “Nếu hắn không biên số thì mình cứ việc tiêu tự nhiên! Vạn nhất hắn cóbiên số rồi, thì bảo hắn đi trình cẩm. Nhưng mình sẽ tiêu ngay hôm ấy… Mộtngười như mình cầm tờ giấy trăm vào Gô Đa mua hàng, ai dám nghingờ?...”, quả là một kế hoạch hoàn hảo. Thành như phân thân để đối thoạivới chính mình, nhưng thực chất là độc thoại. Như vậy tác giả đã cho phépchúng ta đứng ở góc độ của điểm nhìn bên trong để nghe, nhìn những điềusâu kính trong tâm hồn nhân vật mà chỉ nhân vật biết được hay thậm chí cónhững lúc họ còn không nắm bắt được những gì xảy ra bên trong tâm hồn củamình, như Thành trong lúc băn khoăn lưỡng lự giữa việc có lấy cắp tiền hay13không lấy cắp tiền của bạn anh đã tự hỏi: “Lấy mấy tờ, độ hai tờ - tại sao lạihai? Tôi không biết”; “Tâm hồn tôi lúc bấy giờ thế nào, tôi không biết rõ”;“Cái gì đã giữ tôi lại? Tôi không biết.”; “Hình như ý nghĩ ham muốn hay trùtrừ tối ấy không phải là của tôi, hình như của ai ấy…”. Tâm hồn con ngườilà thế, lúc nào cũng có những bí mật mà chính họ cũng không hiểu nổi. NhưChế Lan Viên đã nói: “Lòng ta chẳng bao giờ ta đi hết được”. Vì vậy, khi đếnvới thế giới nghệ thuật nội tâm của ngòi bút Thạch Lam, chúng ta sẽ bắt gặpchính mình ở đó. Sự thực của đời sống tâm hồn con người luôn được ThạchLam soi chiếu qua nhiều góc độ, có những điều tốt đẹp, có cả những yếu hènbăn khoăn, những sắc màu mong manh của tâm lí. Ôi cái yếu hèn băn khoăntrong phút chốc đã để đồng tiền che lấp, nó cứ hiển hiện lên trước mắtThành, nó lấp đầy cả tâm trí anh: “Trước mắt tôi, mấy tờ giấy bạc một trămgấp trong ngăn ví, hiện ra rất rõ rệt”, “Qua làn khói trắng tỏa ra, tôi tưởngnhìn thấy tập giấy bạc một trăm, còn mới nguyên gấp trong ngăn ví”, mấy tờgiấy bạc, nó làm Thành chẳng còn nghe thấy được gì nữa cả: “Bân nói câu gìsau, tôi cũng không nghe thấy”, nó làm cho anh thấy “băn khoăn, bứt rứt”,trong khoảnh khắc ấy chỉ có Thành mới hiểu được những cảm giác đó và cáicảm giác của “thời gian qua”: “tôi cảm thấy đi qua tâm hồn tôi từ bên nàysang bên kia… như thế không biết trong bao nhiêu lâu… Tôi khẽ thở dài”.Ngòi bút điêu luyện của Thạch lam đã cho chúng ta thấy được sự rối bờitrong tâm trạng con người vì sự giằng co tranh chấp giữa lương tâm và tội lỗi.Trong một cái tích tắc, cùng lúc với hành động “tì mình trên thành giường”nhưng trong tâm trí thì đang “lưỡng lự” lắm, trong cái giây phút ngắn ngủi đóanh cảm thấy “một lát bấy giờ sao lâu thế”, thiếu chút nữa tâm hồn Thành đãsa ngã vào vùng tội lỗi bằng hành động nhơ nhuốc-ăn cắp tiền của bạn. Nhânvật của Thạch Lam là như vậy, luôn hiện lên với đầy đủ cả cái thiện và cái ác,cả mặt tốt lẫn mặt xấu như những con người thực ngoài đời, khiến cho ngườiđọc một thoáng “giật mình”: ranh giới giữa cái Thiện và cái Ác rất mongmanh. Con người lương thiện vẫn có thể bị xui khiến làm điều ác một cách dễdàng. Thành cũng thế anh đã phải chịu sự ám ảnh, dằn vặt rất nhiều khi lựachọn giữa lấy hay không lấy cắp tiền. Và rồi cuối cùng: “không biết tại sao,bỗng nhiên: Áo anh đây này, đây là áo của tôi-Và nói thêm bằng tiếng Pháp:14Anh đếm lại tiền đi. Và để cẩn thận vào trong ấy”. Ngay sau khi đã trấn ápđược cám dỗ tội lỗi, Thành lại “bần thần ngẩn ngơ” một chút tiếc thương,thiện ác vẫn còn vẩn vơ trong trí. Thậm chí đến lúc Thành lên xe về nhà, tâmtrí vẫn còn rối mù, như người mất hồn, vẫn còn chút tiếc rẻ ngấm ngầm, dùđã tỉnh táo hẳn rồi, cám dỗ vẫn còn vương vấn trong lòng “Tôi cảm thấy mộtcái thú khoái lạc kỳ dị khe khẽ và thầm lặng rung động trong người, có lẽ làcái khoái lạc bị cám dỗ, mà cũng có lẽ cái khoái lạc đã đè nén được sự cámdỗ. Và một mối tiếc ngấm ngầm, tôi không tự thú cho tôi biết và cũng cố ýkhông nghĩ đến, khiến cho cái cảm giác ấy của tâm hồn tôi thêm một vẻ rờnrợn và sâu sắc”. Ngòi bút Thạch Lam luôn soi rọi vào những khoảng sáng tốitrong nội tâm nhân vật, nắm bắt đúng sự thức tỉnh của con người: “Tâm trítôi giãn ra như một cây tre uốn cong trở lại cái thẳng thắn lúc thường”.Cái hay ở đây không chỉ ở điểm nhìn bên trong hay điểm nhìn bênngoài, hay ở chổ Thạch Lam đã thể hiện được điểm nhìn toàn vẹn của mìnhvề con người bằng sự luân chuyển điểm nhìn một cách uyển chuyển, tác giảkết hợp cả điểm nhìn bên trong lẫn bên ngoài. Nhân vật vừa miêu tả những gìmình nhìn thấy vừa miêu tả được nội tâm, hết nhìn bên ngoài rồi lại nhìn bêntrong, vừa diễn tả được những rung động tinh tế của tâm hồn con người vừakhám phá được những bí ẩn khôn cùng bên trong nó. Có thể gọi đây là mộtthứ công cụ hổ trợ đắc lực giúp ngòi bút của ông lách sâu vào mọi ngõ ngáchcủa tâm hồn con người để khám phá những điều bí mật. Thạch Lam quả thậtlà một nhà giải phẫu tâm lý tài ba, ông đã dẫn chúng ta đi sâu vào tận đáy tâmhồn con người để ta chứng kiến được cái biên giới mong manh giữa thiện, ác,giữa ăn cắp hay không ăn cắp, cái địa giới ấy chỉ mỏng manh như một sợitóc.2.3.Giọng điệu trần thuậtTheo Thạc sĩ Phạm Thị Lương “các nhà văn sau khi định hình phongcách sáng tác ít nhiều đều thể hiện được một chất giọng đặc trưng trongsáng tác của mình”. Như Nguyễn Công Hoan, ông phản ánh hiện thực nôngthôn trước Cách Mạng, lên án xã hội thực dân nửa phong kiến và bọn quanlại tay sai bằng giọng văn trào phúng hài hước và nhiều khi rất cay độc. Trái15với Nguyễn Công Hoan, giọng điệu trần thuật của Nguyên Hồng là giọngđiệu cảm thương thống thiết trước nỗi thống khổ của con người, trong truyệnngắn của Nam Cao giọng điệu trần thuật lại mang đậm tính triết lý. VớiThạch Lam, tuy xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác,nhưng văn Thạch Lam lại mang một dấu ấn rất riêng. Vì truyện ngắn của ôngnhiều khi có sự xuất hiện của chủ thể trần thuật ở ngôi thứ nhất thậm chí là cảngôi thứ ba, giọng điệu trần thuật cũng vì thế mà đa dạng theo điểm nhìn củachủ thể trần thuật, có khi trầm lắng, tâm tình, khi thì xót xa đồng cảm, nhìnchung giọng văn của Thạch Lam luôn làm lan toả trong lòng người đọc mộtnỗi buồn man mác, song cũng để lại nhiều dư âm trong lòng người yêu mếnvăn chương Thạch Lam.Vì lẽ đó, tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc đi vào “Sợi Tóc” bằngmột giọng văn nhẹ nhàng, nửa như mơ hồ, nửa như thực như mơ nhằm khơimạch tâm trạng nhân vật một cách hết sức tinh tế và đưa người đọc miên mantheo từng dòng cảm xúc của nhân vật: “qua làn khói trắng tỏa ra, tôi tưởngnhìn thấy tập giấy bạc một trăm, còn mới nguyên gấp trong ngăn ví”; “tôichỉ thoáng nghe thấy, trong trí như còn bận sự gì”; “hình như ý nghĩ hammuốn hay trù trừ tối ấy không phải là của tôi, hình như của ai ấy, của mộtngười nào khác lạ, khác với cái người thường của tôi bây giờ…”Bên cạnh đó, để câu chuyện đi vào lòng người một cách chân thật nhất,đồng thời làm thức tỉnh thế giới nội tâm chìm khuất bên trong mỗi con người,Thạch Lam đã sử dụng lối kể tâm tình với giọng điệu thủ thỉ, trầm lắng. Nhờđó câu văn tràn đầy cảm xúc, mang những triết lý nhẹ nhàng, giản đơn mà từtrước đến giờ ta chưa khám phá ra, có lẽ vì nó quá nhỏ, nhỏ đến nỗi đôi khi taquên mình cũng đã có những lúc đứng trước cuộc đời này mà tự hỏi: “saomình hãy còn là người lương thiện, không phải là kẻ ăn cắp”; “Cái gì đã giữtôi lại?”; “Có lẽ chỉ một lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy, về phía nàyhay phía kia, đã khiến tôi có ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ,một chút gì đó, chia địa giới của hai bên… Tôi có tiếc đã không lấy haykhông, hay bằng lòng mình vì đã chống giữ lại cái ý xấu?”. Bằng cách đó,đến cuối truyện, người kể không hề đưa ra bất cứ một lời nhận định cụ thể16nào cho hành động của mình mà chốt lại câu chuyện bằng một lời kể chiêmnghiệm rất thực, rất đời, tạo nên tấm gương sáng mà ai soi vào cũng thấy cómình ở trong đó, thấy cả ưu điểm, nhược điểm để hiểu người hơn, hiểu mìnhhơn, để cảm thông hơn và sống đẹp hơn. Và nếu, chúng ta kết hợp lời chiêmnghiệm của nhân vật với nhan đề “Sợi Tóc” mới có thể thấy hết được ý nghĩasâu sắc của nó về ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và ngườixấu luôn tồn tại trong mỗi con người chúng ta. Đúng thật, cái ranh giới đóquá mong manh, như một sợi tóc, chỉ một chút mơ hồ, sa ngã, ta không giữtrọn được cái lương thiện của mình dù chỉ là trong ý nghĩ cũng đủ làm chotâm hồn mất đi sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện.Giọng văn của Thạch Lam dẫu có đa dạng bao nhiêu thì vẫn luôn cósức cuốn hút người đọc một cách kì diệu. Bởi văn Thạch Lam luôn như thế,nhẹ nhàng, sâu lắng, diễn tả tinh tế những cung bậc tình cảm của con ngườinhư kiểu “lạt mềm buộc chặt” làm người đọc càng đi sâu vào càng không thểdứt ra.2.4. Thành phần lời vănThành phần lời văn là lời văn của tác phẩm văn học, được cấu tạo bằnghai thành phần chính: lời văn trực tiếp và lời văn gián tiếp.Lời trực tiếp là lời do nhân vật hay tác giả trực tiếp nói lên trong tácphẩm. Do vậy, lời trực tiếp trong một tác phẩm tự sự thường được nhận biếtqua những câu thoại. Trong lời trực tiếp của nhân vật chúng ta có thêm haidạng cơ bản là lời đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật trong tác phẩm và lờinội tâm của nhân vật khi tự nói với chính mình. Chẳng hạn như:- Đẹp thì đẹp thật, nhưng mà đắt quá, anh ạ. Thôi, chúng ta lại các hiệukhách mà mua thì hơn.…- Ta lên hiệu chén, rồi lát nữa làm một chầu chứ, - hắn vỗ vào túi – tôi có đủtiền đây!17Đó là đoạn đối thoại trực tiếp giữa giữa Bân và Thành khi đi mua đồng hồ,thông qua đó nhân vật Bân tự bộc lộ mình với tính cách của một anh nhàgiàu nhưng hà tiện. Hoặc những đoạn đối đáp khi Thành toan đi về:- Anh hãy ở chơi đã, về làm gì vội. Ngày mai chủ nhật cơ mà.- Thôi, tôi phải về. Sáng mai còn có việc.- Ở chơi đã anh. Ở chơi sáng sớm mai về với tôi một thể.- Ờ… ờ…- Tội gì mà về bây giờ anh, khuya và lạnh chết.- Anh uống chén nước nóng. Rồi nằm xuống đây có hơn không?- Ờ thì hẵng nằm một lát đã.- Phải đấy, đến mai hẵng về. Tôi bảo chị Lan phải làm thế nào giữ anh ấy lạithì làm…- Không… thể nào tôi cũng phải về, anh ạ…Những đoạn đối đáp ấy nghe qua tưởng như rất tự nhiên, nhưng tự nhiên thật,nó tự nhiên đến nổi buột miệng ra như thế, chứ Thành chẳng còn tâm trí đâuđể ý đến nữa bởi vì lúc này trước mắt anh chỉ còn có “mấy tờ giấy bạc mộttrăm gấp trong ngăn ví, hiện ra rất rõ rệt”. Dù Thành không khẳng định mộtlời nào nhưng nhờ đó người đọc cũng đủ để hình dung được sự rối bời củaThành khi bước chân xâm lấn của dục vọng bước đầu chiếm lấy những suynghĩ xấu xa bên trong tâm hồn con người. Đến gần cuối truyện, chủ thể trầnthuật cũng không một lời nào cho người đọc biết rõ ràng sự lựa chọn củaThành là có lấy hay không lấy, cũng không nói rõ tại sao Thành lại lựa chọnnhư thế, nhưng qua đoạn đối thoại của nhân vật như:- Mai nhé.- Oui, à demain.18- Áo anh đây này, đây là áo của tôi. Anh đếm lại tiền đi. Và để cẩn thận vàotrong ấy.Bân nhỏm nửa người dậy, cầm lấy áo:- Merci, được rồi.Chúng ta đã biết được sự lựa chọn của Thành và biết được tại sao anh lựachọn cách trả lại tiền cho bạn, câu trả lời chỉ có thể gói ghém trong hai chữđó là sự “thức tỉnh”, sự thức tỉnh của “lương thiện”.Bên cạnh việc để nhân vật tự bộc lộ mình, lời văn trực tiếp còn biểu hiện nộitâm, tình cảm, những suy nghĩ của nhân vật, nó biểu hiện qua những lời độcthoại nội tâm như:Sớm mai mất tiền, thế nào hắn chả về qua nhà mình. Hắn gọi cửa vào, đánhthức mình dậy và bơ phờ bảo:- Tôi mất hai trăm bạc tối hôm qua rồi, anh ạ…Tôi thấy trước bộ mặt ngạc nhiên của tôi lúc bấy giờ - một vẻ mặt rất tựnhiên, - và tôi hỏi: “Chết chửa, mất bao giờ? Ở đâu?”Hắn sẽ thuật lại buổi tối hôm nay, lúc mang áo vào giường, đến lúc thấy mất:“Chỉ có con nhân tình tôi nó lấy thôi, anh ạ. Chả còn ai vào đấy nữa…”- Thế giấy bạc của anh có biên số không?Nếu hắn không biên số thì mình cứ việc tiêu tự nhiên! Vạn nhất hắn có biênsố rồi, thì bảo hắn đi trình cẩm. Nhưng mình sẽ tiêu ngay hôm ấy… Mộtngười như mình cầm tờ giấy trăm vào Gô Đa mua hàng, ai dám nghi ngờ?...Thực chất trên mặt hình thức đây là một đoạn đối thoại, tuy nhiên tất cả đềudo nhân vật tự suy diễn ra bên trong dòng nhận thức của mình, tự nói vớimình, chỉ nhân vật mới nghe thấy, suy cho cùng đây là lời nói của chính nhânvật, do nhân vật độc thoại, nó hoàn toàn độc lập với các lời đối đáp. Cho nênnó được xếp vào kiểu lời văn trực tiếp, bộc lộ nội tâm nhân vật.19Ngoài lời văn trực tiếp tác giả của truyện ngắn “Sợi tóc” còn sử dụngloại lời văn gián tiếp phức tạp hơn. Lời văn gián tiếp được chia làm hai loại,theo quan niệm của Bakhtin là: lời gián tiếp một giọng và lời gián tiếp haigiọng. Trong đó lời gián tiếp một giọng chính là lời của người trần thuậtkhông có lời đan xen của nhân vật. Bởi vì truyện này có đặc điểm là "truyệnlồng trong truyện", tức là nó gồm hai chủ thể trần thuật, ở đoạn đầu và đoạncuối tác phẩm chủ thể trần thuật là người ẩn mình, thật khó để xác định đó cóphải là lời của tác giả hay không hoặc tác giả mượn lời của một nhân vậtkhac, nhưng nhìn chung chủ thể trần thuật ẩn mình này luôn quan sát hànhđộng của nhân vật Thành rồi kể lại. Vì vậy, về thành phần lời văn ở nhữngđoạn này tác giả đã dùng lời gián tiếp một giọng theo điểm nhìn hướngngoại chủ yếu để miêu tả những sự việc khách quan tác động đến tâm trạngvà ý thức của nhân vật. Còn đối với lời gián tiếp hai giọng, được hiểu là lờikể của chủ thể trần thuật xen lời nhân vật. Trong loại lời văn này lại có cácdạng chính là: lời nửa trực tiếp, lời gián tiếp phong cách hóa, lời gián tiếp củangười kể chuyện. Xét thấy tác phẩm “Sợi Tóc” của Thạch Lam người kểchuyện là anh Thành – nhân vật chính trong truyện. Thông thường lời củanhân vật là lời trực tiếp nhưng khi tác giả trao cho nhân vật đó chức năng kểchuyện thì nó trở thành lời gián tiếp. Như vậy ở đây ta thấy Thạch Lam đãtrao quyền trần thuật cho nhân vật Thành đứng ra xưng “tôi” và kể chuyện.Tôi này chính là người trong cuộc hoặc là tham gia vào câu chuyện hoặc làngười chứng kiến nên việc kể chuyện đem đến một sức thuyết phục nhất địnhđối với độc giả. Bằng lời gián tiếp hai giọng, nhân vật Thành với tư cách làngười trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn hướng ngoại, thông qua conmắt nhìn của Thành – chủ thể trần thuật xưng “tôi” đã làm hiện lên một cáchchân thực, rõ nét tính cách của nhân vật Bân cùng với dáng vẻ vui vẻ của anhta “Bân ăn vui vẻ lắm, có lẽ hắn vừa ý vì cái đồng hồ mua rẻ”, cũng nhờ đóchủ thể trần thuật còn miêu tả được cả dáng vẻ của chính mình lúc đứng lúcngồi như một cái máy hay hành động “giả vờ cười không đáp, rồi xoay nằmngửa, nhìn lên trần nhà”, lòng đầy rối bời khi chuẩn bị thi hành theo cái kếhoạch mà mình vừa nghĩ ra ngay trong đầu của Thành. Đồng thời kiểu lời vănnày còn có tác dụng miêu tả thế giới khách quan hay những sự việc bên ngoài20đã tác động đến suy nghĩ, tâm trạng nhân vật như là từ việc đi mua đồng hồđến lúc Thành nhìn thấy ví tiền của bạn và trong óc cứ vơ vẩn cái ý nghĩ“sao một thằng ngốc như hắn – tôi thấy hắn càng ngốc – lại có lắm tiền thế,còn mình…” cho đến khi Thành nảy sinh lòng tham.Bên cạnh lời văn gián tiếp hai giọng miêu tả ngoại cảnh, khắc họa chândung nhân vật, ta còn bắt gặp lời văn gián tiếp hai giọng của chủ thể trầnthuật xưng “tôi” với điểm nhìn hướng nội. Nhờ đó truyện ngắn được trầnthuật như một lời tâm sự, bộc bạch nỗi lòng của chính người trong cuộc.Thực ra đây là lời trực tiếp của nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm, nhưng“tôi” cũng là chủ thể trần thuật trong tác phẩm nên lời trực tiếp này đã trởthành lời văn gián tiếp. Do nó là lời bộc bạch của chính người trong cuộc nênnó có một sự chân thực và sức thuyết phục riêng, và lời văn mang đậm dấuấn của chủ thể trần thuật, tiêu biểu nhất là ở những đoạn Thành sắp xếp việclấy tiền của Bân đâu vào đấy: “Lấy mấy tờ, độ hai….Tôi cứ việc điềm nhiênvới lấy áo, mở ví rút ra hai tờ, rồi khoác áo ở trên vai, ra ý sắp sửa về. Rồichọn lúc mọi người vô ý – mà dẫu có ý cũng không ai biết được – tôi đổi lấyáo của tôi vắt ở đầu giường Bân… Thế là xong, và gọn. Mai dậy Bân biếtmất chắc chẳng bao giờ dám nghi ngờ cho tôi. Mà nghi ngờ thế nào được?Tôi về từ đêm cơ mà! ….”. Ngoài ra nó còn được thể hiện qua nhiều đoạnđộc thoại nội tâm khác của nhân vật xưng “tôi”. Như vậy, với kiểu lời văntrần thuật này, tác giả đã để chủ thể trần thuật tự bạch tất cả những nỗi lòngsâu kín của mình. Không thông qua điểm nhìn của bất cứ người nào khác, màxuất phát từ điểm nhìn bên trong của chính chủ thể trần thuật, nhân vật có cơhội giãi bày tất cả những cảm xúc, bộc lộ những tâm tư, suy nghĩ, chiêmnghiệm về cuộc sống, về thế giới xung quanh. Và ẩn đằng nhau thế giới nộitâm chân thực đó, bóng dáng của cái tôi tác giả xuất hiện nhất là ở nhữngđoạn Thành tự vấn lòng mình khi “khi ngồi trên xe về qua những phố khuyavắng vẻ” cho đến sáng hôm sau tỉnh dậy ở nhà, anh vẫn ngẩn ngơ nghĩ lại cácviệc tối hôm trước, y như trong một giấc mộng, chứ không phải việc đã xảyra và anh đã ngạc nhiên tự hỏi lòng mình. Dường như cái tôi tác giả đã hóathân vào chủ thể trần thuật để phơi bày tất cả những vi mạch tâm trạng củamình. Nhờ vậy tác giả đã dẫn dắt người đọc cùng mình, cùng nhân vật của21mình khám phá những miền khuất lấp của tâm hồn mà cần có một tâm hồnmẫn cảm và nhân hậu nào đó mới có thể cảm nhận hết những lay chuyển tinhtế của nó, để chiêm nghiệm những triết lý của cuộc sống, rằng bên trong mỗicon người, bên cạnh cái thiên lương luôn tồn tại một khoảng tối mà ẩn náusau nó là sự hèn hạ, yếu đuối, xấu xa đáng loại bỏ để tìm ra những khoảngsáng thanh cao. Bởi Thạch Lam cho rằng cuộc sống nếu thiếu cái đẹp sẽ trởnên tầm thường biết bao. Ông từng từng nói: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ,len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường. Công việccủa nhà văn là phải hiểu cái đẹp ở chính chỗ mà người ta không ngờ tới, tìmcái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật cho người khác một bài học trông nhìnvà thưởng thức.”Phần III: Kết Luận“Sợi tóc” là một trong số những tác phẩm được xếp vào hạng “nhữngđoản thiên tiểu thuyết đáng kể và hay nhất trong văn chương Việt Nam”. Ðâylà một đoản thiên tâm lý sâu sắc nhất của Thạch Lam và của nền văn chươngViệt Nam, xứng đáng được xếp ngang hàng với những truyện hay trên vănđàn thế giới. Ngòi bút thần sầu củaThạch Lam đã phô diễn được đầy đủ vềbản chất con người, về cái biên giới mong manh như sợi tóc giữa thiện và ác,giữa lương tâm và tội lỗi. Qua tác phẩm này chúng ta lại được biết thêm ởThạch Lam – một khách lữ hành, yêu cái đẹp, mải miết đi tìm cái đẹp giữacuộc đời thường, ông tin rằng cái đẹp lẩn khuất đâu đó bên trong những tâmhồn bình dị, mộc mạc mà tinh tế. Với ông cái đẹp nó hiện hữu ở lòng thươngyêu đồng loại hay lòng thương yêu loài vật của những đứa trẻ hồn hậu, thậmchí cái đẹp ở ngay trong sự sám hối của con người trước tội lỗi, trong cõi đờinày ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần có lỗi. Nhận ra lỗi lầm để rồi sámhối là rất khó, xin lỗi và sửa lỗi lại càng khó hơn nhiều. Nhưng Thạch Lam đãlàm được điều đó, trước hành động không đúng hay trước bất cứ một cám dỗnào, nhân vật có cảm giác mình khó có thể vượt qua cái ranh giới mong manhcủa cái thiện để ngã mình sang cái ác, cái xấu xa tội lỗi. Nhưng Thạch Lamđã để cho nhân vật tự đấu tranh để chọn ra một lối đi thích hợp. Và bao giờcái thiện, cái đẹp cũng chiến thắng. Con người lại trở về với những phẩm chất22tốt đẹp của mình, bởi chính ông cũng luôn quan niệm như thế. Vì vậy vănchương của Thạch Lam “không phải là một cách đem đến cho người đọc sựthoát ly hay sự quên…, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lựclàm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.”Bằng cách đi sâu tìm hiểu truyện ngắn của Thạch Lam ở phượng diện“Nghệ thuật trần thuật” chúng ta đã có nhiều hiểu biết hơn về phong cáchsáng tác của ngòi bút tài hoa ấy đồng thời thấy được nhiều hơn những tầng ýnghĩa trong truyện ngắn “Sợi tóc” nói riêng và truyện ngắn Thạch Lam nóichung. Qua đó cũng có thể trả lời cho câu hỏi tại sao văn chương Thạch Lamlại có sức ma lực như thế và tại sao lại được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mếnđến thế.--------------------------------------------------------Tư liệu tham khảo1.2.3.4.5.6.7. /> /> /> />Giáo trình dẫn luận thi pháp học, nhà xuất bản giáo dục. />%A5utruy%E1%BB%87nng%E1%BA%AFngth%E1%BA%A1chlam />23
Tài liệu liên quan
- Cảm hứng lãng mạn từ nội dung cấu tứ đến hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của m gorki
- 59
- 852
- 1
- Xung đột nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn quang sáng
- 98
- 1
- 12
- Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ám ảnh nghệ thuật trong truyện ngắn "Một thầy thuốc nông thôn" của F. Kafka" docx
- 7
- 1
- 10
- thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn
- 113
- 824
- 3
- Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa
- 116
- 919
- 4
- Từ quan niệm về cuộc sống và con người đến ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- 124
- 1
- 7
- Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh
- 108
- 961
- 3
- Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh
- 108
- 867
- 0
- Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- 153
- 1
- 3
- Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê
- 122
- 1
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(96.27 KB - 23 trang) - Bài tiểu luận Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngằn Sợi tóc của Thạch Lam Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đọc Hiểu Sợi Tóc Của Thạch Lam
-
Sợi Tóc: Ranh Giới Mong Manh Giữa Thiện Và ác - Revelogue
-
Sợi Tóc | Truyện Ngắn Thạch Lam
-
Sợi Tóc – Ranh Giới Mong Manh Của Lương Tri.
-
110 đề đọc Hiểu Văn Bản (có đáp án) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thạch Lam - Sợi Tóc
-
Sợi Tóc Mỗi Người - Báo Lâm Đồng điện Tử
-
Nhã Nam - Tập Truyện Ngắn "Sợi Tóc" Của Thạch Lam Gồm Năm...
-
Đọc Hiểu Tác Phẩm Hai đứa Trẻ Của Thach Lam - Áo Kiểu đẹp
-
Bài Văn Mẫu Nhận Xét Về Sáng Tác Của Thạch Lam - Thủ Thuật
-
#day26: Sợi Tóc — Thạch Lam. Một Buổi Sáng Khá Là ... - Medium
-
Tự Lực Văn đoàn - Văn Học Và Cách Mạng 32 - Ngày Nay: Thạch Lam
-
Hiểu Như Thế Nào Về ý Nghĩa Của "Sợi Tóc" Trong Câu :"
-
Sợi Tóc | Tải Sách Miễn Phí, Đọc Sách Online
-
Top 10 Tác Phẩm Hay Nhất Của Nhà Văn Thạch Lam