Bài Tiểu Luận Về Vấn đề Tăng Trưởng Xanh ở Việt Nam - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Công nghệ - Môi trường
bài tiểu luận về vấn đề tăng trưởng xanh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.18 KB, 15 trang )

TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM1LỜI NÓI ĐẦUKinh tế thế giới đang phải đương đầu với ba cú sốc lớn làm thay đổi cơ bản về mặt cơcấu, là: khủng hoảng tài chính ngân hàng, khủng hoảng lương thực và khủng hoảng vềnguyên liệu, đặc biệt về năng lượng. Cùng với tình trạng nghèo đói không được cải thiện vàđang xấu đi là sự bất bình đẳng trong xã hội cũng ngày càng gia tăng. Tài nguyên, đặc biệt lànguồn năng lượng và nước đang ngày càng trở nên khan hiếm, môi trường đang ngày càng bịô nhiễm. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biểndâng đang là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và cáchiện tượng khí hậu cực đoan như là hệ quả của biến đổi khí hậu đang hoành hành ngày càngnhiều và khốc liệt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Do vậy, phát triển bền vững là xu thế chungmà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới.UNESCAP trình bày Tăng trưởng Xanh và Nền kinh tế Xanh như một mô hình pháttriển mới, trong đó phát triển kinh tế và bền vững môi trường củng cố lẫn nhau. Nó đòi hỏichiến lược tổng hợp hỗ trợ cho thay đổi về hệ thống theo cách tích hợp, bổ sung và củng cốlẫn nhau (1). Trong những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta vẫn còn dựa nhiềuvào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuấtcòn thải ra nhiều chất thải, gây ô nhiễm môi trường. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc tiếp tụcdiễn ra, như: nghèo đói, thất nghiệp, tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự gia tăng, tệ thamnhũng quan liêu tăng mạnh và tinh vi hơn. Môi trường tiếp tục bị xuống cấp trong khi cácthảm họa do thiên tai và những diễn biến về thay đổi khí hậu toàn cầu đang tăng nhanh, gâynhiều thiệt hại về người và của và đang gây những áp lực cho phát triển bền vững đất nước.Rừng bị tàn phá, đa dạng sinh học suy giảm. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Anninh năng lượng và nguy cơ thiếu hụt năng lượng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của đấtnước đang hiện hữu. Theo các chuyên gia kinh tế và môi trường, để tiếp tục duy trì nhữngthành quả tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới đòi hỏi Việt Nam phải chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng hiện nay sang một mô hình mới hiệu quả hơn, mà tăng trưởng xanh được coi làmột mô hình thích hợp để Việt Nam lựa chọn. Là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổikhí hậu, Việt Nam xác định phương thức tăng trưởng xanh là nỗ lực của Chính phủ trong quátrình thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu.Đồng thời, đó cũng là cơ hội nâng cao đời sống cho người dân thông qua việc tăng sức cạnh2tranh của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và tiếp tục theođuổi thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Nhận thức được vấn đề đó, trong văn kiện củaĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xãhội 2001-2010 đã nêu :“ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôivới thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế - xã hộigắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo vàmôi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh làmột nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả,bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu.Bài tiểu luận này sẽ trình này rõ hơn về vấn đề “Tăng trưởng xanh” cùng với thựctrạng và những giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.I.Cơ sở lý thuyết:1. Khái niệm:Khái niệm Tăng trưởng xanh được nhiều tổ chức định nghĩa như sau:Theo Hàn Quốc : "Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng đạt được bằng cách tiết kiệmvà sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để giảm thiểu biến đổi khí hậu vàthiệt hại tới môi trường, tạo ra các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và pháttriển công nghệ xanh, tạo các cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinhtế và bảo vệ môi trường".Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa: “Tăng trưởngxanh là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuấtbền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụsinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệmai sau”.Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD: “Tăng trưởng xanh là thúc đẩytăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tụccung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thựchiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở3cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới”. “Tăng trưởngxanh” là tăng trưởng giữ được vốn tự nhiên - OECD (2011).Việt Nam định nghĩa về tăng trưởng xanh được nêu trong Dự thảo: “Tăng trưởng xanhở Việt Nam là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nềnkinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tếthông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầnghiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phóvới biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởngkinh tế một cách bền vững”.Tăng trưởng xanh ở Việt nam là mô hình tăng trưởng dựa vào quá trình thay đổi các môhình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệuquả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến,phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,giảm khí thải nhà kính, đối phó biến đổi khí hậu, góp phần giảm nạn đói nghèo, tạo động lựcthúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tăng trưởng xanh được coi là một chương trình toàndiện, tạo ra hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới phục hồi và bảo tồn hệsinh thái tự nhiên, nuôi dưỡng cuộc sống của con người và giảm thiểu tác động của biến đổikhí hậu. Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp cận theo xu hướng mới này nhằmhướng tới phát triển bền vững.2. Tiêu chí đánh giá Tăng trưởng xanh:Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có Bộ tiêu chí thống nhất để đánh giá thực hiện tăngtrưởng xanh. UNIDO và UNEP đã đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp thực hiện tăngtrưởng xanh, chủ yếu áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vào năm 2010. Bộ tiêu chí đánh giádựa trên các chỉ số tuyệt đối (định lượng), bao gồm các yếu tố đầu vào (sử dụng nguyên liệu,năng lượng và nước), đầu ra là sản phẩm và các chất ô nhiễm (chất thải rắn, khí thải và nướcthải). Trong bối cảnh đó, một số địa phương ở Việt Nam (Bình Dương, Bình Định) đã đánh giáphân loại doanh nghiệp dựa trên 3 nhóm tiêu chí định tính về doanh nghiệp xanh, trong đó chỉtập trung vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, chưa bao gồm các yếu tố như công nghệ, tiết kiệmnăng lượng và chuyển đổi sản phẩm xanh. Các tiêu chí gồm: Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môitrường, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, tuân thủ thủ tục hồ sơ quản lý môi trường4và các vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, để phản ánh đúng hành động tăng trưởng của doanhnghiệp, các tiêu chí cần bao quát về bảo vệ môi trường cũng như việc đổi mới công nghệ tiêntiến, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm xanh. Tiêu chívề nhận thức và hành động của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường được đánh giá quan trọngnhất, tiếp theo là đổi mới công nghệ, tiêu dùng năng lượng và chuyển đổi sản phẩm.Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) có những tiêu chí đánh giá tăng trưởngxanh nhưng chỉ đóng vai trò định hướng cho các nước trong việc tự xây dựng bộ chỉ tiêu chochính mình, bởi mỗi nước có trình độ phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên, môi trường, trình độdân trí khác nhau. Bên cạnh đó, trong từng giai đoạn của nền kinh tế, mỗi chỉ tiêu đánh giá tăngtrưởng xanh có mức tác động khác nhau đối với chính sách trong ngắn hạn, dài hạn của Chínhphủ. Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đã đề với 3 mục tiêu sau:− Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch,năng lượng tái tạo.− Xanh hóa sản xuất. Thực hiện một chiến lược "công nghiệp hóa sạch" thôngqua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm vàhiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệpxanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thânthiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xửlý ô nhiễm.− Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.Dựa trên cơ sở của các bộ chỉ tiêu đã hình thành trước đó ( Bộ chỉ tiêu của UNCDS, Bộchỉ tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010, Bộ chỉ tiêu trong Chiến lượctoàn diện tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Bộ chỉ tiêu theo Agenda 21 của Việt Nam và Bộchỉ tiêu mà Tổng cục Thống kế dự kiến đề xuất.), bộ chỉ tiêu mới bao gồm 55 chỉ tiêu trong 4 lĩnhvực: Kinh tế (14 chỉ tiêu), Xã hội (23 chỉ tiêu), Tài nguyên – Môi trường (13 chỉ tiêu), Thể chế (5chỉ tiêu), trong đó có một số chỉ tiêu đặc thù riêng của Việt Nam như: chỉ tiêu về cơ cấu cácngành kinh tế quốc dân; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động...56Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam được xây dựng trên quan điểm sau:•Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, phát triển hài hòa đời sốngxã hội với môi trường tự nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của mọi người dân.•Tăng trưởng xanh phải dựa trên việc tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển vàsử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiệnnâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.•Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ xanh, hiện đại phùhợp, nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp giữa nội lực với mở rộng hợp tácquốc tế.•Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các Bộ,ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộngđồng dân cư và mọi người dân.3. Mục tiêu: Mục tiêu chung:Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xuhướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khínhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu cụ thể:Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có vàkhuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trịgia tăng cao.Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơntài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả vớibiến đổi khí hậu.7Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạonhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên,phát triển hạ tầng xanh.Nhiệm vụ chiến lược: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng nănglượng sạch, năng lượng tái tạo theo những chỉ tiêu chủ yếu sau:− Giai đoạn 2011 - 2020: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 - 10% so với mức2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 - 1,5% mỗi năm. Giảm lượngphát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so vớiphương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 10%, 10%còn lại mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế.− Định hướng đến năm 2030: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5- 2%, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20%đến 30% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyệnkhoảng 20%, 10% còn lại là mức khi có thêm hỗ trợ quốc tế.Xanh hóa sản xuất: thông qua quy hoạch, tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt hạn chế pháttriển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Sử dụngtiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyênkhoáng sản. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để làm giàu thêm nguồn vốn tựnhiên của đất nước, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triểnkết cấu hạ tầng bền vững, đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn.Giảm cườngđộ phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo. Cải thiệnhiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sảnxuất, vận tải, thương mại. Thay đổi cơ cấu sử dụng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp vàgiao thông vận tải.Đặt mục tiêu đến năm 2020: Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanhtrong GDP là 42 - 45%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%,áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làmgiàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3 - 4% GDP.Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững8−Đô thị hóa bền vững: Để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển hài hòa, nângcao chất lượng sống cho người dân, quy hoạch phát triển đô thị và quản lý quyhoạch cần đạt được các tiêu chí về hiệu quả sinh thái và bảo đảm xã hội để: đô thịlà động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh và cạnh tranh; tăng cơ hội việc làm;giảm nghèo; cải thiện chất lượng sống; tăng cường an ninh năng lượng; cải thiệnmôi trường; tránh được các chi phí và rủi ro tương lai.− Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thugom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định: 60%, với đô thị loại IV, loại V vàcác làng nghề: 40%, cải thiện môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng 100%, tỷ lệchất thải được thu gom, xử lý hợp tiêu chuẩn theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg,diện tích cây xanh đạt tương ứng tiêu chuẩn đô thị, tỷ trọng dịch vụ vận tải côngcộng ở đô thị lớn và vừa 35 - 45%, tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanhphấn đấu đạt 50%.II.Thực trạng tăng trưởng xanh ở Việt Nam:1. Thực trạng:Trong thời gian qua, nhờ tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và do chính sách mở cửanền kinh tế mà nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Tuy vậy, nó vẫn gây nên một số khó khăn,thách thức đối với Việt Nam trong chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh là:-Một: Trình độ phát triển nói chung còn thấp, bị tụt hậu so với nhiều nước sau nhiềunăm chiến tranh ác liệt, kéo dài để lại những hậu quả không nhỏ, cần có thời gian vànguồn lực lớn để khắc phục. Nhưng nếu biết cách tổ chức lại một cách có hệ thống vàkhôn khéo thì Việt Nam hoàn toàn có cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển trongthời gian không dài, bằng cách phi truyền thống-Hai: Hệ thống pháp luật đang phải tiếp tục xây dựng hoàn thiện nên chưa đồng bộ,chưa thật phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hướng tới tăng trưởng xanh. Hệ thống tổchức, bộ máy quản lý còn chia cắt chưa phù hợp với sự phát triển trong liên kết củađất nước trong quá trình hội nhập9-Ba: Công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu còn phổ biến, năng suất lao động thấp, sức cạnhtranh không cao; công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo chưa phát triển; trình độ khoahọc công nghệ, hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn thấp.-Bốn: Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái nghiêm trọng do phương thức tăng trưởngcòn nặng theo chiều rộng, sử dụng năng lượng hóa thạch và nguyên liệu đầu vào,trong khi trình độ sử dụng công nghệ mới để giảm tiêu hao vật chất còn thấp, việcquản lý tài nguyên còn hạn chế.-Năm: Nhận thức và năng lực của toàn hệ thống (con người, cơ sở hạ tầng, tài chínhvà thể chế...) còn thấp, những thói quen cũ trong sản xuất, đời sống và quản lý chậmthay đổi, cần phải có những chuyển biến mang tính chiến lược hơn.Nhiều ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân vẫn chủ yếu phát triển kinh tếtheo chiều rộng, chưa thấy được tác động tích cực và lâu dài của tăng trưởng xanh. Bên cạnhtrở ngại về nhận thức, trình độ công nghệ thấp cũng được xem là một trong những hạn chế,kìm hãm tăng trưởng xanh ở nước ta.Hiện có đến 95% doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng tự nghiên cứu và đổimới công nghệ. Vì vậy, sẽ gặp nhiều thách thức nếu đi theo con đường tăng trưởng xanh .2. Những nỗ lực thực hiện tăng trưởng xanh của Việt Nam:Tại Việt Nam, Viện Tăng trưởng xanh Toàn cầu (GGGI) phối hợp với Chươngtrình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) đã có những khóa tập huấn chocán bộ ở Sở tài nguyên Môi trường Hồ Chí Minh, Viên Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hộiĐà Nẵng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam để chia sẻ kiến thức về Tăng trưởng xanh nhằmnhằm tăng cường năng lực cho lãnh đạo địa phương và tăng vai trò làm chủ của họ trong quátrình lập kế hoạch, triển khai các chính sách và những chương trình phát triển cho thành phố.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1208/QĐ-TTg, ngày 21/07/2011 phê duyệtQuy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2011 – 2030: Ưu tiên phát triển nguồn điện tái tạo.Tăng cơ cấu điện tái tạo lên đạt 4,5% và 6,0% vào 2020 và 2030.-Giảm hệ số đàn hồi điện xuống 1,5 và 1,0 vào năm 2015 và 2020.Điện gió: chiếm 0,7% và 2,4% vào 2020 và 2030.10Điện sinh khối: chiếm 0,6 và 1,1 vào 2020 và 2030.Thủy điện: tăng gần gấp đôi công suất (17.400/9200MW) vào năm 2020.Điện hạt nhân: chiếm 10,1% vào 2030.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 phê duyệtChiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2050: Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo lên khoảng 5% vào năm 2020 vàkhoảng 11% vào năm 2050, và định hướng về việc thành lập quỹ phát triển năng lượng để hỗtrợ đầu tư cho phát triển năng lượng mới và tái tạoTại Việt Nam, chương trình tăng trưởng xanh được cụ thể hóa qua việc ngày25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốcgia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050Ngày 20/3/2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chính thức có quyết định phê duyệtKế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020. Kế hoạch hànhđộng bao gồm 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, 4 chủ đềchính gồm: Xây dựng thể chế và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; giảm cường độphát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiệnxanh hóa sản xuất; thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vữngChương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suythoái rừng tại Việt Nam của Liên Hiệp Quốc (UN-REDD) năm 2009 - 2012Vận động được 5 triệu EUR từ Chính phủ Vương quốc Bỉ; 2 triệu USD từ Chính phủHàn Quốc và 3,6 triệu USD là từ Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)... Ngoàingân sách cho phát triển xanh lớn thì từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã chi khoảng 2 tỷUSD vốn (Viện trợ Phát triển Chính thức) ODA cho các dự án và chương trình phát triển liênquan đến tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, các tổ chức và các quỹ quốc tế đã cung cấp hỗ trợtài chính hoặc kỹ thuật như chương trình đang phát triển và giảm phát thải từ phá rừng và suythoái rừng, Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPF) và Cơ chế phát triển sạch(CDM)...11Theo báo cáo mới của Bộ Tài chính về nguồn lực cho bảo vệ môi trường, thu từ thuếBảo vệ môi trường đã tăng hơn 3 lần trong vòng 5 năm qua, lên khoảng 38.000 tỷ đồng trongnăm 2016. Trong khi đó, số chi tăng không đáng kể, từ 9.000 tỷ đồng lên 12.290 tỷ đồng vàtương đương khoảng 1% tổng chi ngân sách. Trong năm 2016, số thu cho mục đích bảo vệmôi trường (chỉ tính từ nguồn thu thuế, chưa tính các khoản phí khác) so với chi tương ứngđã cao gấp 3 lần và có xu hướng tăng trong những năm qua.III.Giải pháp:Đất nước ta còn đang tích cực thực hiện những chính sách để kết hợp tăng trưởngxanh với sự phát triển bền vững. Thực hiện tốt chính sách đó, chắc chắn sẽ đưa đất nước tangày càng phát triển vững mạnh. Một trong những giải pháp thực hiện chiến lược tăng trưởngxanh trong trên cả nước bao gồm:1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện.2. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượngtrong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại.3. Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải.4. Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo,năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.5. Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững,nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp.6. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành sản xuất, dần hạn chế những ngành kinhtế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển cácngành sản xuất xanh mới.7. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên.8. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng thunhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên.9. Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: Hạ tầng giao thông, năng lượng,thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị.1210. Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn.11. Đô thị hóa bền vững.12. Xây dựng nông thôn mới với lối sống hòa hợp với môi trường.13. Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh.14. Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.15. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.16. Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinhtế, kỹ thuật và thông tin dữ liệu về tăng trưởng xanh.17. Hợp tác quốc tế.Xây dựng nông thôn mới với lối sống hòa hợp với môi trường: Thực hiện các nộidung của Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 vàtrong những năm tiếp theo, kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển giáodục, y tế, văn hóa và thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội nhằm đảm bảo phát triển nôngthôn bền vững.Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh bằng cách thay đổi mô hìnhvà hành vi tiêu dùng theo hướng bền vững của cả ba khu vực tiêu dùng trong xã hội, baogồm: khu vực nhà nước, khu vực doanh nghiệp và khu vực dân cư.Nâng cao năng lực, kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực dịch vụ tài chính, ngânhàng hướng đến ưu tiên hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với các dự án tăng trưởng xanh. Ban hànhhướng dẫn đầu tư công xanh và tăng cường vận động tài trợ, phối hợp các tổ chức trong nướcvà quốc tế, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm .Ngoài ra, cần tăng cường thu hút, hình thành môi trường thuận lợi cho khu vực tưnhân tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh dưới hình thức chuyển đổi công nghệ/dự án thíđiểm/nghiên cứu điển hình; tăng cường đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư (PPP) khinguồn lực ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế. Huy động vốn từ đầu tưtư nhân dưới dạng FDI, chứng khoán, cho vay lại của nhà nước và ngân hàng thương mại.13Đầu tư của Chính phủ và ODA sẽ là chất xúc tác tạo điều kiện cho việc thúc đẩy gia tăngnguồn vốn thực hiện tăng trưởng xanh.Việt Nam hiện đang xây dựng Chiến lược Tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy quá trìnhtái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thảikhí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ xanh, hiện đại phù hợp, phát triểnhệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với BĐKH, góp phần xóađói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững.14KẾT LUẬNBiến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên... đang ảnh hưởng tới sự ổn định môi trường sốngcủa loài người, khiến các quốc gia phải nghĩ tới việc phát triển bền vững. Trước xu hướng pháttriển bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, Việt Nam đang triển khai Chiếnlược Quốc gia về Tăng trưởng xanh với nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào nỗlực của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng trưởng xanh, làm giàu vốntự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăngkhả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinhtế - xã hội.Tài liệu tham khảo và nguồn trích dẫn:(1)UN and ADB, Green Growth, Resources and Resilience: Environmental Sustainability in Asiaand the Pacific (2012). Available from: Report.pdfN.T.T. Trang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 31, Số 5 (2015) 109-113Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 23, tháng 12/2015Báo cáo quốc gia tại hội nghị cấp cao liên hợp quốc về phát triển bề vững (RIO+20) /> /> /> />15

Tài liệu liên quan

  • Tài liệu TIỂU LUẬN Tài liệu TIỂU LUẬN "NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG" docx
    • 28
    • 823
    • 0
  • Tiểu luận về vấn đề Lạm phát Tiểu luận về vấn đề Lạm phát
    • 18
    • 3
    • 9
  • Tiểu luận về vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương em. Tiểu luận về vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương em.
    • 15
    • 30
    • 75
  • Tiểu luận: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc. ppt Tiểu luận: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc. ppt
    • 35
    • 502
    • 3
  • Bài tiểu luận về hoạt động thi trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam ppt Bài tiểu luận về hoạt động thi trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam ppt
    • 32
    • 1
    • 3
  • Tiểu luận các vấn đề môi trường Tiểu luận các vấn đề môi trường
    • 48
    • 696
    • 0
  • bài thảo luận về vấn đề  dân số và mức sống bài thảo luận về vấn đề dân số và mức sống
    • 11
    • 2
    • 1
  • tiểu luận về vấn đề ra quyết định trong quản trị tiểu luận về vấn đề ra quyết định trong quản trị
    • 19
    • 9
    • 48
  • tiểu luận về vấn đề giảm bớt ảnh hưởng của tư duy nhiệm kì trong quy hoạch và quản lý đô thị tiểu luận về vấn đề giảm bớt ảnh hưởng của tư duy nhiệm kì trong quy hoạch và quản lý đô thị
    • 70
    • 469
    • 0
  • Tiểu luận về vấn đề an toàn điện Tiểu luận về vấn đề an toàn điện
    • 13
    • 4
    • 6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(278 KB - 15 trang) - bài tiểu luận về vấn đề tăng trưởng xanh ở việt nam Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tieu Luan Xanh