Bài Toán Mặt Cầu, Khối Cầu Và Hình Chóp Bất Kì (bài Toán Tổng Quát
Có thể bạn quan tâm
Bài toán mặt cầu, khối cầu và Hình chóp bất kì (bài toán Tổng quát – Nâng cao)
Công thức tìm nhanh bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp là
$R=\sqrt{{{x}^{2}}+{{r}^{2}}}$ với
r là bán kính đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy.
$x=\frac{S{{O}^{2}}-{{r}^{2}}}{2h}:S$ là đỉnh hình chóp, O là tâm đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy, h là chiều cao khối chóp.
Bài tập trắc nghiệm mặt cầu, khối cầu và hình chóp bất kì có đáp án chi tiết
Bài tập 1: Cho hình chóp đều $S.ABC$ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, cạnh bên bằng $\frac{2a\sqrt{3}}{3}.$ Gọi D là điểm đối xứng của B qua C. Bán kính của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABC$bằng A. $\frac{a\sqrt{37}}{6}.$ B. $\frac{a\sqrt{35}}{7}.$ C. $\frac{a\sqrt{36}}{7}.$ D. $\frac{a\sqrt{39}}{7}.$ |
Lời giải chi tiết
Hình vẽ tham khảo
Vì C là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABD$ nên $r=BC=a$
Gọi H là hình chiếu của S trên mặt phẳng $\left( ABC \right)\Rightarrow H$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$
Tam giác SHC vuông tại H, có $SC=\frac{2a\sqrt{3}}{3};HC=\frac{a\sqrt{3}}{3}\Rightarrow SH=\sqrt{S{{C}^{2}}-H{{C}^{2}}}=a$
Vậy $r=h=a$ và $SC=\frac{2a\sqrt{3}}{3}$ nên $R=\frac{a\sqrt{37}}{6}.$ Chọn A.
Bài tập 2: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình thang vuông tại A và $D,AB=AD=a$ và $CD=2a.$ Cạnh bên SD vuông góc với đáy, $SD=a.$ Gọi E là trung điểm của CD. Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.BCE$bằng A. $\frac{a\sqrt{11}}{8}.$ B. $\frac{a\sqrt{11}}{4}.$ C. $\frac{a\sqrt{11}}{6}.$ D. $\frac{a\sqrt{11}}{2}.$ |
Lời giải chi tiết
Vì E là trung điểm $DC\Rightarrow \Delta EBC$ vuông tại E
Gọi M là trung điểm của BC
$\Rightarrow M$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác EBC
Xét hình chóp $S.BCE$ có S là đỉnh, M là tâm đáy, chiều cao $h=SD$ và bán kính đường tròn ngoại tiếp đáy $r=\frac{BC}{2}=\frac{a\sqrt{2}}{2}$
$\Delta BCD$ vuông cân tại $B\Rightarrow DM=\sqrt{B{{D}^{2}}+B{{M}^{2}}}=\frac{a\sqrt{10}}{2}$
$\Delta SDM$ vuông tại $D\Rightarrow SM=\sqrt{S{{D}^{2}}+D{{M}^{2}}}=\frac{a\sqrt{14}}{2}$
Áp dụng công thức, ta được $R=\sqrt{{{\left( \frac{S{{M}^{2}}-{{r}^{2}}}{2.SD} \right)}^{2}}+{{r}^{2}}}=\frac{a\sqrt{11}}{2}.$ Chọn D.
Bài tập 3: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy ABCD là hình vuông cạnh $a,SAD$ là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm các cạnh $BC,CD$. Tính bán kính $R$ mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.CMN.$ A. $R=\frac{a\sqrt{37}}{6}.$ B. $R=\frac{a\sqrt{29}}{8}.$ C. $R=\frac{5a\sqrt{3}}{12}.$ D. $R=\frac{a\sqrt{93}}{12}.$ |
Lời giải chi tiết
Gọi H là trung điểm của $AD\Rightarrow SH\bot AD$
$\Rightarrow SH\bot \left( ABCD \right).$ Gọi E là trung điểm của MN, dựng đường thẳng d qua E song song với SH, trên d lấy điểm I sao cho $IS=IC\Rightarrow I$ là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp $S.CMN\Rightarrow IS=IC=IM=IN=R.$
Ta có: $CE=\frac{MN}{2}=\frac{a\sqrt{2}}{4}\Rightarrow IE=\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{{{a}^{2}}}{8}};SH=\frac{a\sqrt{3}}{2}$
$H{{E}^{2}}={{\left( \frac{3}{4}CD \right)}^{2}}+{{\left( \frac{1}{4}AD \right)}^{2}}=\frac{5{{a}^{2}}}{8}$
Lại có ${{R}^{2}}-H{{E}^{2}}={{\left( SH-IE \right)}^{2}}\Leftrightarrow {{R}^{2}}-\frac{5{{a}^{2}}}{8}={{\left( \frac{a\sqrt{3}}{2}-\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{{{a}^{2}}}{8}} \right)}^{2}}\Rightarrow R=\frac{a\sqrt{93}}{12}.$ Chọn D.
Bài tập 4: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy ABCD là hình vuông cạnh $a,SA=2a$ và vuông góc với mặt phẳng đáy $\left( ABCD \right)$. Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm các cạnh $BC,CD$. Tính bán kính $R$ mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.CMN.$ A. $R=\frac{a\sqrt{3}}{4}.$ B. $R=\frac{3a\sqrt{2}}{4}.$ C. $R=\frac{3a\sqrt{3}}{4}.$ D. $R=\frac{a\sqrt{2}}{2}.$ |
Lời giải chi tiết
Gọi E là trung điểm của MN, dựng đường thẳng d qua E song song với SA, trên d lấy điểm I sao cho $IS=IC\Rightarrow I$ là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp$S.CMN\Rightarrow IS=IC=IM=IN=R.$
Ta có: $CE=\frac{MN}{2}=\frac{a\sqrt{2}}{4}\Rightarrow IE=\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{{{a}^{2}}}{8}};SA=2a$
$A{{E}^{2}}={{\left( \frac{3}{4}CD \right)}^{2}}+{{\left( \frac{3}{4}AD \right)}^{2}}=\frac{9{{a}^{2}}}{8}$
Lại có ${{R}^{2}}-A{{E}^{2}}={{\left( SA-IE \right)}^{2}}$
$\Leftrightarrow {{R}^{2}}-\frac{9{{a}^{2}}}{8}={{\left( 2a-\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{{{a}^{2}}}{8}} \right)}^{2}}\Rightarrow R=\frac{3a\sqrt{3}}{4}.$
Chọn C.
Bài tập 5: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy ABCD là hình chữ nhật với $AB=a,AD=2a$. Mặt bên $\left( SAD \right)$ là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy $\left( ABCD \right)$. Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm các cạnh $BC,CD$. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.CMN.$ A. $R=\frac{2a\sqrt{3}}{3}.$ B. $R=\frac{2a\sqrt{6}}{3}.$ C. $R=\frac{a\sqrt{13}}{4}.$ D. $R=\frac{a\sqrt{3}}{6}.$ |
Lời giải chi tiết
Gọi H là trung điểm của $AD\Rightarrow SH\bot AD$
$\Rightarrow SH\bot \left( ABCD \right)$. Gọi E là trung điểm của MN, dựng đường thẳng d qua E song song với SH, trên d lấy điểm I sao cho $IS=IC\Rightarrow I$ là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp$S.CMN\Rightarrow IS=IC=IM=IN=R.$
Ta có: $CE=\frac{MN}{2}=\frac{a\sqrt{5}}{4}\Rightarrow IE=\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{5{{a}^{2}}}{16}};SH=a\sqrt{3}$
$H{{E}^{2}}={{\left( \frac{3}{4}CD \right)}^{2}}+{{\left( \frac{1}{4}AD \right)}^{2}}=\frac{13{{a}^{2}}}{16}$
Lại có ${{R}^{2}}-H{{E}^{2}}={{\left( SH-IE \right)}^{2}}$ $\Leftrightarrow {{R}^{2}}-\frac{13{{a}^{2}}}{16}={{\left( a\sqrt{3}-\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{5{{a}^{2}}}{16}} \right)}^{2}}\Rightarrow R=\frac{2a\sqrt{3}}{3}.$
Chọn A.
Bài tập 6: Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy ABC là tam giác đều cạnh $a,$ hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng $\left( ABC \right)$ là điểm đối xứng của C qua AB và mặt bên $\left( SAB \right)$ tạo với đáy góc ${{60}^{0}}.$ Tính bán kính R mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho. A. $R=\frac{a\sqrt{91}}{12}.$ B. $R=\frac{a\sqrt{217}}{12}.$ C. $R=\frac{a\sqrt{91}}{15}.$ D. $R=\frac{a\sqrt{273}}{12}.$ |
Lời giải chi tiết
Gọi H là đối xứng của C qua$AB\Rightarrow CH\bot AB.$
O là trung điểm của $CH$
$\Rightarrow OH=CO=\frac{a\sqrt{3}}{2};\widehat{SOH}={{60}^{0}}$
Suy ra $SH=OH\tan {{60}^{0}}=\frac{3a}{2}$
Gọi E là trọng tâm tam giác ABC, dựng đường thẳng d qua E song song với SH, trên d lấy điểm I sao cho $IS=IC\Rightarrow I$ là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp$S.CMN$
$\Rightarrow IS=IC=IM=IN=R.$
có: $CE=\frac{2CO}{3}=\frac{a\sqrt{3}}{3}\Rightarrow IE=\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{{{a}^{3}}}{3}};HE=2CE=\frac{2a\sqrt{3}}{3}$z
Lại có ${{R}^{2}}-H{{E}^{2}}={{\left( SH-IE \right)}^{2}}$ $\Leftrightarrow {{R}^{2}}-\frac{4{{a}^{2}}}{3}={{\left( \frac{3a}{2}-\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{{{a}^{2}}}{3}} \right)}^{2}}\Rightarrow R=\frac{a\sqrt{217}}{12}.$
Chọn B.
Từ khóa » Công Thức đường Tròn Ngoại Tiếp Hình Chóp
-
Mặt Cầu Ngoại Tiếp Hình Chóp | Công Thức Tính Nhanh - Toán Thầy Định
-
Công Thức Tính Bán Kính, Diện Tích Mặt Cầu Ngoại Tiếp Hình ...
-
Công Thức Tính Bán Kính Mặt Cầu Ngoại Tiếp Hình Chóp đều, Hình ...
-
Mặt Cầu Ngoại Tiếp Hình Chóp - Cách Giải Nhanh Chính Xác 100%
-
Chuyên đề Một Số Công Thức Tính Nhanh Bán Kính Mặt Cầu Ngoại Tiếp ...
-
[] - Tổng Hợp Tất Cả Các Công Thức Tính Nhanh Bán Kính Mặt ...
-
Công Thức Tính Bán Kính đường Tròn Ngoại Tiếp Hình Chóp - Hỏi Đáp
-
Xác định Tâm Và Bán Kính Mặt Cầu Ngoại Tiếp Hình Chóp
-
Công Thức Tính Nhanh Bán Kính Mặt Cầu Ngoại Tiếp Hình Chóp
-
Phương Pháp Giải Mặt Cầu Ngoại Tiếp - Nội Tiếp Hình Chóp Chi Tiết Nhất
-
Công Thức Tính Diện Tích Mặt Cầu Ngoại Tiếp Hình Chóp Chuẩn
-
Mặt Cầu Ngoại Tiếp, Nội Tiếp Khối đa Diện - Lý Thuyết Toán
-
Công Thức Tính Bán Kính Mặt Cầu Ngoại Tiếp Hình Chóp Có Cạnh Bên