Bài Toán Tính Tiền điện Theo Công Tơ điện, KWh Năm 2022 Chính Xác ...

Các bạn có muốn lập một bài toán tính tiền điện hàng tháng cho gia đình mình? Hay cách tính tiền điện theo kw cho kinh doanh, nhà trọ ra sao và điện 3 pha có khác gì nhau không? Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các cách tính tiền điện trong 1 tháng mà bạn sẽ phải chi trả một cách dễ dàng và hiệu quả.

Dưới đây Htsolaxanh sẽ chia sẻ các cách tính tiền điện để các bạn tham khảo:

  • Cách tính tiền điện theo kWh
  • Cách tính tiền điện theo công tơ điện
  • Cách tính tiền điện 2024
  • Công thức tính tiền điện sinh hoạt
  • Cách tính tiền điện trong 1 tháng
  • Cách tính tiền điện 1 pha 2 dây

Trước khi đi vào từng bài toán tính tiền điện thì mình sẽ chia sẻ lại biểu giá điện để các bạn tham khảo và dễ áp dụng vào từng công thức nhé:

Cách tính giá điện sinh hoạt 2024

Theo khoản 4.1 phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 648/QĐ_BCT ngày 20/3/2019, giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ được tính theo 6 bậc có mức giá khác nhau như hình dưới đây:

STTSản lượng (kWh)Giá điện (đồng/kWh)
Bậc thang 10 – 501678
Bậc thang 251 – 1001734
Bậc thang 3101 – 2002014
Bậc thang 4201 – 3002536
Bậc thang 5301 – 4002834
Bậc thang 6Trên 4002927
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính từ ngày 20/03/2019

Với cách tính tiền điện bậc thang này, chúng ta có thể thấy rằng, số điện tiêu thụ càng cao thì phải chịu mức giá càng cao. Ví dụ, tháng này gia đình bạn sử dụng hết 200 số điện thì 50 số điện đầu tiên sẽ được tính với mức giá là 1678 đồng/số, 50 số điện tiếp theo sẽ được tính với mức giá 1734 đồng/số và 100 số điện cuối cùng sẽ được tính với mức giá 2014 đồng/số.

Xem thêm>>> 1 số điện bằng bao nhiêu W? 1 số điện, 1KW bằng bao nhiêu tiền 2024

Cách tính tiền điện theo công tơ điện KW

Làm sao để biết cách tính tiền điện theo Kw trên đồng hồ số điện hàng tháng?

Cách tính tiền điện theo kw trong 1 tháng theo đồng hồ của khách hàng dùng điện sinh hoạt sẽ được tính theo các mức bậc thang theo công thức bài toán tính tiền điện dưới đây:

Mti= (Mqi / T) * N * n (kWh)

Trong đó:

  • Mti – Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện (kWh);
  • Mqi – Mức bậc thang thứ i quy định trong biểu giá (kWh);
  • N – Số ngày tính tiền (ngày);
  • T – Số ngày (theo lịch) của tháng trước liền kề (ngày);

(Kết quả tính toán được làm tròn đến hàng đơn vị)

Ta có ví dụ cho bạn dễ hiểu hơn:

Hóa đơn tiền điện tháng 2 từ ngày 11/1 đến ngày 10/2/2018 (chỉ số công tơ tháng 3 là 9.998):

Ngày 26/1/2018, Công ty Điện lực tiến hành thay công tơ định kỳ, chỉ số ghi trên công tơ cũ vào thời điểm tháo công tơ là 10.142, chỉ số ghi được trên công tơ mới vào thời điểm treo công tơ là 0.

Ngày 10/2/2018, Công ty ghi chỉ số công tơ tháng 2, chỉ số công tơ tháng 2 là 275.

Như vậy, Sc = 10.142 – 9.998 = 144 kWh, Sm = 275 – 0 = 275 kWh

Lượng điện năng tiêu thụ trong tháng có thay công tơ điện (S) = 419 kWh.

Cách tính tiền điện trong 1 tháng

Sau khi đã tính được tổng số điện tiêu thụ và các bậc giá điện, bạn chỉ việc áp dụng công thức tính tiền điện dưới đây để xác định số tiền điện phải đóng của mỗi bậc:

Tiền điện bậc Y = Giá điện bán lẻ bậc Y x Số số điện áp dụng giá điện bậc Y

Số tiền điện mà gia đình bạn phải nộp sẽ bằng tổng số tiền điện ở các bậc này. Hãy xem ví dụ dưới đây để dễ hình dung hơn nhé:

Tháng này gia đình bạn sử dụng hết 200 số điện, trong đó 50 số điện đầu tiên sẽ được tính với mức giá bậc 1 là 1678 đồng/số, 50 số điện tiếp theo sẽ được tính với mức giá bậc 2 là 1734 đồng/số và 100 số điện cuối cùng sẽ được tính với mức giá bậc 3 là 2014 đồng/số. Tiền điện thuộc mỗi bậc sẽ như sau:

  • Tiền điện bậc 1 (50 số) = 50 x 1678 = 83900 đồng
  • Tiền điện bậc 2 (50 số) = 50 x 1734 = 86700 đồng
  • Tiền điện bậc 3 (100 số) = 100 x 2014 = 201400 đồng

Tổng số tiền điện mà bạn phải đóng là = Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2 + Tiền điện bậc 3 = 83900 + 86700 + 201400 = 372000 đồng.

Lưu ý: Trên đây chỉ là số tiền mà bạn phải đóng cho lượng điện đã tiêu thụ trong tháng. Trên thực tế, ngoài tiền điện, bạn còn phải chịu 10% thuế giá trị gia tăng VAT tính trên tổng số tiền điện. Như vậy, với ví dụ trên, số tiền thực tế bạn phải thanh toán sẽ là: 372000 + 372000 x 10% = 409200 đồng.

Cách tính tiền điện online

Sử dụng công cụ tính hóa đơn tiền điện online của EVN như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào website CMIS 3.0 https://calc.evn.com.vn/#/TinhHDon
  • Bước 2: Chọn danh mục đúng với mục đích sử dụng.

Giao diện hiển thị: Sinh hoạt, Kinh doanh, Sản xuất, Hành chính sự nghiệp, Cơ quan – bệnh viện, Bán buôn hay Bán buôn tổ hợp DV-TM-SH => Nhập ngày tháng muốn tính (1 tháng) và Tổng điện năng tiêu thụ => chọn ô Tính toán để được tự động tính toán số tiền điện mình cần phải đóng trong tháng.

  • Bước 3: Kết quả trả về gồm: Số tiền điện theo từng bậc thang/đơn giá theo QĐ 648/QĐ-BCT; sản lượng điện chia theo bậc, thành tiền chưa VAT, số tiền thuế GTGT và tổng cộng tiền điện cần thanh toán đã gồm 10% thuế GTGT.
cách tính tiền điện
Công cụ tính hóa đơn tiền điện

Mỗi gia đình đều có công tơ đo lượng điện năng tiêu thụ riêng. Bạn hãy xem công tơ để biết chính xác số điện mà gia đình mình đã sử dụng trong một tháng là bao nhiêu bằng cách lấy (số đo cuối kỳ) – (số đo đầu kỳ). Nếu không xem được công tơ điện, bạn có thể lên website của công ty điện lực để tra cứu số điện tiêu thụ hàng tháng.

Tóm lại, nếu bạn thắc mắc tiền điện tính như thế nào thì chỉ cần căn cứ vào số điện năng tiêu thụ trong tháng và bảng giá điện là có thể tự tính được tiền điện dễ dàng. Bảng giá này được cập nhật vào tháng 07/2021. Sau thời gian này nếu có sự thay đổi về giá điện thì bạn cập nhật bảng giá mới để tính chính xác hơn.

Với những bạn nào chưa biết cách xem công tơ điện thì có thể tham khảo bài viết này nhé: 3 cách kiểm tra công tơ điện chính xác nhất ai cũng làm được

Hướng dẫn cách tính tiền điện theo công suất

Ta có bài toán tính tiền điện theo công suất như sau:

A= P.t

Trong đó

  • A: Lượng điện tiêu thụ trong thời gian t
  • P: công suất ( đơn vị KW) hoặc công suất (Jun/giây(J/s))
  • t: thời gian sử dụng ( đơn vị giờ)
  • Đơn vị Oát (W)

Cách quy đổi sang W:

  • 1KW = 1000W
  • 1MW = 1.000.000W

Công suất tiêu thụ điện năng là thông số mà từ đó hiển thị cho người sử dụng biết được lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hoặc có thể hiểu đơn giản là sẽ tốn bao nhiêu số điện trong 1 tháng để có thể làm bài toán tính tiền điện cần chi trả.

Việc tính công suất tiêu thụ điện trong nhà dựa vào các thông số kỹ thuật được ghi trên máy. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn được các loại thiết bị phù hợp với kinh tế và nhu cầu sử dụng cũng như giúp cho việc tính toán lượng điện mỗi gia đình sẽ sử dụng hàng tháng một cách dễ dàng hơn.

cách tính tiền điện
Cách tính tiền điện theo công suất

Ta có ví dụ để bạn dễ hình dung hơn:

Tính lượng điện năng tiêu thụ của tủ lạnh có công suất 85W trong 1 tháng?

Như vậy để tính được thì chúng ta áp dụng cách tính tiền điện theo công suất ở trên để tính được lượng điện năng tiêu thụ trong 1 tháng là bao nhiêu.

Đơn vị điện năng tiêu thụ là KW/h hoặc W/h nên 1KW/h = 1000WH sẽ tương đương với 1 số điện. Khi công suất tủ lạnh là 85W thì nghĩa là mỗi giờ tủ lạnh sẽ tiêu tốn là 0,085KW điện. Như vậy trong 1 ngày tủ lạnh sẽ tiêu hao số điện là 0,085 * 24 = 2,04 KWh điện.

Như vậy trong 1 tháng sẽ tiêu hết : 2,04 * 30 = 61,2 số điện

Và cuối cùng để tính được tiền điện của nhà bạn thì ta theo bài toán tính tiền điện như sau :

  • Công suất P = U.I
  • Điện năng A = P.T

=> Số tiện điện phải chi trả là : T= A . đơn giá

Ví dụ cách tính tiền điện trong 1 tháng cho 3 thiết bị tốn tốn nhiều chi phí nhất

1. Bài toán tính tiền điện Điều hòa trong 1 tháng

Điều hòa là một thiết bị làm mát được yêu thích và ứng dụng rộng rãi. Nhất là vào những ngày hè nắng nóng thì có một “em” điều hòa trong nhà thì chính là chân ái luôn. Và cũng bởi thời tiết ngày hè oi bức, nắng nóng nên hầu hết nhà nhà, công ty, doanh nghiệp đều mở điều hòa liên tục. Nên là điều hòa chiếm một phần khá lớn trong chi phí điện hàng tháng.

Ví dụ 1 máy điều hòa có công suất từ 800-850W, nhiệt độ là 9000 BTU. Vậy là trong 1 giờ hoạt động điều hòa sẽ tiêu tốn 0,85 kWh điện năng tiêu thụ (gần 1 số điện).

Nếu điều hòa chạy 8 giờ đồng hồ trên một ngày thì lượng điện năng tiêu thụ trong một ngày bằng 6,8 kW/8h ( 0,85 kW/h x 8h).

Giả sử tiền điện trung bình là 2.500 đồng/1 số. Vậy tổng tiền điện phải cho máy điều hòa trong 1 tháng bằng 510.000 đồng ((6,8 kW x 2.500 đồng) x 30 ngày).

2. Cách tính tiền điện cho thiết bị Tủ lạnh

Cũng là một trong những thiết bị được yêu thích và được sử dụng phổ biến, tủ lạnh là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Hiện nay, đa số tủ lạnh đều được trang bị công nghệ Inverter tiết kiệm điện. Tuy nhiên thì dẫu là sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại thì công suất tiêu thụ cũng khá cao. Ví dụ một tủ lạnh có công suất 170W tương đương 0,17 kW. Không giống như điều hòa, mở liên tục nhưng cũng chỉ trong một khoảng thời gian nào đấy. Còn tủ lạnh thì hầu hết sẽ chạy 24/24 giờ đồng hồ.

Vậy thì theo công thức ta sẽ tính được lượng điện năng tiêu thụ 1 ngày của tủ lạnh sẽ là: 0,17 kW/h x 24h = 4,08 kW/24h

Vậy 1 tháng tiền điện phải trả cho tủ lạnh bằng 306.000 đồng. (4,08 kW x 2.500 đồng) x 30 ngày = 306.000 (đồng).

cách tính tiền điện sinh hoạt
Tủ lạnh là 1 trong những thiết bị điện tốn điện nhất trong gia đình

Xem thêm>>> Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày & cách tiết kiệm điện hiệu quả

3. Máy giặt

Với cuộc sống ngày càng hiện đại thì máy giặt là một thiết bị gia dụng được sử dụng với tần suất nhiều trong mỗi hộ gia đình. Nhất là với gia đình có trẻ nhỏ. Ví dụ, một máy giặt có công suất 200W tương đương 0,2 kW.

Nếu bạn sử dụng máy giặt 2 giờ đồng hồ/24 giờ. Thì lượng điện năng tiêu thụ 1 ngày của máy giặt sẽ là: 0,2 kW/h x 2h = 0,4 kW/h. Giả sử tiền điện trung bình là 2.500 đồng/1 số.

Vậy tiền điện một tháng phải chi trả cho máy giặt bằng 30.000 (đồng). Công thức như sau: (0,4 kW x 2.500 đồng) x 30 ngày = 30.000 (đồng).

Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách tính tiền điện mà gia đình bạn sẽ phải chi trả hàng tháng. Các bạn có thể tránh sự nhầm lẫn sai số khi có hóa đơn tiền điện đưa đến.

Làm sao để tiết kiệm điện năng hiệu quả cho các thiết bị điện trong gia đình?

Sử dụng những thiết bị điện có tích hợp tính năng tiết kiệm điện

Với những thiết bị điện máy, điện lạnh như máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh, máy lọc không khí,… bạn nên lựa chọn những dòng máy được tích hợp sẵn tính năng Inverter, tính năng tiết kiệm điện. Như vậy, bạn sẽ có được những thiết bị hoạt động hiệu quả, ưu việt nhưng vẫn có thể giảm đi một số tiền điện kha khá vào cuối tháng.

Rút điện những thiết bị điện không sử dụng

Nhiều gia đình vẫn có thói quen cứ cắm điện để đó chứ không mấy khi dùng đến thiết bị. Và rồi cuối tháng, khi áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ, họ sẽ thấy tiền điện tháng này lại tăng cao vùn vụt. Bạn đừng nghĩ rằng khi không hoạt động thì thiết bị sẽ không hao tốn điện năng nhé! Vì chỉ cần có nguồn điện còn kết nối là sự hao tổn phung phí đó vẫn còn diễn ra. Vậy nên lời khuyên ở đây là hãy rút điện và tắt hết những thiết bị điện máy, điện tử có trong gia đình khi không sử dụng. Điều này cũng sẽ giúp cho thiết bị điện của bạn được bền bỉ hơn nữa.

Nên vệ sinh thiết bị điện thường xuyên

Việc vệ sinh các thiết bị điện tử sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bụi bẩn bám chặt, giúp cho thiết bị hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn rất nhiều. Chẳng hạn như khi vệ sinh máy lạnh sạch sẽ, bạn sẽ cảm thấy máy lạnh sẽ tỏa ra hơi mát hơn rất nhiều so với trước khi vệ sinh dù là bạn chỉ thiết lập ở cùng một nhiệt độ. Vì lúc này màng lọc đã được làm sạch, không còn cản trở hơi lạnh thoát ra bên ngoài nữa.

Đối với các loại nồi chức năng, việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp cho nguồn nhiệt trong nồi tỏa hơi nhanh và đều hơn, thực phẩm cũng sẽ nhanh chóng được nấu chín và bạn sẽ không còn phải đau đầu mỗi khi áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ để tính tiền điện cho gia đình nữa.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các cách tiết kiệm điện ở bài viết này nhé: Lợi ích và 12 biện pháp tiết kiệm điện năng triệt để

Từ khóa » Cách Tính điện 1 Pha 2 Dây