Bài Văn Khấn Ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu Rằm Tháng 7 Âm Lịch

“Hiếu hạnh đứng đầu muôn hạnh. Hiếu mà cảm đến trời thì mưa thuận gió hòa, hiếu mà cảm đến đất thì vạn vật sinh sôi, hiếu mà cảm đến người thì muôn phước tăng trưởng”. Tháng 7 Âm lịch hàng năm là một tháng quan trọng. Trong đó,  lễ Vu Lan báo hiếu đã trở thành nét đẹp truyền thống về đạo hiếu của Phật giáo nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong ngày này, các gia đình sẽ làm mâm lễ cúng Phật, gia tiên và chúng sinh. Vậy bài văn khấn ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Theo góc nhìn của đạo Phật, sau khi bỏ báo thân, tùy theo nhân quả nghiệp báo của mỗi người mà quyết định linh hồn của họ được sinh vào cảnh giới nào. Nếu họ tái sinh vào 3 đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh thì sẽ phải chịu rất nhiều đau khổ,…

Do đó, ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời. Trong ngày này, chúng ta có thể làm những việc thiện lành để cầu siêu độ giúp họ thoát khỏi cảnh khổ. Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan là nhân mùa Tăng chúng kết thúc an cư kiết hạ, chư Phật dạy hàng Phật tử tại gia có tín tâm với Tam Bảo phát tâm đến chùa cúng dường Tam Bảo, chúng Tăng. Việc này để lấy công đức phước báu đó hồi hướng cho người thân đã mất. Nhờ phúc báu được hưởng, mà họ được tiêu trừ các nghiệp chướng khi còn tại thế. 

văn khấn ngày lễ vu lan báo hiếu

Vu Lan báo hiếu là ngày lễ quan trọng của đạo Phật, thể hiện sự nhớ ơn, thành kính với ông bà, cha mẹ

Ngoài ra, ngày lễ này thể hiện đạo Hiếu, sự tôn kính của bề con với ông bà cha mẹ mình. Việc này không chỉ gìn giữ truyền thống Uống nước nhớ nguồn đã có từ ngàn đời mà còn là hành động nhắc nhở những thế hệ sau luôn luôn đặt chữ Hiếu lên đầu. Báo ơn công sinh thành dưỡng dục là đạo lý làm người mà mỗi người tôn luôn phải khắc sâu ghi nhớ.

Thông qua ngày lễ này, những ai còn cha mẹ, người thân trên đời được cảnh tình, quan tâm tâm và kính yêu họ. 

=>> Xem ngay các mẫu lọ hoa, bình bông thờ gia tiên

Truyền thống lễ Vu Lan tại Việt Nam

Tại Việt Nam, lễ này thường được làm vào ban ngày ngày rằm tháng 7, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn. Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, Ngày Rằm tháng 7 trùng với ngày “Xá tội vong nhân”. Theo các truyền thuyết, Diêm Vương sẽ mở Quỷ Môn Quan cho phép các cô hồn, ngạ quỷ được tự do trở lại dương thế. Bởi vậy, nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là “cúng cô hồn”, “cúng thí thực”.

Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: Một cúng tổ tiên tại bàn thờ gia tiên và cúng chúng sinh ở trước nhà hoặc trên vỉa hè.

Nghi thức bông hồng cài áo thường được thực hiện tại Việt Nam

Tại các chùa, tu viện, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức “Bông hồng cài áo“. Cài bông hồng đỏ cho những ai còn mẹ và bông hồng trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức này do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962. Một số địa phương có tục lệ riêng dân chúng xếp thuyền giấy rồi thả ra hồ, biển để gửi cầu những mong ước.

Người Việt Nam tin rằng, đây là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ như không mua sắm, không đi chơi đêm, không phơi quần áo, không bơi lội… Nhiều người còn kiêng cữ và ăn chay trong tháng này để thanh tịnh.

=>> Xem ngay đồ thờ cúng bằng đồng

Bài văn khấn ngày lễ Vu Lan báo hiếu tại gia

Bài văn khấn Gia tiên

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân. Kính lạy chư vị Tổ tiên Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại. Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm …. (Âm lịch) Tín chủ con là…. cùng toàn gia quyến. Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền. Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long. Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng. Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu. Đồng lai giám cách. Kính cẩn dâng lời. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Ngoài cúng dường Phật và cúng gia tiên, thì nhiều gia đình làm thêm mâm cúng Chúng sinh

Bài văn khấn cúng Chúng sinh

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần). Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương. Con lạy Đức Phật Di Đà Con lạy Bồ Tát Quan Âm. Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần. Tiết tháng 7 sắp thu phân Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà Âm cung mở cửa ngục ra Vong linh không cửa không nhà Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang Quanh năm đói rét cơ hàn Không manh áo mỏng – che làn heo may Cô hồn năm bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn Nay nghe tín chủ thỉnh mời Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau Cơm canh cháo nẻ trầu cau Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh Gạo muối quả thực hoa đăng Mang theo một chút để dành ngày mai Phù hộ tín chủ lộc tài An khang thịnh vượng hòa hài gia trung Nhớ ngày xá tội vong nhân Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời Bây giờ nhận hưởng xong rồi Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần Tín chủ thiêu hóa kim ngân Cùng với quần áo đã được phân chia Kính cáo Tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Tên là:……………………………… Vợ/Chồng:………………………… Con trai:…………………………… Con gái:……………………………. Ngụ tại:……………………………..

Khi dâng mâm lễ lên, cần độc đúng bài văn khấn 

Đức Phật đã dạy: ““Ân đức cha mẹ vô cùng, kể không bao giờ hết”. Vu Lan báo hiếu là ngày lễ quan trọng, là sự khẳng định cho đạo lý hàng đầu để “làm người”.

=>> Xem ngay các mẫu tượng Phật đẹp nhất

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0984.888.889

Từ khóa » Bài Khấn Lễ Vu Lan Báo Hiếu