Bài Văn Mẫu Lớp 8: Thuyết Minh Về đôi Dép Lốp Thời Kháng Chiến

Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam, thì hình ảnh những đôi dép lốp đã gắn liền với những người lính đi qua bao nhiêu mặt trận để chiến đấu và ngày nay đôi dép ấy cũng là một vật dụng được rất nhiều người yêu thích.

Bài văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về đôi dép lốp thời chiến tranh, đây là tài liệu hữu ích giúp cho các bạn có thêm một cách làm bài văn thuyết minh trở nên hay hơn. Dưới đây là một số bài văn mẫu thuyết minh về đôi dép lốp thời chiến tranh, mời các bạn cùng tham khảo.

Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp trong thời kháng chiến

Thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến

I. Mở bài:

- Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.

- Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

- Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.

II. Thân bài:

1. Lịch sử ra đời:

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, gần gũi và thân thương.

2. Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:

- Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.

- Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.

- Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su.

- Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.

3. Nét đặc biệt, công dụng:

- Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ

- Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.

(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: Trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).

- Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

- Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.

4. Bảo quản:

- Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:

- Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.

- Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.

III. Kết bài:

Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm.

Thuyết minh về đôi dép lốp trong thời kháng chiến - Mẫu 1

Thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến

Đôi dép lốp còn mang một cái tên khác: đôi dép Bình - Trị - Thiên. Đôi dép lốp là một trong những thứ quân trang quan trọng của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, là vật dụng cần thiết trong cuộc sống của công nông.

Ai là người đầu tiên đã sáng tạo ra đôi dép lốp thô sơ, bình dị và tiện lợi này Đế dép được cắt ra từ chiếc lốp ô tô đã tàng, đã hỏng. Quai dép dược cát ra từ chiếc săm lốp; phần lớn là màu đen, chiều dài tuỳ theo khổ chân to hay nhỏ; mỗi chiếc dép rộng bản độ l,5cm Mỗi chiếc dép có bốn quai. Quai dép dược luồn qua đế bằng những lỗ đục; nhờ tính đàn hồi của cao su mà các quai dép được cố định, được giữ chặt lại. Người đi dép lốp bao giờ cũng có một cái dip bằng sắt hay bằng tre để luồn quai dép. Chẳng tốn kém gì mà lại được việc, thật tài tình.

Người đi dép lốp có thể băng đèo, lội suối, hai ba năm mà đế dép chỉ lì ra, trơ ra; có thế chỉ phải thay quai dép mà thôi. Dép lốp sau khi thay quai lại bén, lại chắc như trước, tha hồ hành quân, tha hồ cuốc bộ.

Thời chống Mĩ, anh chiến sĩ Giải phóng quân được trang bị tăng, võng, mũ tai bèo, đôi dép lốp - loại dép đúc rất đẹp rất bền, dùng hai ba năm cũng không phải thay quai. Ông ngoại của em hiện còn giữ lại đôi dép -lốp đúc, hầu như còn nguyên vẹn. Ông dặn con cháu: “Nhớ bỏ vào quan tài khi ông về lão để ông có cái mà gặp Diêm Vương”.

Bác Hồ lúc sống và hoạt động ở chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến, sống ở ngôi nhà sàn giữa Thủ đô Hà Nội, Bác vẫn đi đôi dép cao su. Một số văn, nhà thơ đã nói về đôi dép ấy. Đến thăm Bảo tàng cách mạng, khách tham quan còn nhìn thấy đôi dép cũ để trong tủ kính cùng với bao vật dụng khác của Người:

"Còn đôi dép cũ, mòn quai gót,Bác vần thường đi giữa thế gian".

(Theo chân Bác - Tố Hữu)

Đôi dép lốp đã đi vào lịch sử. Ngày nay, bộ đội, cán bộ, nhân dân ta chỉ đi giầy đi dép da, dép nhựa. Học sinh đến trường đều đi giầy, đi dép rất sạch sẽ, văn minh.

Những đôi dép lốp mãi mãi là một kỉ vật nhắc nhở các thế hệ trẻ hôm nay nhớ lại một thời gian khổ mà oanh liệt của ông cha đã trải qua để tự hào và sống một cách xứng đáng.

Thuyết minh về đôi dép lốp trong thời kháng chiến - Mẫu 2

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam, những người chiến sĩ Cách mạng đã phải trải qua các cuộc chiến ác liệt, một mất một còn vô cùng khốc liệt. Cuộc chiến đấu gian nan là thế nhưng cuộc sống sinh hoạt lại vô cùng thiếu thốn, hành trang mang theo bên người chỉ có chiếc võng, chiếc bát ăn cơm, balô con cóc, chiếc mũ tai bèo. Và một trong những hành trang không thể thiếu của mỗi người lính đó là đôi dép lốp.

Dép lốp là loại dép được làm ra từ những chiếc xăm, lốp. Loại dép này được sử dụng khá phổ biến ở nước ta trong thời kì kháng chiến, khi kinh tế còn nghèo nàn,cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn.Những đôi dép lốp được sử dụng phổ biến vào thời kì đó bởi nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, hơn nữa nó còn có độ bền cao. Có thể theo chân những người lính từ dốc này qua đèo nọ mà không bị hỏng.

Cách chế tạo những đôi dép lốp cũng khá đơn giản, người ta sẽ cắt một phần của lốp ô tô ra để làm đế dép và phần đế này thường được lấy từ phần chính giữa của chiếc lốp vì nó bằng phẳng, không gây đau, bất tiện cho đôi chân. Phần ngoài của lốp thì được đặt phía dưới, khi di chuyển thì phần này sẽ ma sát với mặt đường.

Để xỏ quai người ta đục trên diềm của đế khoảng từ sáu đến tám cái lỗ nhỏ. Quai của dép lốp thì được cắt ra từ những chiếc săm ô tô cũ, chiều rộng của những chiếc quai này khoảng từ một đến một phẩy năm xen ti mét, chiều dài tùy ý sao cho hợp với đôi chân người đi.Quai được xỏ vào lỗ bằng cách dùng một thanh kim loại nhỏ, giúp luồn dây qua đế một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Về người đầu tiên phát minh,chế tạo ra đôi dép lốp,nhiều người cho rằng đó chính là đại tá Hà Văn Lâu. Tuy nhiên,khi được hỏi thì ông cũng thừa nhận mình chỉ sử dụng và bắt chước lại những người phu xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép. Từ đó ông mới bắt đầu nảy sinh ý tưởng làm những đôi dép như của những người phu xe, nhưng bằng một chất liệu mới, đó là từ lốp ô tô cũ.

Tên gọi của dép lốp cũng có nhiều cách gọi khác nhau như: dép cao su, dép râu,dép Bình Trị Thiên. Dép lốp sử dụng nhiều trong chiến tranh nên nó đã trở thành một biểu tượng của những người chiến sĩ Cách mạng và vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng thường xuyên sử dụng loại dép này.Vì vậy mà dép lốp còn là một biểu tượng về sự giản dị của Bác.

Ngày nay tuy dép lốp không còn được sử dụng phổ biến nữa do sự ra đời của rất nhiều loại giày dép, với mẫu mã đa dạng, giá thành lại không cao. Tuy nhiên, dép lốp ngày nay cũng được cách tân đi rất nhiều,chất liệu thì không phải từ lốp và săm xe nữa mà nó thường được làm bằng cao su.Loại dép này vẫn là một bộ phận được ưa chuộng và sử dụng, đặc biệt là những người bộ đội về hưu, những người cựu chiến binh khi xưa.

Đôi dép lốp xuất hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta ngày càng khan hiếm nhưng nó đã từng là những kỉ vật có giá trị của mỗi con người, và đặc biệt trong xã hội xưa đôi dép lốp biểu tượng cho sự sung túc nhưng rất giản dị đơn sơ, nó được làm bằng cao su, và bám sát vào chân đi trên chân có cảm giác êm nhưng hơi có cảm giác lặng, nó không chỉ để lại cho con người những giá trị vật chất quan trọng, giá trị mạnh mẽ mà đôi dép lốp để lại cho muôn đời đó là công dụng của nó vô cùng quan trọng và cần thiết cho mỗi người, nó là phương tiện được sử dụng để đi lại và mang những ý nghĩa rất cần thiết và may mắn trong mỗi con người. Hình tượng người lính xuất hiện trong mỗi con người Việt Nam không ai có thể không được biết đến đôi dép có ý nghĩa và giá trị to lớn này.

Nó mang những biểu tượng mạnh mẽ thể hiện được tinh thần chiến đấu, mặc dù nó không hiện đại và đắt tiền nhưng giá trị của nó đến hôm nay phải được coi là một điều có ý nghĩa và trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong những năm tháng gian nan nó là người bạn đường của mỗi người chiến sĩ cách mạng chúng ta đều được biết đến qua hình ảnh cụ Hồ, người luôn dùng đôi dép này, nó giản dị và rất mộc mạc.

Thuyết minh về đôi dép lốp trong thời kháng chiến - Mẫu 3

Thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến

Đôi dép lốp được cấu tạo rất sáng tạo và đơn giản nhưng nó đã gắn bó trong hai cuộc kháng chiến ác liệt. Cũng có thể nói nó là niềm tin, là vật dụng gắn bó giúp những chiến sĩ có thêm độn lực để chiến đấu.

Dép lốp hay còn gọi là dép cao su, ngày nay nó vẫn còn nhưng đa số để trưng bày chứ rất ít ai mang nó. Dép lốp được cấu tạo rất đơn giản cũng như những đôi dép bình thường khác. Nhưng đặc biệt ở đây, đôi dép có quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, 2 quai sau song song vắt ngang cổ chân. Bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm. Quai được luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp xe ô tô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những mảnh hình thoi để đi cho đỡ trơn. Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa.

Với những vật liệu đơn giản và không tốn nhiều công sức để làm, vật liệu cũng không cần mua. Đây chính là giá trị của đôi dép lốp, nó tiết kiệm được nhiều thứ. Thế nhưng ngày nay thì dép lốp bán với giá rất cao, nhưng chất lượng thì không bằng nhưng đa số được dùng để trưng bày, chứ rất ít ai dùng nó để đi lại.

Đối với Bác Hồ, đôi dép lốp là biểu trưng của tất cả những gì dung dị, mang một bản sắc dân tộc Việt Nam nhuần nhị, sâu xa nhất. Ngay cả quần áo, đồ dùng tiện nghi của Bác cũng đơn sơ, mộc mạc trong đó đôi dép của Bác trở thành một hình tượng thân quen, thắm thiết, nó đã cũng Bác đi đến nhưng chân trời góc bể và nó vô cùng có giá trị trong mắt của chúng ta, trở thành huyền thoại với bạn bè năm châu đối với vị chủ tịch của dân tộc.

Không chỉ có thế với Bác đôi dép lốp hết sức quan trọng. Khi Bác mất rồi nhưng đôi dép vẫn được trưng bày bên lăng của Bác thể hiện sự tôn kính, giá trị của nó đối với Bác. Đó là gía trị của sự giản dị, thanh cao bền bỉ sắc son của Bác đối với đôi dép.

Nói về giá trị của nó thì thật là một đôi dép có ý nghĩa qua hàng ngàn năm lịch sử, nó là biểu tượng của lòng thủy chung son sắt của con người. không chỉ có thế đôi dép lốp là biểu tượng giản dị, thủy chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Dép lốp đã trở thành biểu tượng của sự giản dị, một đặc trưng của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Thuyết minh về đôi dép lốp trong thời kháng chiến - Mẫu 4

Hồi chiến tranh, miền Bắc nghèo lắm. Tất cả các loại dép tạm gọi là “thời trang” thời đó như dép nhựa Tiên Phong, dép Thái Lan (mà sau này ở miền Nam gọi là dép Lào)… đều không thể trang bị cho quân đội được, một phần vì đắt, một phần vì cấu trúc không phù hợp.

Dép gì có thể đạt được cả 3 yêu cầu: rẻ, khá chắc chắn và dễ sử dụng?. Hồi ấy, lốp (vỏ) xe ô tô cũ thải ra rất nhiều mà không thể sử dụng vào việc gì khác (ngoài việc làm đệm chống va cho tàu thủy), thế là có một sáng kiến phát sinh: cắt lốp cũ làm đế, săm (ruột) ỏ tô cũ làm quai. Đôi dép lốp ra đời từ đấy. Loại dép này trong Nam gọi là “dép râu”.

Đôi dép lốp chỉ là một phần rất nhỏ được cắt từ chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị quân và dân ta phục kích tiêu diệt tại một vùng căn cứ địa Việt Bắc năm xưa. Nó được đo cắt rất khéo, không dày cũng không mỏng, quai trước to bản, kiểu quai dép xăng-đan, rất chắc chắn. Dép lốp nhìn không bóng bầy như giày, nhưng đạt yêu cầu: rẻ, dễ sử dụng và bền. Nhược điểm là đế quá cứng (dễ phỏng chân) hay tuột quai, nên thời đó, trong xâu chìa khóa của môi người thường có thêm cái “rút quai dép".

Tuy nhiên nó đã được trang bị cho quân đội cách mạng trong một thời gian dài. Về sau này, khoảng đầu thập niên 1970, bộ đội mới được trang bị dép “đúc”. Nó có cấu trúc giống dép lốp, nhưng đế bằng cao su đúc nên mềm, nhẹ và nhẵn (láng) hơn, quai chắc chắn hơn, người sử dụng thấy dễ chịu hơn.

Điều đáng ngạc nhiên là đỏi dép lốp đã trở thành đề tài, nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều giới văn, nghệ sĩ cả trong và ngoài nước. Đôi dép lốp không chỉ bên cạnh các chiến sĩ trong cuộc sống thường nhật mà còn cùng Bác đi khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu và đến với bầu bạn xa gần trên thế giới. Trong cả bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, đều có thể sử dụng đôi dép lốp; riêng vào mùa đông, Bác Hồ thường đi thêm đôi tất vải để giữ ấm cho chân.

Khi tới thăm đồng bào, đặc biệt thăm hỏi động viên bà con nông dân. Bác Hồ cũng đi dép lốp, mặc bộ quần áo nâu chàm, trông rất giản dị và gần gũi. Có khi Bác còn tháo dép xách tay, xăn quần đi trên đồng nước bùn lầy cùng với bà con. Đôi dép của Người lúc nào trông cũng sạch sẽ và đen bóng, ở bất kì nơi đâu, nhân dân cũng nói về đôi dép của Bác như một báu vật mà họ muốn chiêm ngưỡng. Đặc biệt là các cháu thiếu nhi, khi Bác tới thăm, chúng đã tìm mọi cách để được sờ tận tay và được tận mắt ngắm nhìn đôi dép của Bác. Rồi đến những chiến sĩ ngoài đảo xa, có dịp Bác về thăm cũng tranh nhau được sửa sang lại chiếc dép cho Bác được chắc chắn hơn.

Đặc biệt, một lần đến thăm Thủ đô Niu Đê-li – Ấn Độ, câu chuyện về đôi dép lốp của Bác càng có thêm nhiều điều ngạc nhiên thú vị. Khi Bác tiếp các quan chức cấp cao trong Chính phủ Ấn Độ, họ đều chú ý nhìn vào đôi dép dưới chân Người, họ luôn liếc nhìn với vẻ lạ lùng và rất đỗi trân trọng. Báo chí đặc biệt bài nào cũng nói về đôi dép cao su của Bác như một chuyện lạ, một huyền thoại về một con người tuyệt vời của thế kỉ lúc bấy giờ.

Người dân Ấn Độ đã tỏ rõ lòng ngưỡng mộ đến kì lạ về đôi dép lốp này. Khi Bác Hồ tới thăm một ngôi đền lớn và cố kính của Ấn Độ thì có một chuyện lạ xảy ra. Lúc Bác bước vào trong đền, để lại đôi dép bên ngoài thì bất ngờ có hàng trăm phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, quay phim ập đến vây kín đôi dép cao su của Bác. Họ như phục sẵn từ rất lâu rồi, một số phóng viên còn cúi xuống dùng tay sờ, nắn đôi dép tỏ vẻ lạ lùng và trịnh trọng. Sau đó họ vội vàng ghi chép lại những gì mình vừa thấy. Từ những góc độ, cự ly khác nhau, các phóng viên thi nhau bấm máy, họ chen nhau để có được những vị trí thuận lợi. Rồi tiếp theo đó là cảnh đám đông dân chúng kéo đến từ các ngả, ùa vào để được ngắm đôi dép. Có những tấm ảnh chụp đặc tả về đôi dép cao su này với những suy ngẫm khác nhau. Đôi dép đã cùng Bác vào sinh ra tử, nó chất chứa bao kỉ niệm sâu sắc và cảm động không thể nào quên- Kể cả khi đôi dép đã cũ, Bác cũng kiên quyết giữ lại để dùng, không muốn đổi đôi mới. Đức hy sinh cao cả của Bác đã được thể hiện qua câu nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước được tự do, độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

...............

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

Từ khóa » Thuyết Minh Dép Lốp Trong Kháng Chiến