Bài Văn Mẫu Lớp 9 Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Văn Mẫu
Bài văn mẫu lớp 9 thuyết minh về chiếc nón lá việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.41 KB, 14 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíThuyết minh về chiếc nón lá Việt NamDàn bàiMở Bài:Cách 1:– Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta– Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng chongười phụ nữ Việt Nam.Cách 2:“Sao anh không về thăm quê emNgắm em chằm nón buổi đầu tiênBàn tay xây lá, tay xuyên nónMười sáu vành, mười sáu trăng lên”(Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thànhbiểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nónbài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.Cách 3:“Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễTà áo dài trắng nhẹ nhàng bayNón bài thơ e lệ trong tayThầm bước lặng, những khi trời dịu nắng”Ai đã từng qua miền Trung nắng lửa không thể không biết đến nón bài thơxứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiềutruyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón lá trở thành biểu tượng cho người phụ nữViệt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá nhẹ nhàng và tà áodài tha thướt đã đi vào thơ ca, nhạc họa của biết bao thế hệ.VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíThân Bài:1/ Nguồn gốc:Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đãđược chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng2500 – 3000 năm trước công nguyên.Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người ViệtNam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải quanhững năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tạiđến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống nhưlàng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam(Huế), Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trongnhững điểm thu hút khách du lịch.2/ Nguyên vật liệu, cách làm:a/ Chọn lá, sấy lá, ủi lá:Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá,phơi lá, chọn chỉ đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Lá có thể dùng ládừa hoặc lá cọ.- Lá dừa: để có được lá dừa làm nón phải mua từ trong Nam. Lá chuyển vềchỉ là lá thô. Để lá có độ bền về thời gian cũng như màu sắc phải chọn lọc, phânloại lá và đem xử lí qua lưu huỳnh. Dẫu chọn lá có công phu nhưng nón làm bằnglá dừa vẫn không thể tinh xảo và đẹp bằng nón làm bằng lá cọ.- Lá cọ: làm nón bằng lá cọ phải công phu hơn, lá phải non vừa độ, gân láphải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng và gân lá cũng trắng thì lá đã giàlàm nón không đẹp. Một chiếc nón đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng xanh vớinhững gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng, khi nón đan lên phải nổinhững gân lá màu xanh đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn ấy thì phải tuân thủ đúngqui trình. Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (không phơi nắng). Sau đólại phải phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải và mộtmiếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá đượcphẳng. Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lácọ).VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíb/ Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:Với cây mác sắt, người thợ làm nón (thường là đàn ông làm ở khâu này)chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnhhơn đường kính que tăm một chút. Sau đó uốn những nan tre này thành nhữngvòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần 16 nan treuốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hìnhchóp. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều taykhông để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.Kể về quá trình làm nón lá mà không kể đến nón bài thơ xứ Huế là một thiếuxót. Đặc biệt nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp: lớp lá trong gồm20 lá, lớp lá ngoài cùng gồm 30 lá và lớp bài thơ được đặt nằm ở giữa. Khi xây lálợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiềulớp hay xô lệch để nón đạt được sự thanh và mỏng. Khi soi lên ánh nắng, ta đọcđược bài thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Chính nhữngchi tiết này đã tạo nên nét đặc trưng cho nón bài thơ xứ Huế.c/ Chằm nón:Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón.Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt.Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. Khi nón đãchằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉbóng láng để làm duyên cho chiếc nón. Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần,phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.Ở vòng tròn lớn bằng nan tre dưới đáy hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứtư, người thợ sẽ dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường đượclàm bằng lụa, the, nhung,…với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiênlí, càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón.Chiếc nón đẹp không chỉ ở đường kim, mũi chỉ mà còn ở dáng nón. Chiếcnón còn đẹp bởi đây là sản phẩm đặc trưng mang nét văn hóa truyền thống đượctạo nên bởi đôi tay khéo léo của những người thợ ở các làng nghề.3/ Công dụng:Từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn những chiếc nón lá trải đi khắp nẻođường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếcnón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao độngdùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi nhữngVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phígiọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính củangười phụ nữ. Buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo trăng tinh khôi,nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, làcảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ,…Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyêndáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiềulần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.4/ Bảo quản:Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khidùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nóngiòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.Kết Bài:– Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyềnthống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.– Nhiều người Việt xa nước, nơi đất khách quê người trông thấy hình ảnhchiếc nón lá họ có cảm giác quê hương đang hiện ra trước mắt.Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống củangười phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoàivẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanhtao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinhthần lâu đời của Việt Nam.Bài văn tham khảo 1:Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rấttự nhiên, gần gũi:Sao anh không về thăm quê emNgắm em chằm nón buổi đầu tiênBàn tay xây lá, tay xuyên nónMười sáu vành, mười sáu trăng lênNhư vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị,thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíChiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500 - 3000 năm TCN. Lịch sử hìnhthành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩmnày. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệtlà người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trongcác cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnhđất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng đượcbiết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làmnón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm nàylàm quà.Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâulựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người tavẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sựkhác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồngốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ khôngđẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lácũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểmnhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lávừa mềm vừa phẳng.Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn chosản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốttre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sauđó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung chonón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giaiđoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằngsợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóngvà phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếcnón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa.Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiếtmục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón láVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíchính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng tasẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau,tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôidầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp củangười phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.Bài văn tham khảo 2:Trên đất nước Việt Nam có khoảng trên năm mươi dân tộc được chia ranhiều vùng miền khác nhau. Nhưng có ba khu vực chính: Bắc – Trung –Nam.Ở mỗi miền có phong tục tập quán riêng. Nếu nói về trang phục thì chiếc áotứ thân và vật dụng đi kèm là nón quai thao sẽ là đại diện cho người Bắc. Còn ởmiền Trung và miền Nam thì có áo dài nói chung áo bà ba nói riêng và người bạnđồng hành với chúng không ai khác chình là chiếc nón lá thân quen. Nó làm chiếcáo dài hay áo bà ba thêm phần duyên dáng và dịu dàng, tôn thêm nét đẹp cho ngườiphụ nữ Việt.Chiếc nón lá là một nhân tố của lịch sử lâu đời. Tiền nhân của nón lá đượcchạm khắc trên chiếc trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch từ khoảng 2500 –3000 trống đồng năm trước công nguyên. Trải qua biết bao thời kì chống giắcngoại xâm, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại cho đến nay. Và hiện naycác làng làm nghề chằm nón như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy)và ở Phủ Cam (Huế) là làng nón đặc biệt nhất,… những làng nghề này đã tạo racác sản phẩm công phu và nó cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.Một chiếc nón lá đẹp phải trãi qua rất nhìu công đoạn. Trước tiên là khâuchọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến mức tinh xảo trong từng mũi kim. Lá làm nón có thểdùng lá dừa hay lá cọ.Lá dừa: để có được lá dừa thì phải mua từ trong Nam. Lá được vận chuyểnvà được làm trước khi chuyển đến nơi. Sau đó, chọn lọc lá để xử lí với lưu huỳnhnhằm đảm bảo được độ bền về thời gian và màu sắc của lá. Dẫu việc chọn lá cócông phu nhưng chiếc nón làm ra cũng không sánh bằng nón được làm từ lá cọ.Lá cọ: để khoác lên cho nón một chiếc áo với chật liệu tốt, người may phảicông phu hơn từ việc chọn lá cho đến việc may và khâu. Những chiếc lá cọ phải cóVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phínhững yếu tố sau: lá non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá cũng trắng xanh. Nếugân và thân lá đều trắng thì chiếc nón làm ra sẽ không được đẹp.Một chiếc nón đạt đầy đủ tiêu chuẩn là phải có màu trắng xanh với nhữnggân lá màu xanh nhẹ, mặt phải bóng, khi đan lên nón thì màu của gân nổi lên bềmặt thì mới đẹp mặt. Để đạt được điều dó, phải làm đúng theo các qui trình mộtcách tuân thủ.Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (đối với lá cọ thì không phơinắng). Sau đó thì phơi sương từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm ra. Rồi dùng một búi vảivà một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếclá được phẳng. Mỗi chiếc lá phải được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là50cm (lá cọ).Với cây mắc sắt, những người thợ làm nón (thường là đàn ông) chuốt từngnan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ lớn hơn que tăm mộtchút. Sau đó uốn nan tre này thành những vòng tròn từ lớn đến bé và đều đượcbóng bẩy. Mỗi cái nón sẽ có 16 nan tre đã được uốn vòng như thế này. Nhữngvòng ấy sẽ được đặt vào một khung bằng gỗ hình chóp theo vị trí từ dưới lên từ lớnđến bé. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay đểnhững chiếc lá không bị chồng lên nhau hoặc xô lệch.Kể về quá trình làm nón mà không nhắc đế nghệ thuật làm nón bài thơ ởHuế thì thật thiếu xót. Đặt biệt nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp lávới lớp lá thứ nhất chỉ gồm hai mươi lá, còn lớp ngoài chỉ có ba mươi lá và lớp bàithơ thì được chèn ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người làm phải thật sự khéo léo saocho khi chêm lá sẽ không làm cho lá bị chồng lên nhau hay bị xô lệch, như vậy thìchiếc nón lá của chúng ta sẽ có được độ thanh và mỏng. Khi soi nón dưới ánh nắng,người ta sẽ thấy được bài thơ, hay nhìn rõ được chiếc cầu Tràng Tiền hoặc chùaThiên Mụ. Chính những chi tiết đó đã tạo được nét đặc sắc riêng của nón bài thơ ởxứ Huế. Khi đội nón bài thơ người đội nó chắc hẳn hãnh diện lắm vì đã mang trênmình những danh lam thắng cảnh hay một bài thơ mang đậm sắc Việt.Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón.Nón được chằm bằng những sợi nilông dẻo, dai và săn chắc có màu trắng trongsuốt. Các nón lá không được xộc xệch, đường kim chỉ phải đều. Khi nón lá đượcchằm hoàn tất người ta đính thêm cho chớp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉbóng láng để làm duyên cho nón. Sau khi cho nón một điểm nhấn, thì người thợ sẽphủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền. Ở hai vòngVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phítròn lớn bằng nan tre phần dưới của hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, ngườithợ sẽ dùng chỉ đôi kết đối xứng hai bên để buộc quai.Quai nón thường được làm bằng lục, the, nhung, với màu sắc tươi tắn nhưtím, hồng đào, xanh thiên lí, càng làm cho nón thêm phần xinh xắn và càng làmtăng độ duyên dáng cho người đội nón. Chiếc nón lá cũng giống như người phụ nữViệt Nam, không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn đẹp ở cách thể hiện ở phần dángnón. Những người thợ đã gởi gắm vào từng “đứa con’ những hình ảnh mang néttruyền thống văn hóa dân tộc.Từ Bắc vào Nam, từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn, những chiếc nón látrải đi khắp các nẻo đường và trở nên thân quen trong đời sống thường nhật củangười phụ nữ. Chiếc nón không chỉ là vật dụng thân thiết, mà còn là người bạnthủy chung với người lao động đội nắng dầm mưa, đội nón ra đồng, đội nón đichợ,… nón còn là những chiếc quạt xua đi những mệt mõi, mồ hôi dưới nắng hègây gắt mà còn làm tăng nét duyên và tăng thêm nét nữ tính của người phụ nữ. Vàomỗi buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ xinh với tà áo dài trắng tinh khôi,nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, làcảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ,… Trong nghệ thuật, tiết mục múanón của các cô gái dưới bộ áo dài duyên dàng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kímdáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được nhữngtràng pháo tay tán thưởng của khán giả.Muốn nón lá được bền chỉ nên đội dưới nắng, không nên đi trong mưa. Saukhi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lánón giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón. Nón lá là mộtnhững bề mặt của đất nước Việt Nam ta, vì thế hãy giữ gìn nó thật kĩ tránh làmhỏng nón. Hãy yêu quý cái nét truyền thống lấu đời đó, nón lá sẽ là một người bạnluôn sát cánh cùng chúng ta dẫu có nắng mưa gian khổ.Bài tham khảo 3:Nón nầy che nắng che mưaNón nầy để đội cho vừa đôi taCa daoTôi là chiếc nón lá Việt Nam không xa lạ với con người, ngày nay ở hảingoại chỉ thấy nón lá xuất hiện trên sân khấu, trình diễn nghệ thuật múa nón và áoVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phídài duyên dáng mền mại kín đáo của thiếu nữ Việt Nam nổi bật bản sắc văn hoádân tộc, áo dài và nón lá là nét đặc thù của đàn bà Việt Nam, chắc chắn không aichối cãi. Nếu mặc áo đầm, hay quần tây mà đội nón không tạo được nét đẹp riêng.Tôi dùng để che nắng mưa, có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng NgọcLũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đờisống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng và thực tiễn với đờisống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùngnón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi. Họ hàng nhà nón được chia thành nhiều loại khácnhau qua từng giai đoạn lịch sử:Nón dấu: nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưaNón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khicỡi ngựaNón rơm: nón làm bằng cộng rơm ép cứngNón quai thao: người miền Bắc thường dùng trong lễ hộiNón cời: nón ráchNón Gõ: Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưaNón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệpNón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.Nón khua: Viên đẩu nón của người hầu các quan xưaNón chảo: thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùngNón cạp: nón xuân lôi đại dành cho người có tangNón bài thơ: ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câuthơ v.vNgười Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng tới tôi, nhưng ít ngườiđể ý đến tôi có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu cm. Tôi tuy giản dị rẻtiền nhưng để tạo nên tôi cần người thợ phải khéo tay. Nghề chằm nón không chỉdành riêng cho phụ nữ mà cả những người đàn ông trong gia đình cũng có thể giúpchuốt vành, lên khung nón. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nanvành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Ngườiphụ nữ thì chằm nức vành. Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữđược màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người taphải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thểthanh và mỏng. Nghề làm nón lá thường sản xuất từ miền Bắc và miền Trung trongVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phícác làng quê sau vụ mùa. Vì sao ở các tỉnh miềnNamkhông thấy người ta chằmnón? Tuy vật liệu làm nên tôi rất đơn giản nhưng chúng không xuất hiện ở miềnNam nên không có nghề chàm nón.Ngày nay dù đã phát triển nhưng trên những cánh đồng lúa xanh tươi ngoàiBắc, trong những trưa hè nắng gắt, người ta còn dùng lá tơi để che nắng, giống nhưcon công đang xòe cánh.Người ta chặt những bé lá còn búp, cành bé lá có hình nan quạt nhiều lá đơnchưa xoè ra hẳn phơi khô, cột lại thành từng bó nhỏ gánh bán cho những vùng quêcó người chằm nón. Ở Quảng Nam ngày xưa vùng Bà Rén chuyên buôn bán nón lá,từ đó phân phối đến các chợ như chợ Hội An, có khu bán nón lá nhiều loại.Bé lá non lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sươngđêm cho lá bớt độ giòn vì khô, mở lá từ đầu tới cuồng lá, cắt bỏ phần cuối cùng,dùng lưỡi cày cũ hay một miếng gan, đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vảinhỏ độn giống như củ hành tây, người ta đè và kéo lá nón thẳng như một tờ giấydài màu trắng, có nổi lên những đường gân lá nhỏ, lựa những lá đẹp để làm phầnngoài của nón. Người ta dùng cái khung hình giống như Kim Tự Tháp Ai Cập, có6 cây sườn chính, khoảng cách giống nhau để gài 16 cái vành nón tròn lớn nhỏkhác nhau lên khung. Cái khung này phải do thợ chuyên môn làm kích thước đúngcỡ khi lợp lá và chằm nón xong, tháo nón ra dễ dàng. Tôi thường chỉ 16 vành trònlàm bằng tre cật vót nhỏ đều nhau nối lại, tôi còn được thêu trên mình những bàithơ nhẹ mỏng chỉ 2 lớp lá trong chen hình cảnh và các câu thơ, nón thường độ bềnlâu hơn dày có 3 lớp phần trong lót thêm loại lá đót, (loại cây này giống cây sậy,khi trổ bông người ta lấy bông làm chổi) Chằm xong nón tháo khỏi khung, cắt láthừa nức miệng nón và làm quai, nón rộng đường kính thường 41cm, người ta phếtphía ngoài lớp mỏng sơn dầu trong suốt nước mưa không thấm qua các lỗ kim vàobên trong. Để có được một chiếc nón, phải trải qua 15 khâu, từ lên rừng hái lá, rồisấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ Thời gian chưa có chỉ cước người ta dùng bẹ lá cây thuộc loại thơm (hùm)tước lấy phần tơ ngâm nước vài ba ngày cho nát phần thịt của lá, dùng bàn chải,chải lấy phần tơ dùng làm chỉ để chằm nón, hay dùng chỉ đoác. Nhưng sau nầyphát triển người ta dùng cước nhỏ bằng nylon, chằm nón có đường nét thanh nhãhơn. Họ hàng nón lá đã đi vào thi ca bình dân Việt Nam.Nón em chẳng đáng mấy đồng,Chàng mà giật lấy ra lòng chàng thamVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíNón em nón bạc quai vàngThì em mới dám trao chàng cầm tayTiếc rằng vì nón quai mâyNên em chẳng dám trao tay chàng cầmNón quai thao, hay nón thúng các cô gái Bắc thời xưa chưa chồng thườngdùng, ngày nay đến Hà Nội không còn thấy ai đội nón quai thao, trên đường phố cổtrầm mặc dưới bóng cây cổ thụ, thiếu nữ Hà Nội che dù màu, đội mũ lát, đội mũtân thời, nhưng vào thăm Văn Miếu sẽ thấy trình diễn văn hoá, hát quan họ, các côđều trang sức giống như thời xưa với chiếc nón quai thao (hình trên trong VănMiếu)Thủa xưa con gái sau khi lập gia đình, bổn phận làm vợ, làm mẹ, họ chỉ chútrọng đến niềm vui tận tụy làm tròn bổn phận trong gia đình, xao lãng những vẻđẹp bề ngoài Chưa chồng nón thúng, quai thaoChồng rồi, nón rách, quai nào thì quaiChửa chồng, yếm thắm, đeo hoaChồng rồi, hai vú bỏ ra tầy giành.Túa ống tơ ngà tha thướt gióVàng vàng lá lụa nắng tươi xinhKhuôn hoa e lệ trong khuôn nónSay mắt chàng trai tiếc gửi tìnhNhung dép cong nghiêm bước thẳng đườngĐâu ngờ tơ nón gió vương vươngChàng về, mắt dắm sầu xa vắngCả một trời xuân nhạt nắng hườngChiếc nón quai Thao Anh ThơThân phận của những bóng hồng khi về chiều nhan sắc tàn phai:Còn duyên nón cụ quai tơHết duyên nón lá quai dừa cũng xongVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíDáng dấp con gái Việt Nam mềm mại, dịu dàng, nếu trên đầu nghiêngnghiêng vành nón trắng. Nụ cười, ánh mắt giấu sau vành nón ấy mới cơ hồ e ấp,rạo rực vì những bâng khuâng Mỗi thiếu nữ đều có một cái duyên để làm sayđắm người khác phái. Nhưng tựu trung, nhan sắc của các nàng cũng không ngoàinhững điều đã được ca dao truyền tụng, Có nàng đẹp nhờ mái tóc thề hay cắt ngắn,đôi chân mày cong vòng như vầng trăng non dưới vành nón lá:Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nónChiều mùa thu mây che có nắng đâuNắng sẽ làm phai mái tóc xanh màuSẽ làm khô làn môi en dịu ướtCòn ta mắt anh Có sao đâu mà em phải cúi đầu từ khướcNếu nghiêng nón có nghĩa là từ khướcThì mười ngón tay em sao bỗng quấn quít đan nhauNửa vầng má em bỗng thắm sắc hồng đàoĐôi chân bước anh nghe chừng sai nhịp.Thu Nhất PhươngỞ Huế, có nhiều vùng chằm nón nổi tiếng từ xa xưa cho đến bây giờ như:Phú Hồ, Phước Vĩnh, Dạ Lê, Triều Sơn, Nam Phổ, Kim Long, Dương Nỗ, Tân Mỹ,Hương Sơ, Mỹ Lam, làng Chuồn, bên dòng sông Như Ý, thuộc xã Phú Hồ, huyệnPhú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế làm nón bài thơ dáng thanh mảnh, độ mỏng, màunón nhã nhặn người ta còn cắt những bức tranh với chùa Linh Mụ, cầu TrườngTiền, con đò trên sông Hương và đặc biệt nhất là vài câu thơ chất chứa tâm hồnxứ Huế.Sông Hương lắm chuyến đò ngangChờ anh em nhé, đừng sang một mìnhCa daoSao anh không về thăm quê emNgắm em chằm nón buổi đầu tiênBàn tay xây lá, tay xuyên nónMười sáu vành, mười sáu trăng lênNguyễn Khoa ĐiềnVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíTà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bayNón bài thơ e lệ nép trong tayBích LanNhững chiếc nón bài thơ thường trở thành vật "trang sức" của biết bao thiếu nữ.lựa nón, lựa quai, cũng là một thú vui nên không ít người đã kỳ công đến tận nơilàm nón để đặt cho riêng mình với dòng thơ yêu thích. Buổi tan trường, các conđường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè oi ả bởi những dáng mảnh maivới áo dài trắng, nón trắng và tóc thề.Dòng nước sông Hương chảy lặng lờNgàn thông núi Ngụ đứng như mơGió cầu vương áo nàng tôn nữQuai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơNón bài thơ hiện hữu trên khắp nẻo đường và trở nên gần gũi, thân quen trongcuộc sống thường nhật của phụ nữ Huế, dùng nón lá nâng hay đựng xoài, cũng tạonên nét đẹp mỹ miều.Anh về Bình Định ba ngàyDặn mua chiếc nón lá dày không muaNón bài thơ đặc sản Huế nón Gò Găng ở Bình Định còn gọi là nón ngựa làm bằngvành tre cật, chuốt nhỏ như tăm, đan thành ba lớp mê sườn; bên ngoài phủ lớp lákè non, chằm bằng những đường chỉ tàu trắng muốt và đều đặn. Trên đỉnh chópđược gắn chụp bạc hoặc đồi mồi có chạm trổ long - lân - qui - phụng. Quai nónđược làm bằng lụa xanh hoặc đỏ, bản rộng và đều người ta chằm một chiếc nónngựa phải mất cả tháng trời dày công nhọc sức. Vì vậy giá thành rất đắt, nó chỉdành cho những người cao sang quyền quí, những chức sắc quan lại của triều đình.Dần dần theo nhu cầu của giới bình dân, nón ngựa được cải biên thành ngựa đơnrồi nón buôn, nón chũm, rẻ hơn nhiều. Các loại này đều không có chụp bạc, nóđược thay bằng những tua ngũ sắc ở chóp nón cho đẹp. Ở các vùng làm nón, ngàycưới, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng rể thì đội nón đi ngựa; còn những nhànghèo cũng ráng sắm đôi nón ngựa cho cô dâu chú rể đội đi trong ngày cưới. Vậynên có câu ca dao:Cưới nàng đôi nón Gò GăngXấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồnVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíNgày nay các cô gái làm nón hầu như không còn giữ được phương pháp làmnón ngựa nữa. Họ quen với công đoạn nhanh, giản tiện và dễ tiêu thụ của chiếc nóntrắng mảnh mai - một sản phẩm của quá trình cải cách lâu dài. Để làm loại nón nàyphải qua nhiều công đoạn. Vấn sườn, lợp lá, chèn lá, chằm và nức. Việc làm lá đòihỏi nhiều tính tỉ mỉ và kinh nghiệm lâu năm.Nghề nón là thuộc thị trấn Gò Găng, Nhơn Thành - An Nhơn. Nơi đây cómột chợ nón lớn họp thường ngày từ 3 - 4 giờ sáng. Cứ hết một đợt làm được 25 -30 chiếc thì bà con các vùng phụ cận lại mang nón đến bán và mua sắm vật liệucho đợt sau. Mỗi tháng Gò Găng có thể cung cấp cho cả nước 50.000 chiếc nón.Gần đây nón Gò Găng còn được xuất khẩu sang các nước láng giềng như TrungQuốc, Lào, Cam-pu-chia dưới dạng cải biên cho hợp với xứ người. Như vậy, từvùng núi cao nguyên mưa nguồn gió dữ cho đến các miệt vườn miền Nam.Nhớ nón Gò GăngVầng trăng đập đáSông dài sóng cảNgười quân tử,Khăn điều vắt vai Đời sống văn minh, phát triển nhưng dòng họ nhà nón lá vẫn thuần túynguyên hình của nó. Ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênhmông, dọc theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.

Tài liệu liên quan

  • Kiến thức lớp 10 CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH-thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam doc Kiến thức lớp 10 CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH-thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam doc
    • 5
    • 5
    • 19
  • Kiến thức lớp 10 CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH-thuyêt minh về chiếc nón lá Việt Nam( phần 2) ppt Kiến thức lớp 10 CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH-thuyêt minh về chiếc nón lá Việt Nam( phần 2) ppt
    • 6
    • 3
    • 3
  • HƯỚNG DẪN DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM pot HƯỚNG DẪN DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM pot
    • 8
    • 30
    • 90
  • Bài văn mẫu lớp 9 thuyết minh về con trâu việt nam Bài văn mẫu lớp 9 thuyết minh về con trâu việt nam
    • 21
    • 5
    • 6
  • Bài văn mẫu lớp 9 thuyết minh về cây lúa nước Bài văn mẫu lớp 9 thuyết minh về cây lúa nước
    • 6
    • 3
    • 4
  • Bài văn mẫu lớp 9 thuyết minh về cái kéo Bài văn mẫu lớp 9 thuyết minh về cái kéo
    • 4
    • 1
    • 1
  • Bài văn mẫu lớp 9 thuyết minh về chiếc nón lá việt nam Bài văn mẫu lớp 9 thuyết minh về chiếc nón lá việt nam
    • 14
    • 4
    • 13
  • Thuyết minh về chiếc nón lá việt nam Thuyết minh về chiếc nón lá việt nam
    • 2
    • 1
    • 0
  • Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về hình ảnh cây nêu ngày Tết Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về hình ảnh cây nêu ngày Tết
    • 3
    • 553
    • 0
  • Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về con mèo Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về con mèo
    • 5
    • 3
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(375.41 KB - 14 trang) - Bài văn mẫu lớp 9 thuyết minh về chiếc nón lá việt nam Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bài Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Lớp 9