Bài Văn Mẫu Và Dàn ý Bài Viết Thuyết Minh Về Đền Hùng
Có thể bạn quan tâm
- Dàn ý bài viết thuyết minh về Đền Hùng
- Mở bài
Giới thiệu những nét cơ bản nhất về đối tượng thuyết minh: Đền Hùng.
- Thân bài
- Vị trí địa lí và lịch sử hình thành, quy hoạch của Đền Hùng
- Vị trí:
- Đền Hùng tọa lạc ở núi Nghĩa Lĩnh, xưa nằm trọn trong đất Phong Châu – kinh đô của nước Văn Lang xưa và ngày nay thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ.
- Cách trung tâm của thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) khoảng 10 ki-lô-mét
- Quá trình quy hoạch, xây dựng:
- ăm 1962, lần đầu tiên, Đền Hùng được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng là Khu di tích đặc biệt cấp quốc gia.
- Năm 1967, Chính phủ đã ra quyết định khoanh vùng để xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng.
- Năm 1994, dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định nâng cấp Khu di tích này từ trực thuộc Sở văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Năm 2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Khu di tích Đền Hùng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
- Giới thiệu những nét đặc sắc của Đền Hùng
- Về kết cấu của Đền Hùng:
- Đại Môn được xây dựng vào năm 1917, cao 8,5 mét với kiểu vòm uốn, gồm hai tầng mái.
- Đền Hạ được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII – XVIII với lối kiến trúc chữ nhị, là nơi Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng và về sau nở ra 100 người con.
- Cạnh bên đền Hạ chính là nhà bia và chùa Thiên Quang.
- Đền Trung: xây dựng vào thời Lí – Trần, đền Trung là nơi vua Hùng cùng các quan họp bàn việc nước và ngắm cảnh núi non.
- Đền Thượng: nơi mà Vua Hùng thường lên để tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp
- Lăng mộ vua Hùng
- Đền Giếng
- Ngày nay, Khu di tích lịch sử đền Hùng vừa xây dựng thêm đền Mẫu Âu Cơ và đền thờ Lạc Long Quân
- Lễ hội Giỗ Tổ Hùng vương:
- Tổ chức vào ngày 10 tháng 3 hằng năm
- Gồm 2 phần là phần lễ (lễ rước kiệu và lễ dâng hương) và phần hội.
- Vai trò, ý nghĩa và những giá trị của Đền Hùng về lịch sử, văn hóa
- Minh chứng tiêu biểu cho truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây từ ngàn đời nay của dân tộc ta. T
- Thể hiện lòng biết ơn của sâu sắc đối với các thế hệ đi trước, đặc biệt là các vua Hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Đền Hùng đã và đang trở thành nguồn cảm hứng cho thi ca, hội họa và là điểm dừng chân hấp dẫn, thú vị cho du khách trong và ngoài nước.
- Kết bài
Khái quát những nét cơ bản về đặc điểm, giá trị, ý nghĩa của Đền Hùng và nêu cảm nghĩ của bản thân.
- Bài viết thuyết minh về Đền Hùng
- Mở bài
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, mỗi địa danh trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta đều in đậm dấu tích của một thời hào hùng trong lịch sử dân tộc. Ngược dòng thời gian, trở về với thời đại dựng nước của các vua Hùng, chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ mãi khắc ghi công lao to lớn ấy. Và Đền Hùng chính là địa danh tiêu biểu, là minh chứng rõ ràng và tiêu biểu nhất cho lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các vua Hùng từ ngàn đời nay.
- Thân bài
Như chúng ta đã biết, Đền Hùng là Khu di tích lịch sử, là một trong số những địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất ở nước ta. Đền Hùng tọa lạc ở núi Nghĩa Lĩnh, xưa nằm trọn trong đất Phong Châu – kinh đô của nước Văn Lang xưa và ngày nay thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ. Quần thể di tích Đền Hùng nằm cách trung tâm của thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) khoảng 10 ki-lô-mét. Được xây dựng từ rất sớm, trải qua thời gian, Khu di tích Lịch sử Đền Hùng ngày càng được chú trọng xây dựng, phát triển và đưa vào quy hoạch, trở thành một trong số những công trình di tích lịch sử tiêu biểu của cả nước. Năm 1962, lần đầu tiên, Đền Hùng được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng là Khu di tích đặc biệt cấp quốc gia. Năm 1967, Chính phủ đã ra quyết định khoanh vùng để xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Năm 1994, dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để Đền Hùng ngày càng được đầu tư, xây dựng và phát triển. Kể từ đó, Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng phát triển lớn mạnh và đến năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định nâng cấp Khu di tích này từ trực thuộc Sở văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt hơn thế nữa, vào năm 2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Khu di tích Đền Hùng, Phú Thọ chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Như vậy, có thể thấy, trải qua quá trình xây dựng và phát triển, khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm lớn lao của cả cộng đồng, xã hội.
Về thăm Khu di tích lịch sử Đền Hùng chắc hẳn chúng ta sẽ có nhiều khám phá, phát hiện độc đáo và thú vị về kiến trúc của công trình này. Quần thể di tích Đền Hùng nằm trọn từ chân núi đến đỉnh núi của ngọn núi Nghĩa Lĩnh với độ cao hơn 175 mét, gồm có bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng và khu lăng mộ của vua Hùng. Điểm đầu tiên khi đến với Đền Hùng đó chính là Đại Môn hay còn gọi là cổng đền. Đại Môn được xây dựng vào năm 1917, cao 8,5 mét với kiểu vòm uốn, gồm hai tầng mái. Ở bốn góc tầng mái, bên trên được trang trí hình rồng và hình hai con nghê đắp nổi. Cùng với đó, nếu bên trái của cổng đền là hình rồng thì phía bên dưới cổng, trên bức tường đó chính là bức phù điêu hai võ sĩ đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Qua Đại Môn, đi khoảng 225 bậc thang bằng gạch là đền Hạ, nhà bia và chùa Thiên Quang. Đền Hạ được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII – XVIII với lối kiến trúc chữ nhị, gồm Tiền bái và Hậu cung. Tương truyền, đây chính là nơi Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng và về sau nở ra 100 người con – nguồn gốc của những người con đất Việt. Cạnh bên đền Hạ chính là nhà bia với kiến trúc lục giác có sáu mái. Nhà bia chính là nơi đặt câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm Đền Hùng vào năm 1954 – “Các vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Cạnh bên của đền Hạ còn có chùa Thiên Quang (hay còn được gọi là Thiên Quang thiền tự), được xây dựng vào thời nhà Trần.
Từ đền Hạ, đi thêm 168 bậc nữa sẽ đến đền Trung, còn có tên là Hùng Vương Tổ Miếu. Được xây dựng vào thời Lí – Trần, đền Trung là nơi vua Hùng cùng các quan họp bàn việc nước và ngắm cảnh núi non. Đồng thời, tương truyền, đây cũng là nơi Lang Liêu đã dâng bánh cho vua cha và được vua cha truyền lại ngôi báu.
Sau đền Trung chính là đền Thượng. Đền Thượng còn được gọi với cái tên chữ là Kính thiên lĩnh diện, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XV với quy mô lớn. Theo tương truyền, đây chính là nơi mà Vua Hùng thường lên để tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thờ trời đất,… với mong muốn sẽ có một năm mưa thuận gió hòa để mùa màng tươi tốt và cuộc sống thêm phần hưng thịnh, ấm no. Thêm vào đó, sau khi ghé thăm đền Thượng, chắc hẳn không thể nào không ghé tới lăng của các vị vua Hùng. Theo những truyền thuyết hiện còn lưu lại, đây chính là lăng của vị vua Hùng thứ 6, lăng nằm ở phía đông của đền Thượng, mặt lăng quay theo hướng đông nam.
Thêm vào đó, nhắc tới Đền Hùng không thể nào không nhắc tới quần thể đền Giếng. Đền Giếng được xây dựng vào thế kỉ XVIII, đây là nơi hai cô công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi gương, vấn tóc khi theo vua cha (vua Hùng thứ mười tám) đi qua nơi này. Ngày nay, Khu di tích lịch sử đền Hùng vừa xây dựng thêm đền Mẫu Âu Cơ và đền thờ Lạc Long Quân.
Như vậy, có thể thấy, Khu di tích lịch sử Đền Hùng gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau, được xây dựng từ lâu đời. Đặc biệt, khi nhắc tới Đền Hùng không thể nào không nhắc tới Giỗ tổ Hùng vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm. Giỗ tổ Hùng vương bao gồm phần lễ và phần hội, và thường được diễn ra trước ngày giỗ chính một tuần lễ. Phần lễ bao gồm lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương, còn phần hội bao gồm nhiều trò chơi dân gian, những cuộc thi hát xoan, kéo vật, kéo co,… Giỗ tổ Hùng Vương luôn là dịp lễ thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước về tham dự, là một sự kiện quan trọng trong năm của những người con đất Việt, bởi dân gian ta từ xưa đã có câu ca:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3
(Ca dao)
Đền Hùng là một công trình kiến trúc, một di tích lịch sử nổi tiếng của nước ta và có ý nghĩa to lớn trong đời sống của con người Việt Nam từ ngàn đời nay. Trước hết, Đền Hùng nói chung, lễ hội Giỗ Tổ Hùng vương mỗi năm là minh chứng tiêu biểu cho truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Thêm vào đó, Đền Hùng còn là di sản văn hóa, có giá trị sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn của sâu sắc đối với các thế hệ đi trước, đặc biệt là các vua Hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Và có lẽ, bởi ý nghĩa to lớn ấy, Đền Hùng đã và đang trở thành nguồn cảm hứng cho thi ca, hội họa và là điểm dừng chân hấp dẫn, thú vị cho du khách trong và ngoài nước.
- Kết bài
Tóm lại, trải qua quá trình xây dựng, hình thành và phát triển, cho đến ngày hôm nay, Đền Hùng vẫn luôn là một khu di tích lịch sử nổi tiếng, giàu ý nghĩa và là điểm đến lí tưởng cho du khách thập phương. Nơi đây chính là minh chứng tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn, cho những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay.
Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Thuyết minh về Đền Hùng” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Trung tâm mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho các em nhiều điều thú vị, song các em không nên sao chép nó vào các bài viết của mình. Nếu thấy bài viết này có nhiều điều bổ ích, các em đừng quên like và share nhé.
Bình Luận Facebook
bình luận
5/5 - (1 bình chọn)Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
.Từ khóa » Viết Văn Giới Thiệu Về đền Hùng
-
Văn Mẫu Lớp 8: Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Đền Hùng Dàn ý & 9 ...
-
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Đền Hùng (Dàn ý + 5 Mẫu)
-
Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử đền Hùng - Ôn Thi HSG
-
Thuyết Minh Danh Lam Thắng Cảnh Đền Hùng
-
Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Một Di Tích Lịch Sử Đền Hùng - Thủ Thuật
-
Thuyết Minh Về Đền Hùng | Bài Văn Mẫu Và Dàn ý Cực Hay
-
Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng | Cổng Thông Tin Điện Tử Phú Thọ
-
Thuyết Minh Về Đền Hùng (Văn Mẫu) - Daful Bright Teachers
-
Top 13 Bài Văn Thuyết Minh Về Lễ Hội đền Hùng (lớp 9) Hay Nhất
-
Viết Bài Văn Ngắn Giới Thiệu Về Đền Hùng (ki Chép Mạng) Giúp Mình ...
-
Thuyết Minh Du Lịch: Đền Hùng Phú Thọ - Sự Nghiệp Học
-
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử 2023
-
Đền Hùng ở đâu, Thuộc Tỉnh Nào Và Thờ Ai? Giới Thiệu Về ...
-
Thuyết Minh Về Một Di Tích Lịch Sử Ngắn Gọn, Hay Nhất - TopLoigiai