Bài Văn Tả Cảnh Hồ Xuân Hương Lớp 5 - Mua Trâu

Các câu hỏi tương tự

Đọc đọan văn sau và trả lời câu hỏi: “Giữa thành phố có hồ xuân hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. Hồ than thở nước trong xanh, êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. Rừng mát rượi bóng thông, cỏ xanh mềm dưới chân như thảm trải. Ra xa phía nam thành phố thì gặp suối cẩm ly. Thác xối ào ào tung bọt trắng. Bên bờ suối, những thân cây nghiêng mình loà xoà lá biếc soi gương nước.” Dòng nào viết đúng quy tắc viết hoa các từ được gạch chân trong đoạn trên?

A. Xuân hương, Than thở, Cẩm Ly

B. Xuân Hương, than Thở, Cẩm Ly

C. Xuân Hương, Than Thở, Cẩm Ly

D. Xuân Hương, Than Thở, Cẩm ly

CÁC BẠN GIẢI CHI TIẾT RA GIÚP MÌNH NHÉ! CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU!

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh

a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào ?

b) Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.

c) Hai câu cuối bài "Thành phố mình đẹp quá ! Đẹp quá đi !" thể hiện tìnhcảm gì của tác giả đối vói cảnh được miêu tả ?

Hồ Xuân Hương là một hồ nước đẹp hình trăng lưỡi liềm, nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông xanh ngắt được mệnh danh là lá phổi của thành phố cùng các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, có chu vi chừng 5 km, rộng 25ha. Mặt hồ rộng mênh mông, nhìn quá tầm mắt. Nước hồ có màu xanh sẫm do bóng cây thông in lên, cùng bầu trời trong vắt, dịu mát của những cụm mây lững lờ trôi. Dòng nước trong xanh tĩnh lặng, nhà cửa, phố xá, cây cối hai bên bờ in bóng xuống dòng sông như là tranh vẽ. Mỗi lần đến đây, gia đình em đều ghé vào Thuỷ Tạ - một công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với hồ Xuân Hương để chụp vài tấm ảnh lưu niệm, ngồi uống nước và ngắm mặt hồ. Thuỷ Tạ là một căn nhà màu trắng với lan can rộng nổi bật trên mặt hồ. Nhìn xa thấp thoáng như dáng một chiếc du thuyền sang trọng. Đầu hồ là khu bán vé cho khách du lịch chơi đạp vịt. Nơi đây rất đông đúc những hàng quán, xe ngựa, xe đạp đôi,…Từng vòng nước khuấy động mặt hồ loang ra từ những con vịt của khách du ngoạn. Những làn gió nhẹ khiến hồ lăn tăn vảy cá trên mặt phẳng như gương. Các bụi cây ven bờ cũng đu đưa theo gió và khẽ rung động khi có cá đớp bọt nước dưới gốc. Phía xa, khoảng chục người đàn ông trung niên có, già cũng cũng có, đang thả cần câu thư giãn cùng tách cà phê hay tờ báo. Không khí vô cùng thoáng đãng, dễ chịu bởi hơi nước mát lạnh phả lên từ hồ. Hàng thông quanh hồ cũng cất tiếng hát rì rào, ca ngợi vẻ kiều diễm cho một thắng cảnh đặc trưng của xứ sở ngàn hoa và sương mù. Vài làn hơi trắng và trong bốc lên từ mặt hồ, tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.Ngồi ngắm hồ Xuân Hương mà trong lòng lâng lâng một cảm giác man mác. Em cảm thấy quê hương đất nước mình đẹp quá. Đẹp như một bài thơ, một bản nhạc và một bức tranh chỉ có ở nơi em được sinh ra và lớn lên.

Hồ Xuân Hương là một hồ nước đẹp hình trăng lưỡi liềm, nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông xanh ngắt được mệnh danh là lá phổi của thành phố cùng các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, có chu vi chừng 5 km, rộng 25ha. Mặt hồ rộng mênh mông, nhìn quá tầm mắt. Nước hồ có màu xanh sẫm do bóng cây thông in lên, cùng bầu trời trong vắt, dịu mát của những cụm mây lững lờ trôi. Dòng nước trong xanh tĩnh lặng, nhà cửa, phố xá, cây cối hai bên bờ in bóng xuống dòng sông như là tranh vẽ. Mỗi lần đến đây, gia đình em đều ghé vào Thuỷ Tạ - một công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với hồ Xuân Hương để chụp vài tấm ảnh lưu niệm, ngồi uống nước và ngắm mặt hồ. Thuỷ Tạ là một căn nhà màu trắng với lan can rộng nổi bật trên mặt hồ. Nhìn xa thấp thoáng như dáng một chiếc du thuyền sang trọng. Đầu hồ là khu bán vé cho khách du lịch chơi đạp vịt. Nơi đây rất đông đúc những hàng quán, xe ngựa, xe đạp đôi,…Từng vòng nước khuấy động mặt hồ loang ra từ những con vịt của khách du ngoạn. Những làn gió nhẹ khiến hồ lăn tăn vảy cá trên mặt phẳng như gương. Các bụi cây ven bờ cũng đu đưa theo gió và khẽ rung động khi có cá đớp bọt nước dưới gốc. Phía xa, khoảng chục người đàn ông trung niên có, già cũng cũng có, đang thả cần câu thư giãn cùng tách cà phê hay tờ báo. Không khí vô cùng thoáng đãng, dễ chịu bởi hơi nước mát lạnh phả lên từ hồ. Hàng thông quanh hồ cũng cất tiếng hát rì rào, ca ngợi vẻ kiều diễm cho một thắng cảnh đặc trưng của xứ sở ngàn hoa và sương mù. Vài làn hơi trắng và trong bốc lên từ mặt hồ, tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.Ngồi ngắm hồ Xuân Hương mà trong lòng lâng lâng một cảm giác man mác. Em cảm thấy quê hương đất nước mình đẹp quá. Đẹp như một bài thơ, một bản nhạc và một bức tranh chỉ có ở nơi em được sinh ra và lớn lên.

Bài làm 1

Đà Lạt sương mù! Chỉ nghe nhắc đến tên thôi là ta đã hình dung được phong cảnh nên thơ hữu tình ở Thành phố cao nguyên nổi tiếng này rồi.

Cho nên được đi nghỉ mát ở Đà Lạt là điều thú vị của tất cả mọi người. Khi chiếc xe vừa đi đến địa phận của tình Lâm Đồng là ta cảm thấy khoan khoái ngay bởi khí hậu mát lạnh của nó. Những con đường mỗi lúc một lên cao, tốc độ xe cũng giảm dần bởi phải lên dốc, qua đèo. Hai bên đường cảnh vật thật hùng vĩ. Một bên là vách núi, một bên là thung lũng sâu, cây cối rậm rạp. Lần đầu tiên đến đây mấy ai mà không khỏi lo sợ.

Cảnh Đà Lạt cuốn hút em không phải là những dinh thự cổ kính hay những ngôi biệt thự sang trọng kiến trúc tân thời, không phải là thành phố đông nghẹt cả đu khách, mà Đà Lạt làm em say mê chính bởi vẻ đẹp hùng vĩ của những dòng thác: Thác Prenn tuôn nước ào ào, sủi bọt trắng xóa như những tràng pháo tay kéo dài chào đón khách tứ phương đến thăm Đà Lạt. Thác Datanla từ xa nghe tiếng suối róc rách vui tai mà phải trèo lên, tuột xuống hàng mấy trăm thước mới tới trung tâm của thác. Đến nơi đây mỏi gối, chân run, nhưng cảnh đẹp và không khí mát lạnh của hơi nước tỏa ra làm ta quên mệt mỏi. Dòng thác Camly thì thật hiền hòa. Một dòng suối nhỏ chảy qua. ơ đây vẻ đẹp của thiên nhiên lại được bàn tay của con người trang điểm nên.vẫn thu hút được mọi người. Nhưng có lẽ uy nghỉ nhất là thác Đambri. Lần đầu đến đây em có cảm giác như mình lạc vào cảnh tiên. Từ trên cao nước tuôn xuống trắng xóa lấp lánh ánh bạc. Hơi nước tỏa khắp nơi. Nước như tấm lụa trắng bay hay là một dòng bạc đang chảy? Em thật sự cảm thấy con người thật nhỏ bé trước thiên nhiên. Nước phun như mưa rơi lên tóc, lên vai áo ấm của mọi người lấp lánh như những hạt kim cương nhỏ li ti. Leo lên những bậc tam cấp mỏi cả chân là đầu nguồn của dòng thác, ta lại gặp một dòng sông nhỏ bắc ngang qua là một cái cầu treo thật đẹp. Cảnh vật ở đây vừa hùng vĩ, vừa nên thơ hữu tình. Từ đó em mới hiểu ra tại sao những người đi Đà Lạt về họ nói với nhau rằng: "Đến Đà Lạt mà không ghé Đambri thì xem như chưa biết thế nào là cảnh đẹp của thác, thật là uổng phí một chuyến đi".

Bên cạnh vẻ hùng vĩ, uy nghi của thác, Đà Lạt lại kiêu sa mĩ miều bởi những màu sắc rực rỡ đầy quyến rũ của các vườn hoa. Nơi đây đúng là xứ sở của hoa hồng đủ loại, đủ màu sắc, lại thêm cúc, bất tử, loa kèn, hoa tulip, lay ơn và các loại hoa khác nữa. Nó tô điểm cho Đà Lạt thêm đài các, quý phái như một nữ hoàng. Dường như nhà ai cũng có hoa. Nơi nào cũng có hoa, cả hoa dại bên đường cũng làm đẹp mắt mọi người.

Vẻ đẹp nổi bật ấy lại được làm nên bởi cái phông màu xanh của cây cỏ, của rau quả. Đồi Cù như thảm cỏ nhung mịn màng, những triền đồi quanh thành phố là cả một màu xanh của rau cải. Bên đường trong các vườn hoa, các biệt thự là những hàng liễu rũ. Ở Thung lũng Tình yêu là cả những đồi thông bạt ngàn…

Bầu trời Đà Lạt mù sương, cả thành phố chìm trong một không gian mờ ảo, mơ màng lúc hoàng hôn và cả lúc bình minh vừa hé. Ông mặt trời buổi sớm không kịp vén màn sương. Có lúc sương mù dày đặc không nhìn rõ cảnh vật làm em có cảm giác như mình đang lạc và chốn bồng lai nơi thượng giới, ơ nơi đây dường như mặt đất và bầu trời rất gần nhau. Mây bay là đà trên ngọn cây, trên đỉnh đồi. Quả thật Đà Lạt đã làm em ngất ngây!

Phải nói là phong cảnh Đà Lạt cũng như con người Đà Lạt đều có sức hấp dẫn mọi người. Những con gái Đà Lạt má đỏ hây hây mấy ai mà chẳng thích nhìn. Lại còn giọng nói ngọt ngào hiếu khách của các chị bán hàng nữa chứ!

Sau một chuyên tham quan thành phố cao nguyên Đà Lạt, em cứ xao xuyến mãi trong lòng. Hình ảnh những dòng thác, những vườn hoa, những đồi thông như ở mãi trong tâm trí em. Ôi Đà Lạt mến yêu!

Bài làm 2

Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở… Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.

Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,…

Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 – 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).

Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.

Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.

Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.

Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.

Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở… Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.

Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,…

Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 – 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).

Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.

Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.

Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.

Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.

Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở… Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.

Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,…

Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 – 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).

Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.

Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.

Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.

Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.

Bài làm 3

Một buổi chiều ở Đà Lạt , mưa giông mới tạnh . Mặt trời chiếu vào vũng mưa tạo nên cầu vồng 7 sắc . Gió nhè nhẹ thổi và mát rượi . Đứng từ khách sạn , em nhìn sang ngôi chùa trên đỉnh núi và hàng cây thông , cảnh vật hiện ra thật thơ mộng . Ngôi chùa được bằng gạch . Có sáu vị tướng tài ba đứng đối diện với nhau tạo thành một đội quân hùng mạnh . Có một tượng phật rất lớn được đúc bằng vàng . Kế bên có hàng cây thông hùng vĩ với những cây cao thấp khác nhau . Hồ nước Đà Lạt lặng im phản chiếu những cảnh vật trên bờ . Nhưng đẹp nhất là đỉnh núi Lăng-pi-ăng , ở trên đó se se lạnh và đồng thời em có thể nhìn thấy toàn thành phố Đà Lạt và những dãy núi khác .Nơi đây có một thung lũng với tên gọi rất hay – Thung Lũng Tình Yêu . Khách du lịch có thể dùng ngựa để thăm những cảnh vật xung quanh . Những chú ngựa với chiếc bờm nâu và bờm trắng thong thả đưa du khách viếng thăm phong cảnh Đà Lạt . Gia Đình tôi dừng ở một quán nào đó của Đà Lạt để tối . Buổi tối gia đình tôi nằm bên nhau trong một phong cảnh thật tuyệt vời với cái lạnh mà vẫn cảm nhận được sự ấm áp

Bài làm 4

Mùa hè năm ngoái em được ba dẫn đi chơi nhà cô ruột ở thành phố Đà Lạt, mảnh đất Tây Nguyên lãng mạn, nên thơ. Em thực sự bị hút bởi cảnh đẹp và khí hậu mát mẻ, trong lành của xứ sở thần tiên này. Em đã có những ngày khám phá từng địa danh, di tích của Đà Lạt. Tuy chưa được đi hết nhưng em rất ấn tượng với mảnh đất này.

Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, người ta thương gọi đây là thành phố cao nguyên vì nó được bao bọc xung quanh toàn núi là núi, trùng trùng điệp điệp. Đà Lạt gắn với những đồi thông bạt ngàn, những con đường chênh vênh và rất nhiều điểm đến thú vị.

Cô dẫn em đi Thung lũng tình yêu, Hồ Than Thở, Dinh Bảo Đại, Thiền Viện Trúc lâm, trường Cao đẳng Đà Lạt, Lang Biang huyền thoại…Mỗi một nơi đều để lại trong em những dấu ấn riêng. Tuy nhiên em vẫn thích nhất là được đến Thiền Viện Trúc Lâm, cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 5km, đường đi chênh vênh. Người ta có thể đi cáp treo đến Thiền Viện, nhưng cô em chở em đi bằng xe máy. Từ xa xa Thiền viện Trúc Lâm tựa như một tiên cảnh mọc lên giữa trần gian, mờ mờ ảo ảo hiện lên giữa trùng điệp núi rừng. Thiền viện Trúc lâm chính là một địa danh nổi tiếng, là ngôi chùa lớn của Đà Lạt, hằng năm đón rất nhiều du khách.

Bước vào cổng của thiền viện, mọi người rất thành kính, trang nghiêm, vì đây là cửa Phật, chốn linh thiêng. Mọi người nô nức như đi trẩy hội đầu năm.

Trong chính điện thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen, hai bên là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Bởi vậy, du khách, phật tử đến đây để dâng hương, cầu xin an bình, may mắn.

Bên trong khuôn viên của Thiền viện Trúc lâm có rất nhiều ngôi chùa nhỏ, có chỗ cho các tăng ni phật tử từ thập phương về đây cùng niệm phật. Mọi người đi lại, nói chuyện nhỏ nhẹ ở bên trong điện thờ, khấn bái, thắp hương để cầu may.

Đặc biệt ở thiền viện Trúc Lâm có rất nhiều loại hoa khoe sắc quanh năm, hoa cẩm tú cầu nở rộ, bông to tròn chen chúc bên những khóm hoa hồng, hoa cúc…Mỗi loại hoa đều mang một vẻ đẹp riêng khiến cho người tham quan ngỡ ngàng.

Đến thiền viện Trúc Lâm, nhiều người sẽ đi tha hồ ngắm cảnh hồ Tuyền Lâm được bao quanh là những hàng cây dương liễu rủ màu xanh. Ở trong hổ có chứa rất nhiều cá, mọi người chen chúc nhau chụp ảnh.

Đứng từ thiền viện em nhìn ra xa, thấy thành phố Đà Lạt mờ mờ ảo ảo, tràn ngập trong màn sương thật đẹp.

Khi rời chân khỏi thiền viện Trúc Lâm, em thấy có chút gì đó luyến tiếc với mảnh đất Phật này. Em hi vọng rằng sẽ sớm quay trở lại đây vào ngày gần nhất.

Từ khóa » đàn ý Tả Hồ Xuân Hương đà Lạt Lớp 5