Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Có thể bạn quan tâm
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 ❤️️ 24+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Các Bài Văn Mẫu Đạt Điểm Cao Giúp Các Em Học Sinh Tham Khảo Để Ôn Tập Tốt.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Dàn Ý Tả Cây Bàng Lớp 7
- Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Ấn Tượng – Bài 1
- Tả Cây Bàng Lớp 7 Văn Mẫu – Bài 2
- Bài Văn Tả Về Cây Bàng Lớp 7 Chọn Lọc – Bài 3
- Tả Cây Bàng Lớp 7 Văn Biểu Cảm Hay – Bài 4
- Tả Cây Bàng Lớp 7 Theo 4 Mùa – Bài 5
- Tả Cây Bàng Lớp 7 Hay Nhất – Bài 6
- Miêu Tả Cây Bàng Lớp 7 Ngắn Gọn – Bài 7
- Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Văn Biểu Cảm – Bài 8
- Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Đạt Điểm 10 – Bài 9
- Các Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 – Bài 10
- Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Ngắn – Bài 11
- Những Bài Văn Hay Tả Cây Bàng Lớp 7 – Bài 12
- Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Đặc Sắc – Bài 13
- Nêu Cảm Nghĩ Của Em Về Cây Bàng – Bài 14
- Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Cây Bàng – Bài 15
Dàn Ý Tả Cây Bàng Lớp 7
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Tả Cây Bàng Lớp 7 chi tiết được nhiều bạn đọc tìm kiếm sau đây.
Mở bài:
- Tình cảm của em dành cho ngôi trường đang học.
- Giới thiệu cây bàng – một “người bạn” đã gắn bó sâu sắc với em.
Thân bài:
- Miêu tả hình ảnh cây bàng:
- Lúc em mới vào trường, cây trông như thế nào? Suy nghĩ của em về cây khi ấy?
- Hình ảnh cây bàng bây giờ; nhấn mạnh đến sự biến đổi về hình dáng, màu sắc của cây qua bốn mùa.
- Những ki niệm gắn bó giữa em và cây bàng:
- Học bài dưới tán lá của cây.
- Nhặt lá bàng kết làm đồ chơi.
- Chăm sóc cây, nhận cây là công trình măng non,…
Kết bài: Ý nghĩa của hình anh cây bàng:
- Là một “người bạn” thân thiết, gắn bó.
- Là một hình ảnh đẹp để nhớ về trường.
Tham Khảo 💦 Tả Cây Bàng Vào Mùa Xuân ❤️️ 15 Bài Văn Miêu Tả Hay Nhất
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Ấn Tượng – Bài 1
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Ấn Tượng được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích dưới đây.
Mùa đông là mùa cây cối im lìm, ngủ say trong cái giá buốt của đất trời. Nhưng thực ra, ở sâu bên trong những hàng cây vẫn đang lặng lẽ kể nên câu chuyện của riêng mình. Mà em vẫn yêu nhất là câu chuyện của cây bàng già ở đầu ngõ.
Nhà em nằm trong một con ngõ nhỏ. Ở ngay đầu ngõ, được trông một cây bàng cao lớn, nó như một tấm biển báo để đánh dấu sự hiện diện của con ngõ ấy. Vì thế, người ta thường ưu ái mà gọi nơi đây là ngõ cây bàng. Chẳng ai biết cây bàng được trồng từ bao giờ, được ai trồng. Chỉ biết, khi hộ dân đầu tiên chuyển đến đây, cây bàng đã sừng sững ở đó rồi.
Vậy nên, chẳng có gì bất ngờ khi nó đã là một cây bàng già. Tuy nhiên, thật chẳng biết đúng sai khi bảo nó là cụ bàng già nua. Bởi tuy tuổi cao, nhưng cây bàng nom vẫn đỏm lắm. Vẫn xanh mượt, hò hẹn với đủ loài chim vào mỗi mùa xuân.
Một năm có bốn màu em luôn được đồng hành cùng cây bàng ấy, nhưng em yêu nhất vẫn là ngắm cây bàng vào mùa đông. Mẹ thường bảo, cái thú của mày sao mà kì. Đôi khi em cảm thấy mình kì thật, nhưng cũng chẳng sao cả. Khi người người yêu tán bàng xanh mướt vào mùa hạ, yêu ngọn đuốc bàng đỏ rực vào mùa thu. Thì phải có những người như em yêu cây bàng vào mùa đông. Vậy mới công bằng chứ. Nếu không, bàng sẽ cô đơn lắm.
Khi vào chính đông, là lúc cây bàng đã rụng hết lá, cả thân cây trơ trọi khẳng khiu. Đó là thời gian duy nhất mà chúng ta có thể chiêm ngưỡng hết toàn bộ những cành, những nhánh của nó. Chúng tỏa ra đan xen vào nhau một cách ngẫu nhiên, nhưng vô tình lại thật đúng điệu. Từ dưới nhìn lên, những cành cây như những vết cắt, biến bầu trời mùa đông trắng xám, ảm đạm thành một bức tranh được ghép nên từ vô vàn mảnh nhỏ.
Những hôm được nghỉ, em sẽ mặc thật ấm, chạy ra dưới gốc cây, trèo lên cành thấp nhất, ngồi ở đó, đọc một cuốn sách yêu thích. Vui biết bao nhiêu. Khi ngồi tựa lưng thật sát vào thân cây. Em dường như cảm giác được phía sau lớp vỏ thô ráp, sần sùi ấy, cả dòng nhựa sống đang sôi trào, đang vồn vã chảy lên trên, chuẩn bị cho những mầm non đón chào xuân mới. Từng nhịp thở tuy nhỏ, tuy chậm rãi nhưng vẫn thật rõ ràng.
Vậy nhưng, dù là mùa nào, dù là khoảnh khắc nào, em vẫn đều yêu cây bàng nhiều lắm. Em mong rằng, dù mưa gió hay nắng gắt gây vẫn vững chãi ở nơi đầu ngõ ấy. Để mỗi ngày, em sẽ đi ngang qua, khúc khích mà cười “Chào cây bàng nhé!”.
Gợi Ý ⏩ Tả Cây Bàng Lớp 6 ❤️️ 15 Bài Văn Tả Hay Nhất Điểm 10
Tả Cây Bàng Lớp 7 Văn Mẫu – Bài 2
Tả Cây Bàng Lớp 7 Văn Mẫu giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để đạt được điểm cao cho kì thi.
Nhắc đến những loài cây gắn bó với tuổi học trò chúng em, bên cạnh cây phượng, cây bàng cũng là một người bạn thân thiết mà chúng em rất yêu quý. Cây bàng đã sừng sững giữa sân trường qua biết biết bao thế hệ học trò, che mưa cho nắng cho chúng em trong những giờ ra chơi.
Em không biết cây bàng năm nay bao nhiêu tuổi nhưng từ khi em bước chân vào trường, cây bàng đã hiên ngang đứng ở đó. Cây cao tầm 2m, tán rộng sum suê. Thân cây bàng màu nâu xù xì, 2 bạn học sinh ôm không hết. Tán lá dày, xanh sẫm. Mùa hè đến. Tán lá xanh tươi mát rợp bóng một góc sân trường. Nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ. Rễ bàng ngoằn nghèo, nổi hẳn lên trên mặt đất.
Mùa xuân đến, cây bàng ra lá. Những chiếc lá bàng tươi non, xanh mơn mởn chụm lại như bàn tay của một em bé. Nhìn cây bàng tràn trề sức sống lắm. Nhưng phải đến mùa hè, lá bàng mới đến độ trưởng thành. Lá bàng to hình thoi bằng hai bàn tay chúng e,. Mùa hè đến, tán bàng che ngợp nắng mùa hè, tạp thành chiếc ô màu xanh khổng lồ cho chúng em học tập, vui chơi.
Vào mùa thu, những chiếc lá bàng xanh tươi bắt đầu chuyển dần sang màu vàng, màu đỏ rồi từ từ rụng xuống đất Mẹ. Quả bảng rụng xuống . Cây bàng không còn xanh tươi mà vẫn đẹp vô cùng. Em thấy nó như đang thắp lửa giữa trời thu vậy. Mùa đông giá lạnh tới, cây bàng khăng khi, trơ trụi lá.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên, cùng chúng em vui chơi, học tập và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn già thân thiết với lũ học trò chúng em.Sân trường em trồng rất nhiều loài cây nhưng em vẫn yêu quý cây bàng nhất.
Tham Khảo 💦 Bài Văn Tả Cây Phượng Lớp 7 ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu 10 Điểm
Bài Văn Tả Về Cây Bàng Lớp 7 Chọn Lọc – Bài 3
Bài Văn Tả Về Cây Bàng Lớp 7 chọn lọc từ SCR.VN sau đây sẽ giúp các em nâng cao được kĩ năng viết văn của mình.
Tôi biết đến cây bàng là vào năm lớp một khi bước vào ngôi trường tiểu học, cây bàng trên sân với những chiếc lá thật to, cành cây vươn ra gần như che đi cái nắng chói chang đang chiếu rọi. Cũng chẳng hiểu vì sao cây bàng lại thường được trồng trên sân trường đến thế có lẽ vì những đặc điểm của cây phù hợp với trường học.
Cây bàng như nhìn tôi lớn lên, cho dù là ngôi trường nào, cấp một, cấp hai hay cấp ba thì cây bàng vẫn luôn có mặt trên sân trường như để lưu giữ lại những kỉ niệm học trò, kỉ niệm thời trẻ con tinh nghịch của tôi vậy. Cây bàng mang trong mình một nét đẹp riêng biệt mà cho dù ở bất cứ mùa nào thì nét đẹp đó vẫn luôn hiện hữu.
Vào cuối mùa hạ đầu mùa thu cũng là khoảng thời gian mà tôi cũng như tất cả học sinh cắp sách đến trường sau một khoảng thời gian nghỉ hè dài, tôi vẫn nhớ hình ảnh lưu lại trong tâm trí tôi khi đó là cây bàng nằm ở một góc sân trường dưới cái nắng đã bớt đi phần nào gay gắt , những chiếc lá khẽ lay nhẹ chắc do cơn gió nào đó vừa đi qua, nhìn cây bàng lúc đó thật đẹp và cũng là vì nằm ngay phía góc sân trường đó cũng là lớp tôi.
Cây bàng đứng đó lay nhẹ như thể chào đón sự trở lại của chúng tôi sau những ngày tháng nghỉ hè không gặp. Rồi cũng chẳng biết từ lúc nào trên sân trường là những chiếc lá màu vàng úa của lá bàng, chiếc lá to nhưng đã ngả màu héo úa. Nhìn thấy những chiếc lá trên sân tôi mới nhận ra từ lúc nào cây bàng đã khoác trên mình chiếc áo màu vàng úa thay cho màu xanh đầy sức sống lúc đầu mùa, tuy vậy cây bàng vẫn đẹp, một nét đẹp buồn khiến cho người nhìn vào đó cũng chẳng vui nổi.
Rồi từng cơn gió cứ thế dần mạnh hơn, lạnh buốt kéo theo những chiếc lá bàng rơi rụng đầy cả một khoảng sân trường, gió cùng cái lạnh kéo theo mùa đông đến, cô cậu học trò khoác trên mình những chiếc áo ấm, trên cổ là chiếc khăn len ấm áp, nhìn ai cũng giống như những chú gấu bông ấm áp chỉ có mỗi cây bàng vẫn lặng lẽ đứng đó chẳng mặc thêm áo, chẳng ấm áp và cũng chẳng còn lá.
Giờ đây cây bàng khô cằn già cỗi khẳng khiu với những cành cây khô gầy nhưng cây lại vô cùng kiên cường chống chọi lại cái giá lạnh đó trông mùa mưa bão để rồi khi mùa đông qua đi, cây bàng lại tràn trề nhựa sống với những chồi non xanh mơn mởn gợi cho ta vô vàng sức sống, chồi non tựa như một sự hồi sinh phép màu, trong làn hơi sương lạnh kèm theo đó là cơn mưa bụi những chồi non vươn mình lớn dậy mạnh mẽ đầy nhiệt huyết giữa mùa xuân.
Một năm bốn mùa trôi qua thật nhanh, trãi qua bao sóng gió thăng trầm thì cây bàng vẫn đứng đó như một người cô người thầy chờ đợi sự trưởng thành của học trò vậy, mùa hạ đến, mùa của sự chia tay của nỗi buồn nhưng cây bàng lại như che dấu đi nỗi niềm ấy ra sức vươn mình che chở cho các cô cậu học trò những ngày cuối hạ với tán lá xanh non đang dần chuyển màu đậm hơn, dày hơn, đâu đó là những quả bàng rơi rụng kèm theo đó là một vài bông hoa rơi nhẹ trên sân trường như thể chia tay chúng học trò vậy.
Dưới gốc cây bàng ấy học trò chúng tôi đã có không biết bao nhiêu là kỉ niệm đẹp, là những hôm chơi đuổi bắt nhờ cây làm lá chắn, là những hôm cùng nhau ôn bài dưới tán cây ấy, là những lúc đọc sách dưới gốc cây nhờ những cơn gió nhẹ lật hộ trang sách,… từng kỉ niệm một điều in sâu trong tiềm thức, những kỉ niệm đó nhẹ nhàng bình yên và đẹp đến lạ.
Thời gian qua đi những cô cậu học trò cũng dần lớn, rồi đến lúc cũng rời xa mái trường thân yêu để đến với những ước mơ của bản thân, rồi sẽ phải chia tay những cây bàng góc lớp, chụp lại những khoảnh khắc đẹp nhất cũng là chụp lại cây bàng lớp học như để kỷ niệm một thời tuổi thơ vô cùng tươi đẹp. một thuở học trò chợt nhớ chợt quên, một thuở học trò khi nhớ lại những giọt nước mắt sẽ rơi nhưng rồi đâu đó lại là những tiếng cười.
Đọc Thêm 💦 Tả Cây Phượng Lớp 6 ❤️️ 15 Bài Văn Tả Hay Đạt Điểm 10
Tả Cây Bàng Lớp 7 Văn Biểu Cảm Hay – Bài 4
Tả Cây Bàng Lớp 7 Văn Biểu Cảm là để tài quen thuộc trong chương trình học của các em học sinh, cùng đón đọc ngay nhé!
“Ô, nắng kìa! Các bạn ơi, hãy lại đây núp dưới những vòng tay mát rượi của tôi đi!”. Dường như đó là tiếng gọi thầm của cây bàng ở giữa sân trường mà chúng tôi thường nghe thấy vào mỗi giờ ra chơi.
Cây bàng cao lắm, ngọn nó cao hơn mái ngói lớp em. Thân nó to đến nỗi hai đứa chúng em ôm không xuể. Cũng chẳng biết vì sao, mình nó đầy những u bướu xù xì. Trên lớp vỏ màu nâu sẫm, những mảng vỏ già đã lốm đốm bong ra, để lộ một lớp vỏ mới màu nâu tươi. Tán lá bàng gồm nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau hơn cả mét. Cành bàng chĩa ngang, đan xen nhau tạo thành vòng tròn quanh thân.
Lá nó to gần bằng cái quạt, xanh mướt, mềm mại, đan xen vào nhau như có một bàn tay vồ hình nào đó xếp đặt. Tán bàng xoè ra giống như một chiếc ô lớn nhiều tầng. Dưới tán lá ấy, ánh nắng mặt trời gần như không sao lọt xuống được. Cây bàng toả bóng rợp cả một khoảng đất rộng che mát cho chúng em.
Vào những ngày nắng hạ oi nồng, dưới gốc bàng, lốm đốm những chấm nắng vàng tươi. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, tán lá rì rào, xào xạc như đang trò chuyện với nhau. Còn gì thú vị hơn khi được cùng bạn bè vui chơi dưới gốc bàng râm mát này. Cái nóng mùa hè được xua tan và gương mặt trẻ thơ chúng em lại rạng lên một niềm vui mới. Trong từng tán lá kia, tiếng những chú chim sâu lích rích, lích rích hoà cùng tiếng cười đùa của chúng em tạo nên một âm thanh quá là trong trẻo.
Đứng dưới gốc bàng nhìn lên, từng kẽ lá thấy xuất hiện những cánh sao nhỏ li ti màu vàng nhạt. Thì ra đó chính là hoa bàng. Hương của nó thơm dìu dịu. Để rồi một thời gian sau, nó cho những chùm quả hình thoi xanh xanh lẫn trong tán lá. Đám học trò chả dễ gì quên được mùi thơm hấp dẫn, vị chua chua, ngọt ngọt của trái bàng chín vàng, cùng vị vừa bùi vừa ngậy của nhân bàng.
Em rất yêu thích cây bàng này. Những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò đang ngày ngày được chúng em gửi vào những tán lá bàng. Cây như người bạn tốt bụng của tất cả chúng em.
Gợi Ý 💦 Tả Cây Phượng Lớp 5 ❤️️ 15 Bài Văn Tả Hay Đạt Điểm 10
Tả Cây Bàng Lớp 7 Theo 4 Mùa – Bài 5
Tả Cây Bàng Lớp 7 Theo 4 Mùa đặc sắc với những hình ảnh miêu tả phong phú đa dạng, chân thực trong từng câu văn.
Mỗi ngày khi bác bảo vệ điểm những hồi trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến là chúng em lại cùng nhau tụ tập bên dưới gốc cây bàng này. Có nhóm bạn thì chơi nhảy dây, có nhóm bạn thì chơi bắn bi. Riêng em và một vài bạn nữa thì rất thích chơi ô ăn quan. Đặc biệt là những ngày có quả bàng nào rụng xuống, chúng em sẽ dùng quả bàng để làm quan trong trò chơi này. Cứ như vậy, chúng em lớn lên từng ngày cùng với sự đổi thay của cây bàng.
Trong những bài học mà em đã từng được cô giáo dạy thì mùa xuân chính là mùa của sự sống mới bắt đầu. Mùa xuân, cây cối đua nhau đâm chồi, nảy lộc. Và cây bàng chính là minh chứng tuyệt vời cho bài học ấy. Mùa xuân đến, những búp bàng non bắt đầu đua nở trên những cành cây khẳng khiu. Cây bàng từ trơ trụi lá nay đã mọc thêm những chiếc lá xanh non. Trông chúng mới đẹp đẽ làm sao. Những búp lá bàng khiến cho cây bàng bớt đi vẻ lạnh lẽo và cô độc. Cây bàng khoác lên mình một chiếc áo mới tràn đầy nhựa sống.
Mùa hè đến là khi những búp lá đã lớn. Chúng trở thành những lá bàng trưởng thành, xanh rì, to và cứng cáp lắm. Những cơ gió hay ngang qua chẳng đủ sức cuốn tung những chiếc lá bàng đi đâu. Chúng chỉ đủ khiến cho lá bàng nghiêng mình chao đảo và tạo ra những âm thanh rì rào, vui nhộn.
Dưới cái nắng hè gay gắt, cây bàng đã làm tốt nhiệm vụ của mình là tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi ở bên dưới. Điều này khiến chúng em càng yêu mến cây bàng hơn bao giờ hết. Mùa hè cũng là lúc mà cây bàng kết quả. Những quả bàng có hình gần giống như hình bầu dục. Chúng mọc với nhau thành từng chùm và có màu xanh giống như màu của lá.
Mùa thu đến, những chiếc lá bàng dường như đang bị nhuộm màu. Chúng từ xanh chuyển dần sang màu đỏ rồi lại biến thành màu vàng lúc nào không hay. Mùa thu là mùa khai trường nên chúng em luôn được ngắm nhìn sự đổi thay của lá bàng vào thời gian này. Những chiếc lá bàng sau khi chuyển sang màu vàng thì trở nên khá mong manh và yếu ớt. Chỉ một cơn gió nhỏ bay ngang qua thôi cũng khiến chúng phải lìa xa cành cây thương yêu của mình. Tuy nhiên, đó là quy luật của tạo hóa mà chúng ta chẳng thể nào tránh được.
Vào mùa đông, những chiếc lá cuối cùng rồi cũng lìa xa cây. Cây bàng lúc này trở nên trơ trụi và đơn độc. Nhìn vào cây bàng, người ta luôn có cảm giác mùa đông thật lạnh lẽo. Chẳng giống như những loài cây khác vẫn luôn còn những chiếc lá xanh bám lại trên cây. Nhưng nhìn vào cây bàng, người ta lại mong chờ nhiều hơn ngày mùa xuân về.
Đó là cách mà cây bàng thay áo qua mỗi mùa. Có thể nói, cây bàng theo 4 mùa đều có những nét đẹp riêng. Với em, vào mùa nào cây bàng cũng là loài cây em yêu thích nhất.
Tìm Hiểu ⏩ Tả Cây Phượng Lớp 4 ❤️️ 15 Bài Văn Tả Hay Đạt Điểm 10
Tả Cây Bàng Lớp 7 Hay Nhất – Bài 6
Tả Cây Bàng Lớp 7 Hay Nhất để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc dưới đây.
Tuổi học trò có lẽ là tuổi hồn nhiên, đẹp đẽ, trong sáng đơn thuần nhất trong cuộc đời mỗi con người. Cùng với âm thanh quen thuộc của tiếng ve, sắc đỏ rực rỡ của những chùm phượng vĩ thì cây bàng chính là hình ảnh quen thuộc, gắn liền sâu sắc với ký ức thời áo trắng thơ ngây.
Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ. Tán bàng rộng che kín cả một góc sân trường em. Tới gần, vẻ đẹp của cây bàng càng đáng yêu hơn. Tán bàng được đan dệt bởi những tầng lá xanh, to rộng và dày lại với nhau. Trên tán cây, thỉnh thoảng điểm xuyết vài nhành hoa bàng màu trắng li ti trông rất nhỏ bé, tinh khiết.
Thân cây bàng to bằng một vòng tay em ôm không xuể. Vỏ cây bàng mày nâu, xù xì như da cóc, giống như những nếp nhăn của tháng năm đã vắt kiệt sức trẻ của cây bàng. Rễ cây bàng nổi lên trên mặt đất như những con rắn khổng lồ, là chiếc ghế tự nhiên cho chúng em có bóng mát vào mỗi ngày hè oi ả. Cây bàng là người bạn thân thiết của lũ học trò nhất quỷ nhì ma chúng em, là bóng dáng quen thuộc xuất hiện trong hồi ức tươi đẹp của thanh xuân.
Cây bàng có rất nhiều công dụng. Trước hết, nó là chiếc ô xanh khổng lồ che mát cho chúng em mỗi khi cái nóng oi ả của mùa hè ghé qua. Lá bàng khô dùng để làm chất đốt rất tốt vào những mùa ẩm ướt. Thân cây bàng khi đem phơi khô có thể đem đóng vật dụng trong gia đình, hoặc là chất đốt tiện lợi mỗi khi mưa gió kéo dài. Cây bàng có những lợi ích thật thiết thực đúng không ạ.
Hơn tất cả, cây bàng gắn với kỉ niệm tuổi học trò chúng em là những lần trèo cây, ném quả bàng cười ha ha cùng ăn nhấm nháp như lũ chuột con tinh nghịch. Em nhớ có lần, vì nghịch ngợm nên đã vin cành bàng con vừa mới chào đời để bẻ lá, vặt quả ở cành khác ăn, kết quả là bị một trận phạt chạy quanh sân trường mấy vòng mệt lử. Trên thân cây bàng, bọn em cũng khắc khi những dấu vết của mình mà đã vô tình làm đau bác Bàng thân thương. Nhưng có lẽ Bác Bàng cũng hiểu sự dại khờ, hồn nhiên của bọn em nên sẽ tha thứ thôi.
Cây bàng là chiếc ô xanh tỏa mát tâm hồn trong trẻo của em, là hình ảnh thân thuộc của tuổi học trò em sẽ luôn khắc ghi.
Xem Thêm ⏩ Tả Cây Phượng Vĩ Hay Nhất ❤️️ 15 Bài Văn Tả 10 Điểm
Miêu Tả Cây Bàng Lớp 7 Ngắn Gọn – Bài 7
Miêu Tả Cây Bàng Lớp 7 Ngắn Gọn giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn của mình.
Đông lạnh. Một ngọn gió sắc nhọn vuốt qua làm rơi xuống vai tôi một chiếc lá bàng già, vàng sẫm. Chiếc lá úa cuối cùng. Tôi nhẹ nhàng cầm lấy nó, kỉ niệm về cây bàng chợt ùa về.
Suốt những năm học, tôi đã quen với hình ảnh cằn cỗi của cây bàng. Tôi đã rất nhiều lần đứng dưới cây, tự hỏi bàng có gì đặc biệt đến thế? Bàng không bao giờ giữ nguyên một dáng vẻ! Có lẽ sự thay đổi suốt bốn mùa làm nên điều đặc biệt chăng?
Mùa thu, lá bàng thả đầy sân trường, lộ ra những trái bàng xanh và có hình dáng như con thoi. Thoắt cái, quả bàng đã có sắc vàng, nhẹ nhàng và không phô trương. Tôi chưa bao giờ ăn quả bàng, nhưng nghe nói nó có vị ngọt và chát, vỏ quả bàng cứng cáp, nhưng tôi vẫn có thể ngửi thấy mùi thơm nhè nhẹ.
Đông về, cây bàng trần trụi, cô đơn. Đâu rồi tán lá bàng xum xuê? Cây bàng giơ những cánh tay gầy guộc. Nhìn bàng, tôi cảm thấy chạnh lòng. Khi những cơn gió lạnh thổi qua, liệu bàng có run? Bàng có lạnh không, với thân thể gầy guộc như thế? Nhưng bên trong cơ thể săn gầy ấy lại là một dòng nhựa sống mãnh liệt.
Để xuân đến, cây bàng bừng tỉnh, đâm chồi nảy lộc. Từ những nách cành, nhú ra những những chồi non xanh mơn mởn, nhỏ xinh như những ngón tay em bé. Chồi nụ như những đốm lửa xanh thắp nến trên cây trông thật thích mắt. Mỗi ngày ngắm cây bàng, tôi lại thấy nó thay đổi chút ít. Cho đến khi những chồi nụ nở thành lá, tôi nhận ra đã sang hè.
Hè. Những chiếc lá bàng to bằng bàn tay ken vòm thành chiếc ô xanh khổng lồ che mát cho chúng tôi khi học thể dục dưới nắng. Những bông hoa bàng màu trắng ngời như những ngôi sao từ trên trời rơi xuống.
Tôi còn nhớ khi mới bước vào trường, cây bàng thả xuống đầu tôi một quả bàng như một lời chào tinh nghịch với người bạn mới. Khi tôi buồn, cây cũng buồn cùng tôi. Cây dịu dàng thả xuống vai tôi những chiếc lá, vài bông hoa. Với tôi, cây bàng như một người anh hiền lành, chất phác. Anh không biết tặng tôi những món quà giá trị vật chất, mà chỉ ngô nghê tặng tôi những gì anh có.
Cây bàng cũng có mặt trong những loài cây “thu về”. Đó là những loài cây đẹp nhất khe khẽ dắt mùa vào thu. Tôi nhớ đến câu hát “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ…”. Cây bàng của tôi đã trở thành một nét thu Hà Nội. Không thể tưởng tượng nổi nếu sân trường tôi bỗng thiếu bóng cây bàng… Sẽ như thế nào nhỉ? Sẽ là nỗi trống trải và nhớ đến khắc khoải mất thôi…
Giờ thì tôi đã hiểu tại sao cây bàng lại đặc biệt đến thế! Không có vẻ đẹp tuyệt vời cũng không có hương thơm quý phái. Cây bàng đặc biệt theo cách riêng của nó. Không thể nhầm lẫn với bất cứ cây nào khác…
Đọc Thêm ⏩ Bài Văn Tả Cây Phượng Lớp 2 ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu 10 Điểm
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Văn Biểu Cảm – Bài 8
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Văn Biểu Cảm hay đặc sắc được chọn lọc từ SCR.VN sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Tình áo trắng, tuổi học trò – kí ức quá đỗi thân thương của mỗi người học trò. Cái thời mà người ta vẫn thường gọi nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò ấy, tôi đã được sống trọn vẹn, cháy hết mình. Và tôi quên sao được một phần kỷ niệm của tôi gắn liền với cây bàng nơi cuối sân trường. Tôi trót yêu cây bàng già này từ lúc nào chẳng rõ.
Tôi chẳng nhớ cây bàng già đã trải qua mấy mươi năm mưa nắng bụi trần, cũng chẳng hay cây đã gắn bó thân thiết với biết bao lớp lớp học sinh. Tôi chỉ biết ngày đầu tiên đặt chân vào mái trường mến yêu này cây đã sừng sững ở đó dang rộng những cánh tay chắc khỏe vẫy vẫy trong gió chào đón chúng tôi.
Nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ với sắc xanh tươi mát. Cũng có lúc đứng trước cây, tôi tưởng mình đang trò chuyện với một người đứng tuổi đầy trầm ngâm, từng trải. Cây lúc nào cũng thế, kiên định, vững vàng, từ tốn và đăm chiêu.
Cây to lớn lắm. Thân cây cao qua tầng hai của dãy lớp học. Thân cây to, một vòng tay tôi ôm không xuể. Thân cây xù xì với những vết sần như những u, bướu của người già. Những lớp vỏ khô cằn, nứt nẻ, ram ráp ấp ủ bên trong dòng nhựa trắng dạt dào ngày đêm vận chuyển nuôi thân cành. Trên thân có những vết khắc của mấy bọn học trò tinh nghịch. Có lẽ khi ấy cây đau và xót xa nhiều lắm.
Những chiếc rễ cây tinh nghịch mọc trồi lên mặt đất. Đây là những “chiếc ghế” lý tưởng để chúng tôi ngồi trò chuyện, vui chơi. Từ thân lên cao đâm ra những cành lớn, cành bé đan xen nhau như mạng nhện. Cành cây màu nâu sẫm, chắc khỏe như những nan sắt đan vào nhau của một chiếc ô khổng lồ. Lá bàng to, rộng bản, hình bầu dục. Trên lá có thể thấy được rõ những đường gân xanh nổi lên.
Cây bàng đẹp lắm. Ở mỗi mùa trong năm cây lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa xuân những búp non chồi biếc cựa mình hé chào. Cả tán cây rực lên màu xanh non mơn mởn. Mỗi búp lá trông xa như một ngọn nến xanh thắp sáng cả cây bàng. Mùa hè, cây rợp bóng che mát cả một góc sân trường. Những lớp lá đan gài với nhau che không cho nắng xuyên qua. Lá cây xanh một màu xanh đậm đầy sức sống. Tán cây rậm rạp chẳng thấy hình mà nghe ríu rít những tiếng chim chuyền cành.
Khi gió heo may bắt đầu thổi tới, lá cây giật mình chuyển sang màu vàng, rồi pha đỏ, đỏ gạch, đỏ tía và cuối cùng là màu tím đỏ. Là cây theo gió khẽ rơi rơi. Những chiếc lá hình như vẫn còn lưu luyến thân mẹ chẳng muốn rời. Cây bắt đầu để lộ những chùm hoa trắng ti ti và những chùm quả sai trĩu màu xanh mướt.
Nhưng khi đông đến, cây rùng mình ớn lạnh. Cả cây bàng khẳng khiu trơ trụi lá. Những cành cây giơ ra những cánh tay gầy guộc đằm mình trong gió lạnh. Hình như cây đang cố gắng chịu đựng, gồng mình lên để chờ xuân đến mang lại sức sống ứ đầy tràn lên những cành cây kẽ lá.
Cây bàng già đã gắn bó với cả tuổi học trò chúng tôi. Cây là nơi cho chúng tôi bóng mát, cho chúng tôi vui chơi, ngồi trò chuyện xua đi cái nắng hè. Cây sẵn sàng lắng nghe mọi lời tâm sự, chia sẻ của chúng tôi. Cây rào rạt trong gió khi tôi có chuyện vui. Cây trầm ngâm im lặng mỗi lúc tôi buồn. Tôi đem cả tuổi học trò của mình gửi vào cây bàng già nơi cuối sân trường này. Tôi vẫn nhớ chúng tôi của năm đó, cùng nhau ngồi lại sau mỗi tiết học để nhặt bàng rơi, cùng ăn hạt bàng bùi bùi ngậy ngậy. Cả tuổi thơ như ùa về trong vị chát bùi ấy.
Hôm nay tôi đã đi tới một môi trường mới, chẳng còn ngày ngày nô đùa dưới gốc bàng già nữa. Mọi thứ đã trôi dần vào hoài niệm – tôi cất giữ chúng vào sâu thẳm trái tim để khi bất chợt nhắc lại, khóe mắt tôi lại bất giác cay cay…
Chia Sẻ 🌵Tả Lợi Ích Của Cây Phượng Trường Em ❤️️15 Bài Văn Miêu Tả
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Đạt Điểm 10 – Bài 9
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Đạt Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc dưới đây.
Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá sum suê rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.
Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.
Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ nhìn ra của sổ,cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em. Tán bàng rỗng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đêu cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khăng khiu. Khi mà nhưng chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chiu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa. Quả bàng xanh, quả bàng chín….. lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.
Xem Thêm 🌵 Tả Cảnh Mùa Xuân Trên Quê Hương Em Lớp 6 ❤️️15 Bài Hay
Các Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 – Bài 10
Các Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 hay nhất để các em học sinh có thể tham khảo được cách hành văn đặc sắc, đa dạng.
Hình ảnh cây bàng ở sân trường đã để lại rất nhiều ấn tượng trong em ngay từ khi em lần đầu đến trường.
Cây bàng ở góc trái của sân trường. Thầy hiệu trưởng nói nó được trồng ngay từ khi trường em mới thành lập. Vậy là nó đã trở thành nỗi nhớ của nhiều thế hệ anh chị học sinh đã trưởng thành từ mái trường này. Cây bàng này rất to nên nổi bật ở sân trường. Nó cao đến tầng ba của trường, cành lá cứng cáp, xum xuê vươn ra rất nhiều phía. Thân cây bàng rất to, em và bốn đứa bạn vòng tay nhau mới ôm được thân cây. Rễ của cây bàng rất nhiều và dài, mọc trồi lên cả mặt đất, cong cong trông như các chú rắn.
Cây bàng tuy vậy nhưng ăn mặc giản dị lắm. Bao giờ cây cũng chỉ khoác trên mình một tấm áo nâu sần sùi và hay đội chiếc mũ màu xanh. Cây bàng rất đẹp, ngay cả mùa đông cũng vậy. Mỗi khi mùa đông đến, cả cây bàng lại đội chiếc mũ màu đỏ chứ không còn đội chiếc mũ xanh của mùa hè nữa và cây càng lộ rõ vẻ cứng cáp, khoẻ mạnh. Hết kì một thì cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết của em và các bạn. Hàng ngày sau những tiết học căng thẳng, mọi người lại ngồi vây xung quanh cây bàng đọc sách, truyện.
Khi trời nắng, cây bàng lại phủ bóng mát xuống cho em ngồi. Cây bàng thật là một người bạn tốt..Càng ngày, cây bàng và em càng trở nên thân thiết hơn, mỗi lần nghỉ hè, ngoài niềm vui được nghỉ ngơi, trong lòng em lại có một nỗi da diết, mong cho thời gian nghỉ hết mau để được gặp cây bàng. Chắc cậy bàng ở trường cũng buồn lắm.
Em rất yêu quý cây bàng, đó là người bạn không thể thiếu đối với em. Sẽ không bao giờ em quên được hình ảnh cây bàng.
Gợi Ý 🌵 Bài Văn Tả Cảnh Đẹp Quê Hương Em Lớp 5 ❤️️15 Bài Hay Nhất
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Ngắn – Bài 11
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Ngắn gọn nhưng để lại nhiều ấn tượng qua từng câu văn, hình ảnh chân thực.
Khi sắp hết một đời lá, cây thường trả cái màu xanh cho trời đất để tìm đến với hanh hao vàng. Từ vàng nhạt màu nắng non đến vàng thẫm ưu tư rồi nhẹ nhàng tạm biệt cành theo gió trở về cõi vĩnh hằng. Bởi thế, người ta nghĩ đến thu, nhớ đến mùa thu người ta nhớ đến màu vàng định mệnh. Nhưng có một loài cây không chịu tuân theo sự sắp đặt của tạo hoá.
Nó không tìm về với màu vàng nguyên thuỷ của lá thu, cũng không tìm về với thu để rụng lá. Nó tìm về với màu đỏ và dừng lại vài ngày trên gam màu ấy trước khi rụng. Lúc những cơn gió đông lạnh buốt len khắp. Đó là cây bàng, thứ cây người ta trồng nhiều trên sân trường để lấy bóng mát cho lũ học trò. Thứ cây gần gũi với học trò chỉ sau phượng.
Trời lạnh dài suốt tháng chạp, bàng bắt đầu chuyển màu cũng vào những ngày cuối đông ấy. Từ màu lục già sẫm, bàng ghé một chút nhìn màu vàng rồi chuyển mình sang màu đỏ. Trong cuộc chuyển mình ấy, bàng cho ta cảm giác bất ngờ đầy thú vị. Giữa trời đông xám lạnh, bàng đem đến sắc đỏ lộng lẫy.
Cả cây không sót một chiếc lá nào màu xanh, sắc đỏ như ngọn lửa bừng sáng, ấm nồng những ngày đông giá rét. Ta yêu cái màu đỏ rực nồng nàn ấy như yêu cái nồng nàn mãnh liệt của con người đất Việt. Rồi lá đỏ rơi, lá đỏ tạm biệt cây để trở về với hư vô khi đã đi trọn một đời lá, khi đã làm xong phần việc mà tạo hoá giao cho khi sinh ra nó. Tạm biệt cây để lại nhường chỗ cho một lứa lá mới, một thế hệ mới.
Không cố hữu, không tranh giành, những chiếc lá đỏ ấy thanh thản vì biết rằng, suốt một năm qua, nó đã cần mẫn xoè tán, che mát cho bao cô cậu học trò. Nó cũng đã chứng kiến bao buồn vui, bao kỉ niệm, vui cùng, buồn cùng học trò. Nó thấy mình đã thật sự có ích nên ra đi mà không còn phải vấn vương hay tự trách thân tiếc nuối. Lá rụng đến tận cùng, không còn một chiếc nào trên cây.
Dáng bàng được xem là đẹp nhất. Ngay cả lúc này, khi chỉ còn trơ lại những cành khô khốc nó vẫn kiêu hãnh vươn mình, xoè bàn tay gầy guộc lên trời cao như chờ đợi để đón nhận quà tặng của thời gian. Vốn không hào phóng nhưng lúc này bà mẹ thời gian lại mở lòng thơm thảo với bàng.
Những cây khác phải đợi suốt cả một mùa đông dằng dặc lạnh mới được ban chồi non thì bàng được ưu ái hơn hẳn. Chỉ sau cái hành động quyết liệt, rũ đến tận cùng, tận ngọn những chiếc lá đỏ của mùa thu, một thời gian không dài lộc đã về trên bàn tay gầy xoè rộng của bàng. Không chỉ riêng một mình lá lạ khác khi rụng, búp bàng cũng thế.
Dáng mọc thẳng đứng trên cành, nhanh đến ngỡ ngàng như là vừa qua một đêm thôi, ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ khắp các cành cây. Xanh biếc, chi chít. Những búp non ấy xoay thành tán tròn quanh thân cây. Bàng lại vươn mình, kiêu sa khoe dáng, khoe sắc. Rồi búp non lớn nhanh thành lá, lá đứng thẳng và cao chừng gang tay nhưng chưa xoè ra mà cuộn tròn, vểnh lên như tai chú thỏ mỗi khi giỏng lên nghe ngóng. Bàng thật lạ phải không? Nhưng chưa hết đâu.
Nếu để ý bạn sẽ thấy, khi lứa lộc đầu tiên ấy bắt đầu xoè thành những chiếc lá nhỏ bàng sẽ cho ta lứa lộc nối tiếp. Lứa lộc thứ hai của bàng có màu hồng thẫm. Bàng bây giờ khoác một chiếc áo màu lục non, điểm những chấm hồng thẫm đó. Nó lại kiêu hãnh vươn mình. Và nếu ta bận bịu, ta mải mê với công việc, ta quên không để ý cây mỗi ngày thì chỉ mười, mười lăm ngày sau, chợt nhớ đến cây, nhìn đến cây ta phải thốt lên tiếng xuýt xoa, ngỡ ngàng.
Lá đã xoè kín, tán đã như chiếc ô xanh khổng lồ, và hơn hết, ta có cảm giác như nó vẫn y như thế từ năm ngoái, năm kia và từ bao giờ không biết nữa. Đứng sừng sững như vĩnh hằng cùng thời gian, như bình thản trước mọi sự đổi thay.
Nắng hè tưng bừng khắp nơi. Bàng càng có cơ hội thể hiện mình với các cô cậu học trò. Lá bàng như mời, như vẫy gọi, như khiêu khích cái khát vọng vươn lên mãnh liệt của tuổi trẻ mà những ngày tháng học trò mới là sự bắt đầu. Trong tán lá bàng xanh mơn mướt ấy sự sống và ước mơ ăm ắp trào dâng, chảy không vơi cạn.
Tìm Hiểu 🌵 Tả Cảnh Đẹp Đất Nước Lớp 3 ❤️️15 Bài Văn Tả Hay Điểm 10
Những Bài Văn Hay Tả Cây Bàng Lớp 7 – Bài 12
Những Bài Văn Hay Tả Cây Bàng Lớp 7 hay nhất được nhiều người yêu thích sau đây.
Ánh nắng mùa xuân ấm áp vui tươi ghé thăn mọi người, mọi vật. Cây bàng ở sân trường tôi cũng vậy, dưới nắng xuân, nó đang sung sướng ngắm những giọt sương sớm còn đang đọng trên lá.
Cây bàng đã “cao tuổi“ rồi! Rễ nó nổi lên mặt đất, ngoằn nghèo như những con trăn hiền lành. Thân cây mới gọi là “đại lão”, phải vài ba đứa chúng tôi mới ôm xuể. Thỉnh thoảng, tôi lại bắt gặp vài cục u bướu lồi lõm, to tướng, Vỏ nó đã già khô, có những chỗ đã xanh rêu, mốc meo nhưng trong lớp vỏ ấy là dòng nhựa dồi dào sức sống…Xuân về cho cây bàng tấm áo mới. Trên các cành cây, những chồi non nhú ra, e ấp như ngọn lửa xanh gọi đến bao nhiêu là chim chóc, ong bướm.
Rồi xuân đi, hạ sang. Từng đàn ve về tụ họp, râm ran bàn tán chuyện mùa thi. Cây bàng xòe tán rộng ra bốn phía y như một chiếc ô khổng lồ che nắng cho lũ học trò tinh nghịch chúng tôi. Trong cái tán lá ấy, lấp lánh những chùm quả vàng ươm, ngọt lịm, đung đưa cho cặp mắt học trò thèm muốn. Sau cơn mưa đầu mùa hạ, cây bàng như xanh tươi hơn. Và thật bất ngờ, thú vị khi một lần đến đón tôi, bố tôi kể rằng chính dưới gốc cây này ngày xưa bố từng say sưa những ván bi quyết liệt. Bố tôi đã từng giấu những viên bi có được trong các hốc cây lõm vào như cái hang kia.
Thu về, cây bàng trầm tĩnh, nghiêm trang như một người lính. Giờ đây, lá bàng chỉ còn là một màu đỏ ối đẹp tựa bức tranh sơn mài. Đông sang, những chiếc lá cuối cùng từ biệt thân mẹ cằn cỗi chuẩn bị cho một sự hồi sinh mới…Ôi! Cây bàng – người lính gác trung thành – một kho báu chứa đầy kí ức tuổi thơ – một hình ảnh mãi mãi khắc sâu trong trái tim tôi.
Tham Khảo 🌵 Tả Dòng Sông Lớp 2 ❤️️15 Bài Văn Mẫu Tả Cảnh Sông Nước Hay
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Đặc Sắc – Bài 13
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 Đặc Sắc với những câu văn ngắn gọn và đơn giản sẽ giúp các em học sinh ôn tập thật tốt.
Hôm nay là ngày hai mươi tháng mười một, sau hai năm trời xa cách ngôi trường tiểu học thân thương, tôi cùng đám bạn cũ quay lại thăm trường. Ngôi trường lúc bấy giờ không khác mấy ngày xưa, lớp học thì sạch sẽ và trông khang trang hơn, hòn non bộ phía sau trường có thêm nhiều loài cá hơn. Tuy vậy, giữa sân trường, bác bàng vẫn sừng sững đứng đó dang hai tay như chào đón chúng tôi trở về. Bác bàng tuy đã già nhưng đó là nơi lưu trữ bao kỉ niệm thân thương thời học sinh. Nhìn bác mà kỉ niệm cứ ùa về trong tôi.
Từ xa nhìn vào, trông bác cứ như một người vệ sĩ đứng giữa sân để bảo vệ an ninh cho trường vậy. Thân cây sần sùi, to lớn, phải đến bốn, năm vòng tay của bọn trẻ chúng tôi ôm mới xuể. Sao mà bác to quá! Cây cao đến lầu ba của trường. Tuy to lớn là thế nhưng các cành cây chỉ vươn ra các nhánh khẳng khiu, dài và cố gắng với đến từng lớp học như muốn lắng nghe thầy cô giảng bài cùng với học sinh.
Trên cành cây chi chít những chiếc lá xanh và điểm xuyến là một vài chiếc lá vàng do đã vào thu. Đôi khi, có một vài chú chim đậu trên cành và ngân nga những lời hát véo von làm vang động cả một không gian xung quanh khiến cho chúng tôi chộn rộn trong lòng.
Ngồi dưới gốc bàng, những kỉ niệm thời học sinh cứ xuất hiện trong đầu tôi. Nhớ lắm những kỉ niệm thuở nào! Trong những kỉ niệm ấy, tôi ấn tượng nhất là câu chuyện đã xảy ra với tôi cách đây hai năm tức là lúc tôi học lớp năm. Vào giờ ra chơi, tôi cùng các bạn trong lớp xuống sân để bày trò chơi. Đứng dưới gốc cây bàng, chúng tôi đã nảy ra ý định chơi trò chơi leo cây, ai leo cao nhất trong hai phút sẽ chiến thắng.
Tôi đã chiến thắng được hiệp một nhưng vì quyết tâm muốn chiến thắng hiệp sau nên tôi đã leo lên rất cao, bỗng có một con thằn lằn chạy ngang qua mặt tôi làm tôi hoảng quá, tôi té xuống và đập cánh tay xuống đất. Do quá đau nên tôi oà khóc và được cô y tế bế vào phòng ngay lập tức để băng bó.
Sau mười phút, cô bảo tôi bị gãy xương do bị va đập mạnh. Các thầy cô ngồi bên cạnh giúp tôi bằng cách động viên tôi rất nhiều. Giờ đây khi đứng dưới gốc bàng, tôi chạm vào vết sẹo năm xưa mà nước mắt tôi rơi xuống, một cảm xúc rất khó tả, kỉ niệm ngày ấy ôi chao! Sao mà thân thương quá!
Tôi quý cây bàng này lắm. Bác bàng đã cho tôi rất nhiều kỉ niệm khi còn là học sinh tiểu học. Nhớ lắm những trò chơi “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, những câu chuyện sẻ chia cùng nhau dưới gốc bàng cùng những tiếng cười khúc khích, giòn tan của tuổi học trò chúng tôi.
Tôi xem bác bàng như một người bạn thân thiết để có thể chia sẻ tất cả niềm vui nỗi buồn của lòng mình. Sau này, tôi sẽ cố gắng về trường thường xuyên để thăm bác. Tôi mong rằng, mỗi lần về trường tôi sẽ lại được thấy bác khỏe mạnh, tươi tốt Bác bàng à, hẹn gặp lại bác vào một ngày không xa nhé!
Chia Sẻ ❣️ Bài Văn Tả Cảnh Sau Cơn Mưa Lớp 5 ❤️️ 15 Bài Hay Nhất
Nêu Cảm Nghĩ Của Em Về Cây Bàng – Bài 14
Cùng tham khảo bài viết Cảm Nghĩ Của Em Về Cây Bàng hay và giàu cảm xúc được chia sẻ sau đây.
Với mỗi chúng ta, chắc hẳn mỗi người học trò nào cũng có những kỷ niệm về mái trường, thầy cô và bè bạn, với tôi kỷ niệm ấy gắn với cây bàng ở sân trường có lẽ không bao giờ tôi quên được hình ảnh về cây bàng này.
Các bạn đã bao giờ tự hỏi về tổ tiên của loài bàng có từ đâu chưa? Tôi thì luôn thắc mắc và đi tìm câu trả lời. Theo như nghiên cứu của một số nhà khoa học bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm Bầu.
Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea. Đến nay, cây bàng ngày càng trở nên phổ biến với nhiều nơi. Ở Việt Nam cũng thế, bàng được trồng cũng khá nhiều và phổ biến.
Bàng là loại cây thân gỗ, thường sống ở vùng nhiệt đới. Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng rất thích hợp cho bàng phát triển. Bàng được trồng ở khắp mọi nơi đặc biệt là ở các trường học. Bàng là loài cây có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Thân cây to, sần sùi nứt nẻ vì trải qua bao phong ba bão táp phải đối mặt với nắng mưa, dãi dầu vì sương gió.
Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15–25 cm và rộng 10–14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố.
Lá bàng thay đổi theo các mùa trong năm. Nhìn vào lá bàng người ta có thể biết được đây là mùa nào. Rễ bàng ăn sâu xuống lòng đất hút chất dinh dưỡng để nuôi cây trưởng thành và phát triển. Nhiều người ít để ý đến hoa bàng, nhưng nó lại cũng rất đẹp.
Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa, chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Hoa bàng rụng và mọc thành quả. Quả thuộc loại quả hạch , khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.
Các bạn đã biết gì về tác dụng của cây bàng chưa. Hãy cùng tôi tìm hiểu về những tác dụng của nó nhé. Nhất là đối với những học sinh, bàng là loài cây che bóng mát cho cả sân trường, các bạn có thể trò chuyện, tâm sự ngồi nghỉ giải lao dưới bóng cây.
Không những thế, bàng còn như người bạn để chia sẻ niềm vui nỗi buồn, dù không biết nói nhưng cũng phần nào nguôi đi rất nhiều. Hay nó cũng là chốn nghỉ chân của các bác nông dân đi làm đồng về. Bàng được trồng trong khu vực nhiệt đới như là một loại cây cảnh hay để lấy bóng râm nhờ tán lá lớn và rậm.
Quả ăn được và có vị hơi chua. Hạt bàng thì dùng làm nguyên liệu để chế biến thành mứt. Gỗ có màu đỏ, rắn chắc và chống thấm nước khá tốt. Lá bàng vào mùa hè còn dùng để quạt như quạt mo rất mát. Bàng còn có tác dụng dùng để chữa bệnh mà í tai biết đến.
Vỏ thân cây bàng được sử dụng trong ngành y học cổ truyền. Người ta dùng các lá bàng làm thuốc chữa các bệnh liên quan đến gan,sốt, viêm loét thậm chí còn dùng để chữa một số bệnh ung thư. Không những thế bàng còn đi vào thơ ca nhạc họa một cách rất tự nhiên, bàng gắn với những kỉ niệm của tuổi học trò, những bài hát rất hay:
Mùa đông áo đỏMùa hạ áo xanhCây bàng khi mở hộiLà chim đến vây quanh
Cây bàng cứ thế trở thành loài cây gần gũi và gắn bó thân thiết với con người. Cây bàng mãi là người bạn tri kỉ thân thiết của tôi, luôn đồng hành cùng tôi trong những năm tháng cắp sách tới trường.
Xem Thêm ❣️ Bài Văn Tả Cảnh Đẹp Quê Hương Em Lớp 6❤️️15 Bài Điểm 10
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Cây Bàng – Bài 15
Bài văn Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Cây Bàng hay, đặc sắc được SCR.VN chọn lọc dưới đây.
Không biết tự bao giờ, cây bàng trước cửa lớp đã trở nên vô cùng thân thương đối với tôi. Tôi đã ngắm cây bàng ấy trong suốt cả bốn mùa. Mùa nào, bàng cũng có một vẻ đẹp riêng. Không biết có phải thế không hay do tình yêu tôi dành cho loài cây này mà tôi thấy bàng mùa nào cũng đẹp.
Khi những tiếng ve đầu tiên bắt đầu ngân lên báo hiệu mùa hè đến, cũng là lúc dòng nhựa chảy trong bàng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dòng nhựa ấy tiếp sức để những chiếc lá bàng mới ngày nào còn bé bỏng non nớt, giờ đã xanh ngắt xòe ra to. Thì ra, bàng đã phải làm việc siêng năng suốt ba mùa để bây giờ xòe tán xanh che mát cho chúng tôi.
Bàng cũng thật hào phòng khi thỉnh thoảng nhờ chị gió gửi cho mấy chiếc lá để làm quạt. Cũng chính lúc này, bàng nở những chùm hoa trắng muốt, nhỏ li ti. Mỗi làn gió nhè nhẹ thoảng qua là có cả thảm hoa bàng lại trải đều quanh gốc, vương đầy trên mái tóc dài Óng ả của các nữ sinh.
Bàng đẹp và bọn con gái chúng tôi hình như cũng đẹp hơn khi điểm hoa bàng trên tóc.Sau ba tháng hè xa cách các bạn học sinh, bàng rạng rỡ hẳn lên khi thu về. Nắng thu vàng dịu ngọt xuyên qua từng mặt lá làm gương mặt bàng sáng bóng lên. Ai thấy mình đẹp mà chẳng vui, Bàng vui vì thấy mình đẹp. Mà hình như còn được nghe lại tiếng nói, tiếng cưới xôn xao của các bạn học trò tinh nghịch, dễ thương.
Bàng xôn xao cùng chúng tôi trong mỗi ngày học mới, bàng chia sẻ cùng chúng tôi bao buồn vui của tuổi học trò. Còn nhớ, một lần không làm bài tập, thầy giáo đã phạt tôi thật nặng. Tôi buồn quá, giờ chơi lân la đến gốc bàng. Bất ngờ, bàng gửi tặng tôi một trận mưa hoa. Cảm xúc trào dâng, tôi viết liền một bài thơ. Ai có ngờ đâu, bài thơ ấy trong cuộc thi sáng tác trẻ lại giành ,cho tôi giải A. Tôi lại thầm cám ơn bàng. Nhờ có bàng mà tôi hiểu rằng cuộc sống thật là một chuỗi những buồn vui như thế!
Thu qua, đông lại. Mùa đông lá bàng chuyển màu sẫm nâu. Rồi một buổi sáng tôi thấy cây bàng rực lên màu đỏ như lửa. Ngọn lửa khổng lồ ấy cháy đỏ suốt mấy tuần. Tôi đứng dưới gốc bàng, thấy mình sưởi ấm. Có lẽ cây bàng đã tự đốt mình để chống lại giá rét mùa đông?
Rồi gió bấc thổi qua, những chiếc lá màu lửa rụng xuống. Sau khi cởi bỏ tấm áo rực rỡ của mình, bàng chỉ còn lại tấm thân sần sùi với những cành khẳng khiu đứng trơ trọi giữa gió mưa. Bàng thu mình ngủ ngon lành trong tiếng ru của gió. Cây bàng cứ đứng vậy chống đỡ cả mùa đông. Để xuân về, bàng lại vươn mình bừng dậy…
Mùa xuân về, thời tiết trở nên ấm áp, và cây bàng nhú ra muôn vạn lộc non. Hầu như suốt mùa đông, cây bàng đã giấu trong nó tiềm tàng màu xanh non của sự sống. Cây bàng đón xuân nhiệt thành, say đắm. Có lẽ, nó hiểu rằng nó cũng phải góp chút ít tinh túy của mình để làm nên sức dào dạt của đất trời.
Tôi lặng đi khi nghĩ đến ngày mai phải chia tay mái trường, phải chia tay cả bàng nữa. Còn bây giờ, tôi và bàng vẫn cứ là bạn thân. Sớm nay, trời thật đẹp. Bàng vẫn đang giơ tay đón chào tôi đến lớp. Tôi yêu bàng nhiều lắm, nhiều lắm.
Đọc Thêm ❣️ Tả Cảnh Đẹp Ở Địa Phương Em Lớp 5, 6❤️️15 Bài Hay Nhất
Từ khóa » Tả Bài Văn Cây Bàng Ngắn
-
Tả Cây Bàng Hay Chọn Lọc - 18 Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 2
-
Top 17 Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 4 Hay Chọn Lọc
-
TOP 29 Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 4 Hay Nhất
-
Top 14 Bài Tả Cây Bàng Trên Sân Trường Em Hay Chọn Lọc
-
Viết Một đoạn Văn Tả Về Cây Bàng Hay Nhất (9 Mẫu) | Tập Làm Văn Lớp 3
-
Tả Cây Bàng Lớp 5,6 Ngắn Gọn, 3 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
-
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 4 Ngắn Gọn Nhất - Đọc Tài Liệu
-
Văn Tả Cây Bàng - Tập Làm Văn Lớp 3 - Đọc Tài Liệu
-
Tả Cây Bóng Mát Lớp 4 Ngắn Gọn – 3 Bài Văn Miêu Tả Cây Bàng Cây ...
-
Tả Cây Bàng Lớp 4 Hay Nhất – 3 Bài Văn Về Cây Bàng ở Sân Trường Em
-
Mở Bài Gián Tiếp Tả Cây Bàng Lớp 4 Ngắn Gọn, Hay Nhất - Toploigiai
-
Tả Ngắn Về Cây Cối - Văn Mẫu - Thủ Thuật
-
Tả Cây Bàng Ngắn
-
Những Bài Văn Mẫu Tả Cây Bàng Lớp 5 (Chọn Lọc)
-
Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 4 ❤️️15 Bài Tập Làm Văn Mẫu Hay
-
Top 7 Bài Văn Tả Cây Bàng Vào Mùa Xuân (lớp 4) Hay Nhất
-
Top 7 Bài Văn Tả Cây Bàng Vào Mùa đông (lớp 4) Hay Nhất