Bài Văn Thuyết Minh Về Lễ Hội Cồng Chiêng Tây Nguyên Chi Tiết, Hay

Bài thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên chi tiết

Tây Nguyên- vùng đất của nắng, của gió, của những chén rượu cần, của những lễ hội bập bùng ánh lửa và tiếng cồng chiêng. Để hiểu hơn về cuộc sống và con người nơi đây hãy cùng khám phá bài thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên dưới đây.

Thuyết minh về lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên- CungHocVui

Hình ảnh minh họa buổi sinh hoạt giao lưu của các dân tộc trong lễ hội cồng chiêng

Mở bài thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Việt Nam ta là đất nước nổi tiếng với về những phong tục, tập quán độc đáo riêng. Một trong những nơi khiến con người ta không thể không nhắc đến đó chính là Tây Nguyên. Nơi đây là cái nôi cho những dân tộc anh em khác nhau cùng sinh sống, là mảnh đất của những dãy đất badan màu mỡ, nơi nổi tiếng về cà phê,... Điều làm cho những du khách khi ghé chân tại mảnh đất này này bị ấn tưởng có lẽ là những lễ hội đa dạng; những con người hiếu khách nơi đây.

Mỗi lễ hội diễn ra thì không thể thiếu được âm thanh của chiếc cồng chiêng,những âm thanh góp vui cho mọi người trong buôn làng. Đây chính là nét đặc sắc tạo nên nên một lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên

Xem thêm:

Dàn ý thuyết minh lễ hội ngày tết- CungHocVui

Dàn ý thuyết minh về lễ hội đền Hùng

Dàn ý thuyết minh về lễ hội chùa Hương

Thân bài thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Khi thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên ta cần biết rõ về nguồn gốc của cồng chiêng. Khi tìm hiểu ra sẽ vô cùng kinh ngạc khi từ xưa dân gian đã cho rằng cồng chiêng được ra đời dựa theo âm thanh của đàn đá.

Chiếc cồng chiêng là “bản sao” đặc biệt của đàn đá bởi nó cũng tạo nên những âm thanh tương tự đặc biệt. Những viên đá được gọt đẽo ở những kích thước khác nhau tạo nên âm thanh. Nếu như không có sự phát minh của đàn đá thì có lẽ con người sẽ không thể tạo ra được chiếc cồng chiêng như ngày nay. Những công cụ bằng đá là dụng cụ phổ biến trước khi có sự xuất hiện của đồng đồng, kim loại. Từ thời xưa cồng chiêng đã được đánh lên trong những ngày hội mừng lúa mới cầu nguyện cho thần linh phù hộ cho cả buôn làng cả năm có được mùa thu hoạch bội thu.

Thuyết minh lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên chi tiết, hay nhất- CungHocVui

Thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên chi tiết, hay nhất

Đây là cũng được xem như một nét văn hóa tín ngưỡng chỉ riêng người Tây Nguyên có. Âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng gió dào dạt, tiếng suối róc rách,... Tất cả tạo nên một âm hưởng đặc biệt trong lòng của người dân Tây Nguyên nói riêng và với khách du lịch nói chung. Âm thanh vang lên suốt nhiều thế hệ, nó được truyền từ đời này sang đời khác- chính là chất liệu kết dính biết bao nhiêu thế hệ.

Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên gắn liền với 5 tỉnh thành Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng. Người chủ nhân của những dân tộc này là người Gia rai, Êđê, Mnông, Cơho, Bana,... Họ thường sinh hoạt trong không gian chung vào những dip đặc biệt mà ở đó có đầy đủ những loại nhạc cụ khác nhau, phục vụ cho việc sinh hoạt văn nghệ.

Khi thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, ta thấy đây là một bản sắc độc đáo không thể thiếu của người Tây Nguyên là tiếng nói của tâm linh, của hồn thiêng sông núi. Nhờ có cồng chiêng mà họ như được thổ lộ lên niềm vui, nỗi buồn trong suốt những ngày tháng lao động và sinh hoạt vất vả.

Trong lễ hội cồng chiêng thì có rất nhiều loại nhạc cụ khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là chiếc cồng- chiếc chiêng. Đây là loại nhạc cụ độc đáo lấy âm thanh tự nhiên để diễn ta nên những nhạc khúc của riêng mỗi dân tộc mình.

Xem thêm:

Bài văn mẫu thuyết minh về lễ hội đền Hùng

Bài văn mẫu thuyết minh về lễ hội ngày tết

Hình dáng bên ngoài chiếc cồng chiêng là hình tròn đơn giản. Và nó có nhiều kích thước khác nhau, đường kính có thể từ 20 cm lên đến 60 cm. Loại to nhất lên đến 90cm đến 120 cm. Nó thường là bằng nhiều chất liệu cứng như đồng, vàng, bạc. Có 2 loại cồng chiềng: có núm và không núm; thường được dùng đơn chiếc hoặc theo dàn từ 2 chiếc trở lên. Bộ 2 chiếc có thể gồm từ 10 chiếc trở lên, có khi lên đến 20 chiếc.

Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đặc biệt mà không phải do người dân Tây Nguyên tự đúc thành, nó được mua từ hàng hóa của những nơi khác. Sau đó nhờ bàn tay khéo léo của nghệ nhân trong làng mà họ chình sửa lại thành một chiếc cồng, chiếc chiêng hoàn chỉnh. Để có thể chỉnh sửa chiếc chiêng thì người nghệ nhân đòi hỏi cần phải biết cảm âm tốt thì mới có thể căn chỉnh chuẩn xác được.

Độ ngân rung chính là yếu tố quyết định nên âm thanh của một chiếc chiêng hay. Cho nên người nghệ nhân phải gõ sao cho chuẩn dựa và kỹ thuật: gõ, gõ theo hình vảy và theo hình lượn sóng. Kỹ thuật này là sáng tạo lớn của người dân đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sửa cồng chiêng.

Thuyết minh lễ hội cồng chiêng tại Tây Nguyên độc đáo, hay nhất- CungHocVui

Thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên chi tiết, hay nhất

Bên cạnh đó âm sắc thể hiện của cồng chiêng trong mỗi nghi lễ là khác nhau: Nếu như trong tang lễ hay bỏ mã thì tiếng chiêng vang lên trầm buồn, man mác, chậm rãi… Còn ngược lại trong những ngày đầu mùa gặt, lễ chọi trâu thì tiếng chiêng lại vui tươi, thánh thót, giục giã,...Bởi vì cồng chiêng là một loại nhạc cụ với âm thanh đặc biệt cho nên nó được xem như là một nét giao lưu văn hóa chung của khu vực Đông Nam Á. Riêng ở những tỉnh phía Bắc hay duyên hải miền Trung chúng được sử dụng nhiều và tồn tại đến ngày nay trong nền văn hóa âm nhạc của người dân tộc.

Di sản văn hóa của người Tây Nguyên rất độc đáo khiến ai cũng phải tò mò. Họ có những nét văn hóa riêng, có phong tục tập quán riêng, truyền thống văn hóa riêng. Người dân nơi đây sử dụng cồng chiêng để thể hiện tấm lòng của mình với thần linh, với mẹ thiên nhiên, trò chuyện tâm tình với cộng đồng và cũng để thủ thỉ với chính mình. Tiếng chiêng là chất kết tinh để kết nối cộng động lại gần nhau hơn.

Thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên cho ta thấy dù ở đây có nhiều dân tộc nhưng họ luôn sống chan hòa yêu thương lẫn nhau và không có bản sắc của ai bị trùng lấp lên nhau. Họ giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong buổi lễ hội cồng chiêng để hiểu nhau hơn. Từng tiếng chiêng, từng ngọn đuốc, những bình rượu cần dường như luôn đem lại một cảm xúc khó quên cho mỗi người dân. Nhờ đó mà họ có thể tìm thấy nhau.

Nét văn hóa cồng chiêng là một trong những niềm tự hào của người dân tộc ở Tây Nguyên. Nhờ có cồng chiêng mà họ có thể làm cho đời sống tinh thần của mình ngày càng phong phú hơn, giúp họ có thể giải tỏa được những căng thẳng mà chỉ có âm nhạc mới có thể làm được điều đó. Cồng chiêng là một loại nhạc cụ mang một âm thanh đặc biệt. Một dàn cồng chiêng Tây Nguyên có những thang âm của riêng nó. Trong đó, mỗi loại của từng dân tộc được cấu tọa cơ bản bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm. Để một khúc nhạc vang lên thêm nhiều màu sắc âm nhạc thì cũng cần phối hợp thêm nhiều nhạc cụ hơn để bồi thêm vào cho âm sắc dầy dặn hơn.

Bài văn thuyết minh về lễ hội cồng chiêng- CungHocVui

Hình ảnh chiếc cồng chiêng tại Tây Nguyên

Đó là lý do vì sao một dàn cồng chiêng nên cần có ít nhất là 6 chiếc hoặc nhiều hơn để mỗi âm thanh của mỗi chiếc chiêng vang lên là một “màu âm thanh” vang lên phối hợp tạo nên một nét âm sắc đầy đặn và có chiều sâu.

Ngoài ra, ẩn chứa đằng sau mỗi chiếc cồng, chiếc chiêng có một vị thần. Cồng chiêng càng có “tuổi” cao thì quyền lực của vị thần ấy càng lớn. Hình dáng tròn đầy còn đại diện cho sự giàu có và quyền lực. Nó có trị giá đến mức mà có một thời điểm một chiếc chiêng có thể đổi lấy bằng trâu hoặc voi. Mà vốn chúng là những con vật linh thiêng và quý giá nhất. Chỉ khi nào bạn có dịp du lịch ở Tây Nguyên và sống cùng người dân nơi đây thì bạn mới có thể cảm nhận được hết cái không khí đặc biệt mà một lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên mang lại. Tiếng chiêng trầm bổng, ngọn lửa trại bập bùng cùng những điệu múa dân tộc và không quên kèm theo là những bình rượu cần thơm ngon,...Tất cả tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng lạ kì.

Đặc biệt nhất là nét văn hóa cồng chiêng này đã được phổ biến rộng rãi trong thơ ca Việt Nam… Từng hình ảnh, từng âm thanh của lễ hội cồng chiêng đã được các nhà văn, nhà thơ khắc họa một cách thi vị vào trong từng câu chữ, trong từng nét viết của mình. Tiếng thơ về cồng chiêng đã đi vào sử thi Tây Nguyên để khẳng định sự trường tồn của chiếc cồng chiêng, của nét văn hóa lễ hội nơi đây.

“Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang, những chiêng có tiếng đồng tiếng bạc! Từ gùi quý, hãy lấy ra các vòng nhạc rung lên! Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạch, cho ở trên gãy nát các cây xà ngang, cho tiếng chiêng vang vọng khắp đó đây, khiến voi, tê giác trong rừng quên không cho con bú….tất cả đều ngày đêm lặng thinh để nghe tiếng chiêng ăn uống đông vui như mừng mùa khô năm mới của ta vậy”.

Bởi mới thấy với những âm thanh đặc biệt của tiếng cồng, tiếng chiêng trong ngày hội đã tạo nên một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Ta có thể thấy được nét độc đáo, phong phú trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân Tây Nguyên. Họ đã làm nên huyền thoại bằng những cuộc đời có thật, bằng những câu chuyện có thật để chúng ta thêm yêu dân tộc nước mình. Tây Nguyên mang một màu sắc rất riêng với lễ hội văn hóa cồng chiêng và là một màu sắc độc đáo điểm xuyết vào nền văn hóa Việt Nam.

Xem thêm:

Thuyết minh về lễ hội chùa Hương

Kết bài thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Nét văn hóa sinh hoạt trong lễ hội cồng chiêng mãi mãi là một biểu tượng độc đáo cho hồn thiêng Việt Nam, cho sông núi và dân tộc Việt. Tiếng cồng chiêng rất đặc biệt, nó sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí, trong tâm hồn của mỗi người dân Tây Nguyên, nhắc nhở họ luôn nhớ về nét văn hóa độc đáo của lễ hội này.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết bài văn mẫu cơ bản Thuyết minh về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên mà CungHocVui muốn giới thiệu đến bạn. Chúc các bạn ngày càng yêu thích và học tốt môn Văn.

Tags thuyết minh về lễ hội cồng chiêng lễ hội cồng chiêng tây nguyên thuyết minh về lễ hội cồng chiêng tây nguyên

Từ khóa » Giới Thiệu Về Lễ Hội Cồng Chiêng