Bài Vè: Vè Loài Cá | Ca Dao Mẹ
Có thể bạn quan tâm
- Vè loài cá
Nghe vẻ nghe ve, nghe vè loài cá No lòng phỉ dạ là con cá cơm Không ướp mà thơm là con cá ngát Liệng bay thoăn thoắt là con cá chim Hụt cẳng chết chìm là con cá đuối Lớn năm, nhiều tuổi là cá bạc đầu Đủ chữ xứng câu là con cá đối Nở mai tàn tối là con cá hoa Xuống nước bệu da là cá úc thịt Dài lưng hẹp kích là cá lòng tong Ốm yếu hình dong là con cá nhái Thiệt như lời vái là con cá linh Từ miệng nhái in là con cá cóc Răng phơi khô khốc là con cá hô Gặp sự ái ố là con cá hố Dầy mình chẳng hổ là con cá chai Lội ngược lên hoài là con cá lóc Thắp đèn coi sách là cá học Trò Dài miệng hẹn hò là con cá Thệ Đút đầu se sẻ là cá Bống Kèo Cái nháp, cái keo là cá Bống Mú Lớn năm nhiều tuổi là cá bạc đầu Nó ở trong hầu, là con cá lẹp Cái mình dẹp lép là con cá kình Vẩy xủi đầy mình là cá thác lác Đỏ mầu bỏ xác là cá bã trầu Chưa tới bữa hầu là con cá cháo Chân đi chí áo là con cá Còm Bánh Đúc đường on là con cá Dứa Nói ngang cành bứa là cá Nhám Cào Rước thợ tới bào là con cá Nhám Lòng trung rậm đám là con cá thu Sợ trúng đầu u là con cá Cúi Ló ra miệng túi là cá Thòi Lòi Câu kéo hay đòi là cá Lưỡi Vong Hành binh vạn trạng là cá Bống Sao Cương lạc mang vào là con cá Ngựa Dạ làm nuôi bữa là con cá Chài Chửi lộn tối ngày là cá Đuôi Ó Ngồi nhà to nhỏ là cá Lù Đù Biển thánh rừng nhu là con Nang Mực Bữa ăn không cực là cá Làng Cang Ở chốn cây xanh là con cá Xác Vùi đầu đất cát là con cá khoai Dạo xóm tối ngày là con cá Xạo Thanh bình lập đạo là cá Đuôi Cờ Gập lá tay qua là con cá Chét Động đầu không tét là con cá vồ Ngắm nghía trầm trồ là con cá Lét Kéo cây, mang trục là cá lưỡi trâu Mọc vói nước sâu là con cá Vượt Xốc hông láo xược là con cá Bồng Đứng dựa cửa phòng là con cá bẹ Bán buôn nhanh lẹ là con cá buôi Óc ách bụng tui là con cá Nóc Ăn vào hay hóc là cá Mồng Gà Trong nách thòng ra là cá Dải Áo Ngọc rừng nên báo là con cá Ông Đờn hòa gầy tiệc là con cá kìm Đứng dựa mái thềm là con cá Gộc Thò vào quánh bóc là con cá chình Lấn thế một mình là con cá Ép Dạ lòng chật hẹp là cá Chim Vang Chủ đảng rừng hoang là con cá Sóc Rộn rịp xóm làng là con cá Bôi Xớn xác nhiều nỗi là con cá trê Bắt nước cho rê là cá Lạt Mạ Đan lời thưa dạ là con cá he Nghỉ việc chẳng nghe là con cá Đủ Thường nhan sắc đủ là con cá thia Thợ mộc đóng lia là con cá chốt Xào nêm cho tốt là cá Bống Dừa Con cá nhà giàu là con cá nục Trai gái gập ghềnh là con cá ve Chồng nói vợ nghe là con cá mát Hết tiền hết bạc là con cá cờ Tối ngủ hay rờ là con cá ngứa Ăn chưa kịp đơm là con cá Hóc Dắt nhau lên dốc là con cá Leo Có gai trên óc là con cá Gạch Đủ vi đủ cánh là con cá chuồn Dắt nhau vô buồng là con cá Ngộ Dắt nhau đi tìm là con cá Lạc Đi theo bạn hát là cá Nòng Đầu Ăn sụp phên sau là con cá mối Bỏ vô trong cối là con cá chày Dơ chẳng nổi tay là con cá liệt Đi theo đoàn xiếc là con cá Căn Già đã rụng răng là con cá móm Chạy lẹ như lừa là con cá Miêu Xào mỡ bí đao, hát vè con cá!
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Khác
- Thẻ:
- cá cơm
- cá ngát
- cá chim
- cá đuối
- cá bạc đầu
- cá vá hai
- cá úc
- cá nhái
- cá lòng tong
- cá linh
- cá đối
- Người đăng: Lê Minh Quang
- 27 October,2013
Bình luận - Chủ đề:
- Mở miệng ra cho có bông, có hoa
Mở miệng ra cho có bông, có hoa, Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ, Mở miệng ra cho có bạc, có tiền, Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Khác
- Người đăng: Phan An
- 27 October,2023
- Chủ đề:
- Mời chư vị giai nhân tài tử
Mời chư vị giai nhân tài tử Tới đây nghe tôi thử pháo tre Của bán ra không phải nói khoe Thời thực vật sắm vừa túc dụng Có pháo nhiều đốt cũng vui tình Từ cựu thời bộc trước nhi thinh Có pháo mới văn minh xuân nhựt Dưới con cháu cũng vui cũng ức Trên ông bà khỏi bực khỏi phiền Nếu như mà cứ giữ tiếc tiền Lấy gì đặng minh niên hỉ hạ Coi như lễ Tết Tây trong dã Lại có ngày kỷ niệm ngoài kinh Pháo Điện Quang đốt tựa lôi đình Phí của nọ vui tình không tiếc Vậy nên mời… biết phải thiệt vui hung Luật vui xuân ai cũng nên dùng Có pháo mới đùng đùng là thú Cùng mấy người no đủ tiêu xoay Đều xúm lại hàng này Mua pháo nầy về đốt Vốn tôi không nói tốt Hay thiệt tình có một mình tôi Nhiều người bán xảo làm mồi Đốt đây khá về rồi dại dở Có kẻ làm kêu cũng đỡ Vấn nhiều tay tôi sợ không đều Của bán ra là biết bao nhiêu Một mình vấn nên kêu đều đặn Mười như chục tiếng kêu đúng đắn Đốt cả trăm cũng chẳng điếc câm Tiếng nổ lên chuyển động sơn lâm Như đại bác vang gầm trời đất Hễ đốt thì xác tan bay mất Không khi nào gió phất ngún hừng Của tôi làm, tôi đã biết chừng Xin quý chức mua đừng có ngại Để đốt thử vài trái Nghe có phải hay không Đang buổi chợ mua đông Tôi cũng trông bán đắt Giá pháo nầy mỗi chục mỗi cắc Xin bà con mua hắt tôi về Pháo tôi đây thiệt hết ngõ chê Bằng có ngại đứng xê ra cho tôi thử đốt: đùng, đùng…
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Khác
- Thẻ:
- chợ Gò
- Tuy Phước
- Quy Nhơn
- bài chòi
- đốt pháo
- Bình Định
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 22 August,2022
- Chủ đề:
- Vè cá biển
Hai bên cô bác Lẳng lặng mà nghe Nghe tôi kể cái vè Ngư lương, tử hổ Lý sâm, lý chuối Dưới rạch, dưới ngòi Cá nục, cá úc Cá thơm, cá thác Hơi nào mà kể hết Cá nơi làng này Thần linh chiêm bái Vậy mới cất chùa chiền Mới đúc Phật, đúc chuông Cô bác xóm giềng Lẳng lặng mà nghe Cá nuôi thiên hạ Là con cá cơm, Không ăn bằng mồm Là con cá ngát Không ăn mà ú Là con cá voi, Hai mắt thòi lòi Là cá trao tráo …
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Vũ trụ, con người và xã hội
- Khác
- Người đăng: Phan An
- 27 May,2018
- Chủ đề:
- Vè bán quán (II)
Nghe vẻ nghe ve Nghe vè bán quán Ở đây buôn bán Bánh hỏi thịt quay Bánh mì lạp xưởng Muốn ăn sung sướng Thì xỉa tiền ra Xin lạy mấy cha Xin đừng ăn chịu!
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Khác
- Thẻ:
- buôn bán
- bánh hỏi
- lạp xưởng
- Người đăng: Phan An
- 8 December,2015
- Chủ đề:
- Vè bán chiếu
Ai mua chiếu hông Chiếu bông chiếu trắng Chiếu vắn chiếu dài Chiếu dệt lầu đài Cổ đồ bát bửu Chiếu tây hột lựu Da lợn bông bao Chiếu rộng màu cau Con cờ, mặt võng Dệt bông chong chóng Ngũ sắc, bá huê Đẹp hết chỗ chê Ngôi sao, tùng lộc Chiếu trải giường hộc Chiếu trải giường Tàu Chiếu trải giường trước Chiếu trải giường sau Chiếu nào cũng có đủ Trong gia chủ ai muốn mua thì mua
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Khác
- Thẻ:
- chiếc chiếu
- Người đăng: Phan An
- 8 December,2015
- Chủ đề:
- Vè bài chòi
Bài chòi bài tới là ba mươi lá Dang tay xớn xá là cái gã Ông Ầm Hay đi sụp hầm, là anh Tứ Cẳng Một dề trăng trắng, là chị Bạch Huê Ăn cận nằm kề, là anh Chín Gối Ba chìm bảy nổi, là chị Sáu Ghe Lập bạn lập bè, là anh Năm Dụm Hay đùm hay túm, Tứ Xách đã quen Quần áo lèng teng, Nhì Nghèo cực khổ Hay bươi hay mổ, là chị Ba Gà Có ngạnh có ngà, là anh Tứ Tượng Phủ màn treo trướng, là chị Tám Dừng Ướt áo ướt quần, là anh Ngũ Trợt Rung cây không rớt, Tứ Móc thiệt hay Con mắt nhắm ngay, Tam Quăng thiệt giỏi …
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Khác
- Thẻ:
- bài chòi
- Người đăng: Phan An
- 17 October,2015
- Chủ đề:
- Vè cây
Vo vỏ vò vo Cây nhỏ cây to Cây cò đậu Cây sáo sậu trèo Cây rắn leo Cây mèo nhảy Cây gãy cành Cây xanh lá Cây xây rạ Cây chồng rơm Cây đơm quả Cây xả hương Cây bám tường Cây cắm đất Ta ngồi ta nói thật …
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Khác
- Thẻ:
- cây thông
- cây sòi
- cây mít
- cây ngô
- cây tre
- Người đăng: Phan An
- 2 October,2015
- Chủ đề:
- Vè hoa
Hoa nhài thoang thoảng bay xa Mùi thơm khác hẳn, thật là có hương Hoa cúc không sợ thu sương Để màu ẩn dật, mùi hương đậm đà Hoa sen mùa hạ nở ra Ở bùn mà lại không pha sắc bùn Hoa mai chót vót đỉnh non Trắng như bông tuyết hãy còn kém xa Mẫu đơn phú quý gọi là Hải đường sắc đẹp nhưng mà không hương Hoa quỳ nhất ý hướng dương Hoa liễu trong trắng, trông thường như bông Phù dung mọc ở bên sông Hoa đào gặp được gió đông mới cười
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Vũ trụ, con người và xã hội
- Khác
- Thẻ:
- mẫu đơn
- hoa đào
- Hải Dương
- dã quỳ
- hoa mai
- hoa cúc
- hoa sen
- hoa nhài
- phù dung
- Người đăng: Phan An
- 2 October,2015
- Chủ đề:
- Lục tàu xá
Lục tàu xá, Đánh cái vá, Bể cái đầu, Ai ăn lục tàu xá
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Khác
- Thẻ:
- lục tàu xá
- Người đăng: Phan An
- 24 May,2015
- Chủ đề:
- Lên Ngàn Sâu, Ngàn Phố
Lên Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Đi chặt ná phá cây Ốm da bủng, bụng báng, Gấy chạy thuốc chạy thầy
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Khác
- Thẻ:
- Ngàn Sâu
- Ngàn Phố
- Hà Tĩnh
- Người đăng: Phan An
- 22 May,2015
- Chủ đề:
- Nước mắm ngon dầm con cá đối
Nước mắm ngon dầm con cá đối Gạo Đồng Nai xáo với khoai bùi Đợi chi sữa ngọt rượu mùi Đợi chi vây bóng mới vui cửa nhà Đợi chi nhung lụa lượt là Đợi chi ăn diện mới ra con người
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Vũ trụ, con người và xã hội
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- cá đối
- Đồng Nai
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 29 July,2015
- Chủ đề:
- Rồng nằm giữa biển rồng than
Rồng nằm giữa biển rồng than Trách con cá đối nằm ngang mình rồng
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Vũ trụ, con người và xã hội
- Thẻ:
- con rồng
- cá đối
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 17 May,2015
- Chủ đề:
- Muốn ăn mắm sặt, mắm linh
Muốn ăn mắm sặc mắm linh Lấy chồng Châu Đốc thì mình được ăn.
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Châu Đốc
- mắm
- cá linh
- cá sặc
- An Giang
- Người đăng: Phan An
- 6 October,2013
- Chủ đề:
- Cá trê nhúc nhích trong hang
Cá trê nhúc nhích trong hang Cá ngác chạy lại kêu nàng dài thô
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Vũ trụ, con người và xã hội
- Thẻ:
- cá trê
- cá ngát
- Người đăng: Phan An
- 2 October,2013
- Chủ đề:
- Chèo ghe đi bán lòng tong
Chèo ghe đi bán lòng tong Nước chảy ròng ròng chẳng thấy ai mua
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Trào phúng, phê phán đả kích
- Thẻ:
- cá lòng tong
- Người đăng: Phan An
- 5 September,2013
- Chủ đề:
- Con cá cơm ngon hơn con cá bẹ
Con cá cơm ngon hơn con cá bẹ Bởi mê nước mắm Hòn, em bỏ mẹ theo anh
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- sản vật
- nước mắm
- cá cơm
- cá bẹ
- nước mắm Hòn
- Người đăng: Phan An
- 5 September,2013
- Chủ đề:
- Mèo không rách sao kêu mèo vá
Mèo không rách sao kêu mèo vá Cá không thờ sao gọi cá linh? Trai nam nhân mà đáp đặng, gái lòng trinh em theo liền!
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Vũ trụ, con người và xã hội
- Thẻ:
- cá linh
- mèo vá
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 15 August,2013
- Chủ đề:
- Lòng đong vui thú lòng đong
Lòng đong vui thú lòng đong Tép tôm thì lại vui bề tép tôm
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Vũ trụ, con người và xã hội
- Thẻ:
- cá lòng tong
- tôm tép
- an phận
- cá lòng đong
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 7 August,2013
- Chủ đề:
- Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng, Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông, Cá lòng tong ẩn bóng ăn rong, Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng, Đến đây xui khiến đem lòng thương em.
Dị bảnCây trên rừng hoá kiểng, Cá dưới biển hoá long, Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong. Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng, Đến đây trời khiến đem lòng thương em.
Trên trời có mây hóa kiểng, Dưới biển có cá hoá long. Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng, Tới đây trời khiến đem lòng thương em.
Trên rừng có cây hoa kiểng, Dưới biển có cá hóa long. Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong, Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng, Tới đây trời khiến đem lòng thương em.
Cây trên rừng hóa kiểng, cá ngoài biển hóa rồng Cá lòng tong giữa bóng ăn rong Anh đi lục tỉnh giáp vòng Tới đây ông trời khiến đem lòng yêu em.
- Chủ đề:
- Vũ trụ, con người và xã hội
- Tình yêu đôi lứa
- Thẻ:
- cá lòng tong
- Nam Kỳ lục tỉnh
- trời đất
- bầu trời
- mặt đất
- rong rêu
- Người đăng: Mai Huyền Chi
- 26 July,2013
- Con cá đối nằm trên cối đá
Con cá đối nằm trên cối đá Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo Anh mà đối đặng dẫu nghèo em cũng ưng – Con chim mỏ kiến đậu trên miếng cỏ Con chim vàng lông đáp tại vồng lang Anh đà đối đặng, vậy nàng tính sao?
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Thẻ:
- đối đáp
- nói lái
- gõ kiến
- khoai lang
- chơi chữ
- cá đối
- Người đăng: Phan An
- 10 June,2013
- Chủ đề:
- Phỉ dạ Thỏa lòng, thỏa mãn.
- Cá cơm Cũng gọi là cá duội (ruội) hay cá chi, một loại cá biển phổ biến ở Việt Nam, có thể chế biến thành các món ăn, phơi làm khô cá, hoặc làm nước mắm.
Cá cơm
- Cá ngát Một loại cá sống ở biển và những vùng nước lợ, có da trơn, thân hình giống như con cá trê, đầu to có râu và hai chiếc ngạnh sắc nhọn hai bên, thân dài đuôi dẹt. Cá ngát khi đã trưởng thành thường to bằng cán dao đến cổ tay người lớn. Ngư dân đánh bắt cá ngát bằng cách giăng lưới hoặc câu nhưng hiệu quả nhất là giăng lưới ở những luồng nước đục, chảy nhẹ vì chỗ này thường có nhiều cá. Cá ngát có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là món canh chua cá ngát.
Canh chua cá ngát
- Cá chim Một loài cá biển, mình dẹp và cao, mồm nhọn, vẩy nhỏ, vây kín.
Cá chim
- Cá đuối Một loài cá biển, cùng họ với cá nhám, thân dẹp hình đĩa, vây ngực rộng, xòe hai bên, đuôi dài.
Cá đuối
- Cá bạc đầu Loài cá nước ngọt, thân nhỏ, có đầu dẹp bằng, đỉnh đầu có một đốm trắng bạc, hiện diện nhiều ở vùng hạ lưu sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông đổ ra cửa Vàm Láng vùng Cần Đước, tỉnh Long An.
Cá bạc đầu
- Cá đối Một loại cá có thân tròn dài, dẹt, vảy tròn, màu bạc. Cá đối được chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cá đối nướng, cá đối chiên, cá đối kho dưa cải, cháo cá...
Cá đối kho thơm
- Cá hoa tức cá cảnh.
- Cá úc Một loài cá da trơn, chủ yếu sống ngoài biển, một số sống trong môi trường nước lợ hay ngọt, thường thấy ở khu vực ôn đới ấm và nhiệt đới. Cá úc được chế biến thành nhiều món đặc sản Nam Bộ.
Cá úc
- Người Nam Bộ phát âm hai chữ "úc" (cá úc) và "út" (ngón út) gần giống nhau.
- Kích Chỗ tiếp nối giữa thân trước và thân sau áo, ở dưới nách.
- Lòng tong Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.
Cá lòng tong chỉ vàng
- Hình dong Hình dung, hình dáng bên ngoài (từ Hán Việt).
- Cá lìm kìm Còn gọi là cá kìm hay cá nhái, tên chung của những loài cá có thân hình thuôn dài với đặc trưng là mỏ kéo dài ra như cái kìm (xem ảnh). Cá lìm kìm có nhiều loài khác nhau, một số loài sống ở nước ngọt (sông, hồ), một số loài khác lại sống ở nước lợ hay nước mặn. Cá lìm kìm nước ngọt trong hình dưới đây có thân màu trắng trong, dài từ 5 đến 10 milimet. Những loài khác sống ở nước mặn (biển) hay nước lợ có kích thước lớn hơn. Cá lìm kìm nước ngọt là loài cá rất dễ gặp ở đồng bằng sông Cửu Long, hầu như ở sông, hồ, mương kênh hay ao nào ta cũng có thể dễ dàng thấy chúng nếu để ý quan sát kỹ.
Cá lìm kìm nước ngọt
- Cá linh Một loại cá cùng họ với cá chép, thân nhỏ và dẹp, thường sống ở cửa sông, xuất hiện nhiều ở các sông rạch miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân miền Tây thường đánh bắt cá linh để làm các món ăn gia đình (kho tiêu, lẩu, gỏi...) và làm mắm.
Cá linh
- Cá cóc Một loại động vật lưỡng cư, có bề ngoài nhìn giống thằn lằn (nên còn gọi là thằn lằn nước), đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da cá cóc có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy, nếu chạm phải có thể gây đau nhức.
Cá cóc
- Cá hô Một loài cá nước ngọt thuộc họ cá chép, có kích thước rất lớn (có những con nặng hơn 100kg), được đánh bắt để làm mắm và nhiều món ăn ngon. Cá hô trước đây có rất nhiều ở miền Tây Nam Bộ, nhưng hiện nay đã gần tuyệt chủng và được đưa vào sách đỏ.
Cá hô
- Cá chai Một loại cá có nhiều ở các vùng biển miền Trung, dài chừng từ 15 đến 20cm, thịt dày, thơm, rất ít xương nhỏ, thường được đánh bắt để làm thức ăn trong gia đình hoặc đãi khách. Cá chai chế biến được nhiều món, nhưng ngon nhất vẫn là nướng hoặc chiên.
Cá chai chiên mật ong
- Cá lóc Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
Cá lóc
- Cá lẹp Một loài cá nhỏ, màu trắng bạc, thân mềm nhũn, sống ở biển hay vùng nước lợ. Cá lẹp nướng kẹp với lộc mưng chấm ruốc tôm (ruốc hôi) là món ăn quen thuộc của người dân Nghệ Tĩnh. Cá lẹp còn được làm mắm (một loại mắm xổi, tức mắm chỉ ép với muối vài ba ngày là ăn được).
Cá lẹp
- Cá kình Cá voi. Trong thơ văn cổ, hình ảnh cá kình thường tượng trưng cho những người mạnh mẽ hoặc hung tợn.
- Cá thác lác Cũng gọi là cá thát lát hoặc cá phác lác, một loại cá nước ngọt rất thường gặp ở Trung và Nam Bộ, đặc biệt là Tây Nam Bộ. Cá thường được đánh bắt để làm chả cá thác lác - một đặc sản nổi tiếng - và các món ngon khác như lẩu cá, muối sả ớt, canh...
Cá thác lác
- Cá bã trầu Một loại cá biển thân dẹp, vẩy có màu hồng nhạt, mắt to. Cá cho thịt mềm, rất ngọt, được chế biến nhiều món ngon như nướng, chiên, nấu canh chua... Tùy vùng miền mà loại cá này có những cái tên khác nhau như cá thóc, cá mắt kiếng, cá trao tráo (hai tên sau có lẽ là dựa vào đặc điểm của mắt cá).
Cá bã trầu
- Cá khoai Còn gọi là cá cháo, cá chuối, một loài cá sống chủ yếu ở biển, đôi khi ở nước lợ. Cá có thân dài, hình ống hơi dẹp, dài trung bình khoảng 10-27 cm, thịt mềm, có màu trắng đục, xương rất ít, chỉ có một đường sụn chạy dọc theo sống lưng, đầu to, mắt nhỏ, miệng rộng có nhiều răng cứng, nhọn và rất sắc. Cá khoai được chế biến thành nhiều món ăn dân dã rất hấp dẫn như cháo cá khoai, canh cá khoai nấu ngót, nấu riêu, nhúng mẻ, làm khô nướng hay làm lẩu, v.v.
Canh chua cá khoai
- Cá thu Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
Cá thu
- Cá đù Hay còn gọi cá lù đù, một họ cá biển sống ở gần bờ, ở vùng đáy bùn cát, thường nấp trong những rạn, hốc đá. Cá ăn tạp, nhiều thịt, ít xương (có nguồn nói nhiều xương). Thịt cá mềm, vị ngọt dịu, dẻo mềm, hậu bùi, được chế biến thành nhiều món ngon như cá đù nấu canh ngót, khô cá đù...
Khô cá đù nướng
- Cá vồ Một loại cá nước ngọt có thân khá lớn mình trơn, đầu lớn và dẹp, lưng đen bụng trắng. Tên của loài cá này có gốc từ tiếng Khmer trey po. Ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ trước đây, cá vồ thường được nuôi ở các ao hồ gần nhà, trên có cầu tiêu để cung cấp "thức ăn tự nhiên."
Cá vồ cờ
- Cá lưỡi trâu Một loài cá thuộc họ cá Bơn phổ biến ở nước ta. Thân cá dẹp, dài khoảng 30 cm , mặt lưng và mặt bụng có hai màu khác nhau rõ ràng. Hai mắt đều nằm trên lưng vì khi bơi thân cá nằm sấp uốn lượn như một dải lụa. Cá lưỡi sống ở vùng biển cạn gần bờ, thường nằm vùi mình trong cát biển hoặc nằm sát dưới cát. Tuy nhiên, cá lưỡi trâu cũng có thể sống ở gần cửa sông nước lợ cũng như vào sâu trong các sông nước ngọt.
Cá lưỡi trâu
- Cá bẹ Còn gọi cá cháy, một loại cá thường gặp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại các vùng nước biển ven bờ hoặc nước sông đục có dòng chảy mạnh. Cá bẹ có thân hình thon dẹt, đỉnh đầu trơn không có vân, toàn thân phủ vảy to, lưng có màu xanh lá cây. Thịt cá bẹ ngon nhưng có nhiều xương nhỏ và dài.
Cá bẹ
Ở vùng biển Bắc Bộ cũng có một loài cá bẹ, còn gọi là cá đé, thịt ngon thuộc hàng "tứ quý" (chim, thu, nhụ, đé).
- Cá buôi Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng: Cá buôi là "thứ cá sông tròn mình, nhỏ con mà có nhiều mỡ." Đó là một loại cá có tập tính sống thành bầy đàn. Khi đàn cá trưởng thành, chúng tách ra sống thành từng cặp. Và người đi bắt cá buôi thường bắt một lần được cả cặp, do con cá đi cùng cứ lẩn quẩn bên người bạn tình vừa bị bắt. Cá buôi có đặc điểm là chỉ ăn bọt nước và phiêu sinh vật nhỏ trong nước phù sa nên ruột rất sạch. Người ta chỉ có thể đánh bắt, chứ không câu được.
- Cá chình Một loại cá có da màu đen, thân mình dài chừng 40-50cm, tròn lẳn, hơi giống lươn. Thịt cá chình dai, ngon, rất bổ dưỡng.
Cá chình
- Cá trê Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
Cá trê
- Cá he Một loại cá nước ngọt thường gặp ở miền Tây Nam Bộ, họ hàng với cá mè. Cá he có đuôi và vây màu đỏ, vẩy bạc. Thịt cá he ngon, béo nhưng có nhiều xương. Xem thêm: Câu cá he.
Cá he
- Lia thia Còn được gọi với các tên cá thia thia, cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt, có kích cỡ nhỏ, vảy khá sặc sỡ nên thường được nuôi làm cảnh.
Cá lia thia
- Cá chốt Một loài cá có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thịt có màu vàng óng hoặc trắng, dai và thơm, được chế biến thành rất nhiều món ngon hoặc để làm mắm. Cá chốt có ngạnh nhọn, đâm phải sẽ gây đau nhức. Tên gọi loài cá này bắt nguồn từ tiếng Khmer trey kanchos.
Đọc thêm truyện Bắt cá chốt của tác giả Trần Văn.
Cá chốt kho
- Cá nục Một loại cá biển, có rất nhiều ở các vùng biển miền Trung. Cá nục được dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều món ăn ngon như cá nục sốt cà, cá nục kho, cá nục hấp cuốn bánh tráng...
Cá nục
- Cá ve Một loại cá trích nhỏ. Xem thêm chú thích Cá trích.
- Cá mát Một loại cá nước ngọt, mình có từ ba đến sáu chấm đen, vây màu hồng. Cá mát nhỏ con chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn. Con to nhất cũng chỉ nặng từ 0,5kg đến 0,8kg. Cá sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy xiết, thường bơi kiếm ăn vào ban đêm. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch là mùa cá mát.
Cá mát vừa lành vừa bổ, thịt thơm ngon, mỡ béo, ít xương, tốt cho sức khỏe. Ở nước ta, cá mát có nhiều ở sông Giăng, Nghệ An, và được xem là đặc sản Nghệ An.
Cá mát
- Cá ngứa Tên gọi ở Quảng Bình của cá nhụ, một trong bốn loài cá được coi là có thịt ngon nhất (chim, thu, nhụ, đé).
Cá nhụ
- Cá chuồn Tên một họ cá biển có chung một đặc điểm là có hai vây ngực rất lớn so với cơ thể. Hai vây này như hai cánh lượn, giúp cá chuồn có thể "bay" bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước và xòe vây lượn đi, có thể xa đến khoảng 50 mét. Cá chuồn sống ở những vùng biển ấm, thức ăn chủ yếu của chúng là các phiêu sinh vật biển.
Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...
Cá chuồn đang bay.
- Phên Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
Tấm phên
- Cá chày Một loại cá nước ngọt thường gặp ở nước ta, dân gian còn gọi là cá rói. Cá thường sống thành đàn lớn, thân cá gần tròn, đầu to vừa, mõm tù, ngắn, có hai đôi râu bé, mắt nhỏ và đỏ, lưng và đầu hơi đen, bụng vàng hay trắng nhợt. Nhân dân ta thường đánh bắt (câu, lưới) cá chày để chế biến thành các món canh, kho, chiên giòn...
Cá chày (cá rói)
- Cá liệt Còn gọi là cá ót, một loại cá biển có thân có hình thoi, dẹt bên, to khoảng ba, bốn ngón tay, nhiều xương. Cá thường được kho khô ăn kèm với cơm, nấu canh chua hay nấu riêu, hoặc để làm bột cá.
Cá liệt
- Cá móm Một loại cá sông thân hơi tròn, vảy bạc, thịt nhiều, ăn ngọt, béo và ngon. Cá có tên như vậy có lẽ vì mồm hơi vêu lên trên.
Cá móm
- Trong nghi thức cúng mụ (cúng đầy tháng), một người bồng đứa bé trên tay, vừa đung đưa vừa hát bài này.
- Tài tử giai nhân Người con trai có tài, người con gái có sắc. Chỉ những người tài sắc nói chung.
Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước, áo quần như nêm (Truyện Kiều)
- Thực vật Đồ ăn uống, đồ dùng sinh hoạt nói chung.
- Túc dụng Đủ dùng (từ Hán Việt).
- Cựu thời Thời trước, thời xưa (từ Hán Việt).
- Bộc Phơi bày, bộc bạch (từ Hán Việt).
- Nhi thinh Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nhi thinh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
- Xuân nhựt Xuân nhật, ngày xuân (từ Hán Việt).
- Ức Ham, muốn (từ cũ).
- Minh niên Năm nay (từ Hán Việt).
- Hỉ hạ Vui mừng, chung vui. Như hỉ hả, hể hả.
- Dã Chốn quê mùa. Ở đây ý chỉ Bình Định.
- Huế Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế
Thành Nội
- Điện Quang Tên một hiệu pháo nổi tiếng ngày trước. Pháo Điện Quang tuy nhỏ nhưng nổ rất giòn giã, không có viên lép, xác pháo đều.
Pháo Điện Quang
- Lôi đình Sấm sét (từ Hán Việt).
- Hung Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
- Tiêu xoay Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tiêu xoay, hãy đóng góp cho chúng tôi.
- Ngún hừng Ngún (thường nói về lửa) là cháy ngầm; hừng là cháy phừng lên, dấy lên. Ngún hứng là chập chờn không đều lửa.
- Hắt Dứt khoát (phương ngữ Trung Bộ).
- Đây là lời các gian hàng bán pháo Tết rao bằng cách hát theo điệu bài chòi, thường thấy ngày xưa ở chợ Gò (Tuy Phước, Bình Định). Chợ Gò ngày ấy mỗi dịp Tết lại bán pháo rất nhiều, nên còn gọi là chợ Pháo. Bài này do thi sĩ Sinh Hòa cung cấp, dẫn bởi Trần Đình Thái trong sách Ai có về Qui Nhơn (1973).
- Ngư lương Chỗ đắp bờ để nuôi cá (từ Hán Việt).
- Tử hổ Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tử hổ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
- Cá thơm Một loại cá nước ngọt có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Thiên hạ Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
- Bánh hỏi Một đặc sản có mặt ở nhiều vùng khác nhau: Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định, Sóc Trăng... Bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Thường được ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi.
Bánh hỏi thịt heo
- Lạp xưởng Một món ăn làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Tên gọi “lạp xưởng” bắt nguồn từ cách đọc 臘腸 (lạp trường, nghĩa là ruột ướp) theo giọng Quảng Đông.
Lạp xưởng
- Cổ đồ bát bửu Bức tranh cổ vẽ tám món đồ quý – xem thêm về Bát bửu.
- Ngũ sắc, bá huê Năm màu, trăm hoa.
- Tùng lộc Cây tùng và con nai. Tùng tượng trưng cho sức sống bền bỉ và tuổi thọ, còn nai tượng trưng cho địa vị (lộc cũng đồng âm với tài lộc), vì vậy tranh vẽ, tranh khắc gỗ, họa tiết gốm… trong dân gian thường vẽ tùng lộc.
Tranh tùng lộc
- Giường hộc Loại giường phía dưới có hộc có thể kéo ra vào, để đựng quần áo, đồ đạc.
- Giường Tàu Một loại giường theo kiểu Trung Hoa, có thành cao xung quanh.
- Gia chủ Chủ nhà (từ Hán Việt).
- Bài chòi Một loại hình trò chơi dân gian và nghệ thuật độc đáo ở miền Trung, được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán. Người ta dựng 9-11 chòi trên một bãi đất trống. Bộ bài để đánh bài chòi gồm 33 lá, với những cái tên nôm na như: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Ông Ầm, Sáu Ghe, Bảy Liễu... vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xóc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới.”
Một buổi hát bài chòi
Xem hát bài chòi ở Hội An.
- Bài tới Một trò chơi bài rất phổ biến ở miền Trung ngày trước. Bộ bài 60 con chia làm ba pho, được chia cho hai phe, mỗi phe ba người, mỗi người lấy sáu con bài, xây bài trên tay. Người chọn đi bài, trước tiên rút một con bài bỏ ra, lệ cấm dùng các con bài có dấu triện đỏ (Ông ầm, Thái tử, Đỏ mỏ). Những tay bài khác, nếu có con bài giống con bài chợ (bài vừa được đánh ra) thì rút con ấy ra bắt và đi một con bài khác. Các tay bài khác lại tiếp tục bắt và đi cho đến khi có một tay bài tới là hết một ván bài. Tới bài tức là khi trên tay chỉ còn hai lá bài và lúc đó, người đi bài đã đi đúng tên một trong hai con bài mà mình đang chờ để tới.
Bài chòi cũng dùng bộ bài này, nhưng chỉ chơi vào ngày Tết và không có tính ăn thua đỏ đen như bài tới.
- Dề Phương ngữ Trung Bộ, chỉ những thứ kết lại với nhau thành mảng lớn (một dề lục bình, một dề rác rến...)
- Ghe Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
Chèo ghe
- Dừng Thanh bằng tre nứa cài ngang dọc để trát vách.
Đất trát lên tấm dừng làm vách nhà
- Trợt Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
- Sáo sậu Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
Sáo sậu
- Nhài Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
Bông hoa lài (nhài)
- Mẫu đơn Một loại cây sống lâu năm, cho hoa rất to, đường kính đạt tới 15-20 cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng, do vậy hay được trồng làm cảnh. Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ phơi hay sấy khô, gọi là mẫu đơn bì. Mẫu đơn còn được gọi là hoa phú quý, hoa vương, thiên hương quốc sắc...
Hoa mẫu đơn
- Hải đường Loài cây nhỡ, sống nhiều năm, họ Chè. Lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành; hoa có cuống dài, tràng hoa đỏ tía, nhiều nhị đực. Hoa nở vào dịp Tết Âm lịch, đẹp nhưng không thơm.
Hoa hải đường
- Dã quỳ Còn có tên là cúc quỳ, sơn quỳ hoặc hướng dương dại, một loại cây cho hoa màu vàng mọc nhiều ở các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở nước ta, dã quỳ được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng, sau dần mọc hoang khắp các tỉnh Tây Nguyên.
Hoa quỳ
- Liễu Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
Liễu rủ bên hồ Gươm
- Phù dung Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).
Hoa phù dung
- Câu này có lẽ lấy ý từ hai câu thơ của Thôi Hộ thời Đường:
Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong
Dịch:
Mặt người giờ ở nơi nao? Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông.
- Lục tàu xá Một món chè có nguồn gốc từ Trung Hoa. Theo tiếng Quảng Đông, lục tàu xá (lục đậu sa) có nghĩa là đậu xanh nát nhuyễn, vì món này nấu từ đậu xanh xát vỏ, bột báng, trần bì, đường cát. Lục tàu xá có dạng đặc, màu vàng sánh, hiện vẫn được bán nhiều ở các khu vực có đông người Hoa sinh sống.
Lục tàu xá
- Ngàn Sâu Một chi lưu chính của sông La, dài khoảng 131 km, bắt nguồn từ vùng núi Ông Giao Thừa (cao 1.100 m) và núi Cũ Lân (cao 1.014 m) thuộc dãy núi Trường Sơn nằm trên địa bàn giáp ranh của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Sông chảy về hướng Bắc qua huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) rồi hợp lưu với sông Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa (hay bến Tam Soa), huyện Đức Thọ tạo thành sông La.
- Ngàn Phố Một phụ lưu của sông La, chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau Nay mai những chuyến đò xuôi ngược Bưởi quê mình rời bến nối đuôi nhau... (Mùa hoa bưởi - Tô Hùng)
Sông Ngàn Phố
- Ná Nứa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
- Bụng báng Bụng to do nước ứ trong ổ bụng hoặc sưng lá lách.
- Gấy Gái (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Cũng hiểu là vợ.
- Đồng Nai Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai
- Xáo Nấu trộn lộn nhiều đồ ăn vào một món.
- Vây bóng Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Vây bóng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
- Rồng Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
Rồng thời Lý
- Cá sặc Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
Khô cá sặc
- Châu Đốc Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
Đêm Châu Đốc
- Hòn Rái Một hòn đảo địa bàn xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, là một hòn đảo độc lập nằm trong vịnh Thái Lan, cách bờ biển Kiên Giang khoảng 25 km. Trước đây đảo có tên là Thát Dự, nhưng do trên đảo trồng nhiều cây rái nên gọi là Hòn Rái, Hòn Sơn hay Hòn Sơn Rái (Cũng có ý kiến cho rằng khi người Pháp tìm ra hòn đảo này đã đặt tên là hòn Sơn Rái, vì nhìn từ trên máy bay xuống giống như con rái cá đang bơi giữa biển). Tại đây có nghề làm nước mắm truyền thống rất nổi tiếng, đến mức trở thành "thương hiệu" nước mắm Hòn.
Làm nước mắm Hòn
- Mèo vá Mèo có những mảng lông trắng xen xen kẽ trông như miếng vá.
Mèo vá
- Nam Kỳ lục tỉnh Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn), 2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa), 3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông; 4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long), 5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc), 6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
Bản đồ Lục tỉnh năm 1808
- Kiểng Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
- Con long Con rồng.
- Kèo Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
Kèo
- Đặng Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
- Gõ kiến Còn gọi là mỏ kiến hoặc mỏ khoét, một loại chim rừng có mỏ dài, nhọn, thẳng và rất khỏe. Chim bám dọc thân cây, dùng mỏ gõ liên tục vào cây để tìm bắt sâu bọ nằm dưới lớp vỏ.
Gõ kiến
- Vồng Phần đất được dùng cuốc vun lên cao hơn mặt đất để trồng rau, củ, tương tự nhưng cao hơn líp.
- Đà Đã (từ cổ, phương ngữ).
Từ khóa » Câu Thơ Về Loài Cá
-
Thơ Về Cá Hay Nhất ❤️ 1001 Bài Thơ Vui, Chế Hài Hước - SCR.VN
-
Thơ Câu Cá Chế Vui ❤️️ Hài Hước Bá Đạo Thả Thính Hay
-
Thơ Về Cá Và Nước - Hãy Vui Sống
-
Tìm Bài Thơ Với Lời "con Cá" (kiếm được 200 Bài) - TKaraoke
-
Bài Thơ Con Cá Vàng - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Tìm Những Câu Thơ Viết Về Vẻ đẹp Của Các Loài Cá Em Cảm Nhận ...
-
Bài Vè Về Các Loài Cá - Mầm Non Gia Thượng
-
20 Bài Thơ Về Con Vật, Bài đồng Dao Về Con Vật Ngắn Gọn, Hay Cho Bé
-
"Câu - Cá" Trong Ca Dao Nam Bộ - Báo Cần Thơ Online
-
“Cá Voi ơi Lớn Nhanh Nào!”-Một Bài Thơ Lãng Mạn Về Cuộc Sống Của ...
-
Bài Thơ Con Cá Vàng ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
-
Top 9 Câu Nơi Hay Về Cá Chép Hóa Rồng 2022 - MarvelVietnam