Bầm Dập Sau Té Ngã: Đừng Xem Nhẹ Kẻo Hối Hận Không Kịp

Bầm dập sau té ngã là vấn đề rất hay gặp phải trong cuộc sống. Nguyên nhân là do việc va đập hoặc té ngã có thể khiến máu tích tụ ở khu vực bên dưới màng xương, gây tụ máu và tạo nên vết bầm ở vùng xương bị tổn thương.

Các vết bầm này có thể là một vùng màu đỏ tía hoặc hơi xanh tím trên da. Một vết bầm tím nhỏ phải mất 2 – 4 tuần để biến mất hoàn toàn và vết bầm tím ở phần dưới của cơ thể mất nhiều thời gian hơn. Hầu hết các vết bầm tím tự lành. Một vài trường hợp té ngã nghiêm trọng, bầm dập có thể chỉ là một phần của vết thương mà nguyên nhân sâu hơn có thể là do tình trạng nứt xương. Đây một vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị vì chúng gây tổn thương nghiêm trọng đến xương.

Bầm dập sau té ngã: Khi nào nên đi khám?

Trong một vài trường hợp, bầm dập sau té ngã có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy đi khám bác sĩ nếu gặp những vấn đề sau:

  • Cơn đau xuất hiện kéo dài và tệ hơn tại khu vực xuất hiện vết bầm
  • Đã dùng các loại thuốc giảm đau không kê toa nhưng không hiệu quả
  • Những phần khác của cơ thể như ngón tay hay ngón chân chuyển màu sang màu xanh, lạnh và tê.

Những triệu chứng trên xuất hiện khi xương đã bị viêm sưng, tổn thương nghiêm trọng. Trong một vài trường hợp nếu xuất hiện các vấn đề trên thì nguyên nhân sâu xa hơn có thể là do xương bị nứt gãy. Còn nếu bạn bầm dập ở đầu gối thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rách dây chằng.

Vết bầm dập xương nghiêm trọng có thể ngăn cản lưu thông máu. Mặc dù không phổ biến nhưng tình trạng hoại tử có thể xảy ra. Do đó, nếu triệu chứng của bạn kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ. Họ có thể chẩn đoán vết bầm dựa trên các triệu chứng và khám lâm sàng.

Nếu bác sĩ cho rằng xương bị chấn thương, họ sẽ tiến hành chụp X-quang để tìm vết nứt. Tuy nhiên, X-quang không thể nhận biết vết bầm. Cách duy nhất để xác định nếu bạn có vết bầm là chụp cộng hưởng từ MRI. Chúng có thể cho biết nếu vết thương nghiêm trọng hơn.

Làm thế nào để chữa trị vết bầm dập sau té ngã?

bầm dập sau té ngã

Nếu vết bầm dập xương sau té ngã không nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị như nghỉ ngơi, thư giãn, chườm lạnh hay dùng các loại thuốc giảm đau như nhóm NSAIDs dưới sự tư vấn của bác sĩ. Nếu vết bầm ở chân hay bàn chân, bạn có thể nâng chân cao để giảm sưng và tăng cường lưu thông máu đến khu vực tổn thương. Chườm đá vào khu vực bầm khoảng 15 đến 20 phút nhiều lần một ngày. Tuy nhiên, bạn nhớ bỏ đá vào khăn, không trực tiếp áp đá lên da nhé.

Bạn nên tránh xa các hoạt động thể chất mạnh cho đến khi vết bầm hoàn toàn biến mất. Bầm có thể phục hồi trong vài tuần nếu không nghiêm trọng. Vết bầm nghiêm trọng hơn cần vài tháng để phục hồi.

Nếu khớp bị tổn thương, bạn cần dùng nạng để giữ khớp cho đến khi lành. Nếu bác sĩ yêu cầu dùng nạng, hãy sử dụng chúng trực tiếp và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhé. Nếu bạn hút thuốc lá, vết thương sẽ cần nhiều thời gian phục hồi hơn. Do đó, bạn cần bỏ thuốc lá ngay.

Qua những chia sẻ trên của Hello Bacsi, hi vọng bạn đã có thêm một vài thông tin hữu ích về tình trạng bầm dập sau té ngã. Nếu gặp phải tình huống này, bạn sẽ cần theo dõi kỹ các triệu chứng, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường kể trên, tốt nhất nên đi khám để được chẩn đoán và có phương hướng điều trị kịp thời.

Từ khóa » Bầm Tím Xương