Bấm Huyệt Chữa Thận Yếu: Giải Pháp Chữa Bệnh Hiệu Quả - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Những vấn đề về thận thường gặp
- Bấm huyệt chữa thận yếu có hiệu quả không?
- Cách bấm huyệt chữa thận yếu
- Lưu ý khi bấm huyệt bổ thận
- Những phương pháp đông y khác giúp chữa thận yếu
Theo các tài liệu nghiên cứu, thận là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hầu hết hoạt động sống của con người. Do đó, nhiều phương pháp bồi bổ và kéo dài chức năng thận đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Trong đó, bấm huyệt là liệu pháp thu được kết quả khả quan và ngày càng được công nhận. Mời bạn cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Phạm Lê Phương Mai tìm hiểu thêm thông tin về cách thức bấm huyệt chữa thận yếu qua bài viết dưới đây nhé!
Những vấn đề về thận thường gặp
Theo Y học hiện đại
Trong cơ thể người, thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu. Khi thận tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các chức năng như:
- Rối loạn khả năng lọc máu và bài tiết các chất độc, chất thải của quá trình chuyển hóa.
- Phá vỡ sự cân bằng nước và điện giải của cơ thể.
- Ảnh hướng đến quá trình sản sinh các hormone và trao đổi chất.
Theo Y học cổ truyền
Theo lý luận Y học cổ truyền, thận là một trong 5 tạng chính trong cơ thể. Khi chức năng tạng thận rối loạn sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Thận tàng tinh kém sẽ khiến cơ thể chậm phát dục, xương mềm yếu, chậm mọc răng, tóc thưa thớt…
- Đau lưng, mỏi gối, giảm thính lực, ù tai, tóc rụng, tóc bạc…
- Thận chủ nạp khí kém làm xuất hiện tình trạng khó thở, thở gấp, ho hen…
- Thận chủ sinh dục, chủ thủy. Khi rối loạn sẽ khiến tiểu không thông lợi (tiểu đêm, tiểu ít…), di tinh, mộng tinh, yếu sinh lý, khí hư, phù thũng…
Nguyên nhân gây tổn hại đến tạng này có thể do thiếu sự nuôi dưỡng, khí huyết lưu hành kém, quá trình lão hóa, tà khí bên ngoài tác động… Từ các vấn đề trên, có thể thấy rằng muốn bổ thận cần phải bổ khí huyết, thông kinh lạc, điều hòa tạng phủ…
Bấm huyệt chữa thận yếu có hiệu quả không?
Từ lâu, nhân dân đã vận dụng đôi tay, thực hiện các thao tác cơ học, tác động huyệt đạo. Điều này kích thích khí huyết vận hành thông suốt, đánh tan những tắc nghẽn và tà khí xâm phạm, đả thông kinh lạc, bổ trợ tạng phủ, cân bằng âm dương… Không chỉ vậy, phương pháp còn hỗ trợ thư giãn tinh thần, cải thiện sinh lý, phục hồi tổn thương…1
Ngoài ra, bấm huyệt ít gây thương tổn do không có sự xâm lấn, can thiệp của các máy móc, thiết bị qua da. Người bệnh dường như không phải chịu đau đớn, chảy máu và tác dụng phụ nguy hiểm nào.
Như vậy, bấm huyệt bổ thận là liệu pháp hiệu quả trong việc nâng cao chức năng tạng phủ và sức khỏe nói chung; đồng thời cũng hỗ trợ giải quyết những vấn đề rối loạn chức năng của cơ thể.
Xem thêm: Chữa bệnh thận bằng thuốc nam có hiệu quả không?
Cách bấm huyệt chữa thận yếu
Bấm huyệt bổ thận là phương pháp được nhân dân áp dụng rộng rãi từ lâu.1 Tuy nhiên, để tránh những rủi ro, người bệnh cần đến gặp thầy thuốc để được chẩn đoán và chỉ định hợp lý. Lý do vì không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể áp dụng cách trị liệu này.
Chỉ định và chống chỉ định
Liệu pháp được chỉ định trên hầu hết các trường hợp có rối loạn chức năng tạng thận. Ngoài ra, đối tượng muốn phòng ngừa và nâng cao sức khỏe vẫn có thể áp dụng phương pháp này.
Ngược lại, bấm huyệt bổ thận không khuyến khích trên các đối tượng sau:2
- Trường hợp phải xử lý cấp cứu như bệnh ngoại khoa, xuất huyết nhiều, chấn thương nặng, tri giác lơ mơ, không tỉnh táo…
- Đối tượng đang ở trong trạng thái bất thường như say xỉn, quá đói, quá no…
- Vùng da thực hiện kỹ thuật không lành lặn, có các vết loét, khối u, mụn nhọt…
Một số huyệt đạo có tác dụng bổ thận
Khi tiến hành bấm huyệt, mỗi huyệt đạo được bấm trong khoảng 2 – 3 phút/lần, nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày. Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh mà kéo dài liệu trình khoảng 15 – 20 ngày. Tiếp đó, thầy thuốc sẽ đánh giá sự hồi phục và có thể chỉ định thêm 2 – 3 liệu trình nữa.
Một số huyệt đạo có tác dụng bổ thận, tráng dương, điều trị triệu chứng do tạng này bị tổn thương, phục hồi chức năng thận, bổ khí huyết… bao gồm:
- Dũng tuyền: Vị trí ở chỗ lõm gan bàn chân, giao điểm 2/5 trước và 3/5 sau của đường nối từ ngón chân thứ 2 đến gót.
- Khí hải: Nằm dưới rốn 1,5 cm.
- Quan nguyên: Nằm dưới rốn 3 cm.
- Thận du: Nằm dưới mõm ngang đốt sống lưng thứ 2, đo ra 2 bên 1,5 thốn.
- Thái khê: Có vị trí nơi bờ trên xương gót chân, ngang với đỉnh mắt cá trong. Điểm này nằm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong với mép trong gân gót.3
- Phục lưu: Đỉnh mắt cá trong, chếch lên phía bụng chân 2 tấc, trong khe giữa mặt trước gân gót và cơ gấp dài riêng ngón cái. Hoặc từ huyệt Thái khê đo thẳng lên 2 thốn.3
- Chí thất: Dưới gai đốt sống lưng thứ 2, đo ngang 3 thốn mỗi bên (cách Thận du 1,5 thốn).3
- Mệnh môn: Có vị trí ngay tại chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 2.
- Đại chung: Vị trí ở hõm chỗ gân cơ achille bám vào xương gót chân, mặt trong chân.
Lưu ý khi bấm huyệt bổ thận
Có thể tự bấm huyệt chữa thận yếu tại nhà không?
Liệu pháp bấm huyệt bổ thận muốn đạt hiệu quả thì người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn. Có như vậy, mới có thể xác định huyệt và thực hiện thao tác chính xác. Nếu đối tượng muốn tiến hành kỹ thuật này tại nhà, cần phải tham khảo kỹ các hướng dẫn của người có chuyên môn, nhằm tránh rủi ro không đáng có.
Lưu ý khi bấm huyệt bổ thận
Trong quá trình thực hiện thao tác, kỹ thuật và lực tay bấm nên vừa phải, nhẹ nhàng, kích thích huyệt đạo ấm dần lên. Lúc này, người bệnh sẽ cảm giác thư thái, dễ chịu hoặc có thể căng, tê, nóng da nhẹ.2
Quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ trạng thái toàn thân như sắc mặt, hơi thở,… của bệnh nhân. Điều này giúp thầy thuốc có những thay đổi kịp thời, điều chỉnh cường độ, nhịp độ, công thức huyệt,… sao cho phù hợp.2
Cần phải hiểu rõ, cả bệnh nhân và thầy thuốc phải kiên trì thực hiện phương pháp này trong một khoảng thời gian để đạt được kết quả mong muốn. Ngoài ra, muốn duy trì hiệu quả, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, vận động hợp lý.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích khi kết hợp bấm huyệt chữa thận yếu với các kỹ thuật hỗ trợ khác như:
- Sử dụng tinh dầu vừa giúp giảm sự ma sát khi bấm, vừa khiến người bệnh thư giãn, thoải mái.
- Liệu pháp ngâm chân trong nước ấm hòa với chút muối giúp kích thích tuần hoàn; tăng tác dụng với những huyệt đạo vùng bàn chân.
Những phương pháp đông y khác giúp chữa thận yếu
Xoa bóp, châm cứu bổ thận
Không chỉ có bấm huyệt, đông y còn mang đến nhiều liệu pháp không dùng thuốc đáng tin cậy khác như châm cứu, xoa bóp… Việc kết hợp trị liệu với nhau càng làm tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Kỹ thuật châm cứu và xoa bóp ở những bộ phận và huyệt đạo tương tự như bấm huyệt.1
Dưỡng sinh, yoga, khí công
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các ưu điểm của dưỡng sinh, yoga, khí công… trong việc hỗ trợ chức năng thận và cả cơ thể con người. Các liệu pháp này có tác dụng lớn và thích nghi với nhiều lứa tuổi khác nhau. Chúng giúp vận hành khí huyết, giải tỏa các ứ đọng tồn tại, phục hồi và điều hòa tạng phủ,… Song, hoạt động này nên được luyện tập một cách kiên trì, đều đặn mỗi ngày; để phòng ngừa và duy trì trạng thái sức khỏe tốt.
Dược liệu cổ truyền
Bên cạnh các phương pháp không dùng thuốc, đông y còn có nhiều vị thuốc hỗ trợ bổ thận, tráng dương, điều hòa khí huyết… Có thể kể đến như: Thục địa, câu kỷ tử, đỗ trọng, ba kích, cẩu tích… Hoặc các bài thuốc cổ phương như Lục vị địa hoàng hoàn, Kim quỹ thận khí hoàn, Thập toàn đại bổ…
Xem thêm: Phòng ngừa bệnh thận dễ dàng qua các thói quen hằng ngày
Như vậy, có thể thấy rằng, liệu pháp bấm huyệt chữa thận yếu hỗ trợ phục hồi chức năng thận, nâng cao sức khỏe. Đây là phương pháp có thể được áp dụng thường xuyên và duy trì lâu dài, dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn, nhằm mang đến nhiều lợi ích nhất.
Từ khóa » Bấm Huyệt Trị Bệnh Suy Thận
-
Bấm Huyệt Chữa Suy Thận: Phương Pháp Thực Hiện Và Lưu Ý
-
Bấm Huyệt Chữa Thận Yếu: Giải Pháp An Toàn Từ Tinh Hoa Y Học Cổ ...
-
Bấm Huyệt Chữa Thận Yếu Có Nên Không? Những Lưu Ý Khi Thực ...
-
10+ Cách Bấm Huyệt Chữa Bệnh Thận Phục Hồi Nhanh Chóng Và Hiệu ...
-
Chia Sẻ Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa Suy Thận Hiệu Quả Nhất
-
Bấm Huyệt Chữa Thận Yếu - Những điều Cần Phải Biết - Thuốc Dân Tộc
-
Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa Suy Thận Được Áp Dụng Như Thế ...
-
Hướng Dẫn Cách Bấm Huyệt Chữa Thận Yếu đúng Kỹ Thuật. XEM NGAY!
-
Y HỌC TIẾT LỘ 3 HUYỆT VỊ GIÚP BỔ THẬN AN THẦN KÉO DÀI ...
-
Triệu Chứng Nhận Biết Bệnh Viêm Mũi Dị ứng Mãn Tính
-
Video 64 : Chữa Bệnh Sỏi Thận , Suy Thận ,hiệu Quả Không Dùng Thuốc
-
Tìm Hiểu Các Huyệt Bổ Can Thận | Vinmec
-
Cách Bấm Huyệt Chữa Thận Yếu Hiệu Quả - Metaherb
-
Chữa Suy Thận Bằng Diện Chẩn: Phương Pháp điều Trị Mới