Bấm Huyệt Hỗ Trợ Chữa Loạn Nhịp Tim - Gợi ý 12 Vị Trí

Khi phải đối mặt với những tác động xấu do chứng loạn nhịp tim gây ra nhiều người sẽ tìm kiếm các phương pháp để điều trị tình trạng này. Một trong các biện pháp Đông y được không ít người quan tâm là bấm huyệt hỗ trợ chữa loạn nhịp tim. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

5/5 - (168 bình chọn)
  1. 1. Tác dụng của bấm huyệt đối với người bị loạn nhịp tim
  2. 2. Cách bấm huyệt hỗ trợ chữa loạn nhịp tim
    1. 2.1. Bấm huyệt Nội quan hỗ trợ trị loạn nhịp tim
    2. 2.2. Huyệt Hạ quan
    3. 2.3. Loạn nhịp tim bấm huyệt Thần môn
    4. 2.4. Huyệt Bách hội
    5. 2.5. Huyệt Tâm bảo khu
    6. 2.6. Bấm huyệt Đản trung hỗ trợ chữa ngoại tâm thu
    7. 2.7. Huyệt Trung phủ
    8. 2.8. Bấm huyệt Khí hải hỗ trợ chữa tim đập chậm
    9. 2.9. Huyệt Túc tam lý
    10. 2.10. Huyệt Hưng phấn
    11. 2.11. Bấm huyệt Hợp cốc hỗ trợ trị loạn nhịp tim
    12. 2.12. Huyệt Nhân trung
  3. 3. Lưu ý dành cho người bệnh
  4. 4. Cách phòng tránh rối loạn nhịp tim

1. Tác dụng của bấm huyệt đối với người bị loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập bất thường, quá nhanh hoặc quá chậm. Nhịp tim bình thường của người trưởng thành là từ 60 – 90 lần/phút. Việc tim đập dưới hoặc cao hơn mức này theo từng cơn hoặc liên tục được gọi là tim đập chậm hoặc nhanh. Ngoài ra, tim đập được một vài nhịp rồi nghỉ một quãng xong đập tiếp gọi là ngoại tâm thu.

Tình trạng này gây tức ngực, khó thở, choáng váng, mệt mỏi… Nguyên nhân gây loạn nhịp tim có thể xuất phát từ vận động mạnh, bất an, nghẽn mạch máu tại tim, tổn thương cơ tim hoặc các vấn đề tim mạch và bệnh lý khác.

Để cải thiện phần nào tình trạng này, nhiều người tìm đến bấm huyệt bởi những lợi ích mà nó có thể đem lại như:

– Hỗ trợ điều hòa nhịp tim

– Hỗ trợ chức năng hoạt động của tim

– Tăng cường lưu thông khí huyết, tránh ứ trệ máu

– Góp phần kích thích quá trình tự phục hồi tổn thương

– Tạo cho người bệnh cảm giác thưa giãn, thoải mái, cân bằng tâm trạng

– Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

bấm huyệt chữa loạn nhịp tim

2. Cách bấm huyệt hỗ trợ chữa loạn nhịp tim

Một số huyệt vị dưới đây có thể giúp hỗ trợ điều chỉnh lại nhịp tim. Điều quan trọng là cần xác định chính xác huyệt. Đồng thời bấm huyệt với lực vừa đủ và thời gian phù hợp. Đơn vị được nêu dưới đây tính bằng thốn. Cách tính chiều dài 1 thốn là lấy chiều cao của người bệnh (tính bằng cm) chia cho 75.

2.1. Bấm huyệt Nội quan hỗ trợ trị loạn nhịp tim

Để bấm huyệt chữa nhịp tim chậm có thể tác động vào huyệt Nội quan. Huyệt này giúp điều chỉnh sự co bóp của tim cũng như giúp an thần.

Vị trí huyệt: Nằm ở mặt trước cẳng tay. Nó nằm ở khe giữa hai gân cơ tay mà bạn có thể xác định hai gân cơ này khi gập bàn tay vào cẳng tay. Từ nếp gấp cổ tay theo dọc khe này lên 2 thốn là huyệt Nội quan. Mỗi bên tay có 1 huyệt này.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái của bàn tay phải đặt vào huyệt Nội quan của bàn tay trái. 4 ngón tay phải còn lại đỡ dưới cổ tay trái. Day ấn nhẹ nhàng trong 2 phút. Lặp lại với bên tay kia. Lưu ý bấm sao cho tác động khiến bạn cảm thấy tức nặng trên huyệt và lan xuống bàn tay.

Bấm huyệt Nội quan hỗ trợ trị loạn nhịp tim

2.2. Huyệt Hạ quan

Khi nhắc tới bấm huyệt chữa bệnh loạn nhịp tim cũng không thể bỏ qua huyệt Hạ quan. Đây là huyệt giúp tăng cường oxy cho tim. Từ đó điều hòa lại nhịp tim.

Vị trí huyệt: Ngậm miệng lại. Huyệt Hạ quan nằm ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má. Có 2 huyệt này mỗi bên.

Cách thực hiện: Lấy ngón cái day bấm cùng lúc 2 huyệt Hạ quan. Vừa ấn vừa ngáp 10 lần.

Bấm huyệt hạ quan hỗ trợ trị loạn nhịp tim

2.3. Loạn nhịp tim bấm huyệt Thần môn

Vị trí huyệt: Nằm trên ngấn cổ tay, bên cạnh gân khi gập bàn tay lại.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt trong vòng 2 phút. Trước khi ấn hãy xoa nhẹ rồi dùng lực ấn từ nhẹ tới mạnh. Khi có cảm giác mỏi, tê, đau, nóng thì dừng lại.

Loạn nhịp tim bấm huyệt Thần môn

2.4. Huyệt Bách hội

Huyệt này cũng nằm trong danh sách bấm huyệt trị loạn nhịp tim.

Vị trí huyệt: Nằm ở điểm lõm trên đỉnh đầu. Nó là giao điểm của 2 đường nối giữa đỉnh đầu và đỉnh vành tai.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái ấn từ nhẹ đến mạnh vào huyệt trong 5 phút.

bấm huyệt bách hội chữa loạn nhịp tim

2.5. Huyệt Tâm bảo khu

Câu trả lời cho làm gì khi tim đập nhanh là có thể bấm huyệt Tâm bảo khu. Việc kích thích vào huyệt này giúp giảm bớt tình trạng tim đập nhanh do tâm lý bất an, giận dữ.

Vị trí huyệt: Nằm chính giữa lòng bàn tay, chỗ hõm nhất của lòng bàn tay.

Cách thực hiện: Dùng ngón cái của bàn tay kia day nhẹ vào huyệt Tâm bào khu ở lòng bàn tay này trong 2 phút. Rồi lặp lại với tay kia. Lưu ý là kích thích huyệt từ từ. Bởi nếu kích thích quá mạnh tình trạng bất an và nôn nao trong người sẽ tăng lên.

bấm huyệt tâm bảo khu trị loạn nhịp tim

2.6. Bấm huyệt Đản trung hỗ trợ chữa ngoại tâm thu

Theo Đông y, Đản trung là huyệt hội tụ của nguyên khí trong cơ thể. Nó phù hợp nhất đối với những người bị ngoại tâm thu. Khi nó tăng cường dưỡng khí nuôi tim.

Vị trí huyệt: Nằm ở điểm chính giao nhau của đường thẳng nối hai núm vú và đường dọc giữa xương ức.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt mỗi khi gặp phải tình trạng khó chịu, mệt mỏi vì loạn nhịp tim.

Bấm huyệt Đản trung hỗ trợ chữa ngoại tâm thu

Huyệt Đản trung

2.7. Huyệt Trung phủ

Có thể bấm độc lập huyệt này hoặc kết hợp với huyệt Đản Trung. Khi tác động vào huyệt này sẽ giúp giảm bớt triệu chứng khó thở do tim loạn nhịp.

Vị trí huyệt: Từ điểm chính giữa của xương quai xanh đo xuống 1 thốn.

Cách thực hiện: Dùng vân ngón tay cái ấn vào huyệt này trong vòng 5 phút.

Huyệt Trung phủ chữa loạn nhịp tim

Huyệt Trung phủ

2.8. Bấm huyệt Khí hải hỗ trợ chữa tim đập chậm

Một trong những vị trí bấm huyệt chữa tim đập chậm là huyệt Khí hải.

Vị trí huyệt: Nằm ở trên đường giữa bụng, dưới rốn 1,5 thốn.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái bấm huyệt nhẹ nhàng trong 2 – 3 phút.

Bấm huyệt Khí hải hỗ trợ chữa tim đập chậm

2.9. Huyệt Túc tam lý

Đối với tình trạng tim đập chậm có thể ấn huyệt Túc tam lý.

Vị trí huyệt: Xác định huyệt này bằng cách duỗi thẳng chân. Từ điểm hõm ngoài đầu gối đo xuống 3 thốn và đo ra ngoài 1 thốn. Đây là huyệt Túc tam lý.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt này trong vòng 3 phút.

bấm Huyệt Túc tam lý chữa loạn nhịp tim

2.10. Huyệt Hưng phấn

Đây là huyệt giúp kích thích thần kinh, tăng cường sức khỏe trái tim. Từ đó, tăng khả năng tiếp nhận dưỡng chất cho trái tim.

Vị trí huyệt: Từ chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ đo ngang ra tầm 0,7 thốn.

Cách thực hiện: Dùng ngón cái bấm nhẹ nhàng, chậm rãi trong 5 phút.

2.11. Bấm huyệt Hợp cốc hỗ trợ trị loạn nhịp tim

Một trong những cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch là tác động vào huyệt Hợp cốc. Đây cũng là một trong những huyệt cấp cứu choáng ngất hay được sử dụng.

Vị trí huyệt: Huyệt Hợp cốc nằm ở vùng lõm trên bàn tay, nơi giao điểm của ngón trỏ và ngón cái, sát với xương nối.

Cách thực hiện: Lấy ngón cái day bấm huyệt trong 5 phút.

Bấm huyệt Hợp cốc hỗ trợ trị loạn nhịp tim

2.12. Huyệt Nhân trung

Trong Đông y, đây là huyệt thường được day đối với người bị ngất. Bởi nó giúp kích thích hệ thần kinh thực vật, trung khu hô hấp. Nó đồng thời cũng có tác dụng trong việc ổn định lại nhịp tim.

Vị trí huyệt: Phần hõm nối giữa đầu mũi và môi trên.

Cách thực hiện: Lấy ngón cái ấn mạnh vào huyệt này trong 1 phút.

bấm huyệt Nhân trung chữa rối loạn nhịp tim

Huyệt Nhân trung

3. Lưu ý dành cho người bệnh

– Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.

– Để đảm bảo an toàn tốt nhất là bạn nên được bấm huyệt bởi bác sĩ đông y. Bởi việc xác định đúng vị trí huyệt và bấm đúng kỹ thuật là yếu tố tiên quyết. Trong khi đó, người bệnh rất khó thực hiện được điều này.

– Bấm huyệt chữa loạn nhịp tim chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thay thế các phương pháp điều trị khác đã được bác sĩ chỉ định. Nó không được áp dụng cho trường hợp cấp tính, cấp cứu và có chỉ định ngoại khoa. Bấm huyệt chữa loạn nhịp tim không phù hợp với trường hợp tim đập nhanh đột ngột, tăng cao trên 120 nhịp/phút. Bởi đây là trường hợp khẩn cấp cần cấp cứu.

– Trong quá trình bấm huyệt nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hãy ngưng ngay và thông báo cho bác sĩ.

4. Cách phòng tránh rối loạn nhịp tim

Có một số biện pháp mà bạn có thể tự thực hiện để tránh nguy cơ bị rối loạn nhịp tim:

– Xây dựng thực đơn lành mạnh với nhiều chất xơ, cá béo, hoa quả, rau củ… Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thức ăn nhiều muối, rượu bia, thuốc lá…

– Duy trì lối sống năng động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

– Cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài.

– Kiểm soát huyết áp, nhịp tim, đo huyết áp, nhịp tim thường xuyên để thông báo với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.

– Điều trị tích cực bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu hoặc bất kỳ bệnh nào có thể biến chứng sang loạn nhịp tim.

– Khám sức khỏe định kỳ.

Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo. Phương pháp bấm huyệt muốn đảm bảo an toàn và hiệu quả cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Hãy lựa chọn địa chỉ uy tín để được thăm khám và chỉ định liệu trình điều trị phù hợp.

XEM THÊM

  • Gợi ý 20 thực phẩm tốt cho tim mạch
  • 6 việc bạn có thể làm để phòng ngừa nhồi máu cơ tim
  • Thử 8 bài tập cho người tim mạch

Từ khóa » Cái Huyệt