Bấm Lỗ Tai Cho Bé Không đau, Chẳng Lo Sợ Nhiễm Trùng Nhờ Mách ...
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp bấm lỗ khá phổ biến và được nhận định là an toàn. Tuy nhiên, cũng đã có trẻ bị nhiễm trùng, thậm chí có nguy cơ tử vong sau khi thực hiện thủ thuật này. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý. Thông thường khi sinh con gái, cha mẹ thường muốn bấm lỗ tay cho con để sau này đeo bông làm điệu cho đẹp. Đồng thời, nhiều người cũng quan niệm khi mới sinh ra, bấm lỗ tai cho trẻ sẽ được tiến hành dễ dàng hơn. Còn sau này khi con đã lớn hơn, trẻ có ý thức, hiểu chuyện, rất có thể vì quá sợ đau mà không dám bắn lỗ tai nữa. Phương pháp bấm lỗ khá phổ biến và được nhận định là an toàn. Tuy nhiên, cũng đã có trẻ bị nhiễm trùng, thậm chí có nguy cơ tử vong sau khi thực hiện thủ thuật này. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý. Vào tháng 9/2018, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang cho biết, các bác sĩ tiến hành thăm khám cho bệnh nhi 15 ngày tuổi, thở yếu, rên rỉ, da nổi mẩn và chẩn đoán là viêm mô tế bào vùng mặt, theo dõi nhiễm trùng máu. Nguyên nhân do bị nhiễm trùng vết xỏ lỗ tai, vi trùng lan nhanh ra xung quanh và vào máu, gây nhiễm trùng nặng. Bệnh nhi được điều trị tích cực, tình trạng bệnh cải thiện dần. Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, sau khi sinh về nhà, bà nội kêu người quen xỏ lỗ tai cho bé, vì nghĩ rằng bé còn nhỏ nên xỏ lỗ tai không biết đau và mau lành. Gia đình nhờ người quen có kinh nghiệm dùng kim xỏ lỗ tai cho bé, vài ngày sau vết xỏ ở tai bị sưng đỏ, chảy nước vàng, ngày càng nặng nên mới đưa vào bệnh viện. "Thực tế thì tỷ lệ nhiễm trùng do bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh cực hiếm nên không phải vì trường hợp này mà cha mẹ sợ hãi không dám bấm lỗ tai cho con. Điều quan trọng là cần tiến hành đúng cách và ở độ tuổi thích hợp", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai nhận định. Theo các chuyên gia, việc bấm lỗ tai cho trẻ sẽ không có vấn đề gì nếu cha mẹ đảm bảo những điều sau: Trước hết, mẹ nên chọn các cơ sở y tế hay bác sĩ nhi khoa để bấm lỗ tai cho trẻ. Tại TP. HCM, một số bệnh viện có dịch vụ bấm lỗ tai cho trẻ như Bệnh viện Tai mũi hong, Bệnh viện Hùng Vương… vì những nơi này đảm bảo an toàn và sach khuẩn.Nếu không, mẹ có thể tìm đến những người chuyên bấm lỗ tai nhưng mẹ cần quan sát trước địa điểm và cách thức tiến hành thủ thuật bấm lỗ tai của họ. Đảm bảo người thực hiện thủ thuật rửa tay sạch, đeo găng tay, sát trùng tai trẻ bằng cồn và hoa tai cũng cần được sát trùng trước khi đeo cho trẻ.Chỉ nên bấm lỗ tai và đeo bông tai cho trẻ từ khoảng 7 tháng tuổi trở lên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh nguy cơ hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Tuyệt đối không nên chạy theo mốt bấm nhiều lỗ trên vành tai vì dễ gây nhiễm trùng, áp xe, thậm chí hỏng vành tai. Bông tai làm bằng thép không rỉ là lựa chọn tốt nhất. Đây là kim loại không mạ niken hay bất cứ hợp kim nào có thể gây ra dị ứng. Dị ứng niken và coban rất thường xảy ra. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên tránh các khuyên tai chứa các kim loại này. Một số trẻ có thể quá nhạy cảm với vàng trắng vì nó cũng chứa cả niken.Bên cạnh việc đeo khuyên tai bằng thép không rỉ, lựa chọn an toàn hơn cả là dùng bạch kim, titan hay vàng 14K. Điểm mấu chốt khi bấm lỗ tai cho bé là tìm hiểu về loại bông tai được làm bằng kim loại nào phù hợp với con và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để việc thực hiện trở nên an toàn và không gây đau hay chảy máu cho trẻ. Không dùng kim chỉ dùng để khâu vá, thêu thùa, ngay cả khi dùng kim chỉ của người quen, để xỏ lỗ tai vì không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Mẹ không thể chắc chắn kim đó đã được sử dụng chưa, bàn tay người thực hiện có sạch sẽ không…Hơn nữa, việc dùng kim xỏ lỗ tai vốn là câu chuyện của ngày xưa, không đảm bảo vệ sinh, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé nên tuyệt đối không để ai tự ý xỏ kim vào lỗ tai của trẻ. Sau khi bấm lỗ tai cho trẻ, mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ theo hướng dẫn của chuyên gia tai mũi họng.. Rửa tay sạch với xà phòng và dùng bông gòn để rửa mặt trước và sau lỗ tai với cồn hay hydrogen peroxide.Mẹ có thể xoay nhẹ nhàng bông tai, đẩy tới lui và không lấy bông tai ra khỏi ít nhất 6 tuần để lỗ tai không bị bít và tồn tại vĩnh viễn. Biểu hiện nhiễm trùng lỗ tai sẽ gây đau, sưng tấy, nổi đỏ, có mủ xung quanh cùng với các triệu chứng do phản ứng của bông tai kim loại gây ra là khô da, nứt nẻ, sưng tấy và ngứa. Mẹ nên vệ sinh vị trí dị ứng bằng nước và xà phòng. Nếu không có cải thiện trong 2 ngày thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Nếu dị ứng kim loại xảy ra, cách duy nhất là tháo khuyên tai ra. Nhiễm trùng có thể chữa bằng cách rửa sạch 2 lần/ngày trong vòng 7-10 ngày, nặng hơn có thể điều trị bằng kháng sinh trong vòng 4-5 ngày. Bạn phải chờ lỗ xỏ lành lại và chờ 6 tháng mới đeo bông tai bằng chất liệu an toàn cho con. Tránh tác động vào sụn khi bấm lỗ tai cho bé để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hình thành sẹo. Khi trẻ thay áo hay chải tóc, bạn nên bảo trẻ cẩn thận không đụng đến bông tai, nên để trẻ cột tóc ra phía sau hay lên cao. Đồng thời, mẹ nên giúp trẻ tránh dầu gội, sữa tắm, nước hoa hay các sản phẩm khác tác động đến vị trí bấm lỗ tai. Theo một số chuyên gia, trẻ không cần tránh hoạt động thể thao sau khi bấm lỗ tai. Một số khác lại khuyên trẻ nên cẩn thận hơn, đặc biệt là trong 2 tuần đầu sau khi bấm lỗ tai. Mẹ có thể không cho trẻ đi bơi hay tắm biển, vì trong nước biển hay hồ bơi có nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Những môn thể thao cần đội mũ bảo hộ cũng nên tránh vì có thể tác động đến vị trí bấm lỗ tai. Nguồn: Tổng hợp
Từ khóa » Cách Bấm Lỗ Tai Cho Bé
-
Có Nên Bấm Lỗ Tai Cho Trẻ Em Hay Không? - Eropi Jewelry
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé: Những điều Bạn Cần Biết để Tránh Nguy Cơ Nhiễm ...
-
Xỏ Lỗ Tai Cho Bé: Bố Mẹ Cần Lưu ý điều Gì? - Hello Bacsi
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé Và Những điều Quan Trọng Mẹ Cần Biết! - MarryBaby
-
LƯU Ý KHI BẤM LỖ TAI “LÀM ĐẸP” CHO TRẺ SƠ SINH
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé Mấy Ngày Tháo Ra được? Mẹ Nên Lưu ý Gì? - Elipsport
-
Nên Bấm Lỗ Tai Cho Bé Khi Nào Và Có Lưu ý Gì Không? - Elipsport
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé: 7 Điều Cần Lưu Ý Để Không Bị Nhiễm Trùng
-
Một Số điều Cần Biết Khi Xỏ Lỗ Tai Cho Bé
-
Nuôi Con Cần Biết: Bố Mẹ Có Nên Bấm Lỗ Tai Cho Bé?
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé Ở Đâu Uy Tín Nhất Hiện Nay? - Cockstock
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé An Toàn Không đau - YouTube
-
Quy Trình Bấm Lỗ Tai Cho Bé Như Thế Nào? - YouTube
-
Xỏ Lỗ Tai Cho Bé Gái Tại Bệnh Viện Từ Dũ