Bạn Biết Gì Về Bệnh Sởi ở Người Lớn? - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Sởi là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nên những người chưa có kháng thể chống lại virus sởi đều có thể mắc căn bệnh này. Cũng như trẻ em, người lớn mắc bệnh sởi cần được điều trị, chăm sóc đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng. Nguyên do là vì bệnh sởi ở người lớn có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm sởi, bạn nên đi khám. Ngoài ra, nếu bạn chưa chủng ngừa vaccine sởi và có tiếp xúc với người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiêm chủng để phòng bệnh. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về bệnh sởi ở người lớn, cách phòng bệnh và phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh sởi là gì?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường tiếp xúc thông thường. Bệnh do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Sởi không phải là một căn bệnh nguy hiểm, song việc nhiễm bệnh khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm nên người bệnh dễ gặp phải các biến chứng.
Sởi là bệnh thường gặp ở trẻ từ 1 – 6 tuổi, nhưng người lớn vẫn có nguy cơ mắc căn bệnh này. Do tâm lý chủ quan nên khi mắc mắc bệnh sởi, người lớn dễ gặp các biến chứng nặng hơn so với trẻ nhỏ.
Dấu hiệu bệnh sởi ở người lớn
Người trưởng thành ít khi bị nhiễm bệnh sởi. Nguyên do thường là họ đã nhiễm căn bệnh này khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa nên cơ thể đã có miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, một số người lớn vẫn mắc sởi do chưa có miễn dịch. Người lớn mắc sởi sẽ có một số triệu chứng sau:
- Sốt
- Ho khan
- Chảy nước mũi
- Mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng
- Ban nhỏ lấm tấm ở giữa có màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má gọi là đốm Koplik
- Trên da xuất hiện ban đỏ lớn, chập vào nhau…
Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm không?
Sởi là một bệnh thông thường nhưng do tâm lý chủ quan nên người lớn bị bệnh sởi có thể gặp các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Những biến chứng có thể kể đến bao gồm: viêm não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm phế quản, mù, giảm tiểu cầu trong máu, tiêu chảy nặng gây mất nước… Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có thể gặp các biến chứng như sẩy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, thậm chí là trẻ sinh ra bị dị tật.
Điều đáng lưu ý là hiện nay, phụ nữ mang thai không thể tiêm phòng sởi dù chưa có bằng chứng về tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Do đó, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hành vệ sinh đúng cách:
- Đeo khẩu trang khi ra đường, ở nơi công cộng…
- Rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với các bề mặt ở nơi công cộng (tay nắm cửa, thanh vịn cầu thang, bàn ghế…)
- Sát trùng mũi họng thường xuyên với nước súc miệng sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý
- Ăn uống đa dạng, đủ chất để tăng sức đề kháng
- Giữ cho môi trường sống hoặc làm việc thông thoáng, sạch sẽ.
Điều đáng lo ngại là do tâm lý chủ quan và thiếu hiểu biết về diễn tiến của bệnh để phòng ngừa nên bệnh sởi ở người lớn thường gặp những di chứng nguy hiểm. Thông thường khi bị bệnh sởi, sau khi hết sốt, hết phát ban, bệnh nhân tưởng đã khỏi bệnh nên lơ là trong việc điều trị, chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Khi đó nếu triệu chứng sốt li bì xuất hiện, nhiều người dễ bị viêm màng não hoặc các biến chứng nặng khác.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh sởi ở người lớn
Không chỉ trẻ em, mà người lớn khi mắc bệnh sởi cũng cần đặc biệt lưu ý một số điều sau:
- Việc điều trị bệnh sởi chủ yếu nhằm giảm nhẹ triệu chứng. Do đó cần kết hợp giữa điều trị và chế độ chăm sóc, vệ sinh, dinh dưỡng tốt. Khi bị bệnh cần đi khám để được hướng dẫn về cách chăm sóc, vệ sinh, chế độ ăn uống… nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
- Khi bệnh nhân sốt cao, cần dùng thuốc hạ nhiệt, liều lượng không quá 60 mg/kg/ngày. Mỗi liều uống cách nhau khoảng 6 giờ.
- Nếu được điều trị tại nhà, người bệnh nên được nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa, đảm bảo uống đủ nước nhằm ngăn ngừa tình trạng sốt cao gây mất nước. Người bệnh dùng nước trái cây để bổ sung các vitamin thiết yếu, ăn các thức ăn lỏng, mềm để dễ tiêu hóa.
- Vệ sinh răng miệng, thân thể, mắt, rửa tay thường xuyên.
- Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng: Người bệnh cần được bổ sung vitamin A. Vitamin A được chứng minh có tác dụng làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi. Ngoài ra, thiếu vitamin A có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa.
Khi trong gia đình có người bị bệnh, mọi thành viên trong gia đình, người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên nhằm tránh lây bệnh. Khi chăm sóc người bệnh sởi, cần lưu ý các biểu hiện sau:
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của người bệnh.
- Nếu các nốt ban sởi đã bay nhưng người bệnh còn sốt hoặc đã hạ sốt thì bệnh vẫn có nguy cơ tái phát lại. Vì vậy, không nên chủ quan dừng việc điều trị lại, cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ nhằm điều trị bệnh dứt điểm.
- Nếu bệnh có dấu hiệu tiến triển nặng, người bệnh cần được đi khám càng sớm càng tốt. Điều này có thể giúp ngăn ngừa biến chứng một cách kịp thời.
Các phương pháp điều trị khi có biến chứng bao gồm:
- Nếu có biến chứng nhiễm khuẩn: Người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh.
- Với người bị biến chứng viêm não: Bệnh nhân sẽ được điều trị chống viêm, chống phù não, chống co giật.
- Nếu có biến chứng suy hô hấp: Người bệnh cần được hút thông đờm dãi, cho thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp.
- Các trường hợp gặp biến chứng như viêm phổi, phù nề thanh quản nặng, người bệnh có thể được cho xông khí dung.
Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh sởi bằng sản phẩm thảo dược gel sát khuẩn da Subạc
Bệnh sởi chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên chủng ngừa, giữ vệ sinh để hạn chế tình trạng lây nhiễm virus này.
Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh sởi một cách an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là gel làm sạch và sát khuẩn da Subạc (*). Gel Subạc có thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: dịch chiết neem (xoan Ấn Độ), chitosan.
Từ xa xưa, con người đã biết đến công dụng tiêu diệt vi khuẩn của bạc. Công dụng sát khuẩn của bạc được nhân lên gấp bội khi bạc được bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ (nano). Nano bạc có tác dụng cản trở quá trình sao chép, ngăn cản sự phát triển của virus, vi khuẩn và tiêu diệt chúng một cách hiệu quả.
Ngoài ra, nano bạc còn có công dụng giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo nên rất thích hợp sử dụng trong điều trị các tổn thương ngoài da ở bệnh sởi, tay chân miệng, zona thần kinh, thủy đậu…
Nano bạc kết hợp với các dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo như dịch chiết neem, chitosan… sẽ có công dụng đẩy nhanh quá trình hỗ trợ điều trị bệnh sởi. Điều này giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, mau khỏe hơn.
Gel sát khuẩn và làm sạch da Subạc giúp hỗ trợ điều trị sởi hiệu quả nhờ tính năng ưu việt:
- Làm sạch, tiêu diệt tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh trên da, an toàn với trẻ nhỏ, không gây tác dụng phụ
- Giúp tái tạo da, ngăn ngừa sẹo trong những trường hợp bị bỏng nhẹ, các vết thương do côn trùng cắn.
Nếu cần tư vấn về bệnh sởi ở người lớn, bệnh sởi ở trẻ em, bệnh tay chân miệng, thủy đậu… và cách sử dụng gel Subạc, bạn hãy liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi 1800 6107 hoặc hotline 091 675 5060 – 091 675 5545 (zalo/viber) để được tư vấn cụ thể.
(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Quan Lan/HELLO BACSI
Từ khóa » Các Triệu Chứng Bệnh Sởi ở Người Lớn
-
Bệnh Sởi ở Người Lớn Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Người Lớn Cũng Cần Cảnh Giác Với Sởi | Vinmec
-
Bệnh Sởi ở Người Lớn Có Nguy Hiểm Không Và Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Bệnh Sởi ở Người Lớn: Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả - Hapacol
-
Bệnh Sởi ở Người Lớn: Cẩm Nang Sởi Người Lớn Từ A đến Z - DSCare
-
Bệnh Sởi ở Người Lớn Có Nguy Hiểm Không?
-
Bệnh Sởi ở Người Lớn Và Những Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
-
Bệnh Sởi - Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương
-
Nhận Biết Sớm Các Dấu Hiệu Bệnh Sởi ở Trẻ Em? Phân Biệt Triệu ...
-
Không Chủ Quan Với Bệnh Sởi ở Người Lớn
-
Bệnh Sởi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Ngừa Và điều Trị ...
-
Dấu Hiệu để Nhận Biết Bệnh Sởi - Sở Y Tế Hà Giang
-
BỆNH SỞI - Cục Y Tế Dự Phòng