Bạn Biết Gì Về Huyết Thanh Và Những ứng Dụng Trong Y Học | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Huyết thanh là gì ?
Như chúng ta đã biết, máu gồm hai thành phần chính là thành phần hữu hình (tức các tế bào máu) và thành phần vô hình (huyết tương). Huyết tương sau khi được loại bỏ các yếu tố đông máu sẽ trở thành huyết thanh.
Hình 1: Dung dịch màu vàng nhạt phía trên chính là huyết thanh.
Thành phần bao gồm các protein không được sử dụng trong quá trình đông máu và tất cả các chất điện giải, nguyên tố vi lượng, đa lượng như: Kali, Natri, Canxi, Photpho, Magie, các Enzyme, axit uric, glucose, bilirubin, ure, creatinine,...
Thông thường cách tách chiết đơn giản và phổ biến nhất đó là để máu đông tự nhiên trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng, sau đó ly tâm để tách lấy phần dịch màu vàng nổi phía trên.
2. Sự khác nhau giữa huyết thanh và huyết tương
Thực tế có nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa huyết thanh và huyết tương, không biết hai dung dịch này có gì khác biệt và liệu rằng có thể dùng thay thế cho nhau được hay không?
Huyết tương
- Huyết tương cùng với các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu tạo nên máu. Nó chiếm khoảng 60% tổng lượng máu trong cơ thể.
- Nhìn bằng mắt thường hai dung dịch này không có điểm gì khác nhau để phân biệt, cũng là một chất lỏng có màu vàng nhạt, thu được sau khi ly tâm hoặc để lắng máu tự nhiên.
Hình 2: Ống máu sau khi ly tâm
- Thành phần của huyết tương chứa 90% nước, 10% là protein, các chất hữu cơ và vô cơ,...
- Protein huyết tương bao gồm albumin, globulin các yếu tố đông máu và các protein khác. Ngoài ra còn thành phần muối khoáng và các chất như Na, K, Ca,...
- Một số trường hợp truyền máu ở những bệnh nhân bị thiếu hụt các yếu tố đông máu sẽ cần phải ưu tiên truyền huyết tương hơn như thiếu antithrombin III, bệnh lý đông máu do giảm nặng các yếu tố đông máu,...
Huyết thanh
- Thành phần bao gồm nước, protein, các nguyên tố vi lượng khá giống với huyết tương. Điểm khác biệt duy nhất đó là không chứa yếu tố đông máu.
- Chính vì sự khác biệt này nên trong lâm sàng, một số các xét nghiệm sẽ ưu tiên dùng huyết tương đã tách yếu tố đông máu hơn như xét nghiệm cholesterol, sắt, điện di protein, Beta - HCG, protein, virus viêm gan B, HIV,...
3. Những ứng dụng của huyết thanh trong y học
Huyết thanh được ứng dụng rất nhiều trong y học hiện nay. Đa số các các xét nghiệm sinh hóa - miễn dịch, nội tiết tố sẽ ưu tiên dùng bệnh phẩm này là tốt nhất. Trong khi đó, một số xét nghiệm cho phép dùng cả hai loại đều được.
Chẩn đoán các bệnh lý
Sử dụng nhiều trong các xét nghiệm sinh hóa - miễn dịch, hormone, nội tiết tố,... được dùng để chẩn đoán nhiều bệnh như sởi, Rubella, sùi mào gà do HPV, nhiễm virus viêm gan B, HIV, giang mai,...
Truyền huyết thanh
Hiện nay khi cơ thể có những dấu hiệu suy giảm miễn dịch, dị ứng, thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu truyền huyết thanh để bổ sung cho cơ thể. Ngoài ra nó còn được ứng dụng trong việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả các tình trạng nhiễm trùng. Huyết thanh dạng điều chế (hay vaccine) có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa các bệnh ho gà, sởi, uốn ván, quai bị, viêm gan B, HIV,...
Trước khi tiến hành truyền, điều cần thiết đó là phải hỏi tiền sử bệnh nhân trước đó đã từng truyền dạng dung dịch này lần nào chưa. Dựa vào đó bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng phù hợp để tránh sự phản ứng quá mức của cơ thể.
Hình 3: Cần phải chú ý hỏi tiền sử bệnh trước khi truyền.
Ngoài ra bắt buộc phải tiến hành thử nghiệm phản ứng trước khi truyền. Pha loãng một lượng nhỏ huyết thanh với NaCl sau đó sẽ tiêm vào cơ thể để thử nghiệm. Nếu sau 15 - 20 phút, phần da vùng tiêm bị ửng đỏ và hơi phồng chứng tỏ cơ thể đã có dấu hiệu của sự phản ứng và lúc này cần phải dừng ngay lập tức.
Nếu tình trạng bệnh nặng và bắt buộc phải truyền, cần có sự hội chẩn và có thể truyền với một lượng nhỏ, chậm từ từ vào cơ thể. Trong quá trình truyền cần phải theo dõi sát sao sự hấp thụ của cơ thể có gì bất thường hay không.
Chất lượng của dung dịch truyền vào cần phải đảm bảo an toàn, đúng quy định nếu không sẽ dẫn đến các trường hợp nhiễm trùng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết. Chính vì vậy điều quan trọng đó là bạn cần phải lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện phương pháp truyền dung dịch này. Và MEDLATEC chính là một gợi ý tin cậy cho khách hàng.
Trong suốt hơn 24 năm thực hiện chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang từng bước khẳng định chất lượng thương hiệu của mình. Một bệnh viện đa khoa tư nhân với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại cùng đội ngũ nhân viên, y bác sĩ và các chuyên gia trong mọi lĩnh vực y tế hàng đầu. Luôn cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để mang lại một giá trị sức khỏe tốt cho mọi người.
Hình 4: MEDLATEC luôn đồng hành cùng bạn chăm sóc sức khỏe.
Thấu hiểu những nỗi lo khi đi khám chữa bệnh của nhân dân, MEDLATEC luôn cố gắng cung cấp các dịch vụ y tế hiện đại, tiện lợi, phù hợp mà vẫn đảm bảo nghiêm ngặt về chất lượng. Trong đó dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà đã và đang nhận được nhiều sự quý mến, hài lòng của khách hàng.
Chỉ với 10.000 đồng /lần cho chi phí đi lại, bạn đọc có thể an tâm ngồi tại nhà và thực hiện các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu của chúng tôi. Bỏ qua những nỗi lo lắng về trở ngại xa xôi, bận rộn, không có thời gian chờ đợi khám tại viện.
Bất kể lúc nào khách hàng cũng có thể đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm và sau đó tra cứu kết quả nhanh chóng mà không cần đến trực tiếp lấy kết quả. Các bác sĩ của MEDLATEC sẽ rất vui lòng để tư vấn trực tuyến và đưa ra những lời khuyên về sức khỏe của bạn.
Tất cả chi phí khám chữa bệnh đều sẽ được công khai hoàn toàn giúp khách hàng có thể thoải mái lựa chọn gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất cho bản thân và gia đình. Đặc biệt chúng tôi thường xuyên có những ưu đãi giảm giá các gói khám tiểu đường, gan mật, bệnh lý đường hô hấp, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe,... cho quý khách hàng. Vậy nên hãy theo dõi và đừng bỏ lỡ những ưu đãi đặc biệt này nhé.
Từ khóa » Chẩn đoán Huyết Thanh Học Là Gì
-
Huyết Thanh Học Chẩn đoán Streptococcus
-
Chẩn đoán Huyết Thanh Bệnh Nhiễm Trùng - Vinmec
-
Sơ Lược Những Phương Pháp Chẩn đoán Huyết Thanh - Phần 1
-
Cùng Tìm Hiểu Các ứng Dụng Của Huyết Thanh Trong Y Học
-
COVID-19: Huyết Thanh Học, Kháng Thể Và Miễn Dịch - CDC An Giang
-
Các Xét Nghiệm Miễn Dịch Cho Bệnh Truyền Nhiễm - MSD Manuals
-
Từ điển Tiếng Việt "chẩn đoán Huyết Thanh Học" - Là Gì?
-
Một Số Kỹ Thuật Xét Nghiệm Xác định Các Dấu ấn Huyết Thanh Học ...
-
Ý Nghĩa Về Kết Quả Xét Nghiệm Huyết Thanh Học Viêm Gan Virus B
-
Xét Nghiệm Kháng Thể Covid-19 (Huyết Thanh) - Bệnh Viện FV
-
Kỹ Thuật Miễn Dịch Sử Dụng Trong Chẩn đoán Vi Sinh Vật
-
[PDF] Các Xét Nghiệm PCR, Kháng Nguyên Và Huyết Thanh Học
-
Huyết Thanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Huyết Thanh Học Chẩn đoán Streptococcus - Hello Bacsi