Bán Bọ Cạp Giống(Thu Mua Đầu Ra Cho Bà Con)
Có thể bạn quan tâm
2.Nọc độc
Ngoài ngoại lệ là loài Hemiscorpius lepturus có nọc độc hoại tế bào, tất cả các loài bọ cạp khác đều có độc làm hủy thần kinh. Những độc tố ảnh hưởng đến thần kinh này chứa một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi; hành động này khá nhanh và hiệu quả.
Thật may mắn là nọc độc của đa số loài bọ cạp vô hại đối với con người, tuy nhiên nó có thể gây ra các phản ứng khác như đau, tê cứng hay sưng phồng. Một vài loài bọ cạp, chủ yếu trong họButhidaecó thể gây nguy hiểm tới con người. Những loài bọ cạp nguy hiểm nhất làLeiurus quinquestriatus- có nọc độc mạnh nhất trong họButhidae, và các loài trong chiParabuthus, Tityus, Centruroides, đặc biệt làAndroctonus- cũng có nọc độc mạnh. Loài bọ cạp giết người nhiều nhất làAndroctonus australis, hoặc loài bọ cạp đuôi béoBắc Phi. Nọc độc củaAndroctonus australischỉ bằng một nửa so vớiLeiurus quinquestriatus, nhưng người bị nó chích có thể chết. Bọ cạp thật ra không đủ nọc để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh. Một vài người bịdị ứngvới bọ cạp có thể chết nhanh hơn. Triệu chứng đơn giản nhất sau khi bị bọ cạp chích là chỗ đau tê cứng trong vài ngày. Bọ cạp nói chung khá nhút nhát và vô hại, chúng chỉ chích khi bắt mồi hay tự vệ. Trong trường hợp nguy hiểm, bọ cạp thường bỏ chạy hoặc đứng yên.Bọ cạp có khả năng điều chỉnh lượng nọc chích, thông thường 0,1-0,6 mg. Đó cũng là một gợi ý về giả thiết bọ cạp để dành nọc độc của mình trong những trận giao tranh khác. Bọ cạp có hai loại nọc: loại nhẹ chỉ làm đối phương choáng váng và loại mạnh đủ để giết chết kẻ thù. Có lẽ bọ cạp mất khá nhiều năng lượng cho loại độc này đến nỗi nó phải mất vài ngày mới hồi phục sau khi dùng hết số độc có sẵn.3.Giao cấu
Bọ cạp có khả năng tự tái tạo, mỗi loài bọ cạp đều có con đực và cái riêng biệt. Bọ cạp sinh sản bằng cách chuyển bào tinh từ con đực qua con cái.
Đầu tiên bọ cạp đực giữ lấy các chân kìm sờ của con cái rồi bắt đầu một điệu nhảy. Trên thực tế, con đực đang dẫn dắt con cái tìm nơi để đặt túi bào tinh của nó. Nghi thức này còn có thể bao gồm thêm vài hành động khác như rung mạnh hoặc hôn vào chân kìm của con cái (đôi lúc con đực bơm một ít nọc độc của nó vào người con cái), tất cả những hành động trên là để làm yên lòng con cái.
Khi tìm được nơi thích hợp, bọ cạp đực đặt túi bào tinh và hướng dẫn con cái giữ lấy nó. Con cái sẽ đưa túi bào tinh vào trong nắp sinh dục của mình, bào tinh sẽ vỡ ra đưa tinh trùng vào người con cái. Việc giao cấu có thể mất từ 1 đến hơn 25 giờ tùy thuộc vào khả năng của bọ cạp đực tìm thấy nơi đặt túi tinh của nó nhanh hay chậm. Nếu quá chậm, con cái có thể mất kiên nhẫn và bỏ đi.Một khi giao cấu xong, chúng sẽ tách nhau ra. Con đực sẽ rút lui thật nhanh chóng để phòng trường hợp bị bạn tình của mình ăn sống, mặc dù tục ăn sống này hiếm khi xảy ra ở bọ cạp.4.Sinh sản và phát triển
Bọ cạp mang con trên lưng- Con bọ cạp mới đẻ nuôi đến 2 tháng và 2 tuần là xuất thịt thương phẩm được.- Một kg bọ cap có trung bình 90 - 110 con.-Một con bọ cạp sống từ 4 – 40 năm, nhưng chỉ trong thời gian 6 – 7 tháng đủ để bọ cạp con lớn lên và trưởng thành. Lúc này, nó có thể giao phối và sinh sản. Nó đẻ khoảng từ 15 đến 30 con. Khoảng cách giữa những lần bọ cạp đẻ có sự khác nhau: nửa tháng hay một tháng, tuỳ con.- Không giống các loài thuộc lớp Nhện, bọ cạp đẻ con. Bọ cạp được sinh ra từng con một và bám trên lưng mẹ cho tới khi chúng trải qua ít nhất một kỳ lột xác. Trước kỳ lột xác đầu tiên, bọ cạp con không thể sống sót nếu không phụ thuộc vào mẹ chúng.- Bọ cạp con khá giống ba mẹ chúng. Chúng lớn lên bằng cách lột xác. Sau 5-7 lần lột xác, bọ cạp mới trưởng thành. Việc lột xác bắt đầu bởi lớp xương trong, khi lớp giáp ở mép đốt thân trước bị nứt. Những chân kìm sờ và chân của chúng sẽ được lột xác đầu tiên, sau đó là phần bụng. Khi lột xác xong, lớp giáp của chúng rất mềm và sẽ bị tổn thương nếu có sự tấn công. Quá trình làm cứng lại lớp giáp này gọi là sự xơ cứng. Bộ giáp ngoài mới đầu không có màu, nhưng khi nó trở nên cứng cáp ta sẽ thấy nó có màu huỳnh quang.5.Đời sống và tập tính
Tuổi thọ tối đa của bọ cạp vẫn chưa được xác định. Chúng có thể sống tối thiểu 4 năm và tối đa là 25 năm (loài H. arizonensis).Bọ cạp thích sống ở nơi có nhiệt độ khoảng 20 đến 37 độ C (68-99 độ F) nhưng giới hạn chịu đựng khoảng 14-45 độ C (57-113 độ F).Bọ cạp là động vật về đêm và hay đào bới, chúng đào hang suốt ngày để tìm nơi trú ẩn mát mẻ, thường là mặt dưới các tảng đá, và ban đêm ra ngoài săn mồi. Bọ cạp có chứng sợ ánh sáng và các loài chim, rết, thằn lằn, những thú có túi và chuột.6.Vấn đề tiêu hoá thức ăn
Bọ cạp ăn những động vật chân khớp nhỏ và sâu bọ. Đầu tiên chúng dùng càng để bắt mồi. Tùy vào lượng nọc độc và kích cỡ càng mà bọ cạp sẽ chích độc hay dùng càng ép con mồi. Cách này có thể làm tê liệt, thâm chí là giết chết mồi để sau đó bọ cạp có thể ăn. Bọ cạp có một kiểu ăn duy nhất là sử dụng chân kìm. Đó là những vuốt nhỏ từ miệng, chỉ có một số loài có (trong đó có nhện). Chân kìm rất sắc và có thể được dùng để chia nhỏ con mồi ra cho dễ tiêu hóa. Bọ cạp chỉ có thể tiêu hóa thức ăn ở một dạng chất lỏng nhất định, bất kỳ chất rắn nào (lông, bộ xương ngoài... của con mồi) đều bị chúng bỏ lại.Bọ cạp được tìm thấy trong nhiều hóa thạch có độ tuổi khoảng 425-450 triệu năm. Có lẽ chúng có nguồn gốc từ đại dương, có mang cá và vuốt để bám lên đá hoặc tảo biển.7.Những hiểu lầm về vấn đề tự tử của bọ cạp
Người ta nghĩ rằng bọ cạp tự sát bằng cách tự chích mình cho tới chết. Tuy nhiên thật ra nọc độc của bọ cạp miễn nhiễm với bản thân nó cũng như bất kỳ con bọ cạp nào cùng loại, trừ khi nọc độc bị tiêm thẳng vào hạch thần kinh. Có lẽ sự hiểu lầm xuất phát từ thực tế đó là bọ cạp là động vật biến nhiệt nhưng một số chuyển hóa trong cơ thể nó làm nó nóng hẳn lên. Điều này làm bọ cạp co thắt bừa bãi và dẫn đến việc là nó tự chích mình. Thêm một ý kiến sai lầm nữa đó là cồn sẽ khiến bọ cạp tự tiêm nọc vào người nó.
8.Lợi ích
Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi có bài đăng trên báo Sức khỏe & Đời sống thì " Bọ cạp là một vị thuốc dùng trong đông y với tên ToànYết dùng làm thuốc trấn kinh, chữa động kinh, uốn ván, kích thích thần kinh, chữa liệt nửa người, đau đầu, tràng nhạc, lao xương, táo bón..."Nọc độc có khi còn được sự dụng như thuốc và rất đắt tiền còn hơn cả nọc độc rắn.Bọ cạp còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như món bọ cạp chiên giòn, chiên bột, chiên bơ, nướng, xào xả ớt,ngâm rượu rất bổ... Tuy nhiên có một số loài có độc mạnh không thể ăn được nên cẩn thận đề phòng trước khi ăn thịt bò cạp phải chắc chắn là nó không có độc. Nên làm ăn sau khi mấy ngày bắt về, rửa sạch các chất độc và sau khi chín bỏ thêm hương vị tuy theo sở thích mỗi người, nhiều người nghĩ bụng của bọ cạp là ngon nhất.Trích:" Tôi gắp đại một con bỏ miệng, cảm nhận đầu tiên khi răng cắn vào con côn trùng cực độc này là béo béo, bùi bùi pha vị ngòn ngọt. Cái “áo giáp” của nó nhai giòn rụm, tan ra trong miệng. Một vị rất lạ, rất khó tả. Và tất nhiên là không thể chê nó được…"
9.Cách nuôi- Người nuôi bọ cạp có thể sử dụng thau nhựa, thùng nhựa hoặc hồ nuôi nhưng bọ cạp thông thường phát triển tốt trong hồ nuôi; diện tích hồ nuôi bọ cạp tùy thuộc vào nhu cầu thực tế.- Hồ nuôi bọ cạp có diện tích 12m2 nuôi khoảng 500 con bọ cạp giống bố mẹ.- Hồ nuôi bọ cạp có diện tích 12m2 nuôi khoảng 5000 con bọ cạp để lấy thịt thương phẩm.- Thức ăn cho bọ cạp là: cá, ốc, ếch, nhái, phổi heo,côn trùng các loại … đặc biệt là dế mèn, siêu sâu….- Hồ nuôi bọ cạp xây bằng gạch, dán một lớp gạch láng trên miệng hồ bao xung quanh tránh bọ cạp trèo ra ngoài, nền đổ đất xốp cho chúng làm tổ vào mùa đông.- Người nuôi bọ cạp cho một ít gạch ống, ngói, ván mục, để tạo chỗ trú ẩn cho bọ cạp.- Mỗi ngày cho bọ cạp ăn một lần vào buổi chiều. Bốn ngày tưới nước sạch một lần để giữ ẩm cho bọ cạp hoặc cho vào hồ nuôi bọ cạp một khay nước nhưng độ cao nước thấp để không làm cho bọ cạp chết đuối. Chăm sóc bình thường cho đến khi thấy bọ cạp con bám trên lưng bọ cạp mẹ; khoảng 10 ngày sau thì bắt bọ cạp bố mẹ qua chỗ khác để nuôi cho đẻ tiếp.10. CÁC MÓN ĂN VÀ RƯỢU NGÂM CÁC LOẠI
Bổ dưỡng tắc kè nướng:
Muốn có món tắc kè nướng đúng cách, trước hết ta phải chọn những con thật to (khoảng 150gr trở lên), đem cắt đầu, mổ bỏ ruột, chặt bỏ 4 chân, rửa sạch bằng rượu thay vì nước để thịt không bị tanh. Tốt nhất là nướng tắc kè trên bếp than hồng. Kinh nghiệm dân gian cho biết đuôi tắc kè là phần quan trọng nhất, bổ dưỡng nhất nên khi nướng phải chú ý đừng cho cháy khét, nếu không sẽ mất hết tác dụng.Khi vừa chín vàng, thịt tắc kè sẽ bốc lên một mùi thơm lựng, hấp dẫn. Trước khi ăn ta dùng một thanh tre mỏng cạo sạch lớp vảy bị cháy khét, sau đó dùng tay gỡ từng thớ thịt chấm với muối tiêu chanh hoặc xì dầu.
Xì xụp cháo tắc kè:Món khoái khẩu thứ hai là cháo tắc kè. Cháo nấu chung với nấm, củ hành. Tắc kè sau khi lột da, làm sạch, cắt bỏ đầu từ mắt trở lên rồi đem bằm cho thật nhuyễn, xong ướp với tiêu, tỏi, hành, nước mắm. Sau đó bắc chảo lên xào cho đến lúc chín vàng, bốc thơm là được. Khi ăn múc cháo nóng ra tô rồi cho thịt tắc kè vừa xào chín vào vừa thổi vừa ăn, húp tới đâu ngon ngọt tới đó.
Nộm tắc kè:Tắc kè xé phay trộn với bắp chuối rau răm thì khỏi phải nói, thịt vừa thơm ngon như thịt ếch, lại vừa dai vừa mềm như thịt gà, ăn miễn chê.
RƯỢU TẮC KÈ:Theo sách cổ thì tắc kè là vị thuốc quí tương đương với nhân sâm. Thường được dùng trong những trường hợp bất lực ở đàn ông. Khi dùng phải dùng 1 đôi (một đực một cái mới công hiệu). Ngoài ra tắc kè còn là vị thuốc bổ phế, dùng để chữa các chứng ho lâu ngày không hết.Phương thuốc:Tắc Kè (1 đực, 1 cái) 50g, đảng sâm 80g, huyết giác 10g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, đường cát 40g, rượu nếp 400 2 lít.
Cách bào chế:Dùng tươi: Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ 4 bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ nội tạng, nướng thật vàng thơm, nhớ giữ còn đuôi.Dùng khô: Mổ bụng, bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản tẩm rượu. Đem phơi hay sấy khô. Khi dùng nhúng vào nước sôi, cạo sạch lớp vảy ở lưng, chặt bỏ đầu từ dưới 2 mắt trở lên và 4 bàn chân. Tẩm rượu (hoặc mật ong) nướng cho vàng đều. Ngâm 2 con trong 1 lít rượu gạo 40 độ, cho các vị thuốc đã nói ở trên vào,chôn dưới đất 100 ngày (bách nhật) để cân bằng âm dương rồi mới đào lên. Sau đó lọc bỏ bã, cho vào chai thủy tinh, đậy nút kínCách dùng:Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn.Công dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.Chủ trị: Thận dương suy kém, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, hen suyễn (thể hư hàn).
RƯỢU DẾ:
Cách làm: Dế cho nhịn ăn 2 ngày cho sạch ruột ngâm với một ít rượu 40 độ C khoảng 20 phút rồi vớt chúng sang bình ngâm với1 lít rượu 40 độ khoảng 200g dế.Ngâm sau khoảng 1 tuần là uống được.Rất thơm ngon bổ dưỡng.
RƯỢU RẾT:Con rết còn có tên là ngô công, thiên long, bách túc, bách cước. Chúng sống ở dưới những khúc gỗ mục, các hòn đá, mái nhà mục nát. Con rết có 2 chất độc gần giống nọc ong, có tính phá huyết.Theo Đông y: con rết vị cay, tính ôn, có độc, vào kinh can. Tác dụng khử phong, trấn kinh, giải độc rắn cắn. Dùng rượu rết bôi lên mụn nhọt có tác dụng tiêu nhọt, trừ viêm. Rượu rết xoa bóp khi bị đau nhức sẽ đỡ rất nhanh.
RƯỢU BỌ CẠP:Cách làm: Rửa sạch bằng cách ngâm khoảng 20 con bọ cạp với một ít rượu đậu khoảng 20 phút, sau đó gắp bọ cạp sang bình ngâm có chứa 1 lit rượu 40 độ. Đã có rất nhiều khách mua khen mở ra thất thơm, uống rất đậm đà.Công dụng: Động kinh, người co quắp, bị cấm khẩu miệng méo, bán thân bất toại, thiên đầu thống, tràng nhạc, ung nhọt vỡ mủ.
TRANG TRẠI THANH TUẤN CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG!
Từ khóa » Bán Bọ Cạp
-
Bọ Cạp Giống 3.000 đ/con - Thế Giới Côn Trùng
-
Mua Bán Bọ Cạp Núi - Posts | Facebook
-
Bọ Cạp: Cách Nuôi Và Giá Bán Ra Sao? | Farmvina Nông Nghiệp
-
GIÁ THU MUA BỌ CẠP THƯƠNG PHẨM
-
Bọ Cạp Giống - Tuấn Anh Farm
-
Bán Bọ Cạp Giống,Thành Phẩm Tai Hà Nội Và Nam Định
-
Nuôi Bọ Cạp Làm Giàu ở Tiền Giang - Dân Việt
-
Bò Cạp Cảnh: Ngoại Hình, Tập Tính Sinh Sản Và Cách Nuôi Cảnh
-
500 Nghìn/kg Bọ Cạp, Chị Em Không Tiếc 'săn Lùng' Làm Món Nhậu đãi ...
-
Bò Cạp Giá Rẻ,bò Cạp Thương Phẩm Tại Thủ Đức,chuyên Cung Cấp Bò ...
-
Cung Bọ Cạp
-
Bán Bò Cạp Giá Rẻ Nhất - Websosanh