Bạn Cần Biết: Trước Khi đi Siêu âm Dạ Dày Có Cần Nhịn ăn Không
Có thể bạn quan tâm
1. Siêu âm dạ dày - những thông tin cơ bản
1.1. Thế nào là siêu âm dạ dày
Siêu âm dạ dày là phương pháp kỹ thuật dùng các sóng siêu âm với tần số cao để phát hiện bất thường của dạ dày cũng như đường tiêu hóa và có thể tầm soát ung thư dạ dày. Nhờ có kết quả siêu âm mà bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh lý tại dạ dày, phát hiện bệnh liên quan vùng ổ bụng và có hướng điều trị phù hợp.
Siêu âm dạ dày giúp chẩn đoán ban đầu tổn thương tại bộ phận này
Phương pháp này không sử dụng bức xạ ion hoá hay hoá chất nên được đánh giá là an toàn cho sức khỏe và cũng không gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh khi phải thực hiện, không giống như nội soi dạ dày. Điều đáng nói là siêu âm dạ dày chỉ được ứng dụng để thăm dò tổng quát, tìm ra nguyên nhân bệnh ban đầu của bệnh để làm cơ sở cho chẩn đoán về sau. Nếu cần kiểm tra kỹ hơn thì nó không đáp ứng và cần phải thực hiện thêm các kỹ thuật khác nữa.
Để siêu âm dạ dày, bác sĩ sẽ bôi một lớp gel lên vùng định khu dạ dày trên thành bụng (gọi là thượng vị) rồi dùng thiết bị có đầu dò quét quanh vùng định khu và các vùng xung quanh. Đầu dò này sẽ cung cấp hình ảnh lên màn hình từ đó bác sĩ sẽ thấy được bất thường bên trong dạ dày và định hướng chẩn đoán.
1.2. Ai cần thực hiện siêu âm dạ dày
Để biết trước khi đi siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn không chúng ta nên biết về đối tượng cần thực hiện phương pháp này. Do dạ dày nằm ở vùng thượng vị của ổ bụng nên nó còn được gọi là siêu âm ổ bụng. Những ai muốn kiểm tra ổ bụng hoặc được bác sĩ chỉ định đều có thể thực hiện phương pháp này. Còn lại các trường hợp đang gặp vấn đề về mô mềm và da thì không nên siêu âm dạ dày để tránh lây lan cho người khác.
Siêu âm dạ dày đặc biệt cần thiết trong các trường hợp sau:
- Bị chướng bụng, đầy hơi trong thời gian dài.
- Bị rối loạn tiêu hóa ăn khó tiêu.
- Thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, ợ chua, ợ hơi.
- Có những biểu hiện liên quan tới bệnh dạ dày cấp tính: đau dạ dày dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài ra máu,...
- Viêm thực quản, viêm dạ dày.
- Nghi ngờ có dị vật trong dạ dày và cần kiểm tra.
- Bị dị tật dạ dày.
1.3. Đánh giá ưu - nhược điểm của phương pháp siêu âm dạ dày
- Ưu điểm
+ Kỹ thuật đơn giản, an toàn và dễ thực hiện.
+ Cho kết quả nhanh.
+ Chi phí thấp.
+ Không gây khó chịu cho người bệnh.
Hình ảnh thu được khi siêu âm dạ dày cho người bệnh
- Nhược điểm
Tuy đây là phương pháp chẩn đoán thăm dò tổng quát ban đầu để giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhưng không phải là phương pháp chẩn đoán xác định. Mặt khác, siêu âm chỉ được thực hiện bên ngoài bề mặt bụng nên không thể quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày, không lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm được.
Ngoài ra, do siêu âm chỉ dùng các bước sóng nên hình ảnh mà nó thu được không rõ nét và khó quan sát, xác định tổn thương khó chính xác. Nếu nghi ngờ viêm loét hay khối u trong dạ dày thì phương pháp này không thể đáp ứng được.
2. Trước khi đi siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn không
Muốn biết trước khi đi siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn không chúng ta cần hiểu rằng mục đích của phương pháp này là kiểm tra bất thường tại dạ dày nên muốn thu được kết quả chính xác thì tốt nhất là nên nhịn ăn và siêu âm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Lúc này dạ dày đang rỗng nên phát hiện các bất thường sẽ dễ dàng hơn. Thời gian nhịn ăn trước khi đi siêu âm dạ dày nên khoảng 6 - 8 tiếng.
Bác sĩ trả lời bệnh nhân về băn khoăn trước khi đi siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn không
Các bác sĩ giải thích về việc nên nhịn ăn trước khi siêu âm dạ dày như sau: nếu ăn no thì dạ dày sẽ chứa đựng nhiều loại thực phẩm, dạ dày phải co bóp nên cản trở quá trình siêu âm, khó quan sát tổn thương hoặc quan sát được nhưng không chính xác. Không những thế, nếu ăn đồ ăn khó tiêu thì sẽ tích khí ở dạ dày và đường ruột khiến cho kết quả chẩn đoán bị sai lệch. Không chỉ nhịn ăn, trước khi siêu âm dạ dày người bệnh còn phải uống 2 lít nước để giúp quá trình siêu âm diễn ra dễ hơn.
Vậy trước khi đi siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn không nếu đây là trường hợp cấp cứu như thượng vị đau dữ dội, nghi ngờ mắc bệnh nguy hiểm,...? Câu trả lời là những trường hợp cấp cứu cần siêu âm dạ dày thì người bệnh không cần nhịn ăn.
Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng để kiểm tra, phát hiện các bệnh lý dạ dày. Tuy siêu âm cho kết quả nhanh và không gây khó chịu cho người bệnh nhưng nó lại không có khả năng quan sát chi tiết được mức độ tổn thương nếu có viêm loét hoặc không thể phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày. Vì thế, không phải lúc nào bác sĩ cũng chỉ định người bệnh thực hiện siêu âm dạ dày.
Về cơ bản, việc siêu âm dạ dày định kỳ là phương pháp ban đầu để kiểm tra tình trạng của bộ phận này, nếu sức khỏe ổn và chỉ cần kiểm tra để theo dõi cơ quan tiêu hóa cũng như dạ dày thì nên thực hiện kỹ thuật này. Trường hợp kết quả siêu âm vẫn khiến bạn nghi ngờ hoặc không hài lòng thì bạn có thể đề nghị bác sĩ cho nội soi dạ dày để chẩn đoán chính xác hơn.
Chia sẻ về trước khi đi siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn không trên đây hy vọng giúp bạn đọc biết được thông tin hữu ích để thực hiện phương pháp này suôn sẻ, tránh tình trạng phải dời lịch siêu âm do đã ăn gây lãng phí thời gian và công sức. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin nào có liên quan đến bệnh lý dạ dày hay các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để các chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Loét Dạ Dày
-
Hình ảnh Siêu âm Thủng Dạ Dày | Vinmec
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Siêu âm Dạ Dày | Vinmec
-
Siêu âm Dạ Dày Có Phát Hiện Bệnh đau Dạ Dày Không? | Medlatec
-
Đau Dạ Dày Nên Siêu âm Hay Nội Soi? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
8 Câu Hỏi Thường Gặp Về Siêu âm Dạ Dày
-
Hình ảnh Siêu âm Thủng Dạ Dày - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Siêu âm Có Phát Hiện Ung Thư Dạ Dày Không? Các ... - Gastimunhp
-
Siêu âm Dạ Dày Có Phát Hiện được Bệnh Dạ Dày Không?
-
Siêu âm Dạ Dày Giúp Phát Hiện Bệnh Gì, Có Chính Xác Không?
-
Đi Khám Dạ Dày Nên Siêu Âm Hay Nội Soi Cho Chính Xác Nhất?
-
Đau Dạ Dày Siêu âm Có Biết Không?
-
Đau Dạ Dày Nên Siêu âm Hay Nội Soi – Phương Pháp Nào Chính Xác
-
Ung Thư Dạ Dày - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia